Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Hạnh Tuấn Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Viên Tịch Thọ 60 Tuổi

02/11/201510:52(Xem: 9747)
HT Thích Hạnh Tuấn Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Viên Tịch Thọ 60 Tuổi



thichhanhtuan

TT Hạnh Tuấn,

Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Viên Tịch Thọ 60 Tuổi

WESTMINSTER (VB) – Theo tin từ Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Hoa Kỳ, Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, đã viên tịch vào lúc 3 giờ chiều, giờ địa phương, ngày 30 tháng 10 năm 2015, hưởng thọ 60 tuổi.

Theo tin của trang mạng http://www.journalstandard.com hôm Thứ Sáu cho biết Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn đã viên tịch trong một vụ nổ bình gas của tịnh thất mà Thầy đang cư ngụ. Bản tin Journalstandard viết rằng các viên chức thẩm quyền phát hiện một người đàn ông được xác nhận là Thích Hạnh Tuấn chết trong nhà vào sáng sớm hôm Thứ Sáu sau khi bị cháy vì nổ bình gas do trục trặc. Điều tra viên của Quận Stephenson County là Tom Leamon xác nhận người chết là Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn. Leamon nói rằng ông sẽ chờ cho tới khi nhận được báo cáo của cứu hỏa để quyết định việc khám nghiệm tử thi có cần thiết hay không.

Trưởng Ty Cứu Hỏa Scott Miller cho biết các lính cứu hỏa đã đáp ứng một cú điện thoại trong khu phố số nhà 600 của đường Youngs Lane lúc  khoảng 12 giờ 57 phút sáng sau khi các cư dân báo báo đã nghe tiếng nổ lớn. Những người hàng xóm nói với các giới chức thẩm quyền rằng là người ở một mình, và Miller nói rằng lính cứu hỏa và cảnh sát đã không tìm thấy bất cứ người nào khác hay thú nuôi nào sống trong hay bên ngoài căn nhà đó. Ngay sau khi cứu hỏa đến hiện trường, một lính cứu hỏa kỳ cựu cho biết căn nhà đã không có nền, điều đó cho thấy rằng khả năng bình gas có thể nổ, theo Miller cho biết.

Theo tiểu sử được đăng trong bộ Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo, xuất bản tại Nam California, Hoa Kỳ vào năm 2010, Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn sinh năm 1956 tại thôn Giáo Đông, xã Lộc Xuân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thượng Tọa xuất gia từ thuở nhỏ với Hòa Thượng Thích Như Vạn, Trụ trì Tổ Đình Phước Lâm, thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Năm 1972 Thầy thọ Sa Di tại Đại Giới Đàn Phước Huệ, Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang do Hoà Thượng Thích Phúc Hộ làm đàn đầu. Năm 1972-1975 Thầy học chương trình Phổ thông Trung Học tại trường Trần Quý Cáp, Hội An. Năm 1976 Thượng Tọa thọ Tỳ Kheo tại Đại Giới Đàn Quảng Đức, do Hoà Thượng Thích Trí Thủ làm Chánh Chủ Đàn tại Chùa Ấn Quang, văn phòng tạm của Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất do Hoà Thượng Thích Hành Trụ làm đàn đầu. Năm 1980-1984 Thượng Tọa tham học Chương Trình Cao Cấp Phật Học Đặc Biệt tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn. Năm 1984 Thầy vượt biên đến Indonesia, xây cất Chùa Kim Quang tại trại tỵ nạn Pulau Galang. Năm 1985 Thầy định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1987-1989 Thầy học tại City College of San Francisco. Năm 1990-1992 Thầy học ngành Tâm Lý Học (phụ) và Ngôn Ngữ Văn Minh Trung Hoa (chính) tại San Francisco State University. Năm 1993-1995 Thầy học chương trình Cao Học Tôn Giáo Tỷ Giảo (Master of Theology Studies) tại Harvard University. Năm 1996-2005 Thầy học chương trình Tiến Sĩ Phật Học (Buddhist Studies) tại University of California at Berkeley. Luận án, “Kinh Khắc Bản Gỗ - Tinh Hoa của Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo Việt Nam”(Vietnamese Buddhist Xylography:Surviving Evidence For a of the True Nature of Vietnamese Buddhist Tripitaka). Những năm từ 1985  tới 2000 Thầy thường trú học hành và hoằng pháp tại Chùa Từ Quang, San Francisco, tiểu bang California. Từ  năm 2000  đến 2005 Thầy ở và nghiên cứu tu học tại Tu Viện Kim Sơn, Watsonville, tiểu bang California. Từ tháng 10/2005 tới tháng 10/2006 Thầy về lãnh đạo tinh thần, Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại tiểu bang  Illinois, USA.  Ngày 22/10/2006 Thầy được thỉnh về trụ Trì Chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang  Illinois, USA. Năm 2008, Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn Được cung thỉnh vào chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên của Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cho đến nay.

Ngoài việc học và làm Phật sự, Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn cũng đã bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu và sáng tác nhiều tác phẩm chuyên về Phật Giáo và có đăng trên các báo Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại như  Nguồn Sống, Chân Nguyên,  Phương Trời Cao Rộng, Viên Giác, Thằng Mõ San Francisco, Sen Trắng, v.v.., cũng như trên các trang mạng toàn cầu  như Thân Hữu Già Lam, Pháp Luân, Phật Việt, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, Pháp Vân, v.v.. Một số bài khảo luận tiêu biểu của Thầy bằng Việt ngữ và Anh ngữ đã được phổ biến, gồm:

 -     Tinh Thần và Hình Thái của Thiền Học (Việt Ngữ)

-     So Sánh Triết Lý Thiền Tông với Tịnh Độ Giáo (Việt Ngữ)

-     Huyền Trang và Những Cơn Mộng (Việt Ngữ)

-     Trại Sinh Huyền Trang Hãy Học và Làm Theo Hạnh Nguyện của Pháp Sư Huyền Trang (Việt Ngữ)

-     Sự Đóng Góp của Nam Nữ Cư Sĩ trong Mái Nhà Phật Giáo (Việt Ngữ)

-     Hình Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm - Từ Tín Ngưỡng Dân Gian Đến Đỉnh Cao Của Nền Mỹ Thuật Phật Giáo Việt Nam (Việt Ngữ)

-     Thiền Tập trong Ngành Tâm Lý Trị Liệu Hoa Kỳ (Việt + Anh Ngữ)

-     Kinh Kim Cang - Sự Hình Thành và Phát Triển (Anh Ngữ)

-     Kinh Pháp Hoa - Sự Hình Thành và Phát Triển (Anh Ngữ)

-     Nghiên Cứu về Sự Hình Thành và Phát Triển của Tư Tưởng Bát Nhã (Anh Ngữ)

-     So Sánh Sự Hành Hoạt và Tu Chứng của Chư Vị Trưởng Lão Tăng và Trưởng Lão Ni (Anh Ngữ)

-     Thương Người Như Thể Thương Thân, Nghiên Cứu So Sánh Giáo Lý Từ Bi Bình Đẳng của Phật Giáo với Tinh Thần Bát Ái của Thiên Chúa Gíao (Anh Ngữ)

-     Chúa Rửa Chân cho Con Chiên, Phép Lạ trong Tình Yêu của Đạo Chúa (Anh Ngữ)

-     So Sánh Tư Tưởng và Hành Động của Phật Giáo với Thiên Chúa Giáo trong Vấn Đề Bảo Vệ Môi Sinh (Anh Ngữ)

-    Đi Tìm Ý Nghĩa Thâm Sâu của Thế Đế và Tục Đế trong Nền Tư Tưởng Triết Học Phật Giáo Ấn Độ (Anh Ngữ)

-     Đi Tìm Chân Nghĩa của Phật Bảo trong Truyền Thống Nguyên Thuỷ Phật Giáo, Đại Thừa Phật Giáo và Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng (Anh Ngữ)

-     Ý Nghĩa Đích Thực của Chân Lý Tương Đối và Tuyệt Đối trong Nền Tư Tưởng của Phật Giáo Đại Thừa (Anh Ngữ)

-     Bàn về  Triết Lý Tự Nhiên trong Nền Tư Tưởng của Phật Giáo Ấn Độ và Tây Tạng (Anh Ngữ)

-     So Sánh Quan Điểm Sống Chết của Leo Tolstoy với Phật Giáo Tây Tạng (Anh Ngữ)

-     So Sánh Quan Điểm về Hạnh Phúc và Khổ Đau của Sigmund Freud với Phật Giáo (Anh Ngữ)

-     Đạo Đức Học Phật Giáo và Triết Lý Tánh Không (Anh Ngữ)

-     Giá Trị của Sức Mạnh Bất Bạo Động (Anh Ngữ)

-     Học Thuyết Kinh Tế của Phật Giáo trước Sự Thẩm Định Giá Trị của Xã Hội (Anh Ngữ)

-     Một Xã Hội Hoà Bình trong Một Quốc Giáo Phật Giáo (Anh Ngữ)

-     Sự Liên Hệ Mật Thiết Những Khía Cạnh Xã Hội Học của Phật Giáo Đại Thừa với Quan Điểm Thánh Phàm, Lý Trí và Niềm Tin (Anh Ngữ)

-     Điểm Sách “Khương Tăng Hội Toàn Tập của Lê Mạnh Thát (Anh Ngữ)

-    Nghiên Cứu về Tư Tưởng Duy Thức Học của Pháp Xứng (Anh Ngữ)

-     So Sánh các Nghi Lễ Tế Tự trong Thiên Chúa Giáo với Phật Giáo (Anh Ngữ)

-     So Sánh Triết Lý Hành Động của Tịnh Độ Chân Tông của Nhật Bản với Việt Nam (Anh Ngữ)

-     Quan Niệm về Không Gian và Thời Gian trong Phật Giáo (Anh Ngữ)

-     Phân Biệt Công Đức Bố Thí của Đại Đế A Dục với Tích Chuyện Bà Già Cúng Đèn (Anh Ngữ)

-    Nghiên Cứu và Phân Tích Hai Lá Đồng Tâm Kinh Bát Nhã của Chùa Phật Tích (Việt Ngữ)

-     Mỹ Thuật Phật Giáo - Từ Giai Đoạn Hình Thành đến Thời Kỳ Phát Triển Cực Thịnh tại Động Đôn Hoàng (Anh Ngữ)

-     Mỹ Thuật của Nền Điêu Khắc Chạm Trổ Trên Đá về Lịch Sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Anh Ngữ).

 

 

 

 

 

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 4803)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 5092)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 5944)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 5866)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 9103)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 4845)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 5114)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
21/09/2012(Xem: 8960)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 4370)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 7026)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567