Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông -Tây

27/10/201513:23(Xem: 7151)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông -Tây

 Thich Nhat Hanh6


THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông-Tây

 

 

Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.”

Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world).

Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.

Giải thưởng Pacem in Terris năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 31-10-2015, đúng vào thời điểm kỷ niệm 50 năm ngày mục sư Martin Luther King Jr. được vinh danh nhận giải thưởng nầy. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo – mục sư Martin Luther King và thiền sư Thích Nhất Hạnh – đã nhiều lần hội kiến với nhau tại Hoa Kỳ để chia sẻ lý tưởng tìm kiếm một nền hòa bình công chính và tinh thần đấu tranh bất bạo động cho Hoà Bình và Công Lý có tầm ảnh hưởng lớn đến không khí chính trị vào những năm cuối thập niên 1960. Đầu năm 1967, trong bài phát biểu nổi tiếng của mình ở nhà thờ Riverside tại thành phố New York, mục sư King đã đề cử Thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình và đã gọi Thầy là "một tông đồ của hòa bình và bất bạo động."
           
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thế giới công nhận như là người sáng lập của phái Phật giáo Xã hội Nhập thế và đồng thời là người khởi phát của pháp tu Chánh Niệm (Mindfulness) trong văn hóa phương Tây.
            Chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo với cuộc đời là Khổ. Thầy đã chuyển hóa khái niệm “Khổ” sang một bối cảnh phương Tây thời hiện đại. Muốn ứng dụng lý tưởng cứu khổ vào thực tế thì cần phải để cho các hành giả giúp đời bớt khổ thì trước hết, chính họ cần phải có kinh nghiệm trực tiếp về đau khổ trong thời đại của mình qua các công tác dấn thân tiếp cận với môi trường khốn đốn, bất hạnh của con người. Từ đó, hành giả thiện nguyện mới có thể định hình con đường diệt khổ thích ứng với hoàn cảnh và căn cơ của từng đối tượng nhân sinh cần giúp đỡ. Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, các khuynh hướng Phật giáo Ứng Dụng, Phật giáo Nhập Thế, Dòng Tiếp Hiện mà TS Nhất Hạnh đã khai sinh và hoạt động đều là những phương tiện thiện xảo nhằm thực hiện con  đường cứu khổ.

Thầy đã phối hợp nguồn kiến thức riêng về các trường phái Thiền, Phật giáo Đại Thừa cùng các ngành Tâm lý học, Luận lý học và kể cả Thần học phương Tây để xây dựng một con đường tu học tươi mới, thích hợp với khuynh hướng ứng dụng, dấn thân từ căn bản truyền thống của Phật giáo. Thiền phái Làng Mai thường được mệnh danh là Thiền Làng Mai hay Phật giáo Ứng dụng (Applied Buddhism), Phật giáo Nhập thế (Engaged Buddhism).

Với những tác phẩm văn chương, tôn giáo, triết học đã được phát hành và dịch ra nhiều ngôn ngữ cùng với sự đóng góp liên tục trong hơn nửa thế kỷ qua cho Phật giáo, những phong trào vận động nhân đạo và cho hòa bình của thế giới, hãng thông tấn AP đã đánh giá thiền sư Nhất Hạnh là nhân vật lãnh đạo Phật Giáo có tầm ảnh hưởng lớn thứ hai tại phương Tây, chỉ sau đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng.

Sự kiện Hội đồng Quản nhiệm giải thưởng Pacem in Terris Thiên Chúa Giáo quyết định vinh danh trao giải thưởng “bình an dưới thế” Hoà Bình và Tự Do Thế Giới (The Pacem in Terris Peace and Freedom Award) cho một tu sĩ Phật giáo Việt Nam như trường hợp thiền sư Nhất Hạnh là một biểu tượng nhân văn, liên thông tôn giáo rất đáng trân trọng. Nó tạo ra được tác dụng tinh thần, xã hội và giáo dục lâu dài, mang ý nghĩa sâu sắc của tinh thần tương tác và hiệp thông mà các nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu trên cả hai thế giới Đông Tây thường rao giảng.

Nhân dịp nầy, mạng lưới xã hội toàn cầu lại có dịp nói đến thầy Nhất Hạnh một cách hòa ái, trân quý và nhiệt tình kể từ sau ngày Thầy bị xuất huyết não hôm 11-11 năm ngoái (xin mời theo dõi Nguồn – footnotes cuối bài viết.). Nguồn thông tin và sự suy diễn có thể đứng ở nhiều góc cạnh và và sự suy diễn đặt ở nhiều tầm mức cao thấp khác nhau, nhưng tựu trung có đại ý khái quát là:

Con đường tu học và hoằng đạo của thầy Nhất Hạnh không xuôi dòng và dễ đi như những bậc tu hành đại ẩn hay các hành giả tịnh tu tại các nước được sống trong hòa bình trọn vẹn trên toàn thế giới. Con đường hành hóa đạo Phật của giới tăng sĩ Việt Nam nói chung và của TS Nhất Hạnh nói riêng là con đường “Hoa sen trong biển lửa”. Đó là con đường gian nan mà chư tổ đã dùng làm biểu tượng cho công hạnh tu trì miên mật trước những gian nan và thử thách của cuộc đời và với chính mình trong những hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng. Trước hiện thực xã hội ngày nay bị điên đảo với quá nhiều loại Giu-Đa bán Chúa và Đề Bà Đạt Đa hại Phật, những hoạt động về tôn giáo, văn hóa, xã hội của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai có một tác dụng tích cực cho thế hệ đàn em, dù ở bất cứ tôn giáo hay hoàn cảnh xuất thân nào đều có cơ hội ươm mầm niềm tin tâm linh trong sáng và trung thực. Chính vì vậy mà báo chí phương Tây trong những ngày nầy nhắc đến thầy Nhất Hạnh như là một người “Bắc nhịp cầu tâm linh và tạo sự hiểu biết ở tầm cao, đi vào chiều sâu giữa hai thế giới Đông và Tây.”

            Một nhà văn, nhà nghiên cứu thần học Thiên Chúa giáo, Katie Kiley, đã viết trên Thông Tri Công Giáo (The Catholic Messenger) rằng:
            Kể từ buổi lưu vong của thiền sư Nhất Hạnh từ Việt Nam, cuộc sống của ông đã được dành riêng cho công việc của “Transformation Inner” (chuyển hóa nội tâm) vì lợi ích của cá nhân và của toàn xã hội. Chuyển đổi bên trong, theo quan điểm của Thầy, bắt đầu với sự dốc tâm mở khóa năng lượng của chánh niệm. Các điểm chốt thực hành chánh niệm là từng lúc, từng lúc nhận thức về các phép lạ của hơi thở vào và hơi thở ra. Hơi thở chánh niệm, đi bộ chánh niệm, ăn uống lưu tâm - đó là những cánh cửa để mở nguồn tâm. Thực tập chánh niệm nuôi dưỡng sự tự hiểu biết và tha thứ, gây nên tâm thức sâu lắng và hành động từ bi vì lợi ích của tất cả các đối tượng, bao gồm cả kẻ thù và trái đất. Chánh niệm được biểu hiện chân thật nhất của mình khi thực hành như là một sinh hoạt mang tính cộng đồng, cống hiến cho đại chúng.”

Trong một thế giới dao động đầy thiên ma bách chiết, thiện ý xây dựng xuôi chiều vẫn có lúc bị diễn dịch ngược chiều thành nghịch hạnh khước từ, phủ định. Thiền sư Nhất Hạnh không là trường hợp ngoại lệ. Thầy trở thành một tu sĩ Phật giáo Việt Nam đầu tiên bị lưu đày ra khỏi nước sống lưu vong trước 1975 và một nhà lãnh đạo Phật giáo bị khước từ sau 1975 qua cuộc bạo hành dẹp bỏ Tu viện Lâm Đồng Bát Nhã của tăng thân Làng Mai! Phải chăng trong từng mạng mạch tinh túy của đạo Phật, lưu vong cũng là một Công Án và khước từ cũng là một Công Án thiền tịnh giữa cuộc đời não loạn hôm nay (?!).

Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới xuất phát từ phía đạo Thiên Chúa vinh danh hiến tặng cho một tu sĩ thuộc hàng giáo phẩm cao cấp của Phật giáo là một quyết định trung thực và cao quý. Lịch sử tôn giáo đã có sự phân định hiển nhiên rằng, giữa hai tôn giáo theo Phật và Chúa, từ trong tín lý cơ bản, đã có sự bất đồng. Xa hơn nữa là quá trình du nhập và truyền thừa các tôn giáo vào Việt Nam không thông suốt hay bão liệt giống nhau. Cho nên, tự trong dòng lịch sử của đất nước Việt Nam, vốn đã thiếu sự tiếp cận, giao hảo, hỗ trợ và tìm hiểu nhau trọn vẹn giữa các tôn giáo ở quê nhà. Nay sang thế giới Âu Mỹ, phải cần đến một viễn kiến cao xa hơn ở tầm mức quốc tế, cả hai phía mới có dịp nhìn rõ nhau.

Giải thưởng Pacem In Terris dành cho TS Nhất Hạnh là một cái bắt tay đầy khích lệ giữa hai phía không phải là đạo hữu, thiện hữu mà là trí hữu của nhau; nghĩa là đón nhận nhau như những người bạn không phải vì đồng dạo, cũng chẳng phải vì tình thân nhưng bởi sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Trang sách mở đầu khi nào cũng hay, cũng đẹp, cũng chỉnh chu… nhưng những trang tiếp theo cũng phải cần đến thiện tâm và thiện chí song phương của cả hai bên mới biến tôn giáo thành Đạo, thành Con Đường, để đi đến chỗ chân thiện chứ không phải là “pháo đài” lập nên để công kích, phê phán nhau qua “lỗ châu mai” của biên kiến và hý luận tầm thường.   

Cuộc cách mạng truyền thông đại chúng đã giúp nhân loại và các quốc gia, tôn giáo, nhóm phái… có cơ hội và phương tiện bắc nên những nhịp cầu nối kết giữa hai bến bờ còn xa lạ. Nhịp cầu là phương tiện thiện xảo cấp thời giúp những phía khác biệt tiếp cận nhau, hiểu biết nhau hơn trong vòng hiếu hòa, tương kính, tương trợ và thân hữu. Thiền sư Nhất Hạnh là một trong những người tiền phong bắc nên nhịp cầu tâm linh Đông Tây. Sự thành công của Thầy đang được cộng đồng quốc tế công nhận và tán thưởng. Đó là một vinh dự cao quý cho Thầy, cho Tăng đoàn Làng Mai và cho Phật giáo Việt Nam.

Xin kính chúc mừng thiền sư Thích Nhất Hạnh và kính chia vui với tăng thân Làng Mai.

 

Thiền viện Quy Nguyên, Texas
Princeton Meditation Center tháng 10 - 2015
Trần Kiêm Đoàn

  Chapters

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2013(Xem: 21165)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
14/09/2013(Xem: 18575)
Hòa thượng Thích Đạt Đạo, thế danh Huỳnh Văn Hà, sinh năm Tân Mão (1951) tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Thân phụ là Cụ Ông Huỳnh Văn Chánh. Thân mẫu là Cụ Bà Lê Thị Kia, pháp danh Diệu Ca. II. Thời kỳ xuất gia học Đạo Vốn sinh ra trong một gia đình Phật tử thuần thành, nhiều đời tin kính Tam bảo, từ nhỏ Hòa thượng đã có thiện duyên với Phật pháp, được Cụ Ông, Cụ Bà thường xuyên dẫn đi chùa chiêm bái và lễ Phật. Năm 11 tuổi, Hòa thượng quy y năm giới với Hòa thượng Bổn sư thượng Đức hạ Chơn, pháp danh là Quảng Trí và sinh hoạt Gia đình Phật tử Quảng Hương. Với tâm nguyện muốn xuất gia học đạo, năm 13 tuổi (1964), Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho phép thế phát xuất gia và hành điệu tại chùa Long Huê, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Hòa thượng vào tu học ở Tu viện Quảng Hương Già Lam, từ năm 1966 - 1968.
12/09/2013(Xem: 7623)
Tôi mới nhận được một tin đáng lưu tâm. Đó là Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon(Phan Cơ Văn) là người gốc Việt Nam có dòng dõi với Phan Huy Chú. Trước đây tôi có đọc bộ sách lịch sử về VN của Bác Sĩ Trân Đại Sĩ ở Pháp viết về dòng dõi của Hoàng Tử Lý Long Tường vào giữa thế kỷ thứ 13 tại Bắc Hàn (rất hay), sau đó được biết Ông Lý Thừa Vãng Tổng Thống Nam Hàn cũng có nguồn gốc từ nhà Lý của VN và Tổng Thống Đài Laon Lý Kính Huy cũng dòng dõi nhà Lý nầy. Nay được biết thêm Ông Ban Ki Moon của Nam Hàn cũng gốc gác từ VN. Như vậy cũng là một niềm vui, nhưng xin kiểm điểm lại việc nầy. Ở Đức, tôi có thể liên lạc với Dr. Phan Huy Oánh là người nhà với Ông Phan Huy Qúat để dò hỏi thêm việc nầy. Đây là những chứng nhân của lịch sử cần nên quan tâm.
07/09/2013(Xem: 16723)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ CÁO BẠCH TANG LỄ HT. THÍCH MINH TÂM (GHPGVNTN Âu Châu), trang 7 ¨ ĐÔI LỜI CẢM NIỆM VỀ SỰ VIÊN TỊCH CỦA HT THÍCH MINH TÂM (thơ điếu của HT Thích Thắng Hoan), trang 8 ¨ TƯỞNG NIỆM HT. THÍCH MINH TÂM (thơ HT. Thích Nguyên An), trang 8 ¨ XƯNG TÁN CÔNG HẠNH CỦA CỐ TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH MINH TÂM (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU (GHPGVNTN Hoa Kỳ), trang 10 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HT. THÍCH MINH TÂM (GHPGVNTN Âu Châu và Môn đồ pháp quyến phụng soạn), trang 11 ¨ CẢM NIỆM ÂN SƯ (ai văn của Môn đồ pháp quyến HT. Thích Minh Tâm), trang 12
07/09/2013(Xem: 3893)
Vừa ở khóa Tu học về được 2 ngày, còn mang theo niềm vui, với những gương mặt thân yêu của Quí Thầy, hơi ấm của tình bạn đang vây quanh con; không ngờ chị bạn cùng khóa Tu học gọi điện thoại cho biết Thầy vừa viên tịch tại Phần Lan. Một hung tin như trong mộng làm con quá đỗi bàng hoàng! Làm sao con có thể tin được vì con vừa tham dự khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 25 ở Turku- Finland về. Mới đó mà! Thầy mới khai thị cho khóa học, cấp lớp chúng con đã được Thầy giảng dạy một buổi và hằng ngày Thầy đã đến đạo tràng thọ trai cùng Tăng Chúng; động viên cho hàng Phật tử đang hiện diện. Thầy đã vui với thành quả số Phật tử tham dự: 837 người, ngoài sự dự đoán của ban tổ chức vì đường sá xa xôi và tốn kém. Vậy mà tinh thần học Phật vẫn dâng cao!
29/08/2013(Xem: 8922)
THẦY GIÁO LÀNG TÔI (Kính tặng TT.Thích Liễu Pháp, trụ trì chùa Thiên Xá, Đồng Đế, Nha Trang) TỊNH MINH
27/08/2013(Xem: 11740)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
22/08/2013(Xem: 6810)
Tin buồn do HT Như Điển gởi đi từ Phần Lan vào chiều ngày 8-8-2013, đã làm bàng hoàng và xúc động đối với Tăng Ni và Phật tử gần xa. Ôn đã ra đi trong lúc Phật sự còn ngổn ngang, bỏ lại phía sau mình niềm tiếc nhớ kính thương khôn nguôi của tất cả mọi người.
18/08/2013(Xem: 6482)
Hồi nhỏ ba tôi đưa tôi lên qui y với Hoà thượng Đôn Hậu tại chùa Thiên Mụ (1956), nhưng sau lớn lên học Đại học, vào Đoàn Sinh viên Phật tử (1963), tôi lại tham gia "tranh đấu Phật giáo" tại chùa Từ Đàm (1963-1966). Hoà thượng Thích Thiện Siêu là một trong những vị lãnh đạo của tôi lúc ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567