Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng niệm HT Thích Liễu Minh

22/10/201520:48(Xem: 13172)
Thành kính tưởng niệm HT Thích Liễu Minh


HT Thich Lieu Minh
 HT.Thích Liễu Minh 

HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN,  sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm.

Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi).

Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước.

Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi).

Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi),
sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.



hoasen_10

CÁO BẠCH VIÊN TỊCH 
 
Nam mô A di đà Phật
 
Kính bạch chư tôn đức Giáo phẩm các Giáo Hội, nhất là GHPGVNTN toàn hải ngoại / quốc nội, và chư Tăng Ni Phật tử xa gần
 
Tôi xin chuyển lại chút ít thông tin vừa nhận được qua phone từ quê nhà
 
Đại Lão Hòa Thượng THÍCH LIỄU MINH [1935- 2015] 
 
vừa viên tịch lúc 5pm, chiều Thứ Ba 20/10/2015 [ mồng 8 tháng 9, Ất Mùi, PL 2559], tại Mỹ Tho - một ngôi chùa Làng, không có Trụ trì và Tăng chúng.
 
Sau khi bị bắt giam từ rất sớm [1976/7?] đến 1994/5, mà hoàn toàn không can án, thay vì trả về nguyên quán là Chùa Ấn Quang, Saigon, nơi Ngài đã tùng sự tu học và công tác cho Viện Hóa Đạo từ thời 1964s đến ngày bị bắt, hay về sinh quán là Tổ đình Thiên Bình, Bình Định, nơi đã xuất gia từ cuối thập niên 1940s, đến năm xin đi tham học ở PHV Trung Phần [Hải Đức- Nha Trang], chuyển qua rồi PHĐ Nam Việt [Ấn Quang- Saigon] thời cuối thập niên 1950s, CSVN đã lưu đày Ngài đến Mỹ Tho để giao cho Công an địa phương quản thúc, tuyệt đối không cho Ngài rời khỏi thị xã Mỹ Tho, để về Saigon hay quê hương Bình Định, dù là một lần. 
 
Ai có nhu cầu hỏi thêm chi tiết, hay cúng dường Tang Lễ, xin gọi cho Thầy Nhật Thường [bạn đồng sự, bị tù tội cho GHTN nhiều năm thời 1990s], đang có mặt tại địa điểm Tang lễ +84-168-483-4399
 
Trong tông môn, Ngài Liểu Minh hàng chữ Thị, phái Chúc Thánh, là đệ tử của cố ĐLHT Như Từ- Thích Tâm Đạt [1905? - 1980], tức sư thúc của HT Phước Nhơn, còn Bổn sư thế độ tôi, Ngài Thị Phong-Bửu Quang là đệ tử của Sư tổ Như Quang-Tâm Dung [1895-1945]; hai vị là huynh đệ đồng sư, xuất thân từ Tổ đình Nhạn Sơn, An Nhơn.

Nếu tôi nhớ không lầm, có lẽ Ngài Liễu Minh đồng đàn Cụ túc giới 1957 [tại ĐGĐ Hộ Quốc do PHV Trung Phần tổ chức tại Nha Trang] với Ngài Như Huệ, v.v.. và học chung 1956-1960 [?] với các Ngài Đức Niệm, Thắng Hoan, Trí Quảng, Huệ Thới, Minh Thành v.v.. tốt nghiệp Cao Đẳng PH khóa 3 trường PHĐ Nam Việt [sau Khóa 2 từ 1952-1956 của các Ngài tăng sinh Thanh Từ, Thiền Định, Huyền Vi, Chánh Tiến, Hoàn Quan, Từ Thông, v..v. và khóa đầu 1949-52, của các Ngài 
Thầy Bửu Huệ, Thiền Tâm, Tắc Phước, Tịnh Đức…cả 3 khóa  đều do các vị ĐLHT Thiện Hoa, Thiện Hòa, Huyền Dung, Trí Tịnh, v.v.v giảng dạy, đào tạo ...]
THICH QUANG BA, Most Venerable

HT Thich Lieu Minh 1




Quảng Hạo (Quảng Từ Vân)
Đại diện Chúng Huệ Năng và Cựu Học Tăng Phật Học Viện Huệ Nghiêm trước 1975
thành kính cúng dường 2 câu đối tưởng niệm đến HT Thích Liễu Minh


HT Thich Lieu Minh

Hòa thượng Thích Liễu Minh, phải nói, Ngài là một Ủy viên Công cán ưu tú nhất của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN trước năm 1975. 

 

"Người Chàm vào những thế kỷ đầu hùng vĩ, văn minh rất cao, nhiều Thiền sư chứng đạo, cho nên họ đã đặt tên cho Kinh đô Chiêm quốc là "Phật Thệ Thành". Thề rồi họ phản Phật theo Hồi, lại ham chiến chinh, đến hồi cùng hơi kiệt sức, nước mất dân tàn, khi vua Lê Thánh Tôn vào đó thì chỉ còn trông thấy mấy chữ "Phật Thệ Thành"

 

Đó là lời vào đầu ở một bài diễn văn mang khí chất hùng tâm - "uy vũ bất năng khuất', "ngũ trược ác thế thệ tiên nhập" - rất độc đáo của Thượng Tọa (danh xưng cách nay mấy mươi năm) Thích Liễu Minh.

 

Con xin kính cẩn tâm niệm bằng nén hương lòng để dâng lên Giác Linh Ngài HT Thích Liễu Minh nơi cảnh giới mà Ngài đang CAO ĐĂNG  PHẬT QUỐC .

 

Con,

 

Trần Quang Diệu


HT Thich Lieu Minh

ht thich lieu minh

 

 

 

TÓM TẮT TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG LIỄU MINH TRÍCH TRONG VĨNH LONG PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC CỦA TÁC GIẢ TRÍ KHÔNG

Ngài Liễu Minh pháp danh Thị Huyền vốn người An Nhơn tỉnh Bình Định. Xuất gia tu học với Hòa thượng Như Từ chùa Thiện Bình, Bình định, hồi 10 tuổi (1945). Năm 1956 nhập học phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Năm 1960 làm giám đốc Phật học đường Giác Sanh, 1961-1962 điều khiển Phật học đường Phật Ân, Mỹ Tho.

1962-1963 Liễu Minh và Minh Thông quản cố Phật học đường Lưỡng Xuyên,Trà Vinh. Sau đó trở về Ấn Quang tham gia tích cực cuộc đấu tranh chống sự kì thị tôn giáo của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Năm 1964 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời, Ngài được cử làm công cán ủy viên, phụ tá (trợ lí) Hòa thượng viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Hoa từ năm 1966, từ năm 1964 là giảng sư của giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Trung ương, là người phát ngôn của Giáo hội. Năm 1970 tới 1975 đồng chủ tịch vận động cải thiện chế độ lao tù tại miền Nam. Thường xuyên thừa lệnh của Hòa thượng Viện trưởng xuống các chùa Tỉnh hội bàn nghị chương trình hoằng pháp vận động  cho hòa bình Việt Nam. Năm 1972 Ngài cùng Trưởng ban hoằng pháp thích Huyền Vi xuống chùa Giác Thiên, Vĩnh Long tiếp nhận chùa Phước Châu do ni sư Diệu Tài ( Lê Thị Đáng) cúng cho Giáo hội, đường Lý Thái Tổ, Vĩnh Long. Hiện ngài trụ trì chùa Nhơn Phước xã Tam Hiệp, Mỹ Tho. Ngài về đây năm 1988 tới nay là 2011, 23 năm. Ngài xây cất lại chùa huy hoàng quang minh trang nghiêm, chùa này là chùa làng xưa, nay được tu bổ, thật là duyên lành Phật pháp. Hằng ngày có đông người bệnh đến xin Ngài chữa trị. Hồi Hòa thượng Viện trưởng Thiện Hoa viên tịch vào tuần thất thứ 3, Ngài Liễu Minh có viết bài trào dâng cảm xúc, tỏ hết lòng thành ngưỡng mộ bực tôn sư đã dắt dẫn mình tu học thành bậc sứ giả của Như Lai. Bài ấy có đăng trên tạp chí Từ Quang số 241, tháng 3 năm 1973.

Tưởng nhớ Giác Linh cố Hòa thượng Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Đời thầy thật là một gương sáng. Thầy điềm đạm, hiền hòa, khiêm cung, độ lượng. Thầy nghe thật nhiều mà nói ít. Đời Thầy như chưa bao giờ làm mất lòng bất cứ một ai, nhưng không phải vì thế mà lập trường kiên định sắt son của thầy bị lay chuyển.

Thầy cũng sinh ra trong thời buổi nhiễu nhương này, nhưng không bị các thứ nhiễu nhương khuấy động, Thầy lại còn đương đầu với phong ba mọi phía, góp phần xứng đáng trong công cuộc đưa dân tộc về nguồn. Thầy thường bảo: Chỉ có dân tộc mình hiểu dân tộc mình hơn ai hết, và cũng chỉ có dân tộc mình thương dân tộc mình hơn ai hết. Niềm thao thức ấy đã thúc đẩy Thầy trọn đời phụng sự Đạo Pháp và dân tộc, vì thế khó khăn mấy cũng vượt qua, Phật sự nào cũng viên mãn, và không bao giờ có kẻ thù để phải tha thứ.

Thầy thường bảo: Người tu là quyết đạt tới chí thiện, tức là thành Thánh, thành Phật. Người tu tuy rất khách quan với thế tục nhưng không phải nhìn đời bằng một màu Tang mà là màu Thiền. Họ có hai vấn đề: Một là phải đắc đạo ngay nơi cõi trần, hoặc là di cư về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà, theo sự giới thiệu của Phật Thích Ca. Hai là phải tích cực hơn ai hết trong việc trang nghiêm thế tục. Sen chỉ nở từ trong bùn, Bồ Đề cũng chỉ phát sinh từ phiền não.

Trong những giờ dạy học, Thầy thường tâm tình : Đời tôi thuở nhỏ thì chuyên lo tu học, tráng niên thì vừa học vừa hành đạo, đến xế chiều thì dứt tất cả để chuyên lo tu chứng. Nhưng thôi, vô thường không hẹn, giai đoạn thứ ba chưa đến thì Thầy đã ra đi. Cứ theo sự tìm hiểu hôm Thầy xả báo thân, thì thần thức cuối cùng của Thầy ra đi nơi đỉnh đầu. Ấy là kết quả Thầy cao đăng thượng phẩm.

Trong các Phật sự của Thầy, Thầy lưu ý nhất là  vấn đề Tăng chúng. Hồi năm 1945 Thầy bạo bệnh suýt chết, Thầy chỉ ân hận một điều là chưa mở trường để đào tạo Tăng ni, sau bao năm gian lao học đạo. May thay bệnh thầy thuyên giảm, Thầy lập tức cổ động mở các Phật học đường tại miền Nam, rồi lo soạn bài giảng dạy bất kể ngày đêm. Cho đến khi thầy sắp qua đời và lần cuối cùng Thầy gọi tôi đến với ủy nhiệm thư số 653 mà ân cần dạy rằng: Tôi tuổi già sức yếu, thêm nhiều bệnh tật, tình thế hôm nay Tăng chúng không được ổn định lắm. Tôi muốn đi cùng khắp thiền môn trong nước để tham lễ và nhắc nhở chư tăng , cố giữ gìn giới đức, tâm đức, hạnh đức nhưng tôi không đi được . Vậy Liễu Minh thay tôi làm việc ấy. Chỉ chừng 23 tỉnh Liễu Minh phải đến mà thôi. Giữa lúc xôi đậu cũng thật là hiểm nguy đấy! Nhưng mình là chiến sĩ của Hòa Bình, đạo quân của Hiền Thánh, trang trải tình thương che chở cho sự sống, thì nào có ngại gì?

Vâng thừa mệnh Thầy ra đi. Sau mấy tháng trở về gặp lại Thầy, mới hay mình còn diễm phúc, nhưng Thầy thì đã yếu dần. Tuy vậy, thầy vẫn vui vẻ nhắc nhở nhiều việc. Đặc biệt là vai trò của Tăng sĩ, Thầy bảo: vị trí của Tăng bảo thật là cao cả và tối cần thiết đối với Đạo Pháp. Kinh nói: Nhất nhân hành đạo cửu huyền thăng, hay Nhất Tăng Đáo, Nhất Phật Lai, vì người xuất gia là người đang đi trên đường của các đức Phật đi, và chỉ có con đường đó mới đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Người xuất gia là hình ảnh của Phật, là thái tử của chư Phật. Quần chúng nhìn đức Phật qua hình ảnh của chư Tăng, nên Tăng Bảo còn là Phật pháp còn ! Do đó, tôi rất mong Tăng sĩ siêng tu phước huệ là sự nghiệp đích thực của anh em, nó vô hình nhưng thiết thực như điện lực cho các động cơ. Nó là thuyền bè chở che cuộc sống, là hành lý muôn đời cho đến ngày thành Phật độ sanh. Tôi cũng rất mong anh em chuyên học nội điển. Người xuất gia là bậc xuất trần thượng sĩ, khai chiến với giặc vô minh, lội ngược về nguồn nhưng thiếu học nội điển thì cũng như một chiến sĩ mà thiếu học minh thơ đồ trận. Người xuất gia mà không tích cực hành đạo và hoằng đạo, không tích cực tham thiền, tụng niệm thì cũng như một chiến sĩ mà không lo các việc hành quân, có khi lại còn lầm nhận các thứ giặc làm con nữa. Đẹp nhất ngày xanh, mạnh nhất ngày xanh, nhưng ngắn nhất, tội ác nhất, tạo công đức nhiều nhất và tu chứng nhất cũng ngày xanh. Liễu Minh gặp anh em Tăng sĩ, nói cho họ nên mượn thân này mà tu, như mượn thuyền qua bến, chớ để mất thân này thì không lấy gì hành đạo.

Về học ngoại điển thì Ngài cũng khuyến khích, nhưng coi đó là phụ, vì cái học của thế tục không giải quyết được sanh tử, không chuyển tánh thành phật, nên ngoại điển tuy rất cần nhưng phụ. Có bệnh nhân nào đến hỏi. Ông bác sĩ về cầu cống đâu? Nếu đời là một tuồng hát thì mỗi người cũng chỉ đóng một vai, một vai thật xuất sắc. Hơn nữa đời cũng là cực lạc nhân gian nhưng cũng là địa ngục dương thế, rất nhiều cạm bấy đối cảnh sanh tâm, nhân tướng sanh tánh, vì thế, mạt pháp chưa hẳn là do thời mạt pháp, mà chính là do Tăng hiệu Đạo Phong, thiếu giới đức, Tâm Đức, thiếu hoằng nguyện độ sanh và tự độ.

Trên 15 năm qua tu học và hành đạo bên Ngài, những lời dạy vàng ngọc tương tự như vậy, thật không biết bao nhiêu mà kể hết. Cho đến khi Thấy yếu nhiều, chúng tôi bạch: Thầy có di chúc gì cho chúng con không? Thấy chỉ chấp tay niệm Phật. Thật đó mới là câu di chúc duy nhất, bởi vì suốt đời Thầy là một bản trường thiên di chúc hùng hồn.

Ôi, chim non sao sớm buồn không mẹ

Muôn dặm từ đây ai dẫn đầu ?

Phù sinh nhẹ rũ, trở về đâu ?

Như huyễn nhưng sao quá nhiệm mầu

Ngày tháng trôi qua đầy tưởng vọng

Nhớ lời cố mạn đáp ân sâu.

Với tư cách Viện trưởng, trong một buổi tiếp xúc với nhiều báo chí ngoại quốc, khi họ hỏi về lập trường của Giáo hội thì tôi được nghe Thầy trả lời rằng: Lập trường xuất thế của Giáo hội là hướng dẫn chúng sinh tu tiến đến cứu cánh thành Phật. Lập trường nhập thế của Giáo hội thì đã công bố lý tưởng hòa bình qua lời nói đầu của Hiến chương Giáo hội. Giáo hội không làm chính trị, là riêng quý Thầy không tranh giành với thế tục làm quan, làm vua, chứ không phải Giáo hội không làm chính trị là cũng không được góp phần cứu nguy Tổ quốc nhân loại, thế nên việc làm của Phật Giáo Việt Nam, dù đã tự thiêu, tuyệt thực, chịu vô vàn tang tóc cũng chỉ vì lòng thương cho những kẻ sai lầm trên đất nước này, mong họ mau tỉnh ngộ để cho họ và dân tộc này khỏi bị cái vô minh tham vọng của họ lôi cuốn vào vũng lầy tàn sát lẫn nhau, mất hết giá trị linh thiêng nhân thế. Vì vậy cho nên xin báo chí hiểu cho rằng Giáo hội chỉ nhân danh giáo lý từ bi trí huệ và nhân thừa của Phật mà giác ngộ về hậu quả tham vọng cho những ai đó, chứ không phải Giáo hội nhân danh giáo lý từ bi của Phật mà ủng hộ chúng sinh này, chống đối chính sách khác.

Một hôm, một quân nhân Phật tử về than nói với Thầy rằng, trong quân đội hành đạo không được thì Thầy dạy: Mỗi người là một vũ trụ riêng biệt, đương nhiên mỗi người có một hoàn cảnh sinh hoạt riêng. Một quân nhân nếu là Phật tử, họ ăn mặc trang nghiêm, không nói cười bậy bạ, hiếu thuận với gia đình, chòm xóm, thì ai bảo quân nhân ấy, học sinh ấy thiếu đạo hạnh người Phật tử ? Chân lý thì vô cùng , khả năng con người thì hữu hạn, đem cái hữu hạn theo cái vô cùng, được bao nhiêu công đức bấy nhiêu. Lời thầy hay thay! Nhưng anh quân nhân ơi ! Cội trúc buông cành, đèn thiên thôi đỏ, thắm thoát vô thường nào có ngờ !

Thầy cũng rất lưu tâm đến mọi hoàn cảnh bi thương đất nước. Trong tập tạp kí (nhật ký ghi nhiều việc), Thầy ghi thật đậm nét những tội ác chiến tranh. Trên mặt bàn Thầy ngồi hằng ngày, có lồng một tấm hình người mẹ chạy giặc, trên vai gánh nặng, một đầu là sự nghiệp, một đầu là hai đứa con thơ. Dưới hình có những câu: “Giang sơn còn một thúng đầy, con ơi! Nắm lấy hai vành thúng, mẹ gánh con qua tuyến lửa này. May mốt thanh bình về cố xứ, dựng nhà con ngủ giấc mơ say”.

Thầy cũng rất thương trẻ. Có những buổi chiều rãnh rỗi Thầy thường ra ngồi bờ hồ non bộ trước chùa với các cháu. Đứa thì ôm chân, đứa thì vỗ bụng. Thầy vẫn cười và bảo: Quê hương còn mấy đứa này: Các các con giữ lấy niềm hòa hảo, nòi giống về sau phúc lộ dài. Có những bà mẹ sợ con vô lễ, vội rầy con. Thầy bảo các chon chưa biết lễ nên không có tội...Nhưng có vô lễ cũng phải cố ý, các cháu tuy quần áo dơ bẩn nhưng lòng chúng nó thanh tịnh hơn mình, nên xưa nay có ai nghe nói nói người già chết mà linh đâu? Phật trọng ở tâm, chúng sanh trọng ở sự tướng. Cử chỉ vụng dại của chúng sanh mà vẫn còn nguyên chất người. Bàn tay vọc đất của chúng vẫn đẹp hơn vạn lần bàn tay cầm súng, hoặc ra lệnh xua người vào tranh chấp sát hại lẫn nhau.

  Thật thầy khoan dung đức hậu lạ! Có những bà mẹ ngồi nghe Thầy nói mà ứa nước mắt cảm động.

Nhưng ôi, hiu quạnh chùa xưa vắng bóng Thầy

Chiều về gió nhẹ lòng man mác

Lặng lẽ tim con lại ngập tràn...

  Thầy cũng yêu thiên nhiên. Nơi nào thầy ở, nơi đó Thầy cũng tự trồng rất nhiều hoa kiểng, đặc biệt là hoa vạn lầu, hường và sen trắng. Nhiều đêm rất khuya mọi người đều ngủ, sau giờ niệm Phật thường lệ, Thầy ra mân mê các chậu hoa, như tri kỉ. Có lần tôi đến hầu Thầy, Thầy bảo: Cá trung tư vị vô nhân thức: Mùi Thiền trong đó nào ai biết, cỏ hoa mây nước v.v...là hiện thân của vô cùng vi diệu, ai gần gũi với nó là chính đang gần gũi với cái vô cùng ấy. Vì vậy, nên từ Đức Phật cho đến các bậc Tổ Sư đều đắc đạo nơi rừng sâu, đồng nội, chứ có ai thành Phật nơi nhà lầu cốt sắt đâu?

Có lần tôi bạch: Khuya quá xin Thầy nghỉ, ngồi một mình buồn, bất chợt Thầy bảo: Phúc đức thay cho người cô đơn siêu việt, không bị các thứ phiền não thế tục quấy rầy. Có một đức Phật, có một vị Tổ nào lân la mãi với mọi người mà đắc quả đâu?

Thầy sức yếu nhiều bệnh, nhưng gần như thản nhiên trước việc sống chết. Thầy thường nói trong những buổi giảng: Thân xác này là của nó, nên nó muốn đau răng thì nó đau. Nó muốn nhức đầu thì nó nhức. Bất cứ lúc nào anh em cũng thấy, có những người cố gắng hết sức để được nói câu trăn trối cuối cùng mà nó cũng không cho, đành buông bỏ gia đình, vợ con trào nước mắt ra mà chết, chưa kịp niệm một tiếng Phật, thật nó vô chủ làm sao!

Nhưng mất là thể xác, còn là tâm linh. Trước khi có cái này cũng đã có mình, nên sau khi nó tan rã, đâu phải không còn mình, cũng như trước khi có cái bọt thì cũng có nước rồi, nên sau khi bọt nước tan đi, là tan cái bọt nước, chứ nào phải mất luôn biển cả.

Chúng sinh cố chấp cái thân này là TA, như chấp nhận cái bọt nước kia toàn là biển cả. Ba ngàn đại thiên thế giới cũng chỉ là bọt nước phập phều trong Đại Dương Tâm Thế mà thôi.

Thấu triệt như vậy nên thân xác dù bệnh hoạn nhưng Thầy không bao giờ từ nan Phật sự Giáo hội, cũng như không bao giờ tự biện minh tha thứ để nghỉ trong lúc tụng giới, tọa thiền, niệm Phật. Thầy đã sống rất tích cực và khi Thầy chết cũng rất an nhiên niệm Phật mà đi. Quả Thầy đã sống như đang sống và đã chết như đang sống, chứ không sống như những người đã chết. Thật đời Thầy là một chân dung tuyệt tác...

Ngũ thập dư niên thế giới trung

Hoằng dương diệu pháp độ mê tân

Mộng huyễn hình hài từng liệt diệm

Sắc không tâm sự phúc yên vân

Thần thê Tây độ niên niên tại

Danh bá thiền môn nhật nhật tân

Kim cổ nhàn khan đàm tiếu lí

Bất tri như thử hữu là nhân?

Phỏng dịch:

Hơn năm mươi tuổi sống giữa đời

Diệu pháp ban ra độ khắp người

Thân huyễn mặc tình chi sá kể

Sắc không diệu lí chói bên trời

Thần về Tịnh thổ danh còn mãi

Lỗi lạc hoằng dương vẫn sáng ngời

Đàm tiếu loanh quoanh nào có ích?

Nào ai sánh được với Giá Người?


                                                          Kính lạy giác linh Thầy

   Ấn Quang tự, đêm tuần thất thứ 3 (11-2-1973)   

                                                                   THÍCH  LIỄU MINH

 

pdf
Kính Tưởng Niệm HT Thích Thiện Hoa – bài viết của HT Thích Liễu Minh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 11969)
Chân dung Chư Tôn Đức Giác Linh thờ tại Tu Viện Quảng Đức
23/01/2015(Xem: 13008)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu vừa viên tịch tại Hoa Kỳ Sẽ cập nhật thông tin tang lễ sớm nhất ngay khi có thể
22/01/2015(Xem: 8299)
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, khôi phục Tổ sư thiền Việt Nam, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngài xuất gia tại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Gòn, thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia vào Tháng 05 năm 1974. Từ đó Ngài chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển Trung Quán Luận đến câu: “Do có nghĩa Không nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chỉ “Từ Không Hiển Dụng”.
13/12/2014(Xem: 12118)
HT Thích Thanh An vừa viên tịch
11/12/2014(Xem: 11176)
Video: Lễ tưởng niệm Cố HT Thích Tâm Thanh
12/11/2014(Xem: 9392)
Một thi hài được chôn dưới đất đã 30 năm, nhưng khi được khai quật và di dời thì hài cốt cũng như bộ cà sa và y phục vẫn còn nguyên vẹn. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá, đặc biệt hộp sọ có màu vàng. Câu chuyện đầy bí ẩn này xuất hiện tại chùa Long Bửu (thôn Xuân Vinh, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), khi chùa khai quật di cốt cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức để đặt vào bảo tháp.
07/11/2014(Xem: 32171)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
03/11/2014(Xem: 53302)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
01/11/2014(Xem: 6126)
Hòa Thượng Thích Tâm Hướng (1923 – 1997) Hoà thượng Tâm Hướng Pháp danh Nguyên Nguyện, hiệu Huyền Luận, thế danh Dương Xuân Đệ, đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Quý Hợi (31/12/1923), tại làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình thâm tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ Dương Xuân Ngô và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đặng.
01/10/2014(Xem: 14902)
Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới, do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ 1990
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]