Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài pháp tuyệt vời khi bạn Alan Phan đột ngột ra đi

22/10/201517:00(Xem: 10064)
Bài pháp tuyệt vời khi bạn Alan Phan đột ngột ra đi

alan phan 3

Bài pháp tuyệt vời khi bạn Alan Phan đột ngột ra đi

 

Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.

 

Vừa kết thúc hội sách Frankfurt Book Fair tối Chủ Nhật, thì sáng sớm thứ 2 đã lên tàu cao tốc đi Colonge về thăm Học viện Ứng dụng Phật giáo Châu Âu. May thay đang có khóa tu của 35 thiền sinh các nước nói tiếng Pháp (các bạn đến từ Pháp, Bỉ, Thụy Sỹ,…), mà mình được học tiếng Pháp từ phổ thông nên có cơ hội tham gia ngay cùng các bạn phương Tây. Thật tuyệt vời không thể tả được.

 
vienphathocungdungauchau-10vienphathocungdungauchau-5vien-ung-dung-phat-hoc-chau-auvien-ung-dung-phat-hoc-chau-au 6



Đùng một cái nhận tin từ em Phương Thảo – Phó Tổng giám đốc Thái Hà Books báo tin dữ: Anh Alan Phan, người bạn thân thiết của tôi, tác giả của chục đầu sách, một con người rất tâm huyết với Việt Nam, với thế hệ trẻ đã qua đời. Tôi như nửa tỉnh nửa mơ.

alan phan 2

 

Nhận tin mà cứ nghĩ là giấc mơ lạ. Biết tin mà vẫn cứ mong rằng em Phương Thảo báo nhầm. Bởi mới đây thôi, một bạn báo cho tôi rằng Mẹ của Tiến sỹ Alan Phan qua đời mà tôi đọc nhanh cứ tưởng anh đã mất…

 

Anh Alan Phan còn rất trẻ và khỏe. Anh vẫn bay đi bay về, vẫn giao lưu và viết liên tục. Anh không hề có biểu hiện nào của bệnh tật hay ốm đau. Vậy tại sao lại như vậy?

 

Tôi ngồi im và nghĩ về vô thường. Ơ hay mình đã đọc, đã nghe, đã ngấm vô thường từ bao năm nay rồi mà khi vô thường đến lại không chịu chấp nhận. Đã biết cái chết không từ bất cứ ai và có thể đến bất cứ khi nào, vậy mà nghe tin anh Alan Phan không còn nữa vẫn cứ bất ngờ.

 

Ngày hôm trước anh còn khỏe mạnh, còn làm việc, còn viết mà hôm nay anh đã tắt thở. Một hơi thở ra mà không thở vào nữa là kết thúc đời người. Đời người được tính bằng hơi thở chứ đâu phải là bằng những công trình hay những kế hoạch lớn lao.

 

Tôi ngồi tĩnh lặng. Ở học viện Ứng dụng Phật giáo Châu Âu (European Institute of Applied Buddhism) EIAB thật tĩnh lặng. Tĩnh lặng đến khó tin. Tĩnh lặng đến mức tôi có thể nghe thấy nhiều thứ trong tâm mình. Tĩnh đến mức bao kỷ niệm tràn về.

 

Alan  Phanalan phan - manh hung

Tôi và Tiến sỹ Alan Phan có biết bao buổi nói chuyện với các em sinh viên tại cả Hà Nội và TP HCM. Tôi và anh đã bao lần trao đổi về những câu chữ, nội dung của từng bản thảo mà anh gửi cho trước khi biên tập, xin giấy phép và in ra thành sách. Tôi nhớ về 2 chương trình lớn anh trực tiếp tổ chức và nhất định mời tôi làm diễn giả: Super Investor Day tại nhà thi đấu Nguyễn Du và Super Stock Day tại dinh Thống Nhất. Tôi nhớ về những bữa ăn cùng nhau, những bước chân đi dạo gần nhau. Tôi nhớ một con người nhỏ bé, hóm hỉnh, rất dễ gần. Tôi nhớ những lần cùng anh ký tặng sách cho sinh viên và bạn đọc.

 

Vậy mà anh không còn nữa. Alan Phan là một nhà kinh tế. Anh bôn ba khắp thế giới. Anh không chỉ nói về kinh tế, không chỉ viết về kinh doanh, những câu chuyện của anh còn rất đời thường, rất dễ thương. Trong vô vàn câu chuyện của chúng tôi, có câu chuyện rằng bạn anh đã ra đi khi anh bắt đầu muốn thư giãn và bình an. Anh bảo tôi rằng, khi nào mình bắt đầu dựa dẫm vào người khác thì họ sẽ bỏ mình đi. Và rằng mình cần luôn luôn tự đứng, tự đi, tự làm.

 

Những lời của anh quá đúng và làm tôi nhớ đến lời Phật dạy “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Đừng dựa dẫm vào ai”. Câu chuyện với anh lại làm tôi nhớ đến Thầy Huyền Diệu ở Bồ Đề Đạo Tràng và Lâm Tỳ Ni. Thầy luôn có thói quen tự mình nấu ăn, tự mình giặt quần áo, tự mình làm tất cả.

 

Alan Phan vô cùng hài hước. Nhiều câu nói của anh làm tôi cười nhiều lần và cười ra nước mắt. Các bạn trẻ chắc chẳng bao giờ quên câu tuyên bố của anh là có khả năng đầu tư 2 triệu và thu về 20 triệu. Vấn đề ở đây là anh đầu tư 2 triệu đô la Mỹ và thu về 20 triệu đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc. Đó là khi chúng tôi giao lưu về cuốn sách “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc”. Cũng từ câu chuyện này lại nhắc tôi nhớ đến vô thường, đến tính không của đồng tiền. Đồng tiền chính là những tờ giấy.

 

Chiều hôm kia, 19 tháng 10 nhận được tin bạn Alan Phan của tôi qua đời thì đúng hôm học viện tổ chức lễ cúng cô hồn cầu nguyện cho những linh hồn đã mất được siêu thoát. Quý Thầy, quý Sư Cô và 35 Thiền sinh Pháp ngữ cùng thành tâm làm lễ. Hàng trăm trái tim yêu thương được treo lên rất đẹp. Tâm bình an của gần 100 con người tỏa năng lượng bình an và yêu thương đến những người đã mất. Tôi nghĩ về anh và gửi đến anh chút năng lượng bình an và cầu mong anh sinh về cõi lành.

 

Tối qua và sáng nay chúng tôi ngồi thiền. Tôi lại nghĩ về anh và mong cho bạn Alan Phan thật bình an. Rồi cả bữa thiền hành sáng nay nữa. Tôi bước từng bước chân thảnh thơi cho anh. Tất cả chúng tôi đều bước rất nhẹ nhàng trong cái lạnh dưới 10 độ của nước Đức. Tôi thở cho anh. Tôi bước cho anh.

 

Thật tình cờ trước mặt tôi là 1 bạn người Pháp mặc áo có bức thư pháp KHÔNG rất ý nghĩa. Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện thời đức Phật.

 

Trong một lần, có  một nhóm du sĩ ngoại đạo đến gặp Thầy Anuruddha. Họ chất vấn Thầy rằng sau này Đức Phật chết đi thì Ngài có còn hiện hữu hay không. Các du sĩ ngoại đạo đưa ra bốn lựa chọn và buộc Thầy Anuruddha trả lời: Một là sau khi chết, Đức Phật còn. Hai là sau khi chết, Đức Phật không còn. Ba là sau khi chết, Đức Phật vừa còn vừa không còn. Bốn là sau khi chết, Đức Phật vừa không còn cũng vừa không không còn.
 
Thầy Anuruddha biết rõ bốn lựa chọn này không có lựa chọn nào phù hợp với lời dạy của Đức Phật nên Thầy không nói gì và giữ im lặng. Các du sĩ ngoại đạo bỏ đi và Thầy Anuruddha đem chuyện này lên thưa với Đức Phật,

 

Đức Phật hỏi, Này Thầy Anuruddha, có thể tìm Như Lai nơi thân sắc này không?

Thầy Anuruddha trả lời, Bạch Thế Tôn, không. Có thể tìm Như Lai nơi cảm thọ không? Bạch Thế Tôn, không. Có thể tìm Như Lai nơi tư tưởng, hành động, lời nói và tri thức không? Bạch Thế Tôn, không. Lại nữa, Thầy Anuruddha, có thể tìm Như Lai ngoài sắc thân này không? Bạch Thế Tôn, không. Có thể tìm Như Lai ngoài cảm thọ không? Bạch Thế Tôn, không. Có thể tìm Như Lai ngoài tư tưởng, ngoài hành động, ngoài lời nói, ngoài tri thức không? Bạch Thế Tôn, không.
 
Phật dạy, đúng như vậy, này Thầy Anuruddha, không thể tìm thấy Như Lai ở năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, và cũng không thể tìm Như Lai ngoài năm uẩn. Không thể tìm thấy Như Lai ở đất, nước, lửa, gió, kiến và thức và cũng không thể tìm Như Lai ngoài bảy yếu tố này. Thầy Anuruddha ơi, từ trước cho tới nay, Như Lai chỉ tuyên bố về khổ, nguyên nhân của khổ, có thể chấm dứt khổ và con đường để chấm dứt khổ, đạt hạnh phúc đích thực trong hiện tại, chỉ có vậy mà thôi.

Như Lai đang sống đây mà còn không tìm ra thì làm sao tìm thấy Như Lai sau khi ta đã chết. Vậy khi ta nhập diệt, làm sao Thầy có thể nói ta còn hay mất.
 
Tôi ngồi nhớ về bạn Alan Phan rồi quán đến ngọn lửa. Sau khi ngọn lửa tắt, ngọn lửa đi về đâu. Đủ nhân, đủ duyên ngọn lửa biểu hiện. Khi nhân duyên chưa đủ, ngọn lửa chưa biểu hiện. Tôi ngồi và quan sát lá cây mùa thu đang rụng xuống. Có nhân duyên lá cây ở trên cành. Hết nhân duyên lá cây rơi xuống đất. Đúng là tính Không. Không sinh cũng không diệt. Vạn vật luân chuyển. Vạn vật thay đổi. Tất cả là vô thường.

 

Tôi nhặt những chiếc lá vàng nằm trên mặt đất. Bạn Alan Phan tắt hơi thở rồi và chuỵện này đang là bài pháp lớn cho tôi: Hùng ơi, cậu còn sống ngày nào, giờ nào, phút nào, hãy sống cho thật tốt, thật xứng đáng nhé. Cậu hãy phụng sự cho đời, bởi nếu không phụng sự ngay đi, biết đâu không có ngày mai.

 

Tôi quay ngay lại với hơi thở của mình. Tôi thở thật nhẹ và êm. Tôi cảm nhận rất rõ phút giây hiện tại là phút giây tuyệt vời. Đạo Phật là đạo của tỉnh thức của giác ngộ. Sự qua đời của bạn Alan Phan chắc chắn làm cho không chỉ tôi mà bao người nữa tỉnh thức, giác ngộ. Bạn ơi, tôi và bạn, mỗi chúng ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi ngay thôi. Mỗi chúng ta cần tự chiêm nghiệm, tự chứng ngộ. Mỗi chúng ta cần tự quan sát và tự thấy. Không mong chờ gì nữa, không đợi ai nữa. Cần thực tập chánh niệm và tỉnh thức ngay thôi.

 

Alan-Phan-cao pho

Lại thêm 1 chiếc lá nữa lìa cành. Lại thêm một chút vô minh trong tôi rụng xuống. Tôi mỉm cười bình an với chính mình, và với tiến sỹ Alan Phan.

 

Một chiếc lá nữa rơi xuống đất, trước mặt tôi.  Chiếc lá rời cành nhưng không bị diệt. Chiếc  lá vàng chuyển sang ngôi nhà mới – mảnh đất trước mặt tôi. Alan Phan – bạn tôi không mất, anh chỉ chuyển sang thân mới, sang hình hài mới mà thôi.

 

Tôi mỉm cười với bạn Alan Phan. Anh tắt hơi thở ngày 18/10 và như vậy là một mầm cây mới đã nẩy sinh. Tiến sỹ Alan Phan đang như nói chuyện với tôi, đang như vẫn bước cùng tôi trong một hình hài mới. Cảm ơn bạn Alan Phan. Tôi càng cần phải biết trân quý những phút giây hiện tại. Tôi càng nên sống hết mình với hiện tại mà không tiếc nuối quá khứ, không lo lắng cho tương lai. Bởi tôi cũng chỉ là 1 chiếc lá trên cành mà thôi. Chưa biết lá nào rụng về đất trước lá nào cơ mà.

 

Bạn Alan Phan tắt hơi thở là đau thương cho cả gia đình và biết bao bạn bè, trong đó có tôi. Tuy nhiên, tôi càng thấy mình có trách nhiệm với cuộc sống hơn. Bởi tôi còn phải sống phải phụng sự cho anh nữa mà. Tự nhiên trời nắng lên. Thật là lạ.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Frankfurt – Cologne CHLB Đức 21/10/2015 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2017(Xem: 6446)
Đời thường trong các kiểu ăn cắp thì ăn cắp sách báo (hay cầm nhầm, hay mượn quên trả cũng vậy) có lẽ là loại ăn cắp dễ tha thứ nhất. Người ta tự cho là khi mượn tạm „chút kiến thức nhân loại“ thì không tội tình lớn như ăn cắp trái xoài trái ổi, ăn cắp con gà con vịt, cho đến ăn cắp tiền hay đồ dùng… Kể cả ăn cắp trái ớt cũng trầm trọng hơn là cầm nhầm một cuốn sách rồi… quên trả. Thú thật, trong đời tôi cũng từng đã có vài lần đến nhà bạn chơi, xem một cuốn sách thấy hay và đọc thích thú không dừng được. Bạn nói, thôi mang về nhà đọc tiếp. Vậy mà mấy năm sau sách vẫn cứ ung dung cắm rễ ở tủ sách nhà (!).
07/02/2017(Xem: 14445)
Bộ phim điện ảnh Phật giáo về cuộc đời và đạo nghiệp của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh do Hãng phim Sen Việt và chùa Vạn Đức phối hợp sản xuất.
01/02/2017(Xem: 6396)
Tiến sĩ Y Khoa Phan Giang Trí, 46 tuổi, trong vai trò đồng-trưởng-toán nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Cancer Garvan ở Sydney, Australia, đang tìm phương cách chữa trị bệnh ung thư. Định cư tại Australia lúc 7 tuổi trong một gia đình mà cha mẹ và anh chị em đều là bác sĩ, dược sĩ và nghiên cứu y học, Tiến sĩ Phan Giang Trí đã tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa hạng danh dự với Huy Chương Viện Đại Học Sydney, sau đó đạt học vị tiến sĩ và đến Hoa Kỳ để tiếp tục nghiên cứu hậu-tiến-sĩ trong lãnh vực microscopy. Ông đã phục vụ tại Viện Nghiên Cứu Ung Thư Garvan ở Sydney nhiều năm nay và cũng đã đạt được Giải Thưởng danh tiếng khoa học gọi là Eureka của The Australian Museum.
17/01/2017(Xem: 10152)
Hoa Kỳ thành kính cáo bạch: Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện, thế danh Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh năm Đinh Hợi, 1947, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Ni Bộ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Trú Trì Chùa Xá Lợi, Thành Phố Rosemead, California, đã viên tịch vào lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2017, nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Bính Thân tại Bệnh Viện Beverly Hospital, Thành Phố Montebello, Miền Nam California, Hoa Kỳ, thế thọ 70, lạp thọ 48. - Lễ Nhập Kim Quan sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Bính Thân); - Lễ Trà Tỳ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều Thứ Hai, ngày 23 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Bính Thân), tại Peek Feneral Home, Westminster, California. Ngưỡng mong chư tôn Thiền Đức trong mười phương nhất tâm hộ niệm cho Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện Cao Đăng Phật Quốc. Thành tâm khuyến thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni, quý Cư Sĩ, các Chùa, Tự Viện, Niệm Phật Đường là thành viên của GHPGVNTNHK
01/01/2017(Xem: 8776)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương, thế danh Śūnyatā Phạm, sinh năm 1963 tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi. Năm 1994, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Sài Gòn. Ni sư du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi năm 2003. Năm 2005, Ni sư định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2015, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Đại học Riverside, California và đang theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài gòn. Ni sư lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ hơn 20 tác phẩm Anh và Việt, 8 đĩa ca nhạc Phật giáo được xuất bản, phát hành từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, sư đã thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam) và năm 2010 - đến nay, sư đã khai sơn thành lập và là trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, tiểu bang California (Hoa Kỳ).
24/12/2016(Xem: 15159)
Thành Kính Tưởng Niệm Thượng Tọa Thích Đức Trí Trụ Trì Chùa Tam Bảo, Oklahoma, Hoa Kỳ
18/11/2016(Xem: 22297)
Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã thu thần viên tịch tối nay, 17-11-2016 (18-10-Bính Thân), tại chùa Long Sơn (22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thọ 84 tuổi.
08/11/2016(Xem: 16047)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin viên tịch: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế vừa viên tịch trưa nay, 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (phường Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hòa thượng Thích Chơn Thiện sinh năm 1942, đồng chơn xuất gia với Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết tại tổ đình Tường Vân, từng du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp Cao học về ngành Tâm lý giáo dục, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học New Delhi, Ấn Độ. Hòa Thượng cũng là Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Viện chủ thiền viện Vạn Hạnh (Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh), Trụ trì tổ đình Tường Vân (P.Thủy Xuân, TP.Huế)
06/11/2016(Xem: 10173)
Khoảng 22h55 tối 4/11, đại thụ của làng cải lương qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau thời gian điều trị bệnh nan y, hưởng thọ 81 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]