Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết về Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức

16/10/201506:24(Xem: 8131)
Viết về Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức

                          Bac Si Nguyen Le Duc
Viết về Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức


Thích Như Điển

 

Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.

Thầy Giác Tâm biết tôi hay đi Hoa Kỳ và giảng pháp tại nhiều nơi, nên Thầy ấy có ý giới thiệu tôi với Bác Sĩ Nguyễn Lê Đức, Pháp danh Minh Quang đang làm Hội trưởng Hội Phật Giáo vùng Bắc Florida, nơi có chùa Hải Đức và nơi ấy chưa có Thầy nào Trụ Trì. Tôi bắt đầu liên lạc với Bác Sĩ Minh Quang từ năm 2006, nghĩa là cách nay cũng gần 10 năm rồi. Từ năm 1979 tôi đã có mặt tại Gainsville thuộc miền Bắc Florida, do đó khi xem bản đồ, thấy Jacksonville cũng không xa mấy nên tôi đã đến chùa nầy. Lần đầu tiên đến đây, phải thành thật mà nói rằng: Nơi ấy là chùa đất, nhưng Phật toàn bằng vàng, vì lẽ các Hội viên của chùa là những Bác Sĩ, Nha Sĩ và hầu như toàn là giới trí thức Phật tử quy tụ về ngôi chùa nầy, mặc dầu nơi đây chưa có Thầy nào dừng chân lại lâu năm cả. Âu đó cũng là nhân duyên mà thôi.

Chùa Hải Đức là một ngôi Thánh Đường Thiên Chúa Giáo được mua lại và sửa sang thành chùa và kể từ đó đến nay hình thức bề ngoài của ngôi chùa vẫn như vậy, không có gì thay đổi nhiều, chỉ có nội dung tu học của chùa thì có nhiều khởi sắc, nhất là từ khi Đạo hữu Hội Trưởng quy y với Cố Hòa Thượng Thích Trí Chơn được Pháp danh là Minh Quang và phu nhân có Pháp danh là Châu Ngọc. Từ những ngày đầu, chùa được sự hướng dẫn trực tiếp của Cố Hòa Thượng và có lẽ nhân duyên đã chín muồi cũng như Phật Duyên, Phật Hạnh đã được trưởng dưỡng nơi Đạo hữu Hội Trưởng, nên từ cái học của thế học, Bác Sĩ đã chuyển qua Phật Học một cách nhanh chóng cũng như khế hợp với Y Phương Minh trong Ngũ Minh của Phật Giáo rất nhanh và từ đó Đạo hữu Minh Quang tìm tòi giáo lý Đạo Phật qua những sách tiếng Anh, Pháp và các ngôn ngữ Á Châu để nghiên cứu, tu học. Nơi nào không rõ thì ghi chú lại đó để hỏi lại những vị Thầy có duyên ghé qua chùa Hải Đức giảng pháp. Điều không ai ngờ là chỉ trong một thời gian ngắn nghiên tầm giáo lý Phật Đà, Đạo hữu Minh Quang đã đăng đàn giảng bộ Phật Học Phổ Thông của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn, bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh cho lớp trẻ nữa. Rồi những bộ Kinh lớn như: Pháp Hoa, Bát Nhã v.v…

Phái đoàn Hoằng Pháp của chúng tôi đã đến chùa Hải Đức từ năm 2006 đến nay và mỗi lần như thế độ 8 đến 10 Thầy Cô về đây cùng giảng. Mới đầu, Đạo hữu Minh Quang và Đạo hữu Châu Ngọc bố trí cho Phái đoàn của chúng tôi ở khách sạn gần đó, vì sợ rằng cơ sở chùa Hải Đức không đầy đủ phương tiện, nhưng đến lần thứ hai trở về sau nầy chúng tôi quyết định ở lại chùa, chứ không nghỉ ở khách sạn nữa. Đi cùng đoàn với tôi đã có những vị như sau: Hòa Thượng Thích Kiến Tánh, Hòa Thượng Thích Thái Siêu, Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn, Thượng Tọa Thích Đồng Văn, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Thượng Tọa Thích Đồng Mẫn, Thượng Tọa Thích Thông Triết, Thượng Tọa Thích Hạnh Đức, Thượng Tọa Thích Giác Trí, Đại Đức Thích Như Tịnh, Đại Đức Thích Thiện Đạo, Đại Đức Thích Thánh Trí, Đại Đức Thích Viên Giác, Đại Đức Thích Pháp Trú, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, Đại Đức Thích Giác Tâm, Ni Sư Thích Nữ Minh Huệ v.v… Mỗi lần đến như thế, Khóa tu học thường bắt đầu vào tối thứ Ba cho đến hết ngày Chủ nhật. Cuối Khóa tu thường hay tổ chức lễ Quy Y Tam Bảo cho những Phật tử hữu duyên và lễ truyền trao Bồ Tát Giới tại gia cho những vị đã hội đủ nhân duyên, trong đó kể cả Đạo hữu Minh Quang, Đạo hữu Châu Ngọc và hằng trăm Bác Sĩ Phật tử khác. Đây là một đạo tràng tu học đặc biệt vô cùng.

Sau nầy tôi có giới thiệu cho Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Phương Trượng chùa Pháp Bảo tại Sydney, Australia đến đây gặp gỡ quý Phật tử và cũng đã có lần giảng pháp tại chùa Hải Đức nầy. Bác Sĩ Minh Quang khi gặp Hòa Thượng Bảo Lạc và tôi, Bác Sĩ rất quý và đã có lần Bác Sĩ Minh Quang cũng đã tâm sự với tôi rằng: “Chúng con thấy đời sống phạm hạnh của người xuất gia rất là cao cả tuyệt vời, mong Quý Thầy hãy cố gắng giữ gìn. Riêng chúng con cũng muốn thoát nợ trần để đi xa hơn nữa, nhưng vì thê nhi, áo cơm ràng buộc, nên chẳng biết đến bao giờ….”. Đây cũng là những lời động viên cho chính tôi cũng như những Thầy, Cô khác trong Phái Đoàn Hoằng Pháp.  Bác Sĩ vốn là người ít nói và rất đúng giờ, không khác người Nhật là bao nhiêu và có lẽ đây là lý do mà những ai đã ở Nhật rồi thì không thể không chấp nhận. Hòa Thượng Bảo Lạc chỉ đến Hải Đức có một lần thôi, nhưng với Thầy ấy có lẽ đây là điều mà Thầy ưng  ý nhất chăng?  Chúng tôi chỉ nhớ vài kỷ niệm đáng nhớ trong mỗi khóa tu là ít khi nào Đạo hữu muốn chụp hình chung, mà chỉ muốn chụp cho mọi người và lần nào cũng bảo mọi người phải sửa mái tóc lại cũng như trải vạt áo tràng cho ngay ngắn rồi…CƯỜI…………….thật tươi để cho Bác Sĩ bấm máy. Lúc nào cũng như lúc nào, những động tác như thế cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen bao giờ chẳng hay biết, nên ai ai cũng chỉ nhớ đến chữ CƯỜI của Đạo hữu Minh Quang là đủ rồi. Vì vậy vào  ngày 21 tháng 9 năm 2015 vừa qua, Đạo hữu Minh Quang khám cho bịnh nhân cuối cùng rồi tự vào bên trong nằm nghỉ ngơi, và đã trút hơi thở cuối cùng nơi trần thế, hưởng thọ 69 tuổi ta với cái mỉm cười an lạc khi ra đi trong công việc nghề nghiệp của mình.

Mới đây tôi được Đạo hữu Châu Ngọc viết thư cho biết rằng: Có lần Đạo hữu Minh Quang cho hay nhân một lần thiền định, Đạo hữu ấy đã thấy ra được trong một kiếp quá khứ ở tại Nhật vào thời các Sứ Quân đàn áp Phật Giáo; thế là Bác Sĩ, Hòa Thượng Bảo Lạc và tôi, cả ba người cùng tu thuở ấy đều bị chém đầu và bây giờ khi Hòa Thượng Bảo Lạc, Bác Sĩ Minh Quang và chúng tôi gặp lại nhau, dường như là những người bạn đồng tu tự thuở nào rồi, nên rất thân thiện và quý kính nhau. Việc nầy hư thật ra sao để thời gian hạ hồi phân giải. Nhưng ở đây có thể nghiệm ra được một số sự việc như sau:

-        Đạo hữu Minh Quang rất trọng chữ tín và hầu như không bao giờ thất hứa với ai cả.

-        Đúng giờ như người Nhật, mặc dầu Đạo hữu ấy có bịnh hoạn hành hạ đến thân thể mình, nhưng thời gian là thời gian, việc làm là việc làm, không bao giờ bội ước với công việc của mình đã đề ra.

-        Nếu kiếp trước đã không có nhân duyên với Phật Pháp, thì kiếp nầy khi còn là một Cư Sĩ mà sao có thể đăng đàn giảng pháp cho thính chúng nghe?

-        Rất ưa nghiên cứu về chữ Hán và Nhật ngữ v.v...

Có thể còn nhiều lý do khác nữa, nhưng tôi chỉ xin đơn cử bấy nhiêu việc mà thôi, để biết đâu từ những dữ kiện như vậy, người ta có thể truy tìm về quá khứ của một người. Ngày nay việc nầy không còn mới nữa với Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, họ đã bắt đầu nghiên cứu về những hiện tượng tái sinh nầy một cách rất nghiêm túc và đi đến nhiều kết luận thật là khả quan.

Hòa Thượng Bảo Lạc và tôi vốn xuất thân từ chỗ nông dân, còn Bác Sĩ Minh Quang vốn là dòng dõi danh gia vọng tộc, nhưng biết đâu, chuyện luân hồi sanh tử của chúng sanh lâu nay qua lời Phật dạy đã chứng minh rằng, không có gì là không thể cả. Chỉ vì mắt trần của chúng ta không thấy hết thời gian hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn năm nên không nhớ biết hết được, chỉ có những bậc Thánh mới có thể xác chứng cho chúng ta về việc nầy mà thôi. Bây giờ, dẫu nói thế nào đi chăng nữa thì Đạo hữu Minh Quang cũng đã trở về với Phật rồi, chúng ta cũng không cần minh thị làm gì. Tuy nhiên chúng ta những người còn ở lại nên niệm ân Bác Sĩ Minh Quang, vì chính tự thân nơi Bác Sĩ đã là tấm gương sáng cho gia đình và bằng hữu, những người Hữu Học và Bình Dân cũng đều được đượm nhuần ân pháp vũ của Đức Từ Phụ Thích Ca Như Lai. Chỉ ngần ấy thôi cũng đã minh chứng được rằng: Phép Phật thật là nhiệm mầu rồi.

Bây giờ chùa Hải Đức tại Jacksonville đã vắng bóng hình ảnh của Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức, nhưng vẫn còn lại những giá trị về tâm linh. Bác Sĩ đã hướng dẫn không biết bao nhiêu là bạn đồng nghiệp của mình trở về với ánh sáng chân lý của Đạo Phật, để rồi người chưa tin tưởng nơi Tam Bảo, trở nên tin tưởng hơn; người chưa Quy Y Tam Bảo lại quyết tâm nương tựa vào Tam Bảo; người chưa biết ăn chay niệm Phật, qua lời khuyên của Đạo hữu Minh Quang, nhiều người đã biết lánh dữ làm lành, để từ đó tiến xa hơn nữa là tham gia những khóa tu học dài hạn và ghi tên Thọ Bồ Tát Giới Tại Gia. Đây là những hình ảnh đẹp tuyệt vời mà Bác Sĩ Minh Quang đã để lại cho đời thật là mầu nhiệm và với Phái Đoàn Hoằng Pháp của chúng tôi những kỷ niệm không bao giờ có thể phai nhòa trong tâm tưởng.

Bây giờ Đạo hữu Châu Ngọc thay thế chồng mình để làm Hội Trưởng Hội Phật Giáo tại đây cũng như chăm lo cho Phật sự tại chùa Hải Đức nầy. Thiết nghĩ việc nầy không khó lắm đối với Đạo hữu Châu Ngọc, vì Đạo hữu đã quen phụ tá cho chồng mình trong những năm tháng xa xưa rồi và chúng tôi cũng xin cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát thùy từ gia hộ cho những Phật sự tại Hải Đức luôn được như xưa và Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi vẫn sẽ còn đến Hải Đức, dầu cho tiếng….CƯỜI ….khi hô chụp hình chung với Đạo hữu Minh Quang không còn nữa.

 

Bây giờ là mùa Thu của các xứ Bắc Âu, lá vàng thật đẹp, nhưng cũng để báo hiệu cho một mùa Đông dài sắp đến ngự trị trên những dãi bình nguyên đầy cỏ dại nầy và tuyết sẽ phủ kín lên những cây thông xanh ngút ngàn đây đó, nhằm để chứng minh cho vạn vật biết rằng: Dẫu thế nào đi chăng nữa thì ta vẫn còn đây, vẫn thi gan cùng tuế nguyệt và một niệm vươn lên bao giờ cũng chờ sẵn nơi những cảnh vật và con người khi trong ta còn có lối đi đến cũng như lối  trở về.

 

Mong rằng Đạo hữu Minh Quang sẽ thanh thản nơi cõi Tịnh. Nơi ấy không còn tiếng thị-phi, nhơn-ngã nữa, mà toàn là âm thanh của Thánh Chúng dịu dàng cũng như những Pháp Âm vi diệu của Chư Phật và chư Bồ Tát sẽ giúp Đạo hữu lặng sâu vào cõi Diệt Tận Định, để cho tâm thức của mình luôn gần gũi với những bậc Thánh Nhân mà Đạo hữu đã bao lần mong mỏi, khi còn đang sinh sống nơi cõi hồng trần nầy.

 

Viết xong vào ngày 15 tháng 10 năm 2015 tại chùa Liễu Quán tại Thủ Đô Copenhagen, Đan Mạch nhân chuyến Hoằng Pháp của Phái Đoàn tại đây.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2012(Xem: 5654)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 8187)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 6144)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 5900)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 6449)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 10306)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 5573)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
23/08/2012(Xem: 8224)
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh. Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam. Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ. Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh! Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi: Chí thành đến trước linh tòa, Cung kính dâng lên pháp cúng Kinh diên tán tụng,
04/08/2012(Xem: 7683)
Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo. Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]