Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 586: Phần Tịnh Giới Ba-La-Mật-Đa 03

21/07/201520:44(Xem: 14541)
Quyển 586: Phần Tịnh Giới Ba-La-Mật-Đa 03

Tập 11

 Quyển 586

 Phần Tịnh Giới Ba-La-Mật-Đa 03
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

Thế nào gọi là thiện xảo đối với duyên khởi?

Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhân duyên. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhân duyên đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhân duyên. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhân duyên đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhân duyên xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu vô minh. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu vô minh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu vô minh. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu vô minh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu vô minh xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với duyên khởi.

Thế nào gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ?

Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu thị xứ. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu phi xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu thị xứ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu phi xứ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu thị xứ. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu phi xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu thị xứ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu phi xứ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu thị xứ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu phi xứ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với thị xứ phi xứ.

Như vậy, Bồ-tát đối với các uẩn phải khéo léo tu hành. Do khéo léo nên thuyết pháp cho các hữu tình, giúp họ dứt hẳn các tưởng hữu tình. Bồ-tát khởi tâm thù thắng như vậy là lợi mình và lợi người, tu các trí tuệ vi diệu, tất cả đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát, đầy đủ tịnh giới vô thượng. Nếu các Bồ-tát muốn cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải siêng năng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí. Nếu các Bồ-tát dùng sáu Ba-la-mật-đa này, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, thì các Bồ-tát này do tịnh giới đây nên thù thắng hơn tất cả Thanh văn, Độc giác.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Một Bồ-tát giới mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tất cả hữu tình đều đã thành tựu mười  thiện nghiệp đạo, thì Bồ-tát giới hơn giới kia gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp vô số lần lần.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ mười nghiệp thiện đạo, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ năm thần thông trước, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều an trụ đầy đủ từ, bi, hỷ, xả, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ tùy thuận nhẫn Không, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ thuận nhẫn vô tướng, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ tùy thuận nhẫn vô nguyện, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đầy đủ pháp của bậc đệ bát, bao nhiêu giới đó đối với một giới Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử lại thưa với Xá-lợi Tử:

- Nay tôi muốn hỏi Tôn giả, có bao nhiêu nghĩa thú ở đệ bát địa, xin Tôn giả hứa khả, vì tôi giải thích nghĩa thú này.

Xá-lợi Tử đáp:

- Tùy theo ý của ngài hỏi điều gì, tôi sẽ theo đó mà giải thích.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận sắc uẩn là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa sắc uẩn là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận thọ, tưởng, hành, thức uẩn là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa thọ, tưởng, hành, thức uẩn là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhãn xứ là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhãn xứ là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận sắc xứ là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa sắc xứ là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhãn giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhãn giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận sắc giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa sắc giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhãn thức giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhãn thức giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhãn xúc là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhãn xúc là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận địa giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa địa giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì thân cận thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì xa lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới là có đệ bát địa sao?

Xá-lợi Tử đáp:

- Cụ thọ! Không phải.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Nếu vậy, Tôn giả nói những pháp nào là đệ bát địa? Làm sao để tôi hiểu rõ được cái nghĩa thú của Tôn giả nói mà thọ trì đúng lý?

Xá-lợi Tử đáp:

- Nếu trong tánh bình đẳng của các pháp, dùng trí như thật biết tánh bình đẳng nên chứng tánh bình đẳng. Do trí này nên sự làm đã dứt. Ở trong này tôi không thấy đệ bát địa, cũng lại không thấy biết trí bình đẳng. Trong đây không có ngã, không có ngã sở. Sao lại ở trong đó mà có thể hỏi liên tiếp vậy.

Mãn Từ Tử hỏi:

- Vì sao lời nói trước sau của Tôn giả đều trái ngược vậy. Nghĩa là lời nói trước là tất cả tịnh giới đệ bát địa, đối với một giới Bồ-tát khi mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một. Nay lại nói ta ở trong đó hoàn toàn không thấy có đệ bát địa và trí.

Xá-lợi Tử đáp:

- Lời nói trước của tôi là vì người mới học, không vì người đã nhập tánh bình đẳng. Lời nói trước của tôi là muốn khiến cho hữu tình vào chánh pháp, không vì người đã nhập tánh bình đẳng. Lời nói trước của tôi là vì muốn hữu tình biết Đại thừa, tu hành vượt qua nhị thừa, không thuyết thật tánh bình đẳng của các pháp. Lời nói trước của tôi là muốn hữu tình hiểu rõ như thật về sự thù thắng của Phật thừa, Đại thừa và tịnh giới, cho nên nói như vầy: Giả sử tất cả hữu tình ở thế gian đều thành tựu đệ bát địa, người kia có được tịnh giới nhưng đối với một giới Bồ-tát khi mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một. Chứ không thuyết thật tánh bình đẳng của các pháp, xa lìa ngã và ngã sở. Sao lại trái ngược nhau.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tất cả tịnh giới của Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, và Độc giác đối với một giới Bồ-tát khi mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của các Bồ-tát, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến vô số phần không bằng một.

Cụ thọ nên biết! Có những người muốn làm cho tịnh giới của Thanh văn, Độc giác hơn giới Bồ-tát, là vì muốn làm cho tịnh giới Thanh văn, Độc giác hơn giới Như Lai. Nên biết, người kia muốn tranh đua hơn thua với Như Lai. Ví như có người tranh giành với Vương tử. Nên biết, người kia muốn tranh giành với vua. Như vậy nếu có người muốn làm cho tịnh giới Thanh văn, Độc giác hơn giới Bồ-tát, là vì muốn làm cho tịnh giới của Thanh văn, Độc giác hơn giới Như Lai. Nên biết, người kia muốn tranh giành hơn thua với Như Lai. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì không thể hơn pháp của các Bồ-tát được, cho nên Bồ-tát là chơn pháp vương tử.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví có người không tay, không chân mà lại nói như vầy: “Tôi muốn bơi qua bờ biển bên kia.”

Lời nói kia hư dối không thật, bởi vì tăng thượng mạn nên nói như thế. Như vậy nếu có Thanh văn, Độc giác nói như vầy: “Giới của ta hơn giới Bồ-tát.”

Nên biết, lời nói kia hoàn toàn không thật. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì công đức Bồ-tát ví như biển lớn, người ngu kia thật sự không có tay chân mà lại nói ta bơi qua khỏi biển lớn. Như vậy, có người chỉ đến nhị thừa, thật sự không có công đức thù thắng của Bồ-tát, nhưng lại nói ta thù thắng hơn tịnh giới Bồ-tát. Điều này không thể có. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì tịnh giới Bồ-tát không có ngằn mé.

Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Do nhân duyên gì mà nói tịnh giới Bồ-tát không có ngằn mé?

Xá-lợi Tử đáp:

- Do tịnh giới Bồ-tát giải thoát vô lượng hữu tình phạm giới ác. An lập vô lượng hữu tình giữ giới thanh tịnh.

Mãn Từ Tử lại hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Tôn giả đã nói người phạm giới ác là khái niệm thế nào?

Xá-lợi Tử đáp:

- Chấp ngã, ngã sở và các phiền não khác gọi là phạm giới ác. Nghĩa là nắm giữ tưởng hoặc tưởng ngã, tưởng hữu tình, tưởng sanh mạng, tưởng sự sống, tưởng sự nuôi dưỡng, tưởng sĩ phu, tưởng chúng sanh, tưởng có, tưởng không. Các tưởng như vậy và các phiền não khác là khái niệm về phạm giới ác. Sự hiển lộ tịnh giới Bồ-tát có thể giải thoát vô lượng hữu tình. Như vậy là đã nói phạm giới ác, số lượng không ngằn mé.

Lại nữa, tịnh giới của các Bồ-tát làm an lập vô lượng hữu tình, khiến trụ tịnh giới là Bồ-tát an trụ sự đắc tịnh giới Đại thừa, số lượng không ngằn mé. Thanh văn, Độc giác đều không bằng, thù thắng hơn tịnh giới Thanh văn, Độc giác.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Các Bồ-tát hơn tất cả Thanh văn, Độc giác, nghĩa là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí.

Mãn Từ Tử hỏi Xá-lợi Tử:

- Vì sao tịnh giới hữu lậu của Bồ-tát hơn tịnh giới vô lậu của nhị thừa?

Xá-lợi Tử đáp:

- Vì tịnh giới vô lậu của Thanh văn, Độc giác chỉ cầu tự lợi, hồi hướng Niết-bàn. Tịnh giới Bồ-tát vì độ thoát vô lượng hữu tình, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Thế nên, tịnh giới hữu lậu của Bồ-tát hơn tịnh giới vô lậu của nhị thừa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu tâm các Bồ-tát phát khởi tịnh giới có phân biệt giới hạn khi lợi ích hữu tình, thì sự phát khởi tịnh giới của các Bồ-tát này không hơn được tịnh giới vô lậu của nhị thừa, không gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Nhưng nếu tâm các Bồ-tát không có phân biệt, giới hạn, chỉ vì độ thoát vô lượng hữu tình, cầu đại Bồ-đề nên phát khởi tịnh giới, thì sự phát khởi tịnh giới của Bồ-tát này hơn hẳn tịnh giới vô lậu của nhị thừa, gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như mặt trời mọc phóng ra ánh sáng lớn, làm ánh sáng của lửa đom đóm đều chìm mất. Bồ-tát tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa cũng vậy, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, hơn hẳn tịnh giới của tất cả Thanh văn, Độc giác hồi hướng Niết-bàn.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như mặt trăng xuất hiện chiếu ánh sáng lớn, khiến ánh sáng các ngôi sao đều bị lu mờ. Bồ-tát tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa cũng vậy, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, hơn hẳn tịnh giới của tất cả Thanh văn, Độc giác hồi hướng Niết-bàn.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Khi Bồ-tát nhớ nghĩ về Như Lai, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, do khởi tâm lực tương ưng thù thắng, nên được tịnh giới Ba-la-mật-đa. Bấy giờ, gọi là hành tự hành xứ hơn tất cả Thanh văn, Độc giác.

Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Nếu Bồ-tát không hiện khởi tâm trí nhất thiết, thì khi ấy Bồ-tát gọi là gì?

Xá-lợi Tử đáp:

- Nếu Bồ-tát không hiện khởi tâm trí nhất thiết, thì khi ấy Bồ-tát gọi là tâm vô ký an trụ liên tục. Lúc đó, Bồ-tát này gọi là đầy đủ giới Bồ-tát, đối với giới Bồ-tát chưa gọi là hủy phạm, không gọi là xả bỏ tịnh giới Bồ-tát. Nếu khi Bồ-tát không hiện khởi tâm trí nhất thiết, mà Bồ-tát hồi hướng Thanh văn hoặc Độc giác, thì khi ấy Bồ-tát xả bỏ Bồ-tát địa, mất tự hành xứ. Nếu các Bồ-tát bất kỳ khi nào hồi hướng địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, thì khi ấy các Bồ-tát này đối với Vô thượng thừa gọi là chết. Tuy chẳng phải là chết thật nhưng cũng gọi là chết. Như thầy huyễn thuật hoặc đệ tử, nắm tay một bé nhỏ dẫn lên cầu thang cao, nhà ảo thuật cắt thân thể ra từng phần vứt xuống. Khi đó mọi người đều nói đứa bé kia đã chết, thương xót buồn khóc, sanh khổ não lớn: “Đứa bé này bỗng dưng chết mất, thân thuộc chúng tôi làm sao thấy lại!?” Bồ-tát cũng vậy, bỏ đại Bồ-đề thối lui an trụ địa vị Thanh văn, Độc giác, mất trí nhất thiết nên biết như là chết. Cũng như đứa bé kia tuy không chết nhưng thân thuộc lại tưởng chết.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ý thầy thế nào? Tịnh giới Bồ-tát cùng với tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác có khác nhau không?

Mãn Từ Tử đáp:

- Các giới như vậy, pháp tánh chơn như thật không khác nhau.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Các giới như vậy, pháp tánh, chơn như tuy không khác nhau, nhưng cũng có tướng khác nhau. Tướng khác nhau đó nên nói thế nào?

Mãn Từ Tử đáp:

- Như các Bồ-tát cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Phàm phu, Thanh văn, Độc giác không như vậy. Như vậy tịnh giới của Bồ-tát cùng với các giới kia nói có khác nhau.

Xá-lợi Tử nói:

- Bởi vì tịnh giới của Bồ-tát hơn tịnh giới của các phàm phu, Thanh văn, Độc giác. Nghĩa là giới Bồ-tát hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Giới khác không như vậy, nên nói là khác nhau. Vì sao?  Mãn Từ Tử! Vì tịnh giới Bồ-tát hơn ba ngàn đại thiên thế giới và vô lượng, vô biên hữu tình. Trừ tịnh giới của Phật Thế Tôn, đối với tịnh giới khác là đệ nhất tối thắng. Vì sao? Vì tịnh giới Bồ-tát đưa vô lượng, vô biên hữu tình giải thoát sanh tử và các đường ác. Do nhân duyên này nên tịnh giới Bồ-tát đối với tịnh giới của các phàm phu, Thanh văn, Độc giác là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như núi Tuyết Sơn đầy đủ sự hùng vĩ của ngọn núi. Các núi khác không bằng. Nếu núi nào đầy đủ sự hùng vĩ đều được gọi là núi chúa, nếu không đủ sự hùng vĩ thì không được đặt tên là núi chúa. Tịnh giới của Bồ-tát cũng vậy, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không xa lìa cầu trí nhất thiết trí, gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Tịnh giới của Độc giác, Thanh văn, phàm phu không muốn cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, xa lìa sự cầu trí nhất thiết trí, không gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tịnh giới của các Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác.

Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Do nhân duyên gì mà tịnh giới của chúng Đại Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác?

Xá-lợi Tử đáp:

- Tịnh giới Bồ-tát hơn hẳn là vì lợi lạc tất cả hữu tình, hồi hướng cầu trí nhất thiết trí. Phàm phu, Thanh văn, Độc giác không có như vậy. Cho nên tịnh giới Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác.

Mãn Từ Tử khen ngợi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Lành thay! Lành thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng thật như lời Tôn giả nói. Khen ngợi tịnh giới Bồ-tát như thế, làm cho Bồ-tát càng siêng năng tinh tấn, thọ trì tịnh giới Bồ-tát. Tôn giả nhất định phải nương thần lực của Phật mà nói tịnh giới của các Bồ-tát hơn hẳn tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác.

Lúc bấy giờ, Phật bảo A-nan-đà:

- Thầy nên thọ trì giáo pháp tương ưng với tịnh giới Ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát, đúng như lời diễn thuyết của Xá-lợi Tử và Mãn Từ Tử. Diễn thuyết như vậy chắc chắn không hư dối. Giả sử có người đem núi Diệu Cao bay lên cõi Phạm Thế, rồi gieo xuống dưới, người kia gieo rồi phát lời thành thật chắc chắn:

“Nếu giới Bồ-tát hơn các tịnh giới của phàm phu, Thanh văn, Độc giác thì hãy làm cho núi Diệu Cao trụ ở trong hư không.”

Nói rồi liền trụ chắc chắn không rơi xuống. Vì sao? A-nan-đà! Vì trừ giới của Như Lai ra, chỉ có giới của các Bồ-tát đối với tịnh giới khác hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng.

Khi ấy, Xá-lợi Tử nhờ thần lực của Phật, thấy cách cõi Phật này có một cõi Phật ở phương Đông quá trăm ngàn cõi, trong ấy hiện có Như Lai vì vô lượng trời, người tuyên thuyết chánh pháp.

Bấy giờ, Phật hỏi Xá-lợi Tử:

- Thầy thấy quá trăm ngàn cõi ở phương Đông có một cõi Phật, hiện có Như Lai vì vô lượng chúng thuyết chánh pháp phải không?

Xá-lợi Tử thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con đã thấy, nhưng chưa biết vị Phật ở cõi kia hiệu là gì?

Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:

- Thế giới Phật kia tên là Minh Đăng. Trong ấy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp hiệu là Nguyệt Quang. Vị Phật ấy có một đệ tử Thanh văn tên là Hữu Đảnh, có thần thông đệ nhất, dùng sức thần thông qua lại thế giới khác, dùng tay phải nắm lấy núi Diệu Cao, bay lên cõi Phạm Thế rồi thả xuống. Vị kia vừa thả xuống rồi, phát ra lời thành thật chắc chắn: “Trừ giới của Như Lai ra, chỉ có giới Bồ-tát đối với tịnh giới khác hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng.” Lời nói như thế không có hư dối, làm cho núi này trụ ở giữa hư không. Nói rồi liền thấy trụ lại, không bị rơi xuống.

Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:

- Thầy lại thấy núi Diệu Cao kia trụ giữa hư không chẳng bị rớt xuống phải không?

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con thấy vậy.

Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:

- Núi kia trụ ở hư không là do nương vào tịnh giới của Bồ-tát. Trừ giới của Như Lai ra, phát lời thành thật chắc chắn hơn giới của phàm phu, Thanh văn v.v... Cho nên Ta nói nhất định không hư dối. Đệ tử Thanh văn trong chúng của Phật kia, bằng sức thần thông qua lại thế giới khác, dùng tay phải nắm lấy núi Diệu Cao bay để trên cõi Phạm Thế rồi thả rớt xuống. Thả rồi lại phát ra lời thành thật chắc chắn. Nói rồi núi kia liền trụ giữa hư không, là chứng tỏ lời Ta nói nhất định không hư dối. Khi đệ tử Thanh văn của Như Lai kia nương vào giới Bồ-tát mà phát lời thành thật, chắc chắn làm cho núi kia trở về lại chỗ cũ.

Xá-lợi Tử thấy rồi liền khen ngợi:

- Bạch Thế Tôn! Thật là kỳ lạ. Giới các Bồ-tát phát ra lời thành thật oai lực khó nghĩ, tất cả thế gian không ai sánh bằng.

Xá-lợi Tử liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu có người muốn hơn giới Bồ-tát, nên biết người kia muốn hơn giới Như Lai. Vì sao? Vì trừ giới Như Lai ra không có giới nào hơn giới Bồ-tát. Nếu tu tịnh giới Bồ-tát viên mãn, tức gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Thế nên giới Bồ-tát là thù thắng hơn.

Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Khó có người thối lui tịnh giới phải không?

Xá-lợi Tử đáp:

- Nhất định không có Bồ-tát trụ tâm Bồ-tát rồi lại còn có thối chuyển. Nếu có thối chuyển thì chẳng phải Bồ-tát. Như người bắn tên giỏi, nếu bắn mũi tên không trúng đích, thì nên biết người kia không phải là người bắn tên giỏi. Bồ-tát cũng vậy, nếu không phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, tuy siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng không hồi hướng trí nhất thiết trí thì nên biết, người kia không đầy đủ giới Bồ-tát.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tu các công đức không biết làm thế nào để hồi hướng trí nhất thiết trí, thì nên duyên nơi công đức của Thanh văn, Độc giác nói là sự cầu trí nhất thiết trí. Nên biết, những vị kia, do đó cũng được gọi là đầy đủ giới Bồ-tát. Vì sao? Mãn Từ Tử! Vì vị kia không có phương tiện thiện xảo của Bồ-tát, không hiểu được hồi hướng trí nhất thiết trí, duyên nơi công đức của hàng nhị thừa, cho là sự cầu trí nhất thiết trí. Trong lòng ưa thích không làm tổn hại, nên cũng gọi là đầy đủ giới Bồ-tát. Vậy, trì giới Bồ-tát, do có hồi hướng trí nhất thiết trí nên được gọi là trì giới Bồ-tát, hộ trì tịnh giới Ba-la-mật-đa. Người kia, về sau nếu gặp bạn lành, duyên nơi trí nhất thiết trí, chơn thật hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhất định sẽ chứng đắc trí nhất thiết trí.

 

 

   Quyển thứ 586

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2013(Xem: 5949)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11035)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7622)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9533)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8768)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6631)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7128)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11247)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6952)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 12085)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]