Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 578: Phần Lý Thú Bát-Nhã

21/07/201520:29(Xem: 14187)
Quyển 578: Phần Lý Thú Bát-Nhã

Tập 11

 Quyển 578

 Phần Lý Thú Bát-Nhã

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, đức Bạc-già-phạm khéo hay thành tựu tất cả trí Kim cương trụ trì bình đẳng tánh của Như Lai, các thứ công đức thù thắng hiếm có; đã khéo được tất cả mão báu quán đảnh của Như Lai, vượt khỏi ba cõi; đã khéo được tất cả trí Kim cương biến khắp của Như Lai, đại quán tự tại; đã được viên mãn các pháp quyết định tất cả trí ấn đại diệu của Như Lai; đã khéo viên chứng tất cả ấn tánh bình đẳng rốt ráo Không tịch của Như Lai; đối với các sự nghiệp đã làm, phải làm đều đắc thiện xảo thành tựu viên mãn; đối với tất cả các sự mong cầu của hữu tình đều làm thỏa mãn đầy đủ, tùy theo sự vô tội của họ; khéo an trụ tánh thân ngữ tâm soi khắp rộng lớn, ba đời bình đẳng thường không dứt tận; giống như kim cương, các Như Lai không động không hoại. Đức Bạc-già-phạm trụ trong vương cung của trời Tha hóa tự tại, trên đảnh cõi Dục, chỗ của tất cả Như Lai thường đi dạo, và điện Bảo Tạng được các ngài đồng khen là to lớn xinh đẹp. Điện ấy được tạo thành bằng ngọc Mạc-ni vô giá, xen lẫn các thứ ngọc quý, các màu giao xen phóng ra ánh sáng lớn; chuông ngọc, linh vàng treo giăng mọi chỗ, gió nhẹ thổi động phát ra âm thanh hòa nhã, lọng thêu phướn dệt, phan hoa văn vẽ lất phất qua lại, trang nghiêm nhiều loại tạp sức, chuỗi ngọc anh lạc như trăng đầy nửa tháng… là chỗ mà các Hiền Thánh, Thiên tiên cùng tám mươi ức chúng Đại Bồ-tát ưa thích câu hội. Tất cả đều có đủ môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa, giỏi biện tài vô ngại. Các vị ấy công đức vô lượng, dù trải qua nhiều kiếp tán thán cũng không hết. Tên các ngài là: Đại Bồ-tát Kim Cương Thủ, Đại Bồ-tát Quán Tự Tại, Đại Bồ-tát Hư Không Tạng, Đại Bồ-tát Kim Cương Quyền, Đại Bồ-tát Diệu Cát Tường, Đại Bồ-tát Đại Không Tạng, Đại Bồ-tát Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân, Đại Bồ-tát Tồi Phục Tất Cả Ma Oán. Các bậc thượng thủ như thế có tám trăm vạn chúng Đại Bồ-tát vây quanh trước sau, tuyên thuyết Chánh pháp, văn nghĩa đầu giữa cuối đều khéo hay đẹp, thuần nhất viên mãn thanh bạch phạm hạnh.

Bấy giờ, Thế Tôn vì các Bồ-tát thuyết pháp môn thanh tịnh, tất cả giáo pháp lý thú Bát-nhã sâu xa nhiệm mầu. Pháp môn ấy tức là cú nghĩa (nghĩa lý mỗi câu) Bồ-tát.

Thế nào là cú nghĩa Bồ-tát? Cú nghĩa cực vi diệu lạc thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa rỗng lặng thanh tịnh, dứt hẳn các kiến là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhiệm mầu vui thích thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thanh tịnh, dứt hẳn khát ái là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thanh tịnh, vượt khỏi thai tạng là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa các đức trang nghiêm thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thanh tịnh, ý rất khoái thích là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa được ánh sáng lớn thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thân khéo an vui thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa lời nói khéo an vui thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa ý khéo an vui thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa sắc uẩn Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thọ, tưởng, hành, thức uẩn Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhãn xứ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa sắc xứ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhãn giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa sắc giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhãn thức giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhãn xúc Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa địa giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa thủy, hỏa, phong, không, thức giới Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa khổ thánh đế Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tập, diệt, đạo thánh đế Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa nhân duyên Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa vô minh Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa bố thí Ba-la-mật-đa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa chơn như Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh li sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cõi hư không, cõi chẳng nghĩ bàn Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa bốn tĩnh lự Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa bốn vô lượng, bốn định vô sắc Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa bốn niệm trụ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa giải thoát môn Không Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa giải thoát môn vô tướng, vô nguyện Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tám giải thoát Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa Cực hỷ địa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa Tịnh quán địa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa tất cả môn Đà-la-ni Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tất cả môn Tam-ma-địa Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa năm mắt Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa sáu thần thông Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa mười lực Như Lai Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa ba mươi hai tướng Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tám mươi vẻ đẹp Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa pháp không quên mất Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tánh luôn luôn xả Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa trí nhất thiết Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tất cả hạnh Đại Bồ-tát Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa tất cả pháp phàm phu Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tất cả pháp Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Cú nghĩa tất cả pháp thiện, chẳng thiện Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát. Cú nghĩa tất cả pháp hữu kí, vô kí, pháp hữu lậu, vô lậu, pháp hữu vi, vô vi, pháp thế gian, xuất thế gian Không, tịch tĩnh thanh tịnh là cú nghĩa Bồ-tát.

Vì sao? Vì tự tánh tất cả pháp Không, nên tự tánh xa lìa. Do xa lìa nên tự tánh vắng lặng. Do vắng lặng nên tự tánh thanh tịnh. Do thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thanh tịnh hơn hết. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, phải biết là cú nghĩa Bồ-tát. Các chúng Bồ-tát đều nên tu học.

Phật nói pháp lý thú Bát-nhã thanh tịnh của cú nghĩa Bồ-tát như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn lý thú Bát-nhã thanh tịnh sâu xa mầu nhiệm của tất cả pháp đây mà hết lòng tin thọ, thì cho đến lúc ngồi tòa Bồ-đề vi diệu, tất cả chướng ngại ngăn che đều không thể nhiễm được. Đó là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, dù cho chứa nhóm nhiều cũng chẳng thể nhiễm; tuy đã tạo các ác nghiệp cực trọng nhưng cũng dễ tiêu diệt, chẳng đọa ác thú. Nếu thường thọ trì, ngày ngày đọc tụng, tinh tấn siêng năng không gián đoạn, suy gẫm đúng lý, thì vị ấy ở đời này sanh định đắc tất cả pháp tánh bình đẳng, kim cương đẳng trì, đối với tất cả pháp đều được tự tại, luôn hưởng được tất cả sự an lạc thắng diệu, sẽ trải qua mười sáu đời làm Đại Bồ-tát, nhất định được Như Lai chấp kim cương tánh, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương vào tướng Như Lai soi khắp, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn tất cả Như Lai hiện đẳng giác lí thú sâu xa pháp tánh vắng lặng của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đó là hiện đẳng giác môn tánh Kim cương bình đẳng, vì đại Bồ-đề chắc chắn khó hoại như kim cương vậy. Hiện đẳng giác môn tánh nghĩa bình đẳng, vì nghĩa của đại Bồ-đề là nhất vậy. Hiện đẳng giác môn tánh pháp bình đẳng, vì tự tánh của đại Bồ-đề thanh tịnh vậy. Hiện đẳng giác môn tánh tất cả pháp bình đẳng, vì đại Bồ-đề đối với tất cả pháp không phân biệt vậy.

Phật nói hiện đẳng giác lý thú Bát-nhã, pháp tánh vắng lặng như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu có người nào nghe được bốn thứ lý thú Bát-nhã hiện đẳng giác môn như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, cho đến ngồi tòa Bồ-đề vi diệu, thì dù đã gây tất cả ác nghiệp rất nặng đi nữa cũng vượt qua khỏi tất cả ác thú, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương tướng Thích-ca Mâu-ni Như Lai điều phục tất cả ác pháp, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhiếp thọ tất cả pháp tánh bình đẳng, lý thú sâu xa thù thắng cùng khắp. Nghĩa là tánh tham dục không hý luận, nên tánh sân giận cũng không hý luận. Tánh sân giận không hý luận, nên tánh ngu si cũng không hý luận. Tánh ngu si không hý luận, nên tánh do dự cũng không hý luận. Tánh do dự không hý luận, nên tánh các kiến cũng không hý luận. Tánh các kiến không hý luận, nên tánh kiêu mạn cũng không hý luận. Tánh kiêu mạn không hý luận, nên tánh các triền (ràng buộc) cũng không hý luận. Tánh các triền không hý luận, nên tánh phiền não cấu cũng không hý luận. Tánh phiền não cấu không hý luận, nên tánh các ác nghiệp cũng không hý luận. Tánh các ác nghiệp không hý luận, nên tánh các quả báo cũng không hý luận. Tánh các quả báo không hý luận, nên tánh pháp tạp nhiễm cũng không hý luận. Tánh pháp tạp nhiễm không hý luận, nên tánh pháp thanh tịnh cũng không hý luận. Tánh pháp thanh tịnh không hý luận, nên tánh tất cả pháp cũng không hý luận. Tánh tất cả pháp không hý luận, nên phải biết Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng không hý luận.

Phật nói pháp lý thú Bát-nhã thù thắng cùng khắp, điều phục các ác như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu có người nào nghe được lý thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập; giả sử có sát hại tất cả hữu tình ở trong ba cõi thì cũng chẳng đọa nơi địa ngục, bàng sanh, quỉ giới. Vì họ có thể điều phục được tất cả phiền não và tùy phiền não ác nghiệp v.v…, nên thường sanh vào đường thiện, hưởng sự an lạc thù thắng vi diệu, tu các hạnh Đại Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại đem tướng Như Lai tánh thanh tịnh, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn tất cả pháp tánh bình đẳng quán tự tại diệu trí ấn thậm thâm lý thú thanh tịnh của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là tất cả bản tánh tham dục thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sự giận dữ của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh giận dữ thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sự ngu si của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh ngu si thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sự nghi ngờ của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh nghi ngờ thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho tà kiến của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh tà kiến thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sự kiêu mạn của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh kiêu mạn thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sự ràng buộc của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh ràng buộc thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sự bẩn uế của thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh bẩn uế thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho ác pháp thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh ác pháp thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho sanh tử thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh sanh tử thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho các pháp thế gian thanh tịnh.

Vì bản tánh tất cả pháp thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho hữu tình thế gian thanh tịnh.

Tất cả bản tánh hữu tình thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho tất cả trí thế gian thanh tịnh.

Vì bản tánh tất cả trí thanh tịnh sáng suốt, nên có thể khiến cho Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của thế gian cực thanh tịnh thù thắng.

Phật nói pháp trí ấn bình đẳng lý thú Bát-nhã thanh tịnh như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được lý thú Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì dù ở trong nhóm khách trần phiền não bẩn uế, tất cả tham sân si… vẫn như hoa sen, không bị những khách trần lỗi lầm bẩn uế làm ô nhiễm, thường khéo tu tập thắng hạnh Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai, vị chủ ba cõi thù thắng, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Trí tạng tất cả Như Lai hòa hợp quán đảnh lý thú thậm thâm của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là, nếu đem ngôi Quán đảnh thế gian bố thí, thì sẽ được quả ngôi Pháp vương ba cõi. Nếu đem nghĩa Vô thượng xuất thế gian bố thí, thì sẽ được tất cả sự mong muốn đầy đủ. Nếu đem pháp Vô thượng xuất thế gian bố thí, thì đối với tất cả pháp sẽ được tự tại. Nếu đem tiền tài, vật thực v.v… của thế gian bố thí, thì sẽ được tất cả thân, ngữ, tâm an lạc. Nếu đem các thứ tài pháp v.v… bố thí, thì có thể khiến bố thí Ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Nếu thọ trì các loại cấm giới thanh tịnh, thì sẽ khiến tịnh giới Ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Nếu tu học an nhẫn đối với tất cả các việc, thì sẽ khiến an nhẫn Ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Nếu trong tất cả thời tu tập tinh tấn, thì sẽ khiến tinh tấn Ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Nếu đối với tất cả cảnh, tu hành tĩnh lự, thì sẽ khiến tĩnh lự Ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Nếu đối với tất cả pháp, thường tu diệu tuệ, thì sẽ khiến Bát-nhã ba-la-mật-đa mau được viên mãn.

Phật nói pháp môn Quán đảnh trí tạng lý thú Bát-nhã như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Quán đảnh lý thú trí tạng sâu xa, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì mau được đầy đủ các hạnh Bồ-tát, sớm chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai trí ấn, Như Lai trì pháp môn bí mật tất cả Phật, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa Kim cương lý thú sâu xa tất cả Như Lai trụ trì trí ấn. Nghĩa là nhiếp thọ đầy đủ tất cả Kim cương thân ấn Như Lai, sẽ chứng tất cả pháp thân Như Lai. Hoặc nhiếp thọ đầy đủ tất cả Kim cương ngữ ấn Như Lai, đối với tất cả pháp sẽ được tự tại. Hoặc nhiếp thọ đầy đủ tất cả Kim cương tâm ấn Như Lai, đối với tất cả định sẽ được tự tại. Hoặc nhiếp thọ đầy đủ tất cả Kim cương trí ấn Như Lai, sẽ được thân, ngữ, tâm tối thượng vi diệu, như kim cương không động không hoại.

Phật nói pháp Kim cương Như Lai trí ấn lý thú Bát-nhã như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Kim cương trí ấn lý thú sâu xa như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, tất cả sự nghiệp đều được thành tựu, thường cùng tất cả thắng sự hòa hợp, muốn tu hành tất cả thắng trí, và các thắng phước nghiệp đều mau viên mãn, sẽ được thân, ngữ, tâm tối thắng thanh tịnh, như kim cương chẳng thể phá hoại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương vào tướng Như Lai tất cả pháp không hý luận, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn chữ “Luân”, lý thú sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là tất cả pháp Không, vì không có tự tánh. Tất cả pháp vô tướng, vì lìa các tướng. Tất cả pháp vô nguyện, vì không sở nguyện. Tất cả pháp xa lìa, vì không chỗ dính mắc. Tất cả pháp vắng lặng, vì hoàn toàn vắng lặng. Tất cả pháp vô thường, vì không có tánh thường. Tất cả pháp không vui, vì chẳng đáng vui. Tất cả pháp vô ngã, vì chẳng tự tại. Tất cả pháp bất tịnh, vì lìa tướng sạch. Tất cả pháp bất khả đắc, vì suy tầm tánh ấy chẳng thể được. Tất cả pháp chẳng nghĩ bàn, vì tánh nghĩ bàn không có vậy. Tất cả pháp không có, vì nhiều duyên hòa hợp giả lập vậy. Tất cả pháp không hý luận, vì bản tánh Không, vắng lặng, xa lìa ngôn ngữ lời nói. Tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Phật nói pháp chữ “Luân” lý thú Bát-nhã lìa các hý luận như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn chữ “Luân” lý thú Bát-nhã không hý luận đây, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì đối với tất cả pháp được trí vô ngại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai chuyển nhiếp Như Lai, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Tánh bình đẳng lý thú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vào đại luân rộng lớn.

Nghĩa là vào tánh Kim cương bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả Như Lai.

Vào tánh nghĩa bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả Bồ-tát. Vào tánh pháp bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp.

Vào tánh uẩn bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả uẩn. Vào tánh xứ bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả xứ. Vào tánh giới bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả giới.

Vào tánh đế bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả đế. Vào tánh duyên khởi bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả duyên khởi. Vào tánh báu bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả báu.

Vào tánh ăn bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả sự ăn. Vào tánh thiện pháp bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả thiện pháp.

Vào tánh pháp phi thiện bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp phi thiện.

Vào tánh pháp hữu ký bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp hữu ký. Vào tánh pháp vô ký bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp vô ký.

Vào tánh pháp hữu lậu bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp hữu lậu. Vào tánh pháp vô lậu bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp vô lậu.

Vào tánh pháp hữu vi bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp hữu vi. Vào tánh pháp vô vi bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp vô vi.

Vào tánh pháp thế gian bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp thế gian. Vào tánh pháp xuất thế gian bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp xuất thế gian.

Vào tánh pháp phàm phu bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp phàm phu. Vào tánh pháp Thanh văn bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp Thanh văn. Vào tánh pháp Độc giác bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp Độc giác.

Vào tánh pháp Bồ-tát bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của cả pháp Bồ-tát. Vào tánh pháp Như Lai bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả pháp Như Lai. Vào tánh hữu tình bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả hữu tình. Vào tánh tất cả bình đẳng, có thể nhập được tánh luân của tất cả.

Phật nói tánh bình đẳng lý thú Bát-nhã vào đại luân rộng lớn như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Tánh bình đẳng lý thú sâu xa của tánh luân như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì khéo ngộ được các tánh bình đẳng, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai chơn tịnh khí điền rộng thọ cúng dường, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Vô thượng lý thú sâu xa tất cả sự cúng dường của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Nhiếp hộ chánh pháp, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả Ba-la-mật-đa, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả pháp phần Bồ-đề, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả tổng trì, đẳng trì, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả năm mắt, sáu thần thông, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả tĩnh lự, giải thoát, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả từ bi hỷ xả, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Tu hành tất cả pháp Phật bất cộng, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường.

Quán tất cả pháp hoặc thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc vui, hoặc khổ đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường.

Quán tất cả pháp hoặc Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc có tướng, hoặc không tướng đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc có nguyện, hoặc không nguyện đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc xa lìa, hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc vắng lặng, hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng bày cúng dường.

Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, biên chép, lắng nghe, thọ trì đọc tụng, suy gẫm tu tập, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc tự cúng dường, hoặc chuyển cho người khác, đối với các Như Lai rộng bày cúng dường.

Phật nói pháp môn Vô thượng lý thú sâu xa chơn tịnh cúng dường như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Vô thượng lý thú Bát-nhã cúng dường như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập thì sẽ sớm được viên mãn các hạnh Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai năng khéo điều phục, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Trí tạng lý thú sâu xa nhiếp thọ trí mật điều phục hữu tình của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả hữu tình tức tánh bình đẳng của giận. Tánh điều phục tất cả hữu tình tức tánh điều phục giận. Tánh chơn pháp của tất cả hữu tình tức tánh chơn pháp của giận.

Tánh chơn như của tất cả hữu tình tức tánh chơn như của giận. Tánh pháp giới của tất cả hữu tình tức tánh pháp giới của giận. Tánh ly sanh của tất cả hữu tình tức tánh ly sanh của giận. Tánh thực tế của tất cả hữu tình tức tánh thật tế của giận.

Tánh vốn Không của tất cả hữu tình tức tánh vốn Không của giận. Tánh vô tướng của tất cả hữu tình tức tánh vô tướng của giận. Tánh vô nguyện của tất cả hữu tình tức tánh vô nguyện của giận.

Tánh xa lìa của tất cả hữu tình tức tánh xa lìa của giận. Tánh vắng lặng của tất cả hữu tình tức tánh vắng lặng của giận. Tánh bất khả đắc của tất cả hữu tình tức tánh bất khả đắc của giận. Tánh vô sở hữu của tất cả hữu tình tức tánh vô sở hữu của giận. Tánh khó nghĩ bàn của tất cả hữu tình tức tánh khó nghĩ bàn của giận. Tánh không hý luận của tất cả hữu tình tức tánh không hý luận của giận. Tánh như kim cương của tất cả hữu tình tức tánh như kim cương của giận. Vì sao? Vì tánh chơn điều phục tất cả hữu tình tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng là Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng là trí nhất thiết trí của chư Phật.

Phật nói pháp môn Trí tạng lý thú sâu xa năng khéo điều phục như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ... rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Trí tạng lý thú Bát-nhã điều phục như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, năng tự điều phục được lỗi giận dữ…, cũng năng điều phục tất cả hữu tình thì sẽ thường sanh nẻo thiện, thọ nhiều an lạc vi diệu, oán địch hiện đời đều khởi từ tâm, giỏi khéo tu hành các hạnh Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai pháp tánh bình đẳng năng khéo kiến lập, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn tất cả pháp tánh tối thắng lý thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là tất cả hữu tình tánh bình đẳng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tánh cũng bình đẳng. Tất cả pháp tánh bình đẳng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tánh cũng bình đẳng.

Tất cả hữu tình tánh điều phục, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tánh cũng điều phục. Tất cả pháp tánh điều phục, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tánh cũng điều phục.

Tất cả hữu tình có thật nghĩa, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng có thật nghĩa. Tất cả pháp có thật nghĩa, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng có thật nghĩa.

Tất cả hữu tình tức chơn như, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là chơn như. Tất cả pháp tức chơn như, Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là chơn như.

Tất cả hữu tình tức pháp giới, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là pháp giới. Tất cả pháp tức pháp giới, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là pháp giới.

Tất cả hữu tình tức pháp tánh, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là pháp tánh. Tất cả pháp tức pháp tánh, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là pháp tánh.

Tất cả hữu tình tức thật tế, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là thật tế. Tất cả pháp tức thật tế, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng tức là thật tế.

Tất cả hữu tình vốn Không, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vốn Không. Tất cả pháp vốn Không, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vốn Không.

Tất cả hữu tình vô tướng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vô tướng. Tất cả pháp vô tướng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vô tướng.

Tất cả hữu tình vô nguyện, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vô nguyện. Tất cả pháp vô nguyện, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vô nguyện.

Tất cả hữu tình xa lìa, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng xa lìa. Tất cả pháp xa lìa, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng xa lìa.

Tất cả hữu tình vắng lặng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vắng lặng. Tất cả pháp vắng lặng, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vắng lặng.

Tất cả hữu tình bất khả đắc, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng bất khả đắc. Tất cả pháp bất khả đắc, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng bất khả đắc.

Tất cả hữu tình vô sở hữu, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vô sở hữu. Tất cả pháp vô sở hữu, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng vô sở hữu.

Tất cả hữu tình chẳng thể nghĩ bàn, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng chẳng thể nghĩ bàn. Tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tất cả hữu tình không hý luận, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng không hý luận. Tất cả pháp không hý luận, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng không hý luận.

Tất cả hữu tình không ngằn mé, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng không ngằn mé. Tất cả pháp không ngằn mé, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng không ngằn mé.

Tất cả hữu tình có nghiệp dụng, nên phải biết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng có nghiệp dụng. Tất cả pháp có nghiệp dụng, nên phải biết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng có nghiệp dụng.

Phật nói pháp môn tối thắng lý thú sâu thẳm, tánh bình đẳng của pháp tánh như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn tối thắng lý thú Bát-nhã bình đẳng như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì thông suốt được pháp tánh bình đẳng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với các hữu tình tâm không trở ngại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tất cả tướng Như Lai trụ trì tạng pháp, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Thắng tạng lý thú sâu xa tất cả hữu tình trụ trì đầy khắp của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là tất cả hữu tình đều là Như Lai tạng, vì tự thể của Bồ-tát Phổ Hiền biến khắp vậy.

Tất cả hữu tình đều là Kim cương tạng, vì được Kim cương rưới thắm. Tất cả hữu tình đều là Chánh pháp tạng, vì tất cả đều chuyển theo chánh ngữ. Tất cả hữu tình đều là Diệu nghiệp tạng, vì tất cả sự nghiệp nương vào gia hạnh.

Phật nói pháp môn Thắng tạng lý thú sâu xa hữu tình trụ trì như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Thắng tạng lý thú Bát-nhã đầy khắp như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì sẽ thông suốt được pháp tánh thắng tạng, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tướng Như Lai rốt ráo pháp không ngằn mé, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn Kim cương pháp nghĩa bình đẳng trụ trì rốt ráo của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa vô biên, nên tất cả Như Lai cũng vô biên. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa không ngằn mé, nên tất cả Như Lai cũng không ngằn mé. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa một vị, nên tất cả pháp cũng một vị. Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa rốt ráo, nên tất cả pháp cũng rốt ráo.

Phật nói pháp môn Kim cương lý thú rốt ráo không ngằn mé như thế, rồi bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu có người nào nghe được pháp môn Kim cương lý thú Bát-nhã rốt ráo như thế, mà tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thì các pháp chướng đều tiêu trừ, nhất định được tánh Như Lai chấp kim cương, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nương vào tướng Như Lai soi khắp, vì các Bồ-tát tuyên thuyết pháp môn trước giữa sau đều tối thắng đệ nhất, lí thú sâu xa vô thượng, được tánh pháp bí mật của tất cả Như Lai và tánh không hý luận của tất cả pháp, tánh pháp Kim cương đại lạc, Kim cương bất không thần chú của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghĩa là thành tựu tối thắng các sự ưa muốn lớn..., khiến cho Đại Bồ-tát thành tựu tối thắng sự vui lớn; thành tựu tối thắng sự vui lớn, khiến cho Đại Bồ-tát thành tựu tối thắng tất cả đại giác của Như Lai; thành tựu tối thắng tất cả đại giác của Như Lai, khiến Đại Bồ-tát thành tựu tối thắng sự hàng phục tất cả đại ma; thành tựu tối thắng sự hàng phục tất cả đại ma, khiến Đại Bồ-tát thành tựu tối thắng sự tự tại khắp cả ba cõi; thành tựu tối thắng sự tự tại khắp cả ba cõi, khiến Đại Bồ-tát thành tựu tối thắng rốt ráo vui lớn, cứu vớt cõi hữu tình không thiếu sót, làm cho tất cả hữu tình lợi ích an lạc, thành tựu sự vui lớn rốt ráo.

Vì sao? Vì cho đến trụ trong dòng sanh tử lưu chuyển, người có thắng trí ngang đây thường đem pháp Vô đẳng làm lợi ích hữu tình, chẳng vào tịch diệt. Lại dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo thành lập thắng trí, thành tựu tất cả sự nghiệp thanh tịnh, khiến các cõi đều được thanh tịnh. Lại đem tham v.v… điều phục thế gian, trong tất cả thời, cho đến các cõi đều khiến cho thanh tịnh, tự nhiên điều phục. Lại như hoa sen hình sắc sáng sạch thanh khiết, chẳng bị các vật uế làm dơ bẩn. Như vậy, tham v.v… lợi ích thế gian, trụ khắp cõi tội lỗi thường chẳng làm nhiễm được. Lại tham lớn v.v… có thể được vui lớn, tài lớn thanh tịnh, tự tại trong ba cõi, thường làm lợi ích hữu tình một cách kiên cố.

Bấy giờ, Như Lai liền nói Thần chú:

1.  Nạp mộ bạc già phiệt đế.

2.  Bát lạt nhưỡng ba la nhĩ đa duệ. 

3.  Bạc để phiệt thát la duệ.

4.  Yểm bả lý nhĩ đa lũ noa duệ.

5. Tác phược đát tha yết đa bả lý bố thị đa duệ.

6. Tác phược đát tha yết đa nô nhưỡng đa nô nhưỡng đa bật nhưỡng đa duệ.

7. Đát điệc tha.

8. Bát lạt nhệ bát lạt nhệ.

9. Mạt ha bát lạt nhệ.

10. Bát lạt nhưỡng bà ta yết lệ.

11. Bát lạt nhưỡng lộ ca yết lệ.

12. Án đà ca la tỳ đàm mạt nê.

13. Tất đệ.

14. Tô tất đệ.

15. Tất điện đô mạn bạc già phiệt để.

16. Tát phòng già tôn đạt lệ.

17.  Bạc để phiệt thát lệ.

18.  Bát lạt ta lý đa hát tất đế.

19. Tham ma thấp phược yết ta lệ.

20. Bột đà bột đà.

21. Tất đà tất đà.

22. Kiếm ba kiếm ba.

23. Chiết la chiết la.

24. Át la phược át la phược.

25. A yết xa a yết xa.

26. Bạc già phiệt để.

27. Mạ tỳ lạm bà.

28. Sa ha.

Ba đời chư Phật đều tuyên thuyết, hộ niệm Thần chú này. Người nào hay thọ trì thì diệt được tất cả chướng, thành tựu tất cả tùy theo tâm nguyện, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Như Lai lại nói Thần chú:

1. Nạp mộ bạc già phiệt đế.

2. Bát lạt nhưỡng ba la nhĩ đa du.

3. Đát điệt tha.

4. Mâu ni đạt kế.

5. Tăng yết lạc ha đạt kế

6. Át nô yết lạc ha đạt kế

7. Tỳ mục để đạt kế.

8. Tát đà nô yết lạc ha đạt kế.

9. Phệ thất lạc mạt noa đạt kế.

10. Tham mạn đa nô bả lý phiệt lạt đát na        

      đạt kế.

11. Lũ noa tăng yết lạc ha đạt kế.

12. Tát phược ca la bả lý ba lạt na đạt kế.

13. Sa ha.   

Thần chú như thế là mẹ của chư Phật. Người nào hay thọ trì thì diệt được tất cả tội, thường thấy chư Phật, được trí túc trụ, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế Tôn lại nói Thần chú:

1. Nạp mộ bạt già phiệt đế.

2. Bát lạt nhưỡng ba la nhĩ đa du.

3. Đát điệt tha.

4. Thất lệ duệ.

5. Thất lệ duệ.

6. Thất lệ duệ.

7. Thất lệ duệ tế.

8.  Sa ha.

Thần chú như thế đủ đại uy lực, người nào hay thọ trì thì tiêu trừ được nghiệp chướng, đã nghe Chánh pháp nhớ mãi chẳng quên, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thế Tôn nói Thần chú ấy rồi, bảo Bồ-tát Kim Cương Thủ… rằng:

- Nếu các hữu tình vào mỗi buổi sáng sớm, chí tâm đọc tụng pháp môn tối thắng lý thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, không gián đoạn, thì đều tiêu diệt được các ác nghiệp chướng, những niềm hỷ lạc thù thắng thường hiện tiền. Nếu thọ trì Thần chú Đại lạc kim cương bất không này thì hiện thân tất được thành tựu rốt ráo viên mãn tất cả Như Lai kim cương bí mật tối thắng, chẳng lâu sẽ được Đại chấp kim cương và tánh Như Lai.

Nếu loài hữu tình chưa ở nhiều chỗ Phật trồng các căn lành, lâu phát đại nguyện, thì đối với pháp môn tối thắng lý thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa đây chẳng thể lắng nghe, biên chép đọc tụng, cúng dường cung kính, suy gẫm tu tập. Nếu ở nhiều chỗ Phật trồng các căn lành, mà lâu phát đại nguyện, thì đối với pháp môn tối thắng lý thú sâu xa đây, chỉ nghe được một câu một chữ, huống nữa là đọc tụng thọ trì đầy đủ.

Nếu hữu tình nào cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi tám mươi hằng hà sa triệu ức Phật, thì mới nghe được đầy đủ lý thú sâu xa cuả Bát-nhã ba-la-mật-đa đây.

Nếu địa phương nào lưu hành kinh này, thì tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… đều cúng dường như Bảo tháp Phật. Hoặc có ai để kinh này trên thân hoặc tay, thì các trời, người đều lễ kính.

Nếu loài hữu tình nào thọ trì kinh này nhiều ức kiếp, thì được trí túc trụ, thường siêng tinh tấn tu các thiện pháp, ác ma ngoại đạo chẳng thể gây đại nạn được, vì bốn Đại thiên vương và các Thiên chúng thường theo bảo hộ bên cạnh, không bao giờ chết oan, đoản mạng, hay gặp hoạn nạn. Chư Phật, Bồ-tát thường chung hộ trì, khiến mọi lúc tăng thiện bớt ác, theo nguyện vãng sanh về cõi chư Phật, cho đến khi thành tựu Bồ-đề, chẳng đọa ác thú. Các loài hữu tình thọ trì kinh này chắc chắn được vô biên công đức thắng lợi, Ta nay lược nói phần ít như thế.

Khi đức Bạc-già-phạm thuyết kinh đây rồi, các Đại Bồ-tát như Bồ-tát Kim Cương Thủ v.v… và các Thiên chúng nghe Phật dạy đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.

 

      Quyển thứ 578
        Hết

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2022(Xem: 3832)
Hòa thượng Thích Liễu Minh, tên thật là Lê Văn Hiến, Pháp danh Thị Huyền, Pháp tự Liễu Minh, hiệu Trí Hải, sinh ngày 7/3/1934 (nhằm ngày 3/2 năm Giáp Tuất), tại thôn An Hòa, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (tức tỉnh Bình Định ngày nay).
24/08/2022(Xem: 2847)
Hòa thượng thế danh Nguyễn Ngọc Khiết, Pháp danh Nguyên Quang, Pháp tự Thích Tín Đạo, bút hiệu Ngân Thanh; thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 44. Hòa thượng sinh năm Bính Tuất (1946) người làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ngọc Chút pháp danh Nguyên Đại, thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Mài pháp danh Nguyên Khiết. Thầy sinh ra trong một gia đình mộ đạo và là em út của 5 chị anh. Trong đó có vị vừa là bào huynh vừa là pháp huynh là Hòa thượng Thích Lưu Thanh.
17/08/2022(Xem: 4105)
Thành kính cáo bạch Đức Trưởng lão Hòa thượng thượng THANH hạ HUYỀN Thành viên Hội đồng Tăng-già Bản thệ, Ân sư GĐPT Việt Nam Nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên GHPGVNTN Nguyên Chánh Thư ký Hội đồng Tăng-già Bản thệ Nguyên Trưởng ban Ban thường trực Hội đồng Giáo giới GĐPT Việt Nam thuận thế vô thường thị tịch vào lúc 05h00 ngày 16 tháng 08 năm 2022 (nhằm ngày 19 tháng 07 năm Nhâm dần). Trụ thế : 78 năm, 57 giới lạp. Tang lễ Đức Trưởng lão Hòa thượng được cung kính cử hành tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 đường Lê Quang Định, phường 01, quận Gò Vấp. Lễ cung thỉnh báo thân nhập kim quan: vào lúc 18h00 ngày 16 tháng 08 năm 2022 (nhằm ngày 19 tháng 07 năm Nhâm dần). Lễ phụng tống kim quan trà tỳ: vào lúc 06h00 ngày 21 tháng 08 năm 2022 (nhằm ngày 24 tháng 07 năm Nhâm dần).
13/08/2022(Xem: 3646)
Nguyên trinh lồng lộng bóng trăng Lăng Già Cao vời Bát nhã thuyền qua lặng lờ Mãn vui cõi tạm đợi chờ Chân Như Giác tìm phương tiện đến nơi Bồ Đề Huyền đạo hướng về Phật tổ tông Pháp thế học văn thông tinh tế Không hữu cùng một thể lý đồng Thiền sư Mãn Giác không huyền không.
11/08/2022(Xem: 4886)
Chiều ngày 12-7- Nhâm Dần (9-8-2022), tại chùa Minh Châu, tổ dân phố Thanh Châu, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa và môn đồ pháp quyến trang nghiêm thỉnh nhục thân Ni trưởng Thích nữ Minh Châu, Chứng minh Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Khánh Hòa nhập kim quan. Quang lâm chứng minh có Hòa thượng Thích Trừng Giác, Chứng minh Ban trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, viện chủ chùa Phổ Hóa; Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, Trưởng ban Tổ chức lễ tang; Ni trưởng Thích nữ Thông Thuận, Chứng minh Phân ban Ni giới; Ni trưởng Thích nữ Diệu Vân, Trưởng phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cùng chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử tham dự cầu nguyện.
02/08/2022(Xem: 3241)
Giáo sư Jonathan C. Gold dạy về các bộ môn tôn giáo Ấn Độ và Tây Tạng, và nghiên cứu của ông tập trung vào các truyền thống tri thức Phật Giáo Phạn và Tạng ngữ đặc biệt các lý thuyết về sự giải thích, chuyển dịch, và học tập. Cuốn sách gần đây của ông, “Paving the Great Way: Vasubandhu’s Unifying Buddhist Philosophy” [Xây Đường Lớn: Triết Lý Phật Giáo Nhất Quán Của Ngài Thế Thân]
27/07/2022(Xem: 2765)
Thiếu thời mộ Phật kết thiền âm Nương chốn già lam thoát khỏi trần Học đạo tinh cần dương chánh pháp Tu tâm dõng mãnh độ mê thần Kế thừa ấn tổ xây bờ thiện Dắt dẫn môn sinh hướng cõi chân Giới thể tinh nghiêm đèn tuệ sáng Hương thơm đức hạnh toả xa gần
20/07/2022(Xem: 6752)
Cáo Phó Lễ Tang: Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ, vừa viên tịch
09/07/2022(Xem: 4313)
Do duyên lành đưa đẩy tôi mới quyết định xuống Chùa Tổ Viên Giác tại Hannover để dự lễ Khánh Tuế lần thứ 73 của Sư Ông Viên Giác vào ngày 28 tháng 6 năm 2022, mặc dù tôi chẳng được mời! Nhưng dù sao tôi cũng là đệ tử của Sư Ông, nhớ ngày sinh nhật của Sư Phụ đến chúc thọ cũng phải đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]