Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 385: Phẩm Các Pháp Bình Đẳng 03

15/07/201520:37(Xem: 15519)
Quyển 385: Phẩm Các Pháp Bình Đẳng 03

Tập 07

Quyển 385

Phẩm Các Pháp Bình Đẳng 03

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

 

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết bố thí Ba-la-mật-đa không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết tịnh giới cho đến trí Ba-la-mật-đa không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bố thí cho đến trí Ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, biết như thật bậc Cực hỷ không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết bốn niệm trụ không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết bốn tịnh lự không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết bốn vô lượng, bốn định vô sắc không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết tám giải thoát không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết tám thắng xứ, chín thứ đệ, mười biến xứ không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ, mười biến xứ.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết tất cả pháp môn Đà-la-ni không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết tất cả pháp môn Tam-ma-địa không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết năm loại mắt không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết sáu phép thần thông không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết mười lực Như Lai không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết đại từ không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết đại bi, đại hỷ, đại xả không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết pháp không quên mất không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết tánh luôn luôn xả không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết trí nhất thiết không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật biết nghiêm tịnh cõi Phật không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập; như thật biết thành thục hữu tình không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học vô lượng, vô biên các Phật pháp khác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, biết như thật vô lượng, vô biên các Phật pháp khác không tăng, không giảm, không nhiễm, không tịnh, không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được mà có thể tu tập, thì này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể học vô lượng, vô biên các Phật pháp khác.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật rõ biết năm pháp uẩn v.v... triển chuyển sai biệt thì có phải dùng sắc uẩn phá hoại pháp giới; cũng dùng thọ, tưởng, hành, thức uẩn phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng nhãn xứ phá hoại pháp giới; cũng dùng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng sắc xứ phá hoại pháp giới; cũng dùng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng nhãn giới phá hoại pháp giới; cũng dùng sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng nhĩ giới phá hoại pháp giới; cũng dùng thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng tỷ giới phá hoại pháp giới; cũng dùng hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng thiệt giới phá hoại pháp giới; cũng dùng vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng thân giới phá hoại pháp giới; cũng dùng xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng ý giới phá hoại pháp giới; cũng dùng pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng địa giới phá hoại pháp giới; cũng dùng thủy, hỏa, phong, không, thức giới phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng Thánh đế khổ phá hoại pháp giới; cũng dùng Thánh đế tập, diệt, đạo phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng nhân duyên phá hoại pháp giới; cũng dùng đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng các pháp từ các duyên sanh ra phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng vô minh phá hoại pháp giới; cũng dùng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng pháp không nội phá hoại pháp giới; cũng dùng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng chơn như phá hoại pháp giới; cũng dùng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng bố thí Ba-la-mật-đa phá hoại pháp giới; cũng dùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng bậc Cực hỷ phá hoại pháp giới; cũng dùng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng bốn niệm trụ phá hoại pháp giới; cũng dùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng bốn tịnh lự phá hoại pháp giới; cũng dùng bốn vô lượng, bốn định vô sắc phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng tám giải thoát phá hoại pháp giới; cũng dùng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni phá hoại pháp giới; cũng dùng tất cả pháp môn Tam-ma-địa phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng pháp môn giải thoát không phá hoại pháp giới; cũng dùng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng năm loại mắt phá hoại pháp giới; cũng dùng sáu phép thần thông phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng mười lực Như Lai phá hoại pháp giới; cũng dùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng đại từ phá hoại pháp giới; cũng dùng đại bi, đại hỷ, đại xả phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng pháp không quên mất phá hoại pháp giới; cũng dùng tánh luôn luôn xả phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng trí nhất thiết phá hoại pháp giới; cũng dùng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng nghiêm tịnh cõi Phật phá hoại pháp giới; cũng dùng thành thục hữu tình phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác. Có phải dùng vô lượng, vô biên các Phật pháp khác phá hoại pháp giới chăng? Vì sao? Vì pháp giới không hai, không sai khác.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu lìa pháp giới mà có pháp khác có thể nắm bắt được, có thể nói được, thì pháp ấy có thể phá hoại pháp giới, nhưng lìa pháp giới thì không có pháp có thể nắm bắt được, nên không có pháp nào khác có thể phá hoại pháp giới. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn biết lìa pháp giới không có pháp có thể nắm bắt được. Vì đã biết không có pháp lìa pháp giới, cũng chẳng vì người khác phô bày tuyên thuyết, cho nên pháp giới không có pháp nào có thể phá hoại được.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên học pháp giới không hai, không sai khác là tướng chẳng thể phá hoại.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát muốn học pháp giới thì nên học cái gì?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn học pháp giới thì nên học tất cả pháp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều nhập pháp giới.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Ngài nói tất cả pháp đều nhập pháp giới?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như Lai dù có ra đời, hoặc chẳng ra đời, các pháp vẫn như vậy, đều nhập pháp giới, không có tướng sai biệt, chẳng do Phật nói. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp thiện hoặc pháp phi thiện, hoặc pháp hữu ký, hoặc pháp vô ký, hoặc pháp hữu lậu, hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp thế gian, hoặc pháp xuất thế gian, hoặc pháp hữu vi, hoặc pháp vô vi, đều nhập pháp giới tánh không, vô tướng, vô vi. Cho nên, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn học pháp giới, nên học tất cả pháp. Nếu học tất cả pháp tức là học pháp giới.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều nhập pháp giới, không hai, không khác, thì tại sao Đại Bồ-tát phải học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sơ thiền, cũng học đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền? Tại sao Đại Bồ-tát phải học từ vô lượng, cũng học bi, hỷ, xả vô lượng? Tại sao Đại Bồ-tát phải học định Không vô biên xứ, cũng học định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ? Tại sao Đại Bồ-tát phải học bốn niệm trụ, cũng học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Tại sao Đại Bồ-tát phải học pháp môn giải thóat không, cũng học pháp môn giải thóat vô tướng, vô nguyện? Tại sao Đại Bồ-tát phải học tám giải thóat, cũng học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Tại sao Đại Bồ-tát phải học tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng học tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Tại sao Đại Bồ-tát phải học pháp không nội, cũng phải học pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh? Tại sao Đại Bồ-tát phải học chơn như, cũng học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Tại sao Đại Bồ-tát phải học Thánh đế khổ, cũng học Thánh đế tập, diệt, đạo? Tại sao Đại Bồ-tát phải học năm loại mắt, cũng học sáu phép thần thông? Tại sao Đại Bồ-tát phải học mười lực Phật, cũng học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng? Tại sao Đại Bồ-tát phải học đại từ, cũng học đại bi, đại hỷ, đại xả? Tại sao Đại Bồ-tát phải học pháp không quên mất, cũng học tánh luôn luôn xả? Tại sao Đại Bồ-tát phải học trí nhất thiết, cũng học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Tại sao Đại Bồ-tát phải học viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, cũng học viên mãn tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sanh vào dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn trưởng giả, dòng dõi lớn cư sĩ? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sanh vào chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sanh vào cõi trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sanh vào cõi trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sanh vào cõi trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sanh vào cõi trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả? Tại sao Đại Bồ-tát phải học pháp sanh vào cõi trời Vô tưởng hữu tình nhưng chẳng thích sanh nơi ấy? Tại sao Đại Bồ-tát phải học pháp sanh vào cõi trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh nhưng chẳng thích sanh vào đó? Tại sao Đại Bồ-tát phải học pháp sanh vào cõi trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhưng chẳng thích sanh vào đó? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sơ phát tâm Bồ-đề, cũng phải học đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục, đệ thất, đệ bát, đệ cửu, đệ thập phát tâm Bồ-đề? Tại sao Đại Bồ-tát phải học sơ địa Bồ-tát, cũng học đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục, đệ thất, đệ bát, đệ cửu, đệ thập địa Bồ-tát? Tại sao Đại Bồ-tát phải học bậc Thanh văn nhưng chẳng tác chứng, cũng phải học bậc Độc giác nhưng chẳng tác chứng? Tại sao Đại Bồ-tát phải học Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, cũng phải học thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Tại sao Đại Bồ-tát phải học biện tài Đà-la-ni vô ngại, cũng học đạo Bồ-tát, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật? Học như thế rồi, đắc trí nhất thiết trí, biết tất cả pháp, tất cả chủng tưởng.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong pháp giới có các thứ phân biệt như thế.

Bạch Thế Tôn! Sẽ không có Bồ-tát do sự phân biệt này mà hành điên đảo, trong cái không hý luận, khởi các hý luận. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì trong chơn pháp giới hoàn toàn không có việc phân biệt hý luận.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải sắc, cũng chẳng lìa sắc; pháp giới chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức. Pháp giới tức là sắc, sắc tức là pháp giới; pháp giới tức là thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn xứ, cũng chẳng lìa nhãn xứ; pháp giới chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Pháp giới tức là nhãn xứ, nhãn xứ tức là pháp giới; pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải sắc xứ, cũng chẳng lìa sắc xứ; pháp giới chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Pháp giới tức là sắc xứ, sắc xứ tức là pháp giới; pháp giới tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn giới, cũng chẳng lìa nhãn giới; pháp giới chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Pháp giới tức là nhãn giới, nhãn giới tức là pháp giới; pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải sắc giới, cũng chẳng lìa sắc giới; pháp giới chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Pháp giới tức là sắc giới; sắc giới tức là pháp giới; pháp giới tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn thức giới, cũng chẳng lìa nhãn thức giới; pháp giới chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Pháp giới tức là nhãn thức giới; nhãn thức giới tức là pháp giới; pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn xúc, cũng chẳng lìa nhãn xúc; pháp giới chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Pháp giới tức là nhãn xúc; nhãn xúc tức là pháp giới; pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; pháp giới chẳng phải các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Pháp giới tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là pháp giới; pháp giới tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải địa giới, cũng chẳng lìa địa giới; pháp giới chẳng phải thủy, hỏa, phong, không, thức giới,cũng chẳng lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Pháp giới tức là địa giới, địa giới tức là pháp giới; pháp giới tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhân duyên, cũng chẳng lìa nhân duyên; pháp giới chẳng phải đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, cũng chẳng lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Pháp giới tức là nhân duyên, nhân duyên tức là pháp giới; pháp giới tức là đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải các pháp từ duyên sanh ra, cũng chẳng lìa các pháp từ duyên sanh ra. Pháp giới tức là các pháp từ duyên sanh ra; các pháp từ duyên sanh ra tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải vô minh, cũng chẳng lìa vô minh; pháp giới chẳng phải hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Pháp giới tức là vô minh, vô minh tức là pháp giới; pháp giới tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa; pháp giới chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lìa tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Pháp giới tức là bố thí Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa tức là pháp giới; pháp giới tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bốn tịnh lự, cũng chẳng lìa bốn tịnh lự; pháp giới chẳng phải bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Pháp giới tức là bốn tịnh lự, bốn tịnh lự tức là pháp giới; pháp giới tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc; bốn vô lượng, bốn định vô sắc tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bốn niệm trụ, cũng chẳng lìa bốn niệm trụ; pháp giới chẳng phải bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Pháp giới tức là bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tức là pháp giới; pháp giới tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lìa pháp môn giải thoát không; pháp giới chẳng phải pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Pháp giới tức là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát không tức là pháp giới; pháp giới tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp không nội, cũng chẳng lìa pháp không nội; pháp giới chẳng phải pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng chẳng lìa pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Pháp giới tức là pháp không nội, pháp không nội tức là pháp giới; pháp giới tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải Thánh đế khổ, cũng chẳng lìa Thánh đế khổ; pháp giới chẳng phải Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lìa Thánh đế tập, diệt, đạo. Pháp giới tức là Thánh đế khổ, Thánh đế khổ tức là pháp giới; pháp giới tức là Thánh đế tập, diệt, đạo; Thánh đế tập, diệt, đạo tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải tám giải thoát, cũng chẳng lìa tám giải thoát; pháp giới chẳng phải tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Pháp giới tức là tám giải thoát, tám giải thoát tức là pháp giới; pháp giới tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni; pháp giới chẳng phải tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Pháp giới tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Đà-la-ni tức là pháp giới; pháp giới tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa; tất cả pháp môn Tam-ma-địa tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bậc Cực hỷ, cũng chẳng lìa bậc Cực hỷ; pháp giới chẳng phải bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lìa bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân. Pháp giới tức là bậc Cực hỷ, bậc Cực hỷ tức là pháp giới; pháp giới tức là bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân; bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải năm loại mắt, cũng chẳng lìa năm loại mắt; pháp giới chẳng phải sáu phép thần thông, cũng chẳng lìa sáu phép thần thông. Pháp giới tức là năm loại mắt, năm loại mắt tức là pháp giới; pháp giới tức là sáu phép thần thông; sáu phép thần thông tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải mười lực Phật, cũng chẳng lìa mười lực Phật; pháp giới chẳng phải bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp giới tức là mười lực Phật, mười lực Phật tức là pháp giới; pháp giới tức là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải đại từ, cũng chẳng lìa đại từ; pháp giới chẳng phải đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng chẳng lìa đại bi, đại hỷ, đại xả. Pháp giới tức là đại từ, đại từ tức là pháp giới; pháp giới tức là đại bi, đại hỷ, đại xả; đại bi, đại hỷ, đại xả tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp không quên mất, cũng chẳng lìa pháp không quên mất; pháp giới chẳng phải tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lìa tánh luôn luôn xả. Pháp giới tức là pháp không quên mất, pháp không quên mất tức là pháp giới; pháp giới tức là tánh luôn luôn xả, tánh luôn luôn xả tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải trí nhất thiết, cũng chẳng lìa trí nhất thiết; pháp giới chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Pháp giới tức là trí nhất thiết, trí nhất thiết tức là pháp giới; pháp giới tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải ba mươi hai tướng đại sĩ, cũng chẳng lìa ba mươi hai tướng đại sĩ; pháp giới chẳng phải tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, cũng chẳng lìa tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc. Pháp giới tức là ba mươi hai tướng đại sĩ, ba mươi hai tướng đại sĩ tức là pháp giới; pháp giới tức là tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải quả Dự lưu, cũng chẳng lìa quả Dự lưu; pháp giới chẳng phải quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, cũng chẳng lìa quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác. Pháp giới tức là quả Dự lưu, quả Dự lưu tức là pháp giới; pháp giới tức là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng chẳng lìa tất cả hạnh Đại Bồ-tát; pháp giới chẳng phải quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng lìa quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Pháp giới tức là tất cả hạnh Đại Bồ-tát, tất cả hạnh Đại Bồ-tát tức là pháp giới; pháp giới tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp thế gian, cũng chẳng lìa pháp thế gian; pháp giới chẳng phải pháp xuất thế, cũng chẳng lìa pháp xuất thế. Pháp giới tức là pháp thế gian, pháp thế gian tức là pháp giới; pháp giới tức là pháp xuất thế, pháp xuất thế tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp hữu lậu, cũng chẳng lìa pháp hữu lậu; pháp giới chẳng phải pháp vô lậu, cũng chẳng lìa pháp vô lậu. Pháp giới tức là pháp hữu lậu, pháp hữu lậu tức là pháp giới, pháp giới tức là pháp vô lậu, pháp vô lậu tức là pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp hữu vi, cũng chẳng lìa pháp hữu vi; pháp giới chẳng phải pháp vô vi, cũng chẳng lìa pháp vô vi. Pháp giới tức là pháp hữu vi, pháp hữu vi tức là pháp giới; pháp giới tức là pháp vô vi, pháp vô vi tức là pháp giới.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Trong chơn pháp giới không có tất cả các thứ phân biệt hý luận.

Này Thiện Hiện! Sắc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa sắc riêng có pháp giới; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức riêng có pháp giới. Sắc tức là pháp giới, pháp giới tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là pháp giới, pháp giới tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn xứ riêng có pháp giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ riêng có pháp giới. Nhãn xứ tức là pháp giới, pháp giới tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là pháp giới; pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa sắc xứ riêng có pháp giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ riêng có pháp giới. Sắc xứ tức là pháp giới, pháp giới tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là pháp giới; pháp giới tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn giới riêng có pháp giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới riêng có pháp giới. Nhãn giới tức là pháp giới, pháp giới tức là nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tức là pháp giới; pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Này Thiện Hiện! Sắc giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa sắc giới riêng có pháp giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới riêng có pháp giới. Sắc giới tức là pháp giới, pháp giới tức là sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là pháp giới; pháp giới tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn thức giới riêng có pháp giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới riêng có pháp giới. Nhãn thức giới tức là pháp giới, pháp giới tức là nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tức là pháp giới, pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Này Thiện Hiện! Nhãn xúc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn xúc riêng có pháp giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc riêng có pháp giới. Nhãn xúc tức là pháp giới, pháp giới tức là nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tức là pháp giới, pháp giới tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra riêng có pháp giới; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra riêng có pháp giới, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là pháp giới, pháp giới tức là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tức là pháp giới, pháp giới tức là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa địa giới riêng có pháp giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới riêng có pháp giới. Địa giới tức là pháp giới, pháp giới tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là pháp giới, pháp giới tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện! Nhân duyên chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhân duyên riêng có pháp giới; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên riêng có pháp giới. Nhân duyên tức là pháp giới, pháp giới tức là nhân duyên; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên tức là pháp giới, pháp giới tức là đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.

Này Thiện Hiện! Các pháp từ duyên sanh ra chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa các pháp từ duyên sanh ra riêng có pháp giới, các pháp từ duyên sanh ra tức là pháp giới, pháp giới tức là các pháp từ duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa vô minh riêng có pháp giới; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa hành cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não riêng có pháp giới; vô minh tức là pháp giới, pháp giới tức là vô minh; hành cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tức là pháp giới, pháp giới tức là hành cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa riêng có pháp giới; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa riêng có pháp giới. Bố thí Ba-la-mật-đa tức là pháp giới, pháp giới tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là pháp giới, pháp giới tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa bốn tịnh lự riêng có pháp giới; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc riêng có pháp giới. Bốn tịnh lự tức là pháp giới, pháp giới tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc tức là pháp giới, pháp giới tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

 

Quyển thứ 385

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2022(Xem: 9835)
Cố trưởng lão Tịnh Đức thế danh Tôn Thất Toản, sinh ngày 01/08/1944 tuổi Giáp Thân tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Gia đình dòng tộc Hoàng gia, thuộc Đệ bát hệ, Đệ nhị phòng, dòng dõi Chúa Nguyễn Phúc Thụ (Túc Tông Hiếu Đinh Hoàng Đế). Thân phụ là ông Tôn Thất Nhường, sinh năm 1897, mất năm 1982, thọ 85 tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Bàng, sinh năm 1903, mất năm 1963, thọ 61 tuổi. Gia đình có 5 anh em, Ngài là người con út. Xưa, gia đình ngụ tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Sau vào ở tại phường Thạc Gián, Đà nẵng.
16/01/2022(Xem: 5010)
Ni Trưởng Thích Nữ Đạt Hương, vừa viên tịch tại Chùa An Tường, Nha Trang, Khánh Hòa
07/01/2022(Xem: 5170)
Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Đầy, sinh năm 1932, tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, xuất gia năm 17 tuổi; thọ giới Sa-di-ni, năm 1952 thọ giới Thức-xoa tại chùa Huê Lâm (quận 11, Sài Gòn). Năm 1958, Ni trưởng theo học Trung Đẳng Phật học do quý Hòa thượng Ấn Quang tổ chức, nhập học Ni trường Dược Sư. Năm 1959, Ni trưởng tấn đàn thọ Tỳ-kheo-ni tại Dược Sư. Sau khi tốt nghiệp khóa học này, Ni trưởng được theo học dự bị khoá Đại học Vạn Hạnh (1968), được cử làm Thư ký Ni trường Dược Sư. Năm 1971, Ni trưởng theo dự học khóa thiền hàng tháng tại tu viện Chân Không (Vũng Tàu). Năm 1976, Sư bà Bạch Vân viên tịch, di chúc Ni trưởng kế thế trụ trì, kế thừa phận sự chăm sóc Ni chúng và hướng dẫn Phật tử.
30/12/2021(Xem: 7107)
Tối ngày 11/02 âm lịch (03/03/2012), vào lúc 10 giờ tối, lúc đó tôi niệm Phật ở dưới hai cái thất mà phía trên là phòng của Sư Ông. Khi khóa lễ vừa xong, bỗng nghe (thấy) tiếng của đầu gậy dọng xuống nền phát ra từ phòng của Sư Ông. Lúc đó tôi vội vàng chạy lên, vừa thấy tôi, Ông liền bảo: “Lấy cái đồng hồ để lên đầu giường cho Sư Ông và lấy cái bảng có bài Kệ Niệm Phật xuống” (trong phòng Sư Ông có treo cái bảng bài Kệ Niệm Phật). Khi lấy xuống Sư Ông liền chỉ vào hai câu: Niệm lực được tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh, rồi Sư Ông liền chỉ vào mình mà ra hiệu, ý Sư Ông nói đã được đến đây, sau khi ngồi hồi lâu Sư Ông lên giường nghỉ tiếp.
26/12/2021(Xem: 3906)
Tổ Liễu Quán sinh ngày 18 tháng 11 năm 1667 tại làng Bạc Má, huyện Đồng Xuân, nay là xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên . Ngài mồ côi mẹ lúc lên 6 tuổi. Năm 12 tuổi theo cha lên chùa Hội Tôn lễ Phật. Vì cảm mến cảnh chùa nên xin cha ở lại tu học. Duyên lành đến, hòa thượng Tế Viên xuống tóc và ban cho ngài pháp danh Thiệt Diệu. Năm ngài 19 tuổi, bổn sư viên tịch. Ngài tìm đến núi Hàm Long chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) cầu học với tổ Giác Phong. Năm 1695 thọ Sa Di giới với hòa thượng Trường Thọ Thạch Liêm. Năm 1697, thọ Cụ Túc giới với hòa thượng Từ Lâm và năm 1699 ngài bắt đầu cuộc hành trình tham vấn cầu đạo khắp các thiền lâm, tâm thường suy nghĩ: Pháp nào là tối vi đệ nhất ta quyết xả thân mạng y theo pháp tu hành. Nghe chư thiền đức cho biết hòa thượng Minh Hoằng Tử Dung khéo dạy pháp tham thiền. Ngài đến núi Long Sơn chùa Ấn Tôn (Từ Đàm) bái yết Hòa thượng Tử Dung cầu pháp. Tổ Tử Dung dạy pháp tham cứu công án " Muôn pháp quy về một, một quy về đâu?" . Một hôm nhân xem Truyề
18/12/2021(Xem: 4271)
Thượng Tọa Thích Phước Hựu vừa viên tịch tại Victoria, Úc Châu
16/12/2021(Xem: 4193)
Sáng qua, 22- 4, tại chùa Hội Phước (P.Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 50 ngày HT.Thích Giải Hậu viên tịch. HT.Thích Trí Thắng, Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi; chư tôn giáo phẩm trong Thường trực BTS, Thường trực Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT Quảng Ngãi, cùng đại diện chính quyền và gần 200 thiện nam tín nữ gần xa tham dự. HT.Thích Giải Hậu thế danh Đỗ Minh Đường, sinh năm Mậu Ngọ 1918 tại làng Sung Tích, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, xuất gia năm 1935 tại tổ đình Sắc tứ Thiên Ấn, đệ tử của cố HT.Diệu Quang - Đệ lục Tổ.
15/12/2021(Xem: 6638)
Thành Kính Tưởng Niệm Ni Trưởng Thích Nữ Như Tuấn, Viện Chủ Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc
09/12/2021(Xem: 23260)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
06/12/2021(Xem: 4449)
Thông minh tam học thảy am tường Viên Chiếu thiền sư tham vấn nương Yếu chỉ thiền na thầm lãnh hội Huyền tâm thể tánh khéo thừa đương Đối cơ ứng vật thông nguồn diệu Gặp cảnh hoà tâm mở suối lương Thiền mạch tuôn trào ra mọi nẻo Non sông cẩm tú đạo soi đường .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]