Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 289: Phẩm Trước Và Chẳng Trước Tướng 03

10/07/201520:14(Xem: 14686)
Quyển 289: Phẩm Trước Và Chẳng Trước Tướng 03

Tập 06

 Quyển 289

 Phẩm Trước Và Chẳng Trước Tướng 03
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

         Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành sắc là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của sắc còn không có sở hữu huống là có sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thọ, tưởng, hành, thức còn không có sở hữu huống là có thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành nhãn xứ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của nhãn xứ còn không có sở hữu huống là có nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn không có sở hữu huống là có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành sắc xứ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của sắc xứ còn không có sở hữu huống là có sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn không có sở hữu huống là có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành nhãn giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của nhãn giới còn không có sở hữu huống là có nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của sắc giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra còn không có sở hữu huống là có sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành nhĩ giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của nhĩ giới còn không có sở hữu huống là có nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thanh giới cho đến tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra còn không có sở hữu huống là có thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành tỷ giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của tỷ giới còn không có sở hữu huống là có tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của hương giới cho đến tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra còn không có sở hữu huống là có hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành thiệt giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của thiệt giới còn không có sở hữu huống là có thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của vị giới cho đến tánh của các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra còn không có sở hữu huống là có vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành thân giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của thân giới còn không có sở hữu huống là có thân giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của xúc giới cho đến tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra còn không có sở hữu huống là có xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành ý giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của ý giới còn không có sở hữu huống là có ý giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp giới cho đến tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra còn không có sở hữu huống là có pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành địa giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành địa giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của địa giới còn không có sở hữu huống là có địa giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới còn không có sở hữu huống là có thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành vô minh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của vô minh còn không có sở hữu huống là có vô minh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của hành cho đến tánh của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não còn không có sở hữu huống là có hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa còn không có sở hữu huống là có bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tịnh giới cho đến tánh của Bát-nhã Ba-la-mật-đa còn không có sở hữu huống là có tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành pháp không nội là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của pháp không nội còn không có sở hữu huống là có pháp không nội hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp không ngoại cho đến tánh của pháp không không tánh tự tánh còn không có sở hữu huống là có pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành chơn như là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành chơn như hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành chơn như hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành chơn như hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành chơn như hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của chơn như còn không có sở hữu huống là có chơn như hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp giới cho đến tánh của cảnh giới bất tư nghì còn không có sở hữu huống là có pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành Thánh đế khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành Thánh đế khổ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của Thánh đế khổ còn không có sở hữu huống là có Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo còn không có sở hữu huống là có Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành bốn tịnh lự là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn tịnh lự hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn tịnh lự hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn tịnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn tịnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của bốn tịnh lự còn không có sở hữu huống là có bốn tịnh lự hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn không có sở hữu huống là có bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành tám giải thoát là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tám giải thoát hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tám giải thoát hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tám giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tám giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của tám giải thoát còn không có sở hữu huống là có tám giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ còn không có sở hữu huống là có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành bốn niệm trụ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn niệm trụ hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của bốn niệm trụ còn không có sở hữu huống là có bốn niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của bốn chánh đoạn cho đến tánh của tám chi thánh đạo còn không có sở hữu huống là có bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành pháp môn giải thoát không là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát không hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát không hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát không hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát không hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của pháp môn giải thoát không còn không có sở hữu huống là có pháp môn giải thoát không hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện còn không có sở hữu huống là có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành mười địa Bồ-tát là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười địa Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Tánh của mười địa Bồ-tát còn không có sở hữu huống là có mười địa Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành năm loại mắt là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành năm loại mắt hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành sáu phép thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của năm loại mắt còn không có sở hữu huống là có năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của sáu phép thần thông còn không có sở hữu huống là có sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành mười lực Phật là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười lực Phật hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười lực Phật hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười lực Phật hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành mười lực Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của mười lực Phật còn không có sở hữu huống là có mười lực Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của bốn điều không sợ cho đến tánh của mười tám pháp Phật bất cộng còn không có sở hữu huống là có bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành pháp không quên mất là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không quên mất hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tánh luôn luôn xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của pháp không quên mất còn không có sở hữu huống là có pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tánh luôn luôn xả còn không có sở hữu huống là có tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

 

Quyển thứ 289

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2012(Xem: 6942)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
21/09/2012(Xem: 11006)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 5812)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 8330)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 6238)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 5992)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 6550)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 10514)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 5667)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]