Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Bà Diệu Giác trong trái tim tôi

10/04/201311:06(Xem: 6537)
Sư Bà Diệu Giác trong trái tim tôi

SƯ BÀ DIỆU GIÁC TRONG TRÁI TIM TÔI

Giác Đạo DƯƠNG KINH THÀNH

Sáng sớm hôm nay , trời Sài gòn bổng se lạnh

Vụt dậy bàng hoàng ,tung cửa đón tin đau

Một giọng Huế hiền hòa ,một đời đạo hạnh thanh cao

Đã vĩnh viễn đi vào miền tịch diệt . 

Chuông điện thoại vang lên ,bổng dưng tôi có cảm giác không an khi hằng ngày vào giờ này ít khi có ai gọi .Từ bên kia đầu dây ,Đạo Hữu Tánh Thuần thông báo một tin buồn ; NI TRƯỞNG THÍCH NỮ BẢO NGUYỆT KHÔNG CÒN NỮA !Người đã thuận thế vô thường vào lúc bốn giờ sáng nay ! 

Tôi bàng hoàng đứng lặng một giây lâu rồi tiến đến thắp hương lên bàn thờ Phật .Chợt biết ánh mắt đã nhòe ,tôi cứ để mặc cho hai dòng lệ tuôn trào . 

Vậy là từ đây ,trên bước đường đời hãy còn nhiều gệp gềnh hiểm trở này ,tôi mất thêm một vị ân sư khả kính ,một hình mẫu đã gieo biết bao cãm hứng trong văn thơ nhạc họa của tôi trên bước đường phụng sự văn hóa văn nghệ Phật giáo ,về một vị Tỳ Kheo Ni ; màu y vàng giải thoát với áo hậu lam hiền màu khói hương .

Chạnh nhớ thuở xa xưa , đầu thập niên 70 của thế kỷ trước ,từ văn phòng Ban Đại Diện Phật Giáo Quận 9 ,anh em chúng tôi đạp xe đến chùa Diệu Giác thường xuyên mỗi khi truyền đạt thư mời ,nhất là với đoàn thể mới mẻ lúc đó ,ĐOÀN HỌC SINH PHẬT TỬ MỤC KIỀN LIÊN do tôi làm đoàn trưởng ,việc liên lạc gắn bó với Sư Bà còn mang nhiều dấu ấn đặc biệt hơn .Đó là những khi chuyện sinh hoạt lâm vào bế tắt hay vướng mắc những vấn đề với cảnh sát quận 9 thời bấy giờ ,do đoàn thể của anh em chúng tôi tích cực tham gia vào các cuộc vận động của Viện Hóa Đạo , Sư Bà luôn là người vỗ về ,an ủi chúng tôi như một người mẹ người chị khả ái trong mái nhà chung ánh đạo vàng . 

Đó là quảng thời gian tôi gần gủi Sư Bà nhiều nhất .Đôi khi rãnh rỗi còn đến phụ sửa sang bàn ghế cho Ký Nhi Viện Diệu Giác ,được Sư Bà và Ni sư Huệ Trí tiếp đãi nồng hậu .Khoái nhất là những lúc năn nĩ hai vị cho anh em chúng tôi xuống ruộng cùng chư Ni phía sau chùa để nhổ đọt môn – món chư Ni làm cho ăn không nơi nào tôi thấy lại ,rất ngon .Nói là phụ chứ chỉ toàn là “quậy “ thì có .Nhiều khi vui quá anh em chúng tôi đùa nghịch ,chư Ni không la rầy mà còn mắng yêu rằng “Răng mà vui dữ rứa ! Mấy con mệt chưa chừ lên bờ tề ?”.Khi lên bờ vào chùa ,Sư Bà vẫn cười nhỏ nhẹ ,xoay tròn bàn tay trên đầu tôi “Mi xứng đáng luôn là đứa cầm đầu “

Ngày đó , Chùa Diệu Giác ,dưới bóng cả đại từ của Sư Bà ,luôn là một ngôi chùa của Ni Bộ điển hình ,rất gương mẫu trong các hoạt động của Giáo Hội .Đất Thủ Thiêm nói chung và An Khánh nói riệng ,ngoài văn phòng Ban Đại Diện từng đón bước chân của Ôn Huyền Quang ,Ôn Già Lam và Ôn Từ Đàm (những khi đi thị sát tình hình treo cờ PG mừmg Phật Đản) ,thì chùa Diệu Giác chính là nơi duy nhất được chư Tôn lãnh đạo Giáo Hội về nghĩ và giảng pháp , nhiều nhất là Ôn Già Lam . 

Ngày đó chung quanh chùa là đồng không mông quạnh , lác đác vài ngôi nhà buồn tẻ nằm lẫn khuất sau các lùm cây .Xa xa kia là một bãi rác (lúc ấy gọi là “Sở Rác Mỹ”).Buồn lắm cái nhìn cõi trần đời như sáng đẹp lắm ánh sánh đạo hạnh . 

Sau năm 1975 .do hoàn cảnh chung ,tình hình sinh hoạt các đoàn thể thanh niên Phật giáo phấn lớn đầu đình trệ tê liệt .Doàn HSPT Mục Kiền Liên của anh em chúng tôi cũng không ngoại lệ ,nhưng đáng tự hào hơn là sinh hoạt cầm chừng mãi đến năm 1977.Trước khi chính thức ngừng sinh hoạt ,anh em chúng tôi còn tổ chức được một cuộc trại mang tên chính đoàn thể mình ,và cuộc trại đáng nhớ ,để đời nài được sự đùm bọc .che chở của chính Sư Bà và Ni Sư Huệ Trí là người trực tiếp hổ trợ anh em chúng tôi suốt ngày trại ấy . 

Khi đó chùa Diệu Giác thân yêu của anh em chúng tôi chưa xây mới ,tượng Quan Âm lộ thiên còn phải dựng tạm góc khuất bên trái chùa ,mặt tượng hướng ra phía cầu đen .Chính ngay dưới thềm chân tượng Quan Thế Âm này ,tất cả doàn sinh ,huynh trường tập hợp ,ngay hàng thẳng lối ,nghe Ni Sư Huệ Trí thay mặt Sư Bà truyền trao cho anh em chúng tôi nhựng lời đạo vị ,chan chứa một cõi an lành ,làm hành trang cho anh em chúng tôi cất bước đến tận ngày hôm nay . 

Về sau này ,trong công tác Phật sự ,nhiều lần gặp lại Sư Bà ,tôi chưa kịp đến vái chào thì Sư Bà đã nhanh hơn thốt lên “Ư ! Anh Thành đấy hả !”.Nhiều lúc không kềm được cảm xúc ,tôi nắm lấy tay Sư Bà như thửa còn trẻ nủng nỉu trên chùa .Khi tôi chột tỉnh thoáng chút bối rối thì Sư Bà nói “Có chi mô !Rứa con nhà Phật cả thôi Anh Thành hỉ ?”

Mới hơn một năm qua thôi ,Sư Bà thường xuyên lâm bệnh ,rất yếu .Nhưng khi nghe tin tôi đến thỉnh Sư Bà chủ trì lễ Hằng Thuận cho đứa cháu tại chùa Diệu Giác ,thì đích thân Sư Bà đã đứng ra lo liệu tất cả cho tôi .Một chi tiết đáng nhớ nhất là khi gia đình hai họ vân tập đủ đầy nơi chánh điện ,Sư Bà từ bên trong tăng phòng đi ra và đang chỉ chư Ni làm chi đó ,nhưng tiến sát gần tôi thì cũng chính Sư Bà thốt lên trước “Anh Thành nớ à”lảm tôi lúc ấy hết sức tự hào và cũng hết sức bàng hoàng cảm động . 

Gấn gủi và thân thương đến như vậy đấy !

Lám sao tôi không chan chứa ,tiếc nuối đây . 

Có thể nói ,những thành quả Phật sự tôi có được ngày hôm nay có sự un đúc tinh thần rất lớn từ nơi Sư Bà truyền trao .Tuồi thanh niên đầy hoa mộng ,tôi bước vào đời đã gặp được đạo ,gặp được bóng cả đại từ của Sư Bà ,gọt giũa dáng đứng cho một cái tên GIÁC ĐẠO DƯƠNG KINH THÀNH thêm sáng đẹp .Vậy nên tự thân tôi đã thấy được phước báu của mình nó to lớn biết ngần nào .

Giờ Sư Bà không còn nữa rồi để tôi nuôi cái ước nguyện rằng sẽ có một ngày nào đó ,con lại sẽ cùng quý chư Ni chùa Diệu Giác lội xuống ruộng ,để nhớ lại cảm giác chân bị dính bùn dơ ra sao và ghi nhớ mãi ra sao trên bước đường đời hảy còn rất dài phía trước .Để được Sư Bà “Thọ ký”một lần nữa rằng “Mi xứng đáng luôn là đứa cầm đầu”.

Ngưỡng bạch Giác Linh Ni Trưởng !

Con biết ! Khóc thương chỉ làm nhòe đi con đường tiến tu để giải thoát .Nhưng còn sống giữa cõi trần ,chung quanh nhiều sự thế nhiễu nhương .Một giọt nước mắt rơi để tưởng nhớ một thâm ân vẫn chưa đủ để thức tỉnh những tâm hồn còn lưu lạc .Vậy thì xin cho con – MỘT KẺ XỨNG ĐÁNG LÀ ĐỨA CẦM ĐẦU này được khóc ,để được nghe lại những thanh âm ngày xưa mà con chắc rằng khó có ai trong đời tu học như con có được .

Rồi sẽ bơ vơ ,mất mát thêm một nguồn cội thâm ân ,một chổ an dựa tinh thần không nhỏ mà tuổi thanh xuân của con ngày đó may mắn được thọ hưởng .

Thôi thì ngưỡng mong Giác Linh Ni Trưởng-vị Sư Bà Bảo Nguyệt thân yêu của con , cho con tiếp tục mang theo bên mình những tháng ngày lung linh sáng đẹp ấy ,để con có thể sống tốt hơn ,làm nhiều hơn nữa cho Đạo Pháp hôm nay và mai sau .

Con cúi đầu vọng bái !

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2012(Xem: 7797)
Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo. Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.
20/07/2012(Xem: 9649)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được.
19/07/2012(Xem: 6823)
Qua hàng ngàn năm Lịch sử của Dân tộc, hơn 2000 năm có mặt trên đất nước, Phật giáo đã đóng góp cho Tổ quốc một thời gian dài trên dưới 400 năm an bình thịnh vượng, chưa nói đến những thời đại riêng lẻ ngắn ngủi.
03/07/2012(Xem: 11685)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-10-1917), tại làng Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp).
30/06/2012(Xem: 10476)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm (1928 - 2012)
24/06/2012(Xem: 14763)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
12/06/2012(Xem: 6200)
Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư. Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.
11/06/2012(Xem: 6313)
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của Thầy mà ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu Việt Nam và tại trung tâm Kiến Nghiệp Trung Quốc ngày xưa. Tư tưởng thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức Bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội Hiện nay chúng ta đang ở thế kỷ XXI với nền văn minh rực rỡ, với nhiều thiết bị hiện đại, với mức sống rất cao, với vốn hiểu biết rất thien su khuong tang hoi.jpg
10/06/2012(Xem: 14796)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chù
06/06/2012(Xem: 14946)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]