Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Bà Diệu Giác trong trái tim tôi

10/04/201311:06(Xem: 6536)
Sư Bà Diệu Giác trong trái tim tôi

SƯ BÀ DIỆU GIÁC TRONG TRÁI TIM TÔI

Giác Đạo DƯƠNG KINH THÀNH

Sáng sớm hôm nay , trời Sài gòn bổng se lạnh

Vụt dậy bàng hoàng ,tung cửa đón tin đau

Một giọng Huế hiền hòa ,một đời đạo hạnh thanh cao

Đã vĩnh viễn đi vào miền tịch diệt . 

Chuông điện thoại vang lên ,bổng dưng tôi có cảm giác không an khi hằng ngày vào giờ này ít khi có ai gọi .Từ bên kia đầu dây ,Đạo Hữu Tánh Thuần thông báo một tin buồn ; NI TRƯỞNG THÍCH NỮ BẢO NGUYỆT KHÔNG CÒN NỮA !Người đã thuận thế vô thường vào lúc bốn giờ sáng nay ! 

Tôi bàng hoàng đứng lặng một giây lâu rồi tiến đến thắp hương lên bàn thờ Phật .Chợt biết ánh mắt đã nhòe ,tôi cứ để mặc cho hai dòng lệ tuôn trào . 

Vậy là từ đây ,trên bước đường đời hãy còn nhiều gệp gềnh hiểm trở này ,tôi mất thêm một vị ân sư khả kính ,một hình mẫu đã gieo biết bao cãm hứng trong văn thơ nhạc họa của tôi trên bước đường phụng sự văn hóa văn nghệ Phật giáo ,về một vị Tỳ Kheo Ni ; màu y vàng giải thoát với áo hậu lam hiền màu khói hương .

Chạnh nhớ thuở xa xưa , đầu thập niên 70 của thế kỷ trước ,từ văn phòng Ban Đại Diện Phật Giáo Quận 9 ,anh em chúng tôi đạp xe đến chùa Diệu Giác thường xuyên mỗi khi truyền đạt thư mời ,nhất là với đoàn thể mới mẻ lúc đó ,ĐOÀN HỌC SINH PHẬT TỬ MỤC KIỀN LIÊN do tôi làm đoàn trưởng ,việc liên lạc gắn bó với Sư Bà còn mang nhiều dấu ấn đặc biệt hơn .Đó là những khi chuyện sinh hoạt lâm vào bế tắt hay vướng mắc những vấn đề với cảnh sát quận 9 thời bấy giờ ,do đoàn thể của anh em chúng tôi tích cực tham gia vào các cuộc vận động của Viện Hóa Đạo , Sư Bà luôn là người vỗ về ,an ủi chúng tôi như một người mẹ người chị khả ái trong mái nhà chung ánh đạo vàng . 

Đó là quảng thời gian tôi gần gủi Sư Bà nhiều nhất .Đôi khi rãnh rỗi còn đến phụ sửa sang bàn ghế cho Ký Nhi Viện Diệu Giác ,được Sư Bà và Ni sư Huệ Trí tiếp đãi nồng hậu .Khoái nhất là những lúc năn nĩ hai vị cho anh em chúng tôi xuống ruộng cùng chư Ni phía sau chùa để nhổ đọt môn – món chư Ni làm cho ăn không nơi nào tôi thấy lại ,rất ngon .Nói là phụ chứ chỉ toàn là “quậy “ thì có .Nhiều khi vui quá anh em chúng tôi đùa nghịch ,chư Ni không la rầy mà còn mắng yêu rằng “Răng mà vui dữ rứa ! Mấy con mệt chưa chừ lên bờ tề ?”.Khi lên bờ vào chùa ,Sư Bà vẫn cười nhỏ nhẹ ,xoay tròn bàn tay trên đầu tôi “Mi xứng đáng luôn là đứa cầm đầu “

Ngày đó , Chùa Diệu Giác ,dưới bóng cả đại từ của Sư Bà ,luôn là một ngôi chùa của Ni Bộ điển hình ,rất gương mẫu trong các hoạt động của Giáo Hội .Đất Thủ Thiêm nói chung và An Khánh nói riệng ,ngoài văn phòng Ban Đại Diện từng đón bước chân của Ôn Huyền Quang ,Ôn Già Lam và Ôn Từ Đàm (những khi đi thị sát tình hình treo cờ PG mừmg Phật Đản) ,thì chùa Diệu Giác chính là nơi duy nhất được chư Tôn lãnh đạo Giáo Hội về nghĩ và giảng pháp , nhiều nhất là Ôn Già Lam . 

Ngày đó chung quanh chùa là đồng không mông quạnh , lác đác vài ngôi nhà buồn tẻ nằm lẫn khuất sau các lùm cây .Xa xa kia là một bãi rác (lúc ấy gọi là “Sở Rác Mỹ”).Buồn lắm cái nhìn cõi trần đời như sáng đẹp lắm ánh sánh đạo hạnh . 

Sau năm 1975 .do hoàn cảnh chung ,tình hình sinh hoạt các đoàn thể thanh niên Phật giáo phấn lớn đầu đình trệ tê liệt .Doàn HSPT Mục Kiền Liên của anh em chúng tôi cũng không ngoại lệ ,nhưng đáng tự hào hơn là sinh hoạt cầm chừng mãi đến năm 1977.Trước khi chính thức ngừng sinh hoạt ,anh em chúng tôi còn tổ chức được một cuộc trại mang tên chính đoàn thể mình ,và cuộc trại đáng nhớ ,để đời nài được sự đùm bọc .che chở của chính Sư Bà và Ni Sư Huệ Trí là người trực tiếp hổ trợ anh em chúng tôi suốt ngày trại ấy . 

Khi đó chùa Diệu Giác thân yêu của anh em chúng tôi chưa xây mới ,tượng Quan Âm lộ thiên còn phải dựng tạm góc khuất bên trái chùa ,mặt tượng hướng ra phía cầu đen .Chính ngay dưới thềm chân tượng Quan Thế Âm này ,tất cả doàn sinh ,huynh trường tập hợp ,ngay hàng thẳng lối ,nghe Ni Sư Huệ Trí thay mặt Sư Bà truyền trao cho anh em chúng tôi nhựng lời đạo vị ,chan chứa một cõi an lành ,làm hành trang cho anh em chúng tôi cất bước đến tận ngày hôm nay . 

Về sau này ,trong công tác Phật sự ,nhiều lần gặp lại Sư Bà ,tôi chưa kịp đến vái chào thì Sư Bà đã nhanh hơn thốt lên “Ư ! Anh Thành đấy hả !”.Nhiều lúc không kềm được cảm xúc ,tôi nắm lấy tay Sư Bà như thửa còn trẻ nủng nỉu trên chùa .Khi tôi chột tỉnh thoáng chút bối rối thì Sư Bà nói “Có chi mô !Rứa con nhà Phật cả thôi Anh Thành hỉ ?”

Mới hơn một năm qua thôi ,Sư Bà thường xuyên lâm bệnh ,rất yếu .Nhưng khi nghe tin tôi đến thỉnh Sư Bà chủ trì lễ Hằng Thuận cho đứa cháu tại chùa Diệu Giác ,thì đích thân Sư Bà đã đứng ra lo liệu tất cả cho tôi .Một chi tiết đáng nhớ nhất là khi gia đình hai họ vân tập đủ đầy nơi chánh điện ,Sư Bà từ bên trong tăng phòng đi ra và đang chỉ chư Ni làm chi đó ,nhưng tiến sát gần tôi thì cũng chính Sư Bà thốt lên trước “Anh Thành nớ à”lảm tôi lúc ấy hết sức tự hào và cũng hết sức bàng hoàng cảm động . 

Gấn gủi và thân thương đến như vậy đấy !

Lám sao tôi không chan chứa ,tiếc nuối đây . 

Có thể nói ,những thành quả Phật sự tôi có được ngày hôm nay có sự un đúc tinh thần rất lớn từ nơi Sư Bà truyền trao .Tuồi thanh niên đầy hoa mộng ,tôi bước vào đời đã gặp được đạo ,gặp được bóng cả đại từ của Sư Bà ,gọt giũa dáng đứng cho một cái tên GIÁC ĐẠO DƯƠNG KINH THÀNH thêm sáng đẹp .Vậy nên tự thân tôi đã thấy được phước báu của mình nó to lớn biết ngần nào .

Giờ Sư Bà không còn nữa rồi để tôi nuôi cái ước nguyện rằng sẽ có một ngày nào đó ,con lại sẽ cùng quý chư Ni chùa Diệu Giác lội xuống ruộng ,để nhớ lại cảm giác chân bị dính bùn dơ ra sao và ghi nhớ mãi ra sao trên bước đường đời hảy còn rất dài phía trước .Để được Sư Bà “Thọ ký”một lần nữa rằng “Mi xứng đáng luôn là đứa cầm đầu”.

Ngưỡng bạch Giác Linh Ni Trưởng !

Con biết ! Khóc thương chỉ làm nhòe đi con đường tiến tu để giải thoát .Nhưng còn sống giữa cõi trần ,chung quanh nhiều sự thế nhiễu nhương .Một giọt nước mắt rơi để tưởng nhớ một thâm ân vẫn chưa đủ để thức tỉnh những tâm hồn còn lưu lạc .Vậy thì xin cho con – MỘT KẺ XỨNG ĐÁNG LÀ ĐỨA CẦM ĐẦU này được khóc ,để được nghe lại những thanh âm ngày xưa mà con chắc rằng khó có ai trong đời tu học như con có được .

Rồi sẽ bơ vơ ,mất mát thêm một nguồn cội thâm ân ,một chổ an dựa tinh thần không nhỏ mà tuổi thanh xuân của con ngày đó may mắn được thọ hưởng .

Thôi thì ngưỡng mong Giác Linh Ni Trưởng-vị Sư Bà Bảo Nguyệt thân yêu của con , cho con tiếp tục mang theo bên mình những tháng ngày lung linh sáng đẹp ấy ,để con có thể sống tốt hơn ,làm nhiều hơn nữa cho Đạo Pháp hôm nay và mai sau .

Con cúi đầu vọng bái !

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15537)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 12706)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 9664)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 7043)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 4042)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 6985)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 19370)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 10617)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 5876)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
09/04/2013(Xem: 10794)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]