Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 165: Phẩm So Sánh Công Đức 63

08/07/201509:49(Xem: 13962)
Quyển 165: Phẩm So Sánh Công Đức 63

Tập 03
Quyển 165
Phẩm So Sánh Công Đức 63
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ngươi tu học, chớ quán các pháp có một mảy may có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể thọ trì v.v... đạt được công đức và cái có thể tùy hỷ đều hồi hướng quả vị giác ngộ. Vì sao? Vì đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa này, rốt ráo không có một mảy may pháp có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể thọ trì v.v... đạt được công đức và cái có thể tùy hỷ đều hồi hướng quả vị giác ngộ. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả các pháp đều là không, hoàn toàn không có sở hữu. Nếu không sở hữu, tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến Bố thí Ba-la-mật-đa này, rốt ráo không một mảy may pháp có nhập, có xuất, có sanh, có diệt, có đoạn, có thường, có một, có khác, có đến, có đi, để có thể nắm bắt được.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh. Vì vậy nên, này Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên dùng vô sở đắc làm phương tiện, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy; nên dùng các thứ văn nghĩa xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu.

Này Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, ta nói: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy; lại dùng các thứ văn nghĩa xảo diệu, trong khoảng chốc lát, vì người biện thuyết, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu, thì phước đức đạt được hơn trước rất nhiều.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình châu Thiệm bộ đều trụ quả Dự-lưu thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Này thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu lô đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu lô đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ đều trụ quả Bất-hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Bất-hoàn và Bất-hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Bất-hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Bất-hoàn và Bất-hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Bất-hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Bất-hoàn và Bất-hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

 

Quyển thứ 165

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8513)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15406)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13253)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8233)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6440)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6306)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14416)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9156)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8837)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
29/03/2013(Xem: 7479)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]