Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 160: Phẩm So Sánh Công Đức 58

08/07/201509:40(Xem: 14174)
Quyển 160: Phẩm So Sánh Công Đức 58

Tập 03
Quyển 160
Phẩm So Sánh Công Đức 58

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có địa giới v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có địa giới v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có địa giới v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Tự tánh của địa giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, địa giới chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có địa giới v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có vô minh v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có vô minh v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có vô minh v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có vô minh v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

 

Quyển thứ 160

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2020(Xem: 5486)
Thời gian 5 năm, so với tuổi thọ trung bình của con người thì chưa thể gọi là dài lâu, nhưng với từng sát na vô thường trong chốn nhân gian thì rất đáng kể cho một sự mất mát vô lượng. Cố Hòa Thượng Thích Thông Quả (1937 – 2015) viên tịch ngày 13/09 năm Ất Mùi (nhằm ngày 25/10/2015) Hạ lạp 32, Trụ thế 78. Ngày ấy, bài viết nhanh chóng được hình thành khi hay tin Cố Hòa Thượng viên tịch “Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc”, trong đó có câu làm ray rức cõi lòng đối với những ai có liên quan đến văn nghệ Phật giáo: “Những nốt nhạc dù đang nhảy múa ở độ trầm bổng, lên cao hay xuống thấp ở quảng năm, quảng sáu, chỉ cần một dấu lặng ấy nằm giữa khe (La – Si), tức khắc sẽ dịu êm và đi vào hư vô, trả lại cho nhân thế những xô bồ, ồn ào phiền trược mà những nền nhạc trong vắt này vốn không bị tạp nhiễm từ lâu…”
04/09/2020(Xem: 8616)
Thư Khánh Tuế (Viện Tăng Thống, TK Thích Tuệ Sỹ) diễn đọc: Phật tử Diệu Danh, lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước
21/08/2020(Xem: 4633)
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính gởi Quý Vị Một điều mầu nhiệm năm nay ngày 8.8.2020 dương lịch cũng đúng vào ngày Vía của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát 19.6 năm Canh Tý, trùng phùng với ngày Húy Kỵ của Hòa Thượng Ân Sư. Kính xin gởi đến Quý Vị youtube hình ảnh ngày lễ Húy Kỵ của Hòa Thượng Ân Sư Khánh Anh 19.08.2020, tức mùng 1.7 năm Canh Tý, tại chùa Khánh Anh Evry-Courcouronnes.
17/08/2020(Xem: 6702)
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịcn tại chùa Phước Hưng, Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HUỆ Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp; Nguyên Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp; Trụ trì chùa Phước Hưng, phường 1, Tp. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
16/08/2020(Xem: 6520)
Hôm nay ngày 16/8/2020, để tưởng nhớ công đức cao dày của Cố Hoà thượng Thích Minh Tuyền, Khai sơn Chùa Việt Nam tại Nhật bản, môn đồ tứ chúng bổn tự chùa Việt Nam đã tổ chức Lễ Huý Nhật lần thứ nhất của Cố Hoà thượng Tôn sư. Tuy Ân sư đã quảy gót về Tây được 3 năm, nhưng hình bóng và ân đức của Ngài luôn mãi trong trái tim của chúng con. Ngưỡng nguyện Giác linh Hoà thượng thuỳ từ chứng giám. Do tình hình dịch bệnh tại Nhật bản đang còn diễn biến phức tạp, nên Lễ Huý Nhật của cố Hoà thượng năm nay chỉ tổ chức nội bộ huynh đệ Phật tử trong chùa. Chư tôn đức Tăng Ni Việt nam tại Nhật bản cũng đã đến đảnh lễ Giác linh nhân Lễ Huý Nhật của Ngài.
16/08/2020(Xem: 7672)
Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi mới lên 5 tuổi. Đến 7 tuổi Ngài được vào học trường huyện. Nhờ bẩm chất thông minh, Ngài luôn chiếm ưu hạng. Sau một thời gian Ngài được chuyển lên học trường tỉnh. Đây là nơi Ngài có thể sôi kinh nấu sử để mai sau danh chiếm bảng vàng, làm rạng rỡ tông đường. Ngờ đâu ngày 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) kinh đô Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi phải xuất bôn, và xuống chiếu Cần Vương. Vừa lúc đó có kỳ thi Hương tại trường thi Bình Định, các sĩ tử cùng nhau bãi thi, phá trường, hô hào tham gia phong trào Cần Vương, chống Pháp cứu nước. Ngài cũng xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của các Ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều.
10/08/2020(Xem: 4214)
ĐÀI TRUYỀN HÌNH HƯƠNG SEN TEMPLE Kính Mời tham dự Online Facebook Livestream: Huong Sen Temple LỄ GIỖ CỐ NI TRƯỞNG TN HẢI TRIỀU ÂM lần thứ 7 Lúc: 9g sáng Thứ Tư, ngày 12/08/2020 tại Chùa Hương Sen, California Trân trọng kính mời. Trụ trì Thích Nữ Giới Hương, Ni sư TN Tâm Nhựt, Sư cô Liên Tạng, SC Viên Tiến, SC Viên Chân, SC Viên An và SC Viên Trang... Nam Mô A Di Đà Phật.
14/07/2020(Xem: 15503)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được ai tin: Hòa Thượng Thích Phước Sơn (1937-2020) vừa thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/Canh Tý , Chủ Nhật ngày 07 tháng 6 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Hòa Thượng Thích Phước Sơn là một bậc cao tăng thạc đức, một nhà Phật học lỗi lạc, một dịch giả, tác giả nổi tiếng, một giáo thọ sư của nhiều thế hệ tăng ni Việt Nam. Chúng con thành kính nguyện cầu Hòa Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức Cựu học tăng tại Vạn Hạnh (khóa 3) TK. Thích Nguyên Tạng
12/07/2020(Xem: 12231)
Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học "Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển"
05/07/2020(Xem: 8520)
Lễ Huý Kỵ Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Như Huệ tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc,Chủ Nhật 05/07/2020 (15/05/Canh Tý).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]