Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 119: Phẩm So Sánh Công Đức 17

08/07/201500:11(Xem: 14410)
Quyển 119: Phẩm So Sánh Công Đức 17

Tập 03
Quyển 119
Phẩm So Sánh Công Đức 17
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Chơn như và tánh của chơn như là không. Vì sao? Vì tánh không của chơn như cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sanh của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Chơn như và tánh của chơn như là không. Vì sao? Vì tánh không của chơn như cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sanh của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Chơn như và tánh của chơn như là không. Vì sao? Vì tánh không của chơn như cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sanh của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Chơn như và tánh của chơn như là không. Vì sao? Vì tánh không của chơn như cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sanh của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Chơn như và tánh của chơn như là không. Vì sao? Vì tánh không của chơn như cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sanh của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của chơn như làm phương tiện, vô sanh của chơn như làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Chơn như và tánh của chơn như là không. Vì sao? Vì tánh không của chơn như cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sanh của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, vô sở đắc của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Vì sao? Vì tánh không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sanh của chơn như v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của chơn như v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với hạnh đại Bồ-tát kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế khổ cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế tập, diệt, đạo làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột?

Này Khánh Hỷ! Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Vì sao? Vì tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với quả vị giác ngộ cao tột kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sanh của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của Thánh đế khổ v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Bạch Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sanh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông?

Này Khánh Hỷ! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Vì sao? Vì tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông không hai, không hai phần.

Này Khánh Hỷ! Do đó nên nói là lấy vô nhị của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sanh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết trí, tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông.

 

Quyển thứ 119

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2011(Xem: 5636)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
10/10/2011(Xem: 5066)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 4676)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 7082)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 6074)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
12/08/2011(Xem: 6932)
Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.
12/08/2011(Xem: 7186)
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
11/08/2011(Xem: 5276)
Suốt hai thế kỷ XVII-XVIII, đạo Phật gặp nhiều thuận duyên, phát triển nhanh chóng từ vùng đất Thuận Quảng đến khắp đồng bằng Nam Bộ. Sở dĩ được thế là nhờ trong chốn thiền môn nối nhau xuất hiện các bậc cao tăng như Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Châu, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Ngoài xã hội thì các chúa Nguyễn và triều thần hết lòng hộ trì Tam bảo. Trong số các vị cư sĩ hộ pháp mà danh tiếng còn lưu truyền đến nay có Trần Đình Ân.
11/08/2011(Xem: 8549)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 5518)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]