Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 95: Phẩm Cầu Bát Nhã 7

07/07/201516:46(Xem: 14877)
Quyển 95: Phẩm Cầu Bát Nhã 7

Tập 02
Quyển 95
Phẩm Cầu Bát Nhã 7
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải là lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Dự-lưu, hoặc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc lìa Dự-lưu, hoặc lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu, chẳng phải Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa Dự-lưu, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu, chẳng phải Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải là lìa Dự-lưu, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng nên lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng phải là lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng nên lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Độc-giác, chẳng nên cầu nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Độc-giác, hoặc Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc lìa Độc-giác, hoặc lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Độc-giác, chẳng phải Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa Độc-giác, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Độc-giác, chẳng phải Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải là lìa Độc-giác, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Độc-giác, chẳng nên cầu nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu. Vì sao? Vì hoặc đại Bồ-tát, hoặc Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc lìa đại Bồ-tát, hoặc lìa Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải đại Bồ-tát, chẳng phải Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa đại Bồ-tát, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải đại Bồ-tát, chẳng phải Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải là lìa đại Bồ-tát, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa pháp của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa quả vị giác ngộ cao tột mà cầu. Vì sao? Vì hoặc pháp của đại Bồ-tát, hoặc quả vị giác ngộ cao tột; hoặc lìa pháp của đại Bồ-tát, hoặc lìa quả vị giác ngộ cao tột; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải là lìa pháp của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa pháp của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu. Vì sao? Vì hoặc Thanh-văn thừa, hoặc Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc lìa Thanh-văn thừa, hoặc lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Thanh-văn thừa, chẳng phải Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải Thanh-văn thừa, chẳng phải Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải là lìa Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc, chẳng nên cầu nơi chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa chơn như của sắc mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc lìa chơn như của sắc, hoặc lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc, chẳng phải chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa chơn như của sắc, chẳng phải lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc, chẳng phải chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa chơn như của sắc, chẳng phải lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc, chẳng nên cầu nơi chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa chơn như của sắc mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa chơn như của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của nhãn xứ, hoặc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc lìa chơn như của nhãn xứ, hoặc lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn xứ, chẳng phải chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa chơn như của nhãn xứ, chẳng phải lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn xứ, chẳng phải chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa chơn như của nhãn xứ, chẳng phải lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa chơn như của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa chơn như của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của sắc xứ, hoặc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc lìa chơn như của sắc xứ, hoặc lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc xứ, chẳng phải chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa chơn như của sắc xứ, chẳng phải lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của sắc xứ, chẳng phải chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa chơn như của sắc xứ, chẳng phải lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa chơn như của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của nhãn giới, hoặc chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của nhãn giới, hoặc lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn giới, chẳng phải chơn như của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhãn giới, chẳng phải lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhãn giới, chẳng phải chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhãn giới, chẳng phải lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của nhĩ giới, hoặc chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của nhĩ giới, hoặc lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhĩ giới, chẳng phải chơn như của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhĩ giới, chẳng phải lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của nhĩ giới, chẳng phải chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của nhĩ giới, chẳng phải lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tỷ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của tỷ giới, hoặc chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của tỷ giới, hoặc lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tỷ giới, chẳng phải chơn như của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của tỷ giới, chẳng phải lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tỷ giới, chẳng phải chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của tỷ giới, chẳng phải lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tỷ giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của tỷ giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thiệt giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của thiệt giới, hoặc chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của thiệt giới, hoặc lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thiệt giới, chẳng phải chơn như của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thiệt giới, chẳng phải lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thiệt giới, chẳng phải chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thiệt giới, chẳng phải lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thiệt giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thiệt giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thân giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thân giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của thân giới, hoặc chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của thân giới, hoặc lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thân giới, chẳng phải chơn như của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thân giới, chẳng phải lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của thân giới, chẳng phải chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của thân giới, chẳng phải lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của thân giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của thân giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của ý giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của ý giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của ý giới, hoặc chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa chơn như của ý giới, hoặc lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của ý giới, chẳng phải chơn như của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của ý giới, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của ý giới, chẳng phải chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa chơn như của ý giới, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của ý giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa chơn như của ý giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của địa giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa chơn như của địa giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của địa giới, hoặc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc lìa chơn như của địa giới, hoặc lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của địa giới, chẳng phải chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa chơn như của địa giới, chẳng phải lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của địa giới, chẳng phải chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải lìa chơn như của địa giới, chẳng phải lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của địa giới, chẳng nên cầu nơi chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng nên lìa chơn như của địa giới mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của Thánh đế khổ, hoặc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc lìa chơn như của Thánh đế khổ, hoặc lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế khổ, chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế khổ, chẳng nên cầu nơi chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế khổ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của vô minh, chẳng nên cầu nơi chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa chơn như của vô minh mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của vô minh, hoặc chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc lìa chơn như của vô minh, hoặc lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của vô minh, chẳng phải chơn như của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa chơn như của vô minh, chẳng phải lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của vô minh, chẳng phải chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải lìa chơn như của vô minh, chẳng phải lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của vô minh, chẳng nên cầu nơi chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng nên lìa chơn như của vô minh mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không nội, chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa chơn như của cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của cái không nội, hoặc chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc lìa chơn như của cái không nội, hoặc lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của cái không nội, chẳng phải chơn như của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa chơn như của cái không nội, chẳng phải lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của cái không nội, chẳng phải chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải lìa chơn như của cái không nội, chẳng phải lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không nội, chẳng nên cầu nơi chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng nên lìa chơn như của cái không nội mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của chơn như, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa chơn như của chơn như mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu. Vì sao? Vì hoặc chơn như của chơn như, hoặc chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc lìa chơn như của chơn như, hoặc lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của chơn như, chẳng phải chơn như của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa chơn như của chơn như, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của chơn như, chẳng phải chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải lìa chơn như của chơn như, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của chơn như, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng nên lìa chơn như của chơn như mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà cầu.

 

Quyển thứ 95

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2020(Xem: 8452)
Hòa Thương Thích Như Điển đã làm lễ khánh thọ lần thứ 70 trong năm qua. Thầy đã mang truyền thống dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam sang nước Đức và là người truyền thừa có ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo tại đây. Đồng thời, Thầy đã đóng góp triệt để cho sự hội nhập của người Việt trong nước Đức – và do đó cũng là một đoạn đường quan trọng cho tính đa dạng của Phật Giáo trong đất nước này. Trong bài tiểu luận này, ông Olaf Beuchling đã vinh danh cuộc sống và những Phật sự của vị Pháp Sư đồng thời giới thiệu tổng quan dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam.] Người ta đứng chen chúc trong khuôn viên an bình của ngôi Chùa Viên Giác tại Hannover: Có hàng ngàn người khách hiện diện trong những ngày hè của tháng sáu năm 2019. Họ đến hỷ chúc 70 năm khánh thọ của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác – Thầy Thích Như Điển, vị Tỳ Kheo người Đức gốc Việt.
02/03/2020(Xem: 7706)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2440 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose được Sư Bà Thích Đàm Lựusáng lập vào năm 1980.Sư Bà người làng Tam Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà. Năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tuỵ, chăm lo việc đạo việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc kiến tạo ngôi già lam danh tiếng, trang nghiêm được thế hệ đệ tử tiếp nối.
26/02/2020(Xem: 7430)
Hôm nay là Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch năm Canh Tý , đã trôi qua 66 năm ngày mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và Vắng Bóng, thời gian trôi mãi không ngừng và vạn vật chuyển biến theo định luật vô thường, con người có hợp tất có ly, có đến rồi sẽ có đi, và có sinh rồi có tử. Sanh Ký Tử Quy thực hiện con đường Hoằng pháp độ sinh với chí nguyện của các đấng Tôn Sư cũng thuận thế vô thường hiện diện ở cuộc đời để hoằng dương Chánh pháp, rồi đến một thời gian lại ra đi giống như cánh nhạn bay qua bầu trời không để lại dấu tích, cũng trong ngày hôm nay, đêm hôm qua tại Việt Nam một bậc Đạo Sư, một bậc tiền bối, Hoà Thượng cũng vừa viên tịch đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Hoà Thượng Trưởng Lão Thích Quãng Độ , Ngài đã thuận thế vô thường và ra đi thọ thế tuổi đời 93 tuổi, 73 Hạ lạp,và cũng trong ngày này Sư Trưởng Minh Đăng Quang, ngài đã ra đi biền biệt 66 năm qua lúc đó Ngài mới 32 tuổi, đến và đi là định luật. Đã gọi là định luật thì không ai thay đổi được hết vì thế gian là vô thườn
16/02/2020(Xem: 7602)
Người xưa thường nói rằng: Nhân sanh thất thập cổ lai hy. Điều nầy có nghĩa là:Đời người 70 tuổi xưa nay hy hữu. Đó là sự thật và đó cũng chỉ là tương đối mà thôi. Bởi lẽ có nhiều người sống thọ đến 80, 90, 100 hay hơn 100 tuổi. Âu đó cũng là do nhân duyên của nhiều kiếp ta vốn đã làm việc trưởng dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống của kẻ khác, nên mới được như vậy. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người sống chỉ được có 5 năm, mười năm, 20, 30, 40, 50 hay 60 tuổ
11/02/2020(Xem: 8261)
Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Chánh (1947-2020)
05/02/2020(Xem: 6519)
Tôi cố tìm một tựa đề cho đúng với ý nghĩa bài viết này để tán dương hai sự kiện trùng hợp trong một ngày thật trọng đại này ( ngày 16 âm lịch tháng giêng năm Canh Tý nhằm ngày 10 /02/2020 ) thế nhưng cuối cùng chỉ đành hạ bút với 4 chữ "BẤT KHẢ TƯ NGHÌ" như các bạn đã thấy ....Và các bạn có biết hai sự kiện trọng đại gì là gì không ...kính xin được tỏ bày niềm hân hoan nhất để tiết lộ cho các bạn được rõ : Do một nhân duyên được gia nhập vào group Viber " Đại gia đình Quảng Đức " mà tôi đã đọc được Thông báo về Lễ Mừng khánh Tuế Đại thọ Đức Trưởng lão Tăng Giáo Trưởng HT.Thích Huyền Tôn, trụ trì Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự tại Melbourne và được biết Ngài đã trụ thế 93 năm, 86 đạo lạp và 72 hạ lạp .....và hiện còn rất sáng suốt so với những người cùng tuổi ngoài đời và trong Đạo.
05/02/2020(Xem: 6435)
Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi. Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như: Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế. Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần. Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế. Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
19/01/2020(Xem: 9642)
Kính Báo. Trưởng Lão Hoà Thượng đạo hiệu thượng DIỆU hạ TÁNH- Viện chủ Tổ Đình Quốc Ân Huế vừa viên tịch lúc 14:30 ngày hôm nay, 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi ( thứ sáu, ngày 17/1/2020). Trụ thế tròn 90 tuổi. - Lễ Nhập Kim Quan: 8h30 ngày 24/12/Kỷ Hợi (thứ bảy, 18/1/2020).
15/01/2020(Xem: 8265)
Mùa Xuân lại về trên xứ Úc, mừng năm mới Canh Tý 2020, Phật lịch 2564, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi xin có lời ân cần thăm hỏi và kính chúc mừng năm mới vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến Chư vị Trưởng Lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Đoàn thể, Cơ quan, quý Đồng hương, chư Phật tử trong và ngoài Úc Châu.
03/01/2020(Xem: 8005)
Biểu đồ truyền thừa các tông phái Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam: Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn Biểu đồ VI.1: Thiền Nhật Bản – Cội nguồn của Phong Trào Ngũ Sơn Thập Sát Biểu đồ VI.2: Thiền Nhật Bản – Việc truyền bá thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Nhật Biểu đồ VI.3: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế I Biểu đồ VI.4: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.5: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.6: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch I – Dòng Nam Phố Thiệu Minh Biểu đồ VI.7: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch II – Dòng Bạch Ẩn Biểu đồ VI.8: Thiền Nhật Bản – Đạo Nguyên và Tông Tào Động Biểu đồ VII.1: Thiền tông Việt Nam – Thiền phái Tì-ni-đa Lưu-c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]