Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 58: Phẩm Tán Đại-Thừa 3

07/07/201511:30(Xem: 14424)
Quyển 58: Phẩm Tán Đại-Thừa 3

Tập 02
Quyển 58
Phẩm Tán Đại-Thừa 3
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên cái không nội cũng không có sở hữu. Vì cái không nội không có sở hữu, nên cái không ngoại cũng không có sở hữu. Vì cái không ngoại không có sở hữu, nên cái không nội ngoại cũng không có sở hữu. Vì cái không nội ngoại không có sở hữu, nên cái không không cũng không có sở hữu. Vì cái không không không có sở hữu, nên cái không lớn cũng không có sở hữu. Vì cái không lớn không có sở hữu, nên cái không thắng nghĩa cũng không có sở hữu. Vì cái không thắng nghĩa không có sở hữu, nên cái không hữu vi cũng không có sở hữu. Vì cái không hữu vi không có sở hữu, nên cái không vô vi cũng không có sở hữu. Vì cái không vô vi không có sở hữu, nên cái không rốt ráo cũng không có sở hữu. Vì cái không rốt ráo không có sở hữu, nên cái không không biên giới cũng không có sở hữu. Vì cái không không biên giới không có sở hữu, nên cái không tản mạn cũng không có sở hữu. Vì cái không tản mạn không có sở hữu, nên cái không không đổi khác cũng không có sở hữu. Vì cái không không đổi khác không có sở hữu, nên cái không bổn tánh cũng không có sở hữu. Vì cái không bổn tánh không có sở hữu, nên cái không tự tướng cũng không có sở hữu. Vì cái không tự tướng không có sở hữu, nên cái không cộng tướng cũng không có sở hữu. Vì cái không cộng tướng không có sở hữu, nên cái không tất cả pháp cũng không có sở hữu. Vì cái không tất cả pháp không có sở hữu, nên cái không chẳng thể nắm bắt được cũng không có sở hữu. Vì cái không chẳng thể nắm bắt được không có sở hữu, nên cái không không tánh cũng không có sở hữu. Vì cái không không tánh không có sở hữu, nên cái không tự tánh cũng không có sở hữu. Vì cái không tự tánh không có sở hữu, nên cái không không tánh tự tánh cũng không có sở hữu. Vì cái không không tánh tự tánh không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp; tất cả như vậy đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên bố thí Ba-la-mật-đa cũng không có sở hữu. Vì bố thí Ba-la-mật-đa không có sở hữu, nên tịnh giới Ba-la-mật-đa cũng không có sở hữu. Vì tịnh giới Ba-la-mật-đa không có sở hữu, nên an nhẫn Ba-la-mật-đa cũng không có sở hữu. Vì an nhẫn Ba-la-mật-đa không có sở hữu, nên tinh tấn Ba-la-mật-đa cũng không có sở hữu. Vì tinh tấn Ba-la-mật-đa không có sở hữu, nên tịnh lự Ba-la-mật-đa cũng không có sở hữu. Vì tịnh lự Ba-la-mật-đa không có sở hữu, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không có sở hữu. Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp; tất cả như vậy đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên bốn tịnh lự cũng không có sở hữu. Vì bốn tịnh lự không có sở hữu, nên bốn vô lượng cũng không có sở hữu. Vì bốn vô lượng không có sở hữu, nên bốn định vô sắc cũng không có sở hữu. Vì bốn định vô sắc không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp; tất cả như vậy đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên bốn niệm trụ cũng không có sở hữu. Vì bốn niệm trụ không có sở hữu, nên bốn chánh đoạn cũng không có sở hữu. Vì bốn chánh đoạn không có sở hữu, nên bốn thần túc cũng không có sở hữu. Vì bốn thần túc không có sở hữu, nên năm căn cũng không có sở hữu. Vì năm căn không có sở hữu, nên năm lực cũng không có sở hữu. Vì năm lực không có sở hữu, nên bảy chi đẳng giác cũng không có sở hữu. Vì bảy chi đẳng giác không có sở hữu, nên tám chi thánh đạo cũng không có sở hữu. Vì tám chi thánh đạo không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp; tất cả như vậy đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên pháp môn giải thoát không cũng không có sở hữu. Vì pháp môn giải thoát không không có sở hữu, nên pháp môn giải thoát vô tướng cũng không có sở hữu. Vì pháp môn giải thoát vô tướng không có sở hữu, nên pháp môn giải thoát vô nguyện cũng không có sở hữu. Vì pháp môn giải thoát vô nguyện không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên năm loại mắt cũng không có sở hữu. Vì năm loại mắt không có sở hữu, nên sáu phép thần thông cũng không có sở hữu. Vì sáu phép thần thông không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên mười lực của Phật cũng không có sở hữu. Vì mười lực của Phật không có sở hữu, nên bốn điều không sợ cũng không có sở hữu. Vì bốn điều không sợ không có sở hữu, nên bốn sự hiểu biết thông suốt cũng không có sở hữu. Vì bốn sự hiểu biết thông suốt không có sở hữu, nên đại từ cũng không có sở hữu. Vì đại từ không có sở hữu, nên đại bi cũng không có sở hữu. Vì đại bi không có sở hữu, nên đại hỷ cũng không có sở hữu. Vì đại hỷ không có sở hữu, nên đại xả cũng không có sở hữu. Vì đại xả không có sở hữu, nên mười tám pháp Phật bất cộng cũng không có sở hữu. Vì mười tám pháp Phật bất cộng không có sở hữu, nên trí nhất thiết cũng không có sở hữu. Vì trí nhất thiết không có sở hữu, nên trí đạo tướng cũng không có sở hữu. Vì trí đạo tướng không có sở hữu, nên trí nhất thiết tướng cũng không có sở hữu. Vì trí nhất thiết tướng không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như thế, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc mười lực của Phật cho đến trí nhất thiết tướng, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên bậc Cực hỷ cũng không có sở hữu. Vì bậc Cực hỷ không có sở hữu, nên bậc Ly cấu cũng không có sở hữu. Vì bậc Ly cấu không có sở hữu, nên bậc Phát quang cũng không có sở hữu. Vì bậc Phát quang không có sở hữu, nên bậc Diệm tuệ cũng không có sở hữu. Vì bậc Diệm tuệ không có sở hữu, nên bậc Cực nan thắng cũng không có sở hữu. Vì bậc Cực nan thắng không có sở hữu, nên bậc Hiện tiền cũng không có sở hữu. Vì bậc Hiện tiền không có sở hữu, nên bậc Viễn hành cũng không có sở hữu. Vì bậc Viễn hành không có sở hữu, nên bậc Bất động cũng không có sở hữu. Vì bậc Bất động không có sở hữu, nên bậc Thiện tuệ cũng không có sở hữu. Vì bậc Thiện tuệ địa không có sở hữu, nên bậc Pháp vân cũng không có sở hữu. Vì bậc Pháp vân không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như vậy, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên bậc Tịnh quán cũng không có sở hữu. Vì bậc Tịnh quán không có sở hữu, nên bậc Chủng tánh cũng không có sở hữu. Vì bậc Chủng tánh không có sở hữu, nên bậc Đệ bát cũng không có sở hữu. Vì bậc Đệ bát không có sở hữu, nên bậc Cụ kiến cũng không có sở hữu. Vì bậc Cụ kiến không có sở hữu, nên bậc Bạc cũng không có sở hữu. Vì bậc Bạc không có sở hữu, nên bậc Ly dục cũng không có sở hữu. Vì bậc Ly dục không có sở hữu, nên bậc Dĩ biện cũng không có sở hữu. Vì bậc Dĩ biện không có sở hữu, nên bậc Độc-giác cũng không có sở hữu. Vì bậc Độc-giác không có sở hữu, nên bậc Bồ-tát cũng không có sở hữu. Vì bậc Bồ-tát không có sở hữu, nên bậc Như lai cũng không có sở hữu. Vì bậc Như lai không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như vậy, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc bậc Tịnh quán cho đến bậc Như lai, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên Dự-lưu hướng cũng không có sở hữu. Vì Dự-lưu hướng không có sở hữu, nên Dự-lưu quả cũng không có sở hữu. Vì Dự-lưu quả không có sở hữu, nên Nhất-lai hướng cũng không có sở hữu. Vì Nhất-lai hướng không có sở hữu, nên Nhất-lai quả cũng không có sở hữu. Vì Nhất-lai quả không có sở hữu, nên Bất-hoàn hướng cũng không có sở hữu. Vì Bất-hoàn hướng không có sở hữu, nên Bất-hoàn quả cũng không có sở hữu. Vì Bất-hoàn quả không có sở hữu, nên A-la-hán hướng cũng không có sở hữu. Vì A-la-hán hướng không có sở hữu, nên A-la-hán quả cũng không có sở hữu. Vì A-la-hán quả không có sở hữu, nên Độc-giác hướng cũng không có sở hữu. Vì Độc-giác hướng không có sở hữu, nên Độc-giác quả cũng không có sở hữu. Vì Độc-giác quả không có sở hữu, nên pháp đại Bồ-tát cũng không có sở hữu. Vì pháp đại Bồ-tát không có sở hữu, nên pháp Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác cũng không có sở hữu. Vì pháp Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như vậy, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc Dự-lưu hướng cho đến pháp Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Dự-lưu hướng cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Dự-lưu hướng không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Dự-lưu quả cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Dự-lưu quả không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Nhất-lai hướng cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Nhất-lai hướng không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Nhất-lai quả cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Nhất-lai quả không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Bất-hoàn hướng cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Bất-hoàn hướng không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Bất-hoàn quả cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Bất-hoàn quả không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của A-la-hán hướng cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của A-la-hán hướng không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của A-la-hán quả cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của A-la-hán quả không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Độc-giác hướng cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Độc-giác hướng không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Độc-giác quả cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Độc-giác quả không có sở hữu, nên đại Bồ-tát cũng không có sở hữu. Vì đại Bồ-tát không có sở hữu, nên Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác cũng không có sở hữu. Vì Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như vậy, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc Bổ-đặc-già-la của Dự-lưu hướng cho đến Phật-đà Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên Thanh-văn thừa cũng không có sở hữu. Vì Thanh-văn thừa không có sở hữu, nên Độc-giác thừa cũng không có sở hữu. Vì Độc-giác thừa không có sở hữu, nên Chánh đẳng giác thừa cũng không có sở hữu. Vì Chánh đẳng giác thừa không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như vậy, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc Thanh-văn thừa, Độc-giác thừa, Chánh đẳng giác thừa, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Thanh-văn thừa cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Thanh-văn thừa không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Độc-giác thừa cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Độc-giác thừa không có sở hữu, nên Bổ-đặc-già-la của Chánh Đẳng giác thừa cũng không có sở hữu. Vì Bổ-đặc-già-la của Chánh Đẳng Giác thừa không có sở hữu, nên hư không cũng không có sở hữu. Vì hư không không có sở hữu, nên Đại-thừa cũng không có sở hữu. Vì Đại-thừa không có sở hữu, nên vô số cũng không có sở hữu. Vì vô số không có sở hữu, nên vô lượng cũng không có sở hữu. Vì vô lượng không có sở hữu, nên vô biên cũng không có sở hữu. Vì vô biên không có sở hữu, nên tất cả pháp cũng không có sở hữu. Do ý nghĩa như vậy, nên nói Đại-thừa có thể bao trùm hết vô số, vô lượng, vô biên hữu tình. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ngã cho đến cái thấy, hoặc Bổ-đặc-già-la của Thanh-văn thừa, Độc-giác thừa, Chánh đẳng giác thừa, hoặc hư không, Đại-thừa, vô số, vô lượng, vô biên, tất cả pháp, tất cả đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Nên biết, như cảnh giới Niết-bàn có thể bao trùm khắp vô số, vô lượng, vô biên hữu tình, Đại-thừa cũng vậy, có thể bao trùm khắp vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Thiện Hiện! Do nhân duyên này, cho nên nói: Thí như hư không có thể bao trùm khắp vô số, vô lượng, vô biên hữu tình, Đại-thừa cũng vậy có thể bao trùm khắp vô số, vô lượng, vô biên hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi nói, lại như hư không, không đến, không đi, không trụ, có thể thấy, Đại-thừa cũng vậy, không đến, không đi, không trụ, có thể thấy? Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tất cả pháp không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; thọ, tưởng, hành, thức không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của thọ, tưởng, hành, thức không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của thọ, tưởng, hành, thức không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của nhãn xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của nhãn xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của nhãn xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của nhãn xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của sắc xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của sắc xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của sắc xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của sắc xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì sắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của nhãn giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của nhãn giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của nhãn giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của nhãn giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhĩ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của nhĩ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của nhĩ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của nhĩ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của nhĩ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tỷ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của tỷ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của tỷ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của tỷ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của tỷ giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thiệt giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của thiệt giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của thiệt giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của thiệt giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của thiệt giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thân giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của thân giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của thân giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của thân giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của thân giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của ý giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của ý giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của ý giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của ý giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì ý giới, pháp giới, và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Địa giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; thủy, hỏa, phong, không, thức giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của địa giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của địa giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của địa giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của địa giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thánh đế khổ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; Thánh đế tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của Thánh đế khổ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của Thánh đế khổ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của Thánh đế khổ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của Thánh đế khổ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vô minh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của vô minh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của vô minh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của vô minh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của vô minh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chơn như không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới hư không, cảnh giới đoạn, cảnh giới ly, cảnh giới diệt, cảnh giới vô tánh, cảnh giới vô tướng, cảnh giới vô tác, cảnh giới vô vi, cảnh giới an ổn, cảnh giới tịch tịnh, pháp định, pháp trụ, bổn vô, thật tế không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của chơn như không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của pháp giới cho đến thật tế không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của chơn như không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của pháp giới cho đến thật tế không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của chơn như không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của pháp giới cho đến thật tế không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của chơn như không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của pháp giới cho đến thật tế không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì chơn như cho đến thật tế và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái không nội không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của cái không nội không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của cái không nội không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của cái không nội không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của cái không nội không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì cái không nội cho đến cái không không tánh tự tánh và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của bố thí Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn tịnh lự không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của bốn tịnh lự không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của bốn tịnh lự không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của bốn tịnh lự không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của bốn tịnh lự không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn niệm trụ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của bốn niệm trụ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của bốn niệm trụ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của bốn niệm trụ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của bốn niệm trụ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

 

Quyển thứ 58

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 30543)
Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.
09/04/2013(Xem: 8334)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 6306)
Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược.
09/04/2013(Xem: 7331)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 13948)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 7355)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 8687)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 10944)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 5763)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 7944)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]