Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 38: Phẩm Bát Nhã Hành Tướng 1

07/07/201510:21(Xem: 12794)
Quyển 38: Phẩm Bát Nhã Hành Tướng 1

Tập 01 
Quyển 38 
Phẩm Bát Nhã Hành Tướng 1
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán như thế này: Cái gì là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Vì sao gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Ai tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bát-nhã-ba-la-mật-đa này dùng để làm gì? Như vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thẩm xét, quán sát kỹ, nếu là pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Ở trong cái không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì lấy cái gì để vặn hỏi!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Trong đó, pháp nào là không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?

Thiện Hiện đáp: Đó là pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

 Xá Lợi Tử! Sắc pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; sắc xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Xá Lợi Tử! Nhãn giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; nhĩ giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; tỷ giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thiệt giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Thân giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Ý giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Địa giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp thánh đế khổ không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thánh đế tập, diệt, đạo không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp vô minh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp không nội không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tính, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp bốn tịnh lự không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp năm loại mắt không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp sáu phép thần thông không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp bốn niệm trụ không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp mười lực của Phật không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp chơn như không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp Dự-lưu không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Pháp Bồ tát không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp Như Lai không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Nói tóm lại: Thường hoặc vô thường, lạc hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, không hoặc bất không, vô tướng hoặc hữu tướng, vô nguyện hoặc hữu nguyện, tịch tịnh hoặc bất tịch tịnh, viễn ly hoặc bất viễn ly, tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, sanh hoặc diệt, hữu vi hoặc vô vi, hữu lậu hoặc vô lậu, thiện hoặc phi thiện, hữu tội hoặc vô tội, thế gian hoặc xuất thế gian, thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết-bàn, quá khứ, vị lai hoặc hiện tại, thiện, bất thiện hoặc vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc hoặc sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, hoặc phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn hoặc phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian, các pháp như vậy, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà thẩm xét, quán sát kỹ tất cả các pháp như trên, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối tiếc; tâm ấy chẳng kinh hoàng, chẳng sợ sệt, chẳng hãi hùng. Nên biết, đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì duyên cớ gì mà biết là các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng thường chẳng xa lìa?

Thiện Hiện đáp: Vì đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, biết như thật về Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; biết như thật về tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng thường chẳng xa lìa.

Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, biết như thật về sắc, lìa tự tánh sắc; biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức, lìa tự tánh thọ, tưởng, hành, thức; biết như thật về nhãn xứ, lìa tự tánh nhãn xứ; biết như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lìa tự tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; biết như thật về sắc xứ, lìa tự tánh sắc xứ; biết như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, lìa tự tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; biết như thật về nhãn giới, lìa tự tánh nhãn giới; biết như thật về sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh sắc giới, cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về nhĩ giới, lìa tự tánh nhĩ giới; biết như thật về thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về tỷ giới, lìa tự tánh tỷ giới; biết như thật về hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về thiệt giới, lìa tự tánh thiệt giới; biết như thật về vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về thân giới, lìa tự tánh thân giới; biết như thật về xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về ý giới, lìa tự tánh ý giới; biết như thật về pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về địa giới, lìa tự tánh địa giới; biết như thật về thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lìa tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới; biết như thật về thánh đế khổ, lìa tự tánh thánh đế khổ; biết như thật về thánh đế tập, diệt, đạo, lìa tự tánh thánh đế tập, diệt, đạo; biết như thật về vô minh, lìa tự tánh vô minh; biết như thật về hành, thức, danh sắc, lục xứ, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, lìa tự tánh hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; biết như thật về cái không nội, lìa tự tánh cái không nội; biết như thật về cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; lìa tự tánh cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; biết như thật về bốn tịnh lự, lìa tự tánh bốn tịnh lự; biết như thật về bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lìa tự tánh bốn vô lượng, bốn định vô sắc; biết như thật về năm loại mắt, lìa tự tánh năm loại mắt; biết như thật về sáu phép thần thông, lìa tự tánh sáu phép thần thông; biết như thật về bốn niệm trụ, lìa tự tánh bốn niệm trụ; biết như thật về bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lìa tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; biết như thật về mười lực của Phật, lìa tự tánh mười lực của Phật; biết như thật về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lìa tự tánh bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng; biết như thật về chơn như, lìa tự tánh chơn như; biết như thật về pháp giới, pháp tánh, trụ pháp, định pháp, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, lìa tự tánh pháp giới cho đến tánh ly sanh; biết như thật về Dự-lưu, lìa tự tánh Dự-lưu; biết như thật về Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, lìa tự tánh Nhất-lai cho đến Độc-giác; biết như thật về Bồ tát, lìa tự tánh Bồ tát; biết như thật về Như Lai, lìa tự tánh Như Lai; biết như thật về pháp thường, vô thường, lìa tự tánh pháp thường, vô thường; biết như thật về pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, phi thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn, lìa tự tánh pháp lạc, khổ cho đến pháp thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn; biết như thật về pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, lìa tự tánh pháp quá khứ, vị lai, hiện tại; biết như thật về pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc, sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Do đó nên biết, các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Cái gì là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Cái gì là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa? Cho đến cái gì là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian?

Thiện Hiện đáp: Vô tánh là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vô tánh là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến vô tánh là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến tự tánh bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tướng Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tướng tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tướng pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Tự tánh cũng lìa tự tánh, tướng cũng lìa tướng; tự tánh cũng lìa tướng, tướng cũng lìa tự tánh; tướng của tự tánh cũng lìa tự tánh của tướng, tự tánh của tướng cũng lìa tướng của tự tánh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử nói với Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát mà học những pháp ở trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài nói, nếu đại Bồ-tát học những pháp trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng! Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp không sanh, không hoàn thành.

Xá Lợi Tử hỏi: Do nhân duyên gì mà tất cả pháp không sanh, không hoàn thành?

Thiện Hiện đáp: Vì sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên sự sanh và hoàn thành của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được; vì sắc xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì địa giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế khổ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được; vì vô minh là không, nên sự sanh và hoàn thành của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên sự sanh và hoàn thành của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thể nắm bắt được; vì cái không nội là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không nội chẳng thể nắm bắt được; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được; vì bốn tịnh lự là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được; vì năm loại mắt là không, nên sự sanh và hoàn thành của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì sáu phép thần thông là không, nên sự sanh và hoàn thành của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được; vì bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì bốn niệm trụ là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được; vì mười lực của Phật là không, nên sự sanh và hoàn thành của mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được; vì chơn như là không, nên sự sanh và hoàn thành của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh là  không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp giới cho đến tánh ly sanh chẳng thể nắm bắt được; vì Dự-lưu là không, nên sự sanh và hoàn thành của Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác là không, nên sự sanh và hoàn thành của Nhất-lai cho đến Độc-giác chẳng thể nắm bắt được; vì Bồ tát là không, nên sự sanh và hoàn thành của Bồ tát chẳng thể nắm bắt được; vì Như Lai là không, nên sự sanh và hoàn thành của Như Lai chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thường, vô thường là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thường, vô thường chẳng thể nắm bắt được; vì pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, bất thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp lạc, khổ cho đến thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn chẳng thể nắm bắt được; vì pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp quá khứ, vị lai, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc ở cõi Dục, sự ràng buộc ở cõi Sắc, sự ràng buộc ở cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, thì liền tiếp cận trí nhất thiết tướng; đại Bồ-tát ấy tiếp cận như thật trí nhất thiết tướng như vậy, nên được thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh; đại Bồ-tát ấy được như thật thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh như vậy, nên chẳng sanh tâm câu hành tham, chẳng sanh tâm câu hành sân, chẳng sanh tâm câu hành si, chẳng sanh tâm câu hành mạn, chẳng sanh tâm câu hành siểm cuồng, chẳng sanh tâm câu hành san tham, chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ. Đại Bồ-tát ấy, vì do chẳng sanh tâm câu hành tham cho đến chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ, nên rốt ráo chẳng đọa vào trong thai nữ nhân, thường được hóa sanh, cũng vĩnh viễn không sanh vào các đường ác, trừ khi vì nhân duyên làm lợi lạc hữu tình; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thường chẳng lìa Phật.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, muốn được công đức thù thắng lợi lạc như trên, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên xa lìa.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành về sắc, hoặc tu hành về tướng của sắc, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái thường, vô thường của sắc, hoặc tu hành về cái tướng thường, vô thường của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái lạc, khổ của sắc, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của sắc, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịnh, bất tịnh của sắc, hoặc tu hành về cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái không, bất không của sắc, hoặc tu hành về cái tướng không, bất không của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô tướng, hữu tướng của sắc, hoặc tu hành về cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, hoặc tu hành về cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái viễn ly, bất viễn ly của sắc, hoặc tu hành về cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của nhãn xứ, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng nhãn giới cho đến cái tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành địa giới, hoặc tu hành cái tướng địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của địa giới, hoặc tu hành cái tướng của thường, vô thường của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của địa giới, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của địa giới, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của địa giới, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của địa giới, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của địa giới, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của địa giới, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

 

Quyển thứ 38
Hết

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2011(Xem: 7147)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 7323)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 6928)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
19/02/2011(Xem: 5823)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).
13/02/2011(Xem: 19581)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
30/01/2011(Xem: 6079)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
14/01/2011(Xem: 6199)
Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần. Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).
07/01/2011(Xem: 7051)
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
05/01/2011(Xem: 5868)
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ) Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
30/12/2010(Xem: 5800)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]