Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Liễu Quán

09/04/201319:59(Xem: 8216)
Thiền Sư Liễu Quán
90tolieuquan2

THIỀNSƯ LIỄU QUÁN, CHÙA THIỀN TÔN - HUẾ

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

---o0o---

Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Tuy nhiên, chế độ cầm quyền dù có khác nhau mà lòng dân vẫn là một. Dân Đàng Trong hay dân Đàng ngoài vẫn coi nước Việt Nam là một, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng vẫn giống nhau. Dân Đàng Ngoài tin Phật giáo, dân Đàng Trong cũng tin Phật giáo, mặc dù Phật giáo lúc này đã suy vi rất nhiều so với Phật giáo thời Lý Trần. Song do có lòng tin đó, mà Đàng Trong hay Đàng Ngoài vẫn có các vị Thiền sư kể cả các vị Thiền sư Trung Quốc qua tiếp tục truyền bá đạo Thiền thuộc phái Lâm Tế và Tào Động.

Gặp lúc ở Tàu nhà Mãn Thanh lên thay nhà Minh, những Tăng sĩ Tàu không thần phục nhà Thanh mới bỏ sang Việt Nam. Người vào đất Bắc như Chuyết Công Hòa thượng, Minh Lương Hòa thượng, người vào đất Nam như Tế Viên Hòa thượng, Giác Phong Lão tổ, Thọ Tôn Nguyên Thiều, Minh Hoằng Tử Dung, Thạch Liêm Đại Sánv.v... sang ở vùng Thuận Hóa và Bình Định. Trong khoảng thời gian này, ở Đàng Trong có một vị Thiền sư Việt Nam, đạo đức cao siêu, tâm quang sáng rực, được tôn làm Tổ, đó là Hòa thượng Liễu Quánmà cuộc đời của Ngài thật là một tấm gương tốt chói lọi của một trong những vị Sư thông thái nhất xứ này.

Tổ Liễu Quán mở pháp môn ở núi Thiên Thai thuộc Thuận Hóa. Ngài đặt bài kệ: "Thật Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng v.v..." để làm pháp hệ truyền thừa mãi đến nay vẫn còn tiếp nối. Hầu hết các chùa ở vùng Trung và Nam Việt đều thuộc phái Thiền Lâm Tế này, trong khi việc truyền bá của các vị Thiền sư Trung Quốc không mấy rộng rãi và liên tục cho bằng. Tổ Liễu Quán thật đã có một vị trí sáng chói trong lịch sử Phật giáo cuối đời Hậu Lê. Vậy ở đây ta hãy tìm hiểu rõ hơn về ngài.

Ở khoảng ba cây số về phía Nam đàn Nam giao có một ngôi tháp đến nay còn được giữ gìn hoàn hảo đẹp đẽ ở trên một thửa đất có tường thành bao quanh, có tam cấp và hồ sen. Đó là ngôi tháp của Tổ Liễu Quán. Có thể nói đây là ngôi tháp hùng vĩ, cổ kính, uy nghiêm nhất từ xưa còn lại ở miền Trung và Nam Việt.

Khuôn viên thấp gồm có kiến trúc Pháp tường thành, nền hồ vôi, rộng vào khoảng 70 mét vuông, nếu kể toàn diện tích đất chung quanh thì có thể gần một héc-ta, trong đó có phần trồng thông và xoài.

Tháp có hai lớp tường thành bằng đá bao quanh. Lớp trong hình bát giác cao độ 0m60 ở gần tháp. Lớp ngoài hình tứ giác cao độ 1m80, dày 1m. trước tháp có tam cấp danh dự ngang 4 mét gồm 10 bậc. Ở ngoài nhìn trên cổng tường vào tháp có biển đề chữ: "Đàm hoa lạc khứ hữu du hương" (Hoa Đàm rụng hương thơm vẫn còn). Hai bên có hai câu đối: "Bửu đạt trường minh bất đoạn môn tiền lưu lục thủy; Pháp thân độc lộ y nhiên tạo lý khán thanh sơn" (Tiếng linh báu ngân dài cùng dòng nước lục trước cửa chảy hoài không dứt; Pháp thân lộng y nhiên bất động ngắm núi xanh).

Phía trong tường thành là ngôi tháp dựng ở chính giữa, hình bát giác hồ vôi, cao 7 tầng độ 6 mét, mặt trước có bia đá áp sát vào và mang các dòng chữ: bên trên: "Vô lượng quang", dòng giữa bia: "Sắc tú Chánh giác Viên ngộ Liễu Quán lão Hòa thượng chi tháp". Hai bên có hai câuđối: "Bỗng át chân phong gia kế thuật; Tân lương mỹ hóa quốc bao sùng" (Chân phong của phép Thiền đánh hét được ngài kế thừa truyền thuật; Đức hòa tốt đẹp của bậc Thầy hướng đạo được cả nước khen ngợi tôn sùng).

Áp sát mặt trong tường thành bên trái của tháp có tấm bia đá sa thạch cao 1m, rộng 0m60, văn bia gồm gần 1.500 chữ Hán, do người cháu trong đạo của Tổ Liễu Quán, bấy giờ đang làm Sư ở chùa Tang Liên bên Trung Quốc soạn và dựng năm thứ 9 niên hiệu Cảnh Hưng (1748, vua Lê Hiển Tôn), đúng 6 năm sau ngày Tổ Liễu Quán viên tịch.

Chính nội dung tấm bia này là một tài liệu đầy đủ nhất còn lại cho ta biết rõ công hạnh tu chứng và hóa đạo của Tổ Liễu Quán.

Dưới đây là bản dịch các điểm chính tấm bia ấy: "Đặc điểm căn bản của Phật giáo chúng ta là gì? - Theo Phật giáo, con người không phải từ cửa tử sanh ra, cũng phải chết đi là đi vào cửa tử. Thế nên người xưa sống trong rừng sâu hang động, chỉ ăn ngủ sơ sài, chẳng có gì quan trọng đáng lo nghĩ hơn là vấn đề sống và chết.

Tìm được một người chấp nhận hy sinh cho đạo pháp, nhất là lúc Phật giáo đang suy đồi như Hòa thượng Liễu Quán của chúng ta thật là điều hy hữu.

Ngài Quán làng Bạc Mã, huyện Đồng xuân phủ Phú Yên, họ Lê, pháp danh Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán. Tu học từ thuở nhỏ, ngài tỏ ra thông minh khí tiết hơn các bạn đồng học. Mất mẹ năm lên sáu, theo ý nguyện của ngài, thân phụ ngài đã gởi ngài đến chùa Hội Tôn thụ giáo với Tế Viên Hòa thượng. Bảy năm sau Tế Viên Hòa thượng tịch, Ngài ra Huế vào chùa Hàm Long (tức chùa Bảo Quốc ngày nay) thụ học với Giác Phong lão tổ.

Năm Tân tị (1691), sau khi xuống tóc được một năm, ngài được gọi về làng cũ để giúp đỡ phụ thân trong lúc già yếu. Nhà nghèo ngài phải đi hái củi bán lấy tiền lo thuốc thang. Bốn năm sau phụ thân qua đời vào năm Ất hợi (1695) ngài lại trở ra Huế chính thức thụ giới Sa-di với Thạch Liêm Đại Sán Hòa thượng. Năm Đinh sửu (1697) ngài tiếp tục thụ giới Cụ túc với Từ Lâm lão Hòa thượng.

Năm Kỹ mão (1699) ngài đi khắp Tòng Lâm thăm viếng nhiều chùa để học hỏi đạo lý, và quyết định hiến thân cho đời sống đạo, chẳng quản đạm bạc gian lao. Từ đó ngài tinh chuyên tu tập.

Năm Nhâm ngọ (1702) ngài đến Long Sơn đầu sư với Tử Dung Hòa thượng (người sáng lập Ấn Tôn Từ Đàm hiện nay), một vị Hòa thượng có tiếng thông thái khéo dạy người niệm Phật tham Thiền của thời này.

Trước khi chấp nhận ngài làm học trò, Hòa thượng Tử Dung đã thử nhiều lần và bắt ngài giải thích câu sau đây: "Muôn pháp quy về một, một về đâu?". Ngài đã tìm kiếm 8, 9 năm không ra câu giải đáp và đã thất vọng.

Một hôm nhân đọc Truyền Đăng Lục, ngài gặp câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" (Chỉ vật truyền tâm, chỗ mà người ngoại cuộc không hiểu được), bỗng nhiên ngài thấy đã tìm ra câu giải đáp mà thầy mình đã đặt ra, nhưng vì đường sá xa cách, không thể đến trình chỗ ngộ với thầy ngay được.

Năm Mậu tý (1708) ngài đến Long Sơn (Huế) để đệ trình kết quả với câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ". Hòa thượng Tử Dung lại dạy câu: "Đứng ở mé bờ cao vút buông tay, tự mình chịu lấy, chết rồi sống lại, bấy giờ không ai có thể dối người" (Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương, tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc). Ngài vỗ tay cười lớn tiếng. Hòa thượng nói: "Không phải vậy đâu". Ngài liền đọc: "Xứng chùy nguyên thị thiết". (Cái dùi nguyên là sắt). Hòa thượng đáp: "Cũng không phải vậy đâu".

Hôm sau Hòa thượng lại tiếp tục thử ngài bằng câu: "Công án ngày qua chưa giải đáp xong, hãy nói lại xem?". Ngài liền đọc hai câu: Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi. Hòa thượng tán thán.

Năm Nhâm thìn (1712) khi Hòa thượng Tử Dung vào Quảng Nam để làm lễ Toàn Viện (?) ngài Liễu Quán trình Hòa thượng bài kệ dục Phật (tắm Phật). Xem bài kệ, Hòa thượng đặt cho ngài câu hỏi sau đây: "Tổ Tổ truyền cho nhau, Phật Phật trao cho nhau, chưa rõ truyền trao cái gì ấy?". Ngài Liễu Quán đáp: "Măng đá mọc chồi dài một trượng, phủ phất lông rùa nặng ba cân". Hòa thượng Tử Dung tiếp hỏi: "Thuyền trượt trên núi cao, ngựa chạy dưới đáy biển" nghĩa là gì? Ngài đáp: "Trâu đất gãy sừng rống thâu đêm, đàn cầm không giây gảy suốt ngày".

Rồi ngài chép lại tất cả những câu đối đáp trình ngay lên Hòa thượng Tử Dung và được Hòa thượng hoàn toàn thừa nhận.

Ngài là người có trí thông minh phi thường, chí nguyện siêu việt.

Năm Nhâm dần (1722) ngài về trụ ở Tổ đình Thiền Tôn - Huế. Trong các năm Quý sửu. Giáp dần, Ất mão (1733, 1734, 1735) ngài mở bốn đại giới đàn theo lời thỉnh cầu của các hàng cư sĩ, xuất gia và các quan viên hộ pháp. Năm Canh thân (1740) sau khi truyền giới đàn Long Hoa, ngài trở lại tổ đình.

Đương thời Hiếu Minh vương Nguyễn Phúc Chu cảm phục đạo đức và danh tiếng của ngài, triệu ngài vào cung, nhưng ngài muốn giữ sự tự tại ở chốn lâm tuyền nên đã từ tạ lời thỉnh mà không đến.

Mùa xuân năm Nhâm tuất (1742) ngài lại mở giới đàn tại chùa Viên Thông. Vào cuối thu, tháng 9 năm ấy (tháng 10 năm 1742) ngài lâm bịnh nhưng không có dấu hiệu gì trầm trọng. Tháng 10 năm ấy, ngài họp các đệ tử nói: "Tôi sẽ ra đi, sứ mạng của tôi ở đời này đã xong". Các đệ tử khóc òa. Ngài khuyên bảo: "Tại sao các vị khóc? Chư Phật còn nhập Niết-bàn. Tôi cũng vậy, tôi đến đi rõ ràng, về có nơi chốn. Xin đừng buồn rầu, hãy cố gắng tinh tấn hơn lên".

Tháng 11 âm lịch năm ấy, mấy ngày trước khi mất, ngài ngồi dậy tự tay viết bốn câu:

"Ngoài bảy mươi năm trong thế giới
Không không sắc sắc thấy dung thông
Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ
Nào phải ân cần hỏi tổ tông".

Viết xong, ngài bảo các đệ tử: "Các vị xem này, tôi đến với cõi đời này giản dị biết bao nhiêu. Tôi sẽ ra đi trọn vẹn. Mai sau các vị hãy áp dụng thực hành Thánh hạnh. Xin hãy cố gắng chớ quên lời dạy bảo của tôi".

Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm tuất (tháng 12 năm 1742) sau khi dùng trà, hành lễ buổi sáng, ngài hỏi đệ tử mấy giờ. Các đệ tử đáp bây giờ là giờ mùi (khoảng 1 đến 3 giờ chiều), ngài thở hơi cuối cùng.

Chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu ban thụy hiệu là Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng để khắc bia.

Di thể được chuyển mai táng ngày 19 tháng 2 năm Quý hợi (1743) ở ngôi tháp mới nằm phía Nam núi Thiên Thai, trên thửa đất làng An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (cũ).

Ngài Liễu Quán sinh giờ Thìn (khoảng 7 đến 9 giờ sáng) ngày 13 tháng 11 năm Đinh vị (1667), viên tịch ngày 22 tháng 11 năm Nhâm tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ III (1742), 43 tuổi hạ, 76 tuổi đời, độ 49 đệ tử xuất gia danh tiếng và rất đông đệ tử tại gia.

Người thế tục cho rằng thế gian có sanh tử khứ lai, nhưng đối với Ngài Liễu Quán thì không như vậy. Thương kính Ngài, vị Thiền sư khả kính của chúng ta không còn nữa, Ngài đã nhập Niết-bàn. Vậy không phải nói gì cho Ngài nữa, nhưng những công nghiệp phục vụ đạo pháp của Ngài được ghi lại đây là để làm tỏ rạng đạo giáo cho tương lai chúng ta.

Xin thú nhận rằng, nhân duyên nhập đạo, sự nghiệp truyền đăng của ngài quá đặc biệt lớn lao, tôi không sao rõ hết được, nên nơi đây chỉ thuật lại được đôi phần, như kẻ mù rờ voi vậy.

Pháp hiệu Thiện Kế kính soạn.

(Sư Thiện Kế sau về Trung Quốc và mất luôn bên ấy).

Hiện nay cách phía sau tháp độ 800 mét có chùa Thiền Tôn do Ngài sáng lập và các đệ tử tiếp tục thừa kế trùng tu còn được đẹp đẽ khang trang, trong đó có quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) là di vật quý nhất.

15.11.1986

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2011(Xem: 7304)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 7412)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 7009)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
19/02/2011(Xem: 5982)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).
13/02/2011(Xem: 19750)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
30/01/2011(Xem: 6241)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
14/01/2011(Xem: 6366)
Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần. Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).
07/01/2011(Xem: 7204)
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
05/01/2011(Xem: 5941)
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ) Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
30/12/2010(Xem: 5896)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]