Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Tông đời Lý, vị vua anh minh

09/04/201319:53(Xem: 6231)
Nhân Tông đời Lý, vị vua anh minh

Nhân Tông Đời Lý,
Vị Vua Anh Minh

Tô Hồng Cẩm


Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược. Ngay từ tuổi nhỏ được nuôi dạy rất tốt, chăm đọc rộng các sách kinh tạng nội điển Phật giáo, sách Nho học, pháp luật và biện pháp chính trị của pháp gia, nên sớm có trình độ kiến thức khoáng đạt uyên bác, trí tuệ hiếu nhân, lương tri chính đại.

Bản thân và tính chất Càn Đức Lý Nhân Tông vốn là người con nhờ phụ tinh mẫu huyết cao khiết của cha mẹ là bậc khí tượng quang minh, bình sinh có tấm lòng nhân đức thương người, bao dung rộng khắp, thủ đắc nhân tâm.

Lớn lên ở ngôi trị vì, nhờ triều đình có người giỏi giúp việc triều chính, bản thân vua ngày càng trưởng thành lại biết trực tiếp điều hành, tỏ rõ bậc tài năng, nên thế nước rất vững vàng, hưng thịnh.

Giỏi kết hợp vua tôi:

Triều đại ông có những chiến công rực rỡ đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống phương Bắc, ổn định trấn giữ phương Nam, thu phục quân Chiêm thành với kỳ công của các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Lý Thừa Ân, Tôn Đản, và người giỏi việc triều chính, thực hiện lợi ích cho dân cho nước như thái sư Lý Đạo Thành.

Giỏi về đào tạo nhân tài:

Ông là vị vua chú trọng về văn hóa, giáo dục, mở các cuộc thi kén chọn nhân tài, và đặc biệt ưu đãi, trọng vọng các bậc thiền sư thạc đức. Năm Ất Mão (1075) vua cho tổ chức một khoa thi Tam trường, là khoa thi chọn người giỏi đầu tiên ở nước ta.

Tiếp liền năm sau (1076), vua cho lập Quốc tử giám và bổ nhiệm những người khoa bảng văn học vào dạy.

Giỏi về tổ chức cải tiến:

Để tổ chức lại guồng máy nhà nước, cải tiến triều đại, năm Kỷ Tỵ (1089) vua định quan chế, chia văn võ ra làm 9 bậc, quan đại thần thì có Thái sư, Thái phó, Thái úy, và Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu úy. Dưới các bậc ấy, bên văn có Thượng thư, Tả Hữu Tham tri, Tả Hữu Giám nghị đại phu, Trung thư Thị Lang, Bộ Thị Lang v.v... Bên võ thì có Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản khu mật sứ, khu mật Tả Hữu sứ, Kim Ngô thượng tướng, Chư vệ tướng quan v.v... Ở ngoài, các Châu, Quận, văn thì có Tri phủ, Phán phủ, Tri Châu. Võ thì có Chư lộ, Trấn trại quan. Về quốc phòng thì ủy thác cho hai danh tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản huy động mọi lực lượng quân sự, ứng chiến đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Giỏi về âm luật:

Theo Đại Việt sử lược (quyển 2) thì những bài ca, khúc nhạc mà nhạc công tập luyện đều do vua Lý Nhân Tông thân chế, sáng tác. Bởi biết thừa hưởng cái gia tài văn hóa văn minh Thăng Long - Đại Việt phong phú, độc đáo do ông cha ta xây đắp lại gắn hợp với khả năng văn nghệ dồi dào của vua, cũng là người giỏi âm nhạc, nên dàn nhạc dân tộc của ta được chạm khắc ở bệ đá chùa Phật tích là một phức thể nhạc dân tộc hòa hợp ảnh hưởng âm nhạc Chiêm-Ấn-Hoa giao thoa diễm tuyệt.

Ở bài văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh nói về vua Lý Nhân Tông, khắc năm 1121, của Thượng thư Bộ hình Nguyễn Công Bật viết: "Vua ta tinh tường âm nhạc nước ngoài, chuyển nắm được đầu mối cốt yếu của mọi nghệ thuật".

Điều đó chứng tỏ Lý Nhân Tông hiểu biết đến nơi đến chốn âm nhạc các nước nói trên và nhiều ngành nghệ thuật khác (trong đó có vũ đạo) để mà sáng tác các khúc điệu mới của nhà vua.

Cuộc sống của vua thật khoan dung, giản dị, tạo ra cái vui thanh tao, chân thiện cho thần dân vui hưởng, nhưng không đam mê, lãng phí.

Giỏi về thân dân:

Lý Nhân Tông nổi bật về đức độ thương dân, gần dân, chăm lo nâng đỡ người nghèo khổ, kẻ thân phận tôi đòi, người già nua, góa bụa. Ông đi thăm và khuyến hóa nông dân chăm sóc việc đồng án, xem dân cày cấy, gặt mùa, chỉ bảo ngư dân đánh cá, khuyên dân ra sức đắp đê, đắp đập ngăn nước, đào sông, khơi ngòi. Động viên cổ vũ các nghề thủ công như nghề giầy, nghề sơn, kiến trúc và điêu khắc, đóng thuyền, nung gạch ngói. Ông xuống chiếu cầu người nói thẳng, cầu hiền tài, giảm tô, tha thuế, ân xá tội đồ, giúp đỡ Tăng Ni dựng chùa thờ Phật.

Về thể lực, ông khuyên dân tung cầu, đấu vật, đua thuyền, khuyên dân học chữ, dạy quần chúng phát triển văn thơ. Bản thân vua cũng rất giỏi bắn cung nỏ, rành binh pháp, hể nơi nào có giặc, ông thân chinh cùng binh tướng đi dẹp.

Hâm mộ Phật pháp:

Với ánh sáng trí tuệ, chiếu tỏa, Lý Nhân Tông rất thân gần quí trọng sự tham vấn, nghiên cứu về tinh hoa Phật học cùng các vị cố vấn, quốc sư như ngài Thông Biện, Từ Đạo Hạnh, Minh Không. Đặc biệt với Thiền sư Mãn Giác (tục danh Nguyễn Trường -1052-1096) được vua ban hiệu Hoài Tín, vì lòng mến sư là người học rộng hiểu nhiều. Vua và Hoàng thái hậu Linh Nhân Ỷ Lan dựng chùa Giác Nguyên bên cạnh cunh Cảnh Hưng, rồi cung thỉnh Sư về trụ trì, để tiện việc tới lui học hỏi và luận đạo. Đến khi Sư viên tịch, vua kính lễ rất hậu, các công khanh đều tiễn đưa, làm lễ hỏa táng, thu xá lợi của Sư, xây tháp thờ tại chùa Sùng Nghiêm (làng An Cách), rồi ban thụy là Mãn Giác.

Tiếp nối sự nghiệp xây dựng khởi đầu của các vua Lý Thái Tổ Công Uẩn (974-1028), Lý Thái Tông (1000-1051), và Lý Thánh Tông (1023-1072), vua thứ 4 Nhân Tông đời nhà Lý, đã có sự phát triển toàn diện của quốc gia phong kiến độc lập thời đại bấy giờ, nhất là trong khoảng thế kỷ XI, công việc xây dựng đất nước bắt đầu và qui mô lớn. Ý thức tốt việc tăng cường quân đội làm cho các lân bang, nước lớn nể nang, nước nhỏ cảm phục; lại thể hiện, chính sách đứng đắn đối với các dân tộc thiểu số, củng cố khối đoàn kết dân tộc và bảo vệ quốc gia thống nhất.

Kinh tế nông nghiệp thời đó có những bước phát triển khả quan, sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước hết sức chăm sóc. Quân lính được thay phiên nhau hàng tháng về các địa phương tham gia sản xuất. Mở mang văn hóa dân tộc, mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Nền đại học Việt Nam cũng bắt đầu hình thành từ đó. Thời Lý là giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo ở nước ta, có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội, in rõ dấu ấn trong mọi lĩnh vực văn hóa. Nhiều chùa tháp mọc lên ở khu kinh thành, và từ đó có ở khắp nơi những danh lam thắng cảnh mang sắc thái Phật giáo gắn bó với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Các công trình kiến thiết đời Lý, gồm có lâu đài, cung điện của nhà vua, thành lũy của Nhà nước, tự viện nhà chùa, đền thờ các anh hùng dân tộc mà đặc điểm là ở qui mô to lớn, mỹ quan vượt hẳn các thời trước và các thời sau đó.

Năm Đinh Mùi vào tháng chạp âm lịch (31/1/1128), vua Lý Nhân Tông mất, thọ 62 tuổi, là vị vua nhà Lý trị vì lâu nhất, ở ngôi 56 năm, đổi hiệu năm đến 8 lần.

Ông sống kiệm ước, khi sắp mất có lời di chúc nổi tiếng khiêm nhường: "Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên vui, làm sao khi chết đi lại để cho nhân dân mình mặc sơ gai, sớm tối khóc than, giảm ăn uống, tuyệt cúng tế, làm cho lỗi ta nặng thêm, thì thiên hạ bảo ta là người thế nào? Việc tang thì sau 3 ngày bỏ áo trở nên thôi thương tiếc. Việc an táng cần phải tiết kiệm, không xây lăng mộ riêng, nên chôn ngay bên cạnh Tiên đế".

Thật quả như lời đánh giá ca ngợi của nhà bác học Lê Quí Đôn (1726-1784, thời Lê Mạt) đối với Lý Nhân Tông: "Xứng đáng là vị anh quân đời Lý".

Tham khảo:

Từ điển nhân vật lịch sử (Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế) NXBKHXH 1971

Việt Nam danh nhân từ điển (Nguyễn Huyền Anh) 1970

Trần Trọng Kim VNSL, Tân Việt Sài Gòn 1949

Ngô Sĩ Liên (Toàn Thư) - Quốc sử quán (Cương mục) - Lịch sử Việt Nam (tập 1) NXBKHXH Hà Nội 1976

Thơ văn Lý Trần (tập 1) NXBKHXH Hà Nội 1977.

(NSGN, 12-96)

-- o0o --

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11895)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15100)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6732)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 7953)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5845)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12273)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8392)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5245)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8123)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
11/10/2010(Xem: 6503)
Thượng tọa Thích Thông Huệ, thế danh Bùi Hữu Hòa, sinh năm Tân Sửu (1961) tại Phan Rang - Ninh Thuận. Năm 20 tuổi (Canh Thân - 1980) xuất gia với Hòa thượng Thích Đỗng Hải, trụ trì Tổ đình Sắc tứ Thiền lâm tự - Phan Rang, Ninh Thuận. Năm 1982 Hòa thượng Bổn sư viên tịch, Thượng tọa đã đãnh lễ Hòa thượng Thích Đỗng Minh, cũng là vị Sư Bá trong tông môn, để được làm đệ tử Y chỉ sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]