Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Quảng Độ

09/04/201319:52(Xem: 13882)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Thầy Quảng Độ, Bồ Tát Vô Úy

Nhất Hạnh


Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ. Bài thơ như sau:

Cái bánh bao

Không có cái gì quý hơn cái bánh bao
Ăn ngon miệng, trông đẹp mắt làm sao!
Đang cơn đói ruột như cào
Bếp cho một cái, xực vào sướng ghê.
Bây giờ cái bụng căng thẳng no nê
Lim dim cặp mắt đi vào cõi mê

Nhưng lạ thay
Tỉnh dậy nghe mùi khê khê
Và băng-ta-lông thấy dầm dề
Đúng rồi!
Thì ra tôi đã tê rê ra quần
Táo quân ơi hỡi táo quân
Tự do hạnh phút có ngần ấy thôi!

Thầy Quảng Độ trong khi ở tù và chịu đói vẫn còn đầy đủ tinh thần hài hước và trong cái hài hước đó còn có cái gan dạ tầy trời. �Tự do hạnh phút có ngần ấy thôi!�. Thầy đã dám động đến chế độ. Thầy đã dám động đến chế độ. Tự do và hạnh phúc hứa hẹn chỉ là một cái bánh bao trong giấc mơ. Thầy chẳng biết sợ là gì. Cả với thần chết Thầy cũng không sợ. Có một lần nằm trong xà lim quán chiếu về cái chết của chính mình, thầy đã cười lớn. Thấy Thầy ngồi nói chuyện với tử thần một cách thanh thản, và còn nhận xét rằng thần chết cũng không dữ dằn gì mấy, trái lại còn có vẻ hiền hiền, so với những người trần gian mà tâm trạng mà tâm trạng đầy dẫy tham sân si. Tử thần trước khi rời Thầy đã hôn Thầy âu ếm trước khi từ biệt. Ta đã đọc bài thơ Nói chuyện với tử thần sau đây: 

Nói chuyện với tử thần

Xà lim trong hệt cái nhà mồ
Mỗi lần mở cửa tôi ra vô
Thấy như chôn rồi mà vẫn sống
Tử thần, tôi sợ con cóc khô

Tử thần nghe vậy bèn sửng cồ
Nửa đêm đập cửa tôi mời �dô�
Sẵn có thuốc lào phèo mấy khói
Tử thần khoái trá cười hô hô

Trong khi vui vẻ tôi trò chuyện
Tử thần đắc ý nói huyên thuyên
Trần gian địa ngục ham chi nữa
Thôi hãy bay mau vào cõi tiên

Tớ xem tướng cậu cũng hiền hiền
Mà sao thiên hạ sợ như điên
Mỗi lần thấy cậu lò dò tới
Chúng nó hè nhau bỏ tổ tiên

Ấy cũng bởi vì chúng nó điên
Chớ anh coi tướng ta rất hiền
Đứa nào hết số ta mới rớ
Bảo chúng làm ăn đừng có phiền.

Tớ đây tuy có chút lo phiền
Nhưng mà cũng chẳng ham cõi tiên
Trần gian địa ngục tớ cứ ở
Mê loạn cuồng say với lũ điên

Trần gian ta thấy bết hơn tiên
Thân bị gông cùm tâm chẳng yên
Sống trong hồi hộp trong lo sợ
Dẫu phải thánh hiền cũng phải điên

Trần gian tớ thấy béo hơn tiên
Ấy cũng bỡi chúng có giấy tiền
Kim cỗ ngàn đời người vẫn thế
Có tiền đầy túi nó mua tiên 

Mọi người còn đắm mộng triền miên

Hạ tuần trăng đã dọi vào hiên
Tử thần âu yếm hôn tôi biệt
Phóng ngựa ma trơi về hoàng tuyền

Còn một mình tôi vào cõi thiền
Lâng lâng tự tại cảnh vô biên
Bồ Đề phiền não đều không tịch
Niết Bàn sinh tử vốn vô biên

Thầy Quảng Độ không sợ thần chết, không phải vì thấy mình mạnh hơn thần chết. Các vô úy của Thầy do thiền quán mà có. Thầy đã nhiều lần thực tập quán chiếu bản chất của cái sống và cái chết. Thầy đã thấy sống và chết tương tức, nương nhau mà biểu hiện, không có cái này thì không có cái kia. Trong một giây phút quán chiếu, Thầy thấy đang sống cũng là đang chết và trong tự thân Thầy cái chết và cái sống đang đồng thời có mặt. Ta hãy đọc bài hát nói Sống Chết sau đây để có một ý niệm về cái chết và cái thấy của Thầy.

Sống chết

Mưỡu: Đời người như một giấc mơ
Tỉnh ra mái tóc bạc phơ trên đầu
Tuyệt mù xanh thẵm ngàn dâu
Gió tung các bụi tìm đâu lối về

Nói: Sống là thực hay là ảo mộng
Chết đau buồn nhưng chính thực yên vui
Cứ hàng đêm tôi nghĩ mãi không thôi
Chẵng biết nữa mình đang sống hay là chết

Hoàng lương nhất mộng phù du kiếp
Sinh tử bi hoan thục giác tri

Sống với chết là cái chi chi
Lý huyền nhiệm ngàn xưa mấy ai từng biết
Có lẽ sống cũng là đang chết
Bởi sống cũng trong tôi mà chết cũng trong tôi
Chết đeo mang từ lúc thai phôi
Nào đâu phải đến nấm mồ mới chết
Vì lẽ ấy sống: tôi không sợ chết
Vẫn thung dung sống chết từng giây
Nhìn cuộc sương, tuyết, khói mây

Lòng thanh thản như chim hoa người gỗ
Giữa biển trầm luân gió đồi sóng vỗ
Thân tùng kia xanh ngắt từng cao
Sống với chết nào khác chiêm bao
Lý nhất dị là hào quang bất diệt
Cũng có lẽ chết hẵn rồi mới biết
Sống đau buồn mà chết thật yên vui
Xin đừng sợ chết ai ơi!

Đã không sợ chết, đã thấy được tính tương duyên của sanh tử, thấy Quảng Độ có lý nào còn sợ và sợ ai, kể cả tù đầy, gông cùm và sự dọa nạt. Có một số vị xuất gia không có được đức vô úy của thầy lại cho thầy là dại, tại sao cứ lớn tiếng đòi nhân quyền, tại sao cứ lên tiếng chống độc tài áp bức, tại sao cứ phải đấu tranh cho sự tồn tại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để rồi chuốc họa vào thân? Phải chăng thầy lên tiếng bởi thầy sân si? Họ nói: tu hành thì phải nhẫn nhục, lấy trứng mà chọi đá ít gì? Tại sao không thấy mũ ni che tai cho khỏe? Thấy Quảng Độ trả lời họ trong bài thơ Sân Si như sau:

Sân Si

Có một số tăng ni
Bảo là tôi sân si
Tu hành chẳng nhẫn nhục
Không hỉ xả từ bi
Luật vô thường là thế
Có thịnh thì có suy
Nay gặp thời mạt pháp
Đạo tất phải suy vi
Đó chính là chân lý
Buồn phiền mà làm chi
Chùa tượng thuộc hình tướng
Phật Pháp vốn vô vi
Ai phá mặt họ phá
Phật Pháp có hề gì
Tu hành nên nhẫn nhục
Trứng chọi đá ích chi?
Không gì hơn sự sống
Hãy sống với mũ ni
Xin cúi đầu phục mệnh
Lạy Đức Phật từ bi
Sự sống quý như thế
Mà sao con vô tri
Từ nay con vui sống
Dù sống chẳng ra gì
Miễn như mọi người khác
Khỏi mang tiếng sân si

Một số lớn trong chúng ta là người hèn nhát. Chúng ta không có được cái tuệ giác và cái vô úy của thầy Quảng Độ. Lịch sử sẽ phê phán chúng ta như thế nào? Bằng đức vô úy lớn lao của thầy, thầy Quảng Độ đã cứu chuộc được cho tất cả chúng ta. Có thầy Quảng Độ ta mới dám ngửa mặt lên nhìn người và mới dám nhìn thẳng vào con mắt của con cháu chúng ta. Thầy Quảng Độ là vị Bồ Tát có khả năng cứu chuộc được cho tất cả chúng ta, là redempteur, gột sạch được cho thế hệ ta cái tội hèn nhát không dám lên tiếng trước bạo lực, áp bức và độc tài. Tôi không bao giờ dám nghĩ là thầy Quảng Độ sân si. Tôi nghiêng mình trước tuệ giác và đức vô úy của thầy. Cũng may là lịch sử hiện đại còn có thầy Quảng Độ và một số các thầy và các đạo hữu khác, hữu danh hay vô danh, có tầm vóc của những vị Bồ Tát. Tôi rất hãnh diện vì sự có mặt của họ. Tôi không nghĩ rằng thầy Quảng Độ là trứng chọi với đá. Tôi thấy thầy là kim cương. Đá không thể nào làm tổn hại được kim cương. Thầy là kim cương bất hoại dù hình hài thầy còn hay không còn hiển hiện. Tôi rất đồng ý với thầy là không có một chế độ độc tài cảnh sát nào có thể tồn tại lâu dài. Sự sụp đổ của một chế độ như thế chỉ là vấn đề thời gian.

Trong thời gian thầy Quảng Độ ở tù, tôi và các bạn bên này chỉ có thể một năm một lần vận động các giới nhân bản, tôn giáo và nhân quyền gửi một vài chục ngàn cho nhà nước Việt Nam để nhắc nhở rằng dư luận quốc tế rất ý thức rằng thầy và nhiều vị khác bị giam giữ, và nhà nước chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự sống chết của thầy trong tù. Đó là phương tiện bảo vệ duy nhất để bảo vệ cho thầy và những vị Bồ Tát khác.

Thầy Quảng Độ là một trong những vị cao tăng của thời đại chúng ta. Năm nay thầy đã 72 tuổi, và thầy đang đứng ở một địa vị một bậc tôn túc. Thầy là một vị chân tu, thẳng thắn, chân thật không màng danh lợi, học và hạnh kiêm toàn. Tôi nghĩ các vị có trách vụ trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam phải tới tham vấn thầy về đường lối Phật Giáo hiện đại. Tôi nghĩ các ông chủ tịch nhà nước, thủ tướng chánh phủ và chủ tịch quốc hội nên tới xin yết kiến thầy để tiếp nhận những lời chỉ dạy của thầy về sự phục hưng của nền đạo đức dân tộc và về hướng xây dựng tương lai của đất nước.

Hiện thời những giá trị tinh thần của chúng ta đã đổ nát, người dân không có chỗ nương dựa tâm linh. Niềm tin ở xã hội chủ nghĩa đã thật sự mất trong lòng người và cả trong lòng những vị trong ban lãnh đạo trung ương đảng. Có một khoảng trống lớn trong đời sống tâm linh. Quốc dân không thể một ngày không có niềm tin. Mà niềm tin phải là chánh tín chứ không phải là mê tín dị đoan, dù là mê tính thần quyền hay ở tính vạn năng của một chủ thuyết. Một số đông chỉ biết bám víu lấy sự lễ bái thờ phụng và tình trạng xã hội hiện thời đã trở nên thật hỗn tạp với bao nhiêu thối nát, hư hỏng mê tín.

Nhà nước chỉ cho cúng kiến lễ bái mà không cho phép hồi phục và xây dựng một nếp sống tâm linh có thể làm nền tản cho sự trị liệu và đi tới của dân tộc. Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng sau bao nhiêu ngày thao thức và dằn vặt cũng đã phải tìm đến chùa quy y với hòa thượng Đức Nhuận. Các vị lãnh đạo trong chánh quyền hiện tại cũng là con cháu của gia đình tin Phật. Tôi nghĩ quý vị đó không nên đợi tới lúc về già mới nghĩ tới chuyện quy y Tam Bảo và hành trì Phật Pháp. Đạo Bụt rất có tinh thần khoa học. Nếu được phép làm mới đạo Bụt có thể trở nên một nguồn năng lượng vĩ đại đưa quốc gia dân tộc đi vào con đường thông cảm, thương yêu, lớn mạnh và hạnh phúc. Chúng ta phải thực tập đạo Bụt ngay từ bây giờ. 

Tôi biết quý vị ấy cũng có những hạt giống tốt của Phật Pháp trong tự tâm. Nếu những hạt giống này được tưới tẩm và chăm sóc chúng sẽ trở nên một nguồn năng lượng của niềm tin và của tuệ giác có thể giúp quý vị lèo lái con thuyền quốc gia dân tộc đến bến bờ của an vui và hạnh phúc. Tuy bề ngoài các vị ấy đã lên án và xét xử thầy Quảng Độ như một tội phạm đã làm những điều có hại cho an ninh quốc gia, nhưng trong thâm tâm của các vị, tôi biết quý vị vẫn tôn kính thầy Quảng Độ như một bậc cao nhân có đạo hạnh và khí phách có thể làm gương mẫu cho người đồng thời và quý vị cũng ước ao có được tầm vóc đạo hạnh và khí phách như thầy. Vậy thì sao quý vị không làm như vua Quang Trung đã khẩn thiết đến cầu hiền với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp? Tâm trạng sợ hãi, nghi k� không cho phép đi tới một chánh sách thông minh và hữu hiệu.

Theo cái thấy của tôi, tới với thầy Quảng Độ với đầy đủ lễ nghi của những bậc cầu hiền, quý vị không làm mất thể diện của chánh quyền mà trái lại khiến cho cả quốc dân thấy được khả năng giác ngộ và cầu hiền của nhà nước và bắt đầu có niềm tin nơi sự lãnh đạo của các cơ quan lập pháp và hành pháp quốc gia. 

Tôi không dám lên mặt dạy dỗ ai. Tôi chỉ muốn thỉnh lên một tiếng chuông chánh niệm. Thức tỉnh kịp thời và đi vào con đường vương đạo thì các vị ấy sẽ đạt được sự thành công của bản thân, quốc gia và dân tộc. Nếu không thì lịch sử chỉ ghi lại được những lầm lỡ, gian trá, tham nhũng, tranh chấp và hận thù của một giai đoạn mà thôi.

Thầy Quảng Độ ơi, có thầy cho nên chúng tôi và con cháu của thầy sẽ không còn để cho sự hèn nhát kéo lôi và làm tê liệt. Con cháu của thầy sẽ tiếp nối được tinh thần đạo đức và vô úy của thầy. Xin thầy cứ yên tâm.

Computer typing: Thục Đức


-- o0o --

Source : Danh Tăng Việt Nam, Tập I, Thích Đồng Bổn chủ Biên – Thành Hội Phật Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh Xuất Bản 1997. 

-- o0o --

Đánh máy : Chúc Hoa - Quách Tường
Trình bày : Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5734)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5536)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5806)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11955)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11920)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6324)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 7027)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7602)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8996)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 10302)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]