Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Khánh Hòa

09/04/201319:48(Xem: 8970)
Hòa Thượng Khánh Hòa

Hòa Thượng Thích Khánh Hòa

(1877 � 1947)


Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Ngài sinh trong một gia đình trung lưu, có nề nếp Nho học, từ nhỏ đã được tiếng thông minh và nết hạnh. Là người anh cả, sau Ngài còn có hai em, một trai, một gái. Người em trai kế cũng xuất gia tu học sau này, người em gái đã mất lúc còn nhỏ.

Năm Ấy Mùi (1895), khi 19 tuổi, Ngài đến chùa Long Phước, quận Ba Tri, xin xuất gia học đạo. Sau đó đến tham học tại chùa Kim Cang, tỉnh Tân An, nơi đây được Hòa thượng Long Triều trực tiếp giảng dạy. Thời gian này Ngài rất chăm chỉ và năng nổ trong việc học đạo, nên nghe đâu có bậc thạc đức thì Ngài luôn tìm đến cầu học, không ngại gian khó, chẳng nài xa cách. Nhờ tinh thần tiến thủ đó mà Ngài đi đến đâu cũng đều được các bậc trưởng thượng quý mến.

Năm Giáp Thìn (1904), Ngài nhập hạ đầu tiên tại chùa Long Hoa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Nơi đây, được sự khuyến khích của chư Tôn đức, Ngài đã giảng Kinh Kim Cang Chư Gia, rất được các vị Pháp sư và đại chúng ở trường hạ quý mến. Từ đó về sau mỗi lần nhập hạ, Ngài đều có giảng kinh. Nhờ đó mà bảo hiệu Khánh Hòa đã sớm vang khắp nơi.

Năm Bính Thìn (1916), lúc này Ngài đang trụ trì chùa Tuyên Linh, tỉnh Bến Tre. Với trình đột thâm đạt Phật lý và đức tính ôn hòa, Ngài luôn trăn trở trước viễn cảnh ngôi nhà chánh pháp có nguy cơ sụp đỗ, thường hay than rằng: �Phật pháp suy đồi, Tăng đồ THẤT HỌC và không ĐOÀN KẾT�. Do đó Ngài quyết tâm thi hành nhiệm vụ của một Sứ Giả Như Lai, mong muốn thực hiện thống nhất Phật giáo và chỉnh đốn Tăng già. Mong muốn rất to lớn và chính đáng này, trong hoàn cảnh trung thời bấy giờ, không phải ai cũng có. Biết được Ngài đang ôm ấp hoài bão thiết tha đó, một vị Hòa thượng hỏi Ngài với đại ý việc cổ động chấn hưng Phật giáo ấy có mấy người đồng tình đồng tâmhưởng ứng và tại sao nhiều chùa giàu có không đứng ra chung lo với Ngài? Ngài từ tốn đáp rằng: �Ở đời, vàng bạc bao giờ cũng ít, ngói đá lúc nào cũng nhiều. Chúng ta dù ít nhưng cố gắng sẽ thành công. Khó gì bằng lìa bỏ tình yêu cha mẹ vợ con và đời sống cao sang quyền quý, vùi thân trong núi tuyết rừng già mà đức Bổn Sư ta còn bỏ được và làm được thay!�.

Năm Canh Thân (1920), Ngài cùng quý Hòa thượng khác lập ra Hội Lục Hòa. Đó là mục tiêu ban đầu nằm trong hoài bão, nhằm tạo sự đoàn kết, tương thân theo đúng pháp Phật trong giới Tăng sĩ. Ngài còn lo mở trường gia giáo để đào tạo Tăng tài hầu đảm nhiệm trọng trách hoằng dương chánh pháp, dìu dắt người sau. Bên cạnh đó Ngài cần mẫn dịch Kinh, Luật, Luận ra chữ quốc ngữ để phổ cập được trong mọi tầng lớp quần chúng.

Năm 1972, Ngài cử Sư Thiện Chiếu ra Bắc bộ để vận động chấn hưng Phật giáo. Không thành công, năm 1928 Sư Thiện Chiếu về Sài Gòn.

Năm 1928, Ngài cùng các vị Thiện Chiếu, Từ Nhẫn, Chơn Huệ và Thiện Niệm lập Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại chùa Linh Sơn (Cầu Muối). Cùng năm này, chư Tôn đức tỉnh Bình Định mở trường hạ tại Tổ đình Long Khánh (Quy Nhơn), đã cung thỉnh Ngài làm Pháp sư chủ giảng suốt 3 tháng tại đây.

Tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1929), khi trở lại quê nhà, vẫn không nản lòng với ước nguyện cao cả, Ngài quyết định đi cổ động chấn hưng Phật giáo khắp các tỉnh Nam bộ, kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ với ba phương châm :

1) Chỉnh đốn Tăng già.
2) Kiến lập Phật học đường.
3) Diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ.

Tâm lực cao cả đó là hành trang theo Ngài trên mọi nẻo đường từ tỉnh này sang tỉnh khác. Ngài đem hết can tràng tha thiết chỉ rõ sự suy đồi và nguy cơ bị tiêu diệt của Phật giáo nếu không sớm CHẤN HƯNG. Tuy nhiên chỉ có các vị Huệ Quang, Kim Huê, Vạn An, Liên Trì, Viên Giác...tỏ ra đồng tình ủng hộ triệt để và hết lời ca ngợi việc làm cao đẹp này. Ngoài ra, hầu hết chỉ nghĩ đến tông môn mình, chùa mình và từ chối thoái thác cộng tác. Đôi khi Ngài còn bị những người ấy công kích hủy báng hết sức thậm tệ. Có lúc Ngài tự than rằng: �Ôi ! Phật pháp suy vi, Tăng đồ hủ bại đến thế là cùng. Rồi đây, họ sẽ bị trào lưu đào thải !�. Nhưng Ngài vẫn không nản chí, mà ngược lại càng nhẫn nại và sáng suốt hơn bao giờ hết.

Để đẩy mạnh việc truyền bá Phật pháp, Ngài cùng các Hòa thượng khác cho xuất bản tập san Phật Học bằng chữ quốc ngữ tên là Pháp Âm. Số đầu tiên ra ngày 13.8.1929. Sau đó là tập san Phật Hóa Tân Thanh Niên ra đời năm 1930 cũng bằng chữ quốc ngữ nhưng có nội dung tiến bộ hơn, nhắm vào hàng cư sĩ trí thức và Tăng sĩ trẻ. Không lâu sau, nhiều nội ngoại chướng dồn dập, hai tập san đều ngưng hoạt động.

Năm Tân Mùi (1931), Ngài cùng nhiều vị Tôn đức và các cư sĩ học giả, thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đặt Hội quán tại chùa Linh Sơn � Sài Gòn, sau đó cho xuất bản tạp chí Từ Bi Âm (1932). Ngài được cử làm Đệ nhất Phó Hội trưởng kiêm Chủ nhiệm báo Từ Bi Âm. Ngài đã cổ động hàng cư sĩ Phật tử Trà Vinh, thỉnh và hiến cúng Tam Tạng Kinh điển cho hội để có tài liệu nghiên cứu và diễn dịch. 

Bước đầu tiên hội không có tài chánh để xây thư viện hầu lưu trữ Tam Tạng Kinh, Ngài bèn về chùa Tuyên Linh thương lượng với bổn đạo, hiến ngôi chánh điện cho hội, để xây Pháp Bảo Phường, lưu trữ Pháp Bảo Tam Tạng Kinh. Hiện Tam Tạng Kinh và Pháp Bảo Phường vẫn còn tại chùa Linh Sơn � Sài Gòn.

Thế rồi sau hai năm hoạt động. Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đang có chiều hướng tiến triển, thì có sự độc tài của một vài cá nhân kỳ thị, khuynh loát Thích Học Đường không khai giảng được. Nhận thấy nguy cơ không có khả năng chỉnh đốn lại nên Ngài cùng Tổ Huệ Quang lui gót trở về Lục tỉnh.

Năm Quý Dậu (1933), vẫn không nản lòng, Ngài cùng các Tổ Huệ Quang, Pháp Hải, Khánh Anh...thành lập Liên Đoàn Phật Học Xã nhằm tiếp tục con đường đào tạo Tăng tài. Tổ chức này có hình thức di động không trú xứ, luân phiên mỗi chùa 3 tháng phải chu toàn, đài thọ các mặt hoạt động của Liên Đoàn, sau đó lại đến chùa khác. Tổ chức này ra đời bằng nghi thức khai Gia Giáo, bắt đầu từ chùa Từ Hòa (chùa Tổ Huệ Quang) thuộc làng Long Hòa, huyện Tiểu Cần; rồi đến khai giảng tại chùa Thiên Phước, quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, sau đó đến chùa Viên Giác, tỉnh Bến Tre. Nhưng công việc đang hanh thông giữa chừng thì lại gặp chướng duyên, xem như gãy đổ hoàn toàn (năm 1934).

Năm Giáp Tuất (1934), Ngài lại cùng các Tổ Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải...và các cư sĩ tỉnh Trà Vinh thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học do Ngài làm Pháp sư. Ngài cho xuất bản tạp chí Duy Tâm và thỉnh Đại Tạng, Tục Tạng để làm tài liệu nghiên cứu và dịch giảng. Bên cạnh đó Ngài còn kiến tạo Phật Học Đường và khóa đầu tiên được khai giảng năm Ất Hợi (1935) với số lượng học Tăng ba mươi vị. Trong số đó có các Ngài Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ...Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và tạp chí Duy Tâm tồn tại cho đến chi chiến tranh xảy ra năm 1945. 

Thời gian sau, do sức khoẻ có phần suy giảm, Ngài tạm thời lui về chùa Vĩnh Bửu, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre để tịnh dưỡng chuyên tu. Những ngỡ Ngàn đã phần nào yên lòng với những thành công nhất định đã đạt được, và những thất bại đã trải qua để dừng chân ngơi nghỉ. Nào ngờ, nơi đây Ngài lại cho mở Ni trường Phật Học để chuyên chú cho Ni giới. Các Ni Sư tốt nghiệp trường này có Diệu Ninh (Thường gọi là Ni Sư Vĩnh Bửu sau là Quản lý trụ sở Ni bộ chùa Từ Nghiêm � Chợ Lớn).

Trong thời trứ xứ tại chùa Vĩnh Bửu, Ngài cùng chư Tôn đức khác đã hết lòng sát cánh bên Ngài tổng kết quá trình phấn đấu cho tương lai Phật giáo. Riêng Ngài, trong lịch sử phôi thai của công cuộc chấn hưng Phật giáo đáng nhớ, đã nổi bật lên ba đức tính làm gương soi cho các thế hệ đi sau làm bài học tiến thủ không ngừng đó là :

1.Mỗi lần thất bại là mỗi lần cố gắng đứng lên, kiên tâm nhẫn nại, cương quyết như sắt đá, không hề thối chí nản lòng.

2.Suốt đời hy sinh, hiến thân cho đạo pháp, không nề gian lao, chẳng từ khó nhọc, hy sinh cả tài sản chùa mình để sung vào của công, góp phần chấn hưng, không màng danh lợi, quyền tước và danh vọng.

3.Thân già nhiều bệnh nhưng chí hướng không già, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái trước mọi việc, không chán nản với Phật sự.

Sau đó, Ngài trở lại chùa Tuyên Linh tiếp tục tịnh dưỡng. Năm Đinh Hợi (1947), thời gian nước nhà bị chiến tranh loạn lạc, Ngài đã nghi lại những hàng di chúc đầy tha thiết chứng tỏ ước nguyện lớn lao của Ngài.

�Phật Giáo đang hồi suy vi, nước nhà vào cảnh loạn ly, mà tôi không làm được việc gì, nên sau khi tịch rồi, chỉ tẩn liệm tôi với bộ y hậu vải thường, không nên dùng gấm lụa, đừng làm long vị sơn son thếp vàng, vì cần phải tiết kiệm để bố thí cho người nghèo. Còn ngôi chùa tôi khai sáng thì phải giao cho thầy Tỳ Kheo đủ tài đức, giới hạnh tinh nghiêm, trụ trì kế nghiệp. Bao nhiêu tài sản của chùa, phải đem ra nuôi chúng Tăng tu học, không được dành làm của riêng. Để tử nào không y theo lời di chúc, thì không phải là môn đồ của Phật giáo�.

Năm ấy, Ngài viên tịch vào ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi (1947), tại chùa Tuyên Linh, hưởng thọ 70 tuổi đời, 40 tuổi đạo.

Năm Ất Mùi (1955). Tổ Huệ Quang (lúc này đang là Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt) hướng dẫn phái đoàn về Bến Tre hợp cùng môn đồ pháp quyến Tổ đình Tuyên Linh làm lễ trà tỳ linh cốt Ngài vào ngày 10, 11, 12 tháng 5 năm Ất Mùi. Sau đó tro xá lợi được tôn thờ các nơi như Tổ đình Tuyên Linh (trú xứ), chùa Long Phước (trụ sở Hội Lưỡng Xuyên Phật Học), chùa Ấn Quang (trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nam Việt), Tháp Đa Bảo (chùa Phước Hậu � Trà Ôn), chùa Vĩnh Bửu (Phật Học Ni Trường), chùa Từ Nghiêm (trụ sở Ni bộ Bắc tông).

-- o0o --

Source : Danh Tăng Việt Nam, Tập I, Thích Đồng Bổn chủ Biên – Thành Hội Phật Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh Xuất Bản 1997. 

-- o0o --

Đánh máy : Chúc Hoa - Quách Tường
Trình bày : Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/11/2020(Xem: 9711)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
21/10/2020(Xem: 5602)
Thời gian 5 năm, so với tuổi thọ trung bình của con người thì chưa thể gọi là dài lâu, nhưng với từng sát na vô thường trong chốn nhân gian thì rất đáng kể cho một sự mất mát vô lượng. Cố Hòa Thượng Thích Thông Quả (1937 – 2015) viên tịch ngày 13/09 năm Ất Mùi (nhằm ngày 25/10/2015) Hạ lạp 32, Trụ thế 78. Ngày ấy, bài viết nhanh chóng được hình thành khi hay tin Cố Hòa Thượng viên tịch “Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc”, trong đó có câu làm ray rức cõi lòng đối với những ai có liên quan đến văn nghệ Phật giáo: “Những nốt nhạc dù đang nhảy múa ở độ trầm bổng, lên cao hay xuống thấp ở quảng năm, quảng sáu, chỉ cần một dấu lặng ấy nằm giữa khe (La – Si), tức khắc sẽ dịu êm và đi vào hư vô, trả lại cho nhân thế những xô bồ, ồn ào phiền trược mà những nền nhạc trong vắt này vốn không bị tạp nhiễm từ lâu…”
04/09/2020(Xem: 8725)
Thư Khánh Tuế (Viện Tăng Thống, TK Thích Tuệ Sỹ) diễn đọc: Phật tử Diệu Danh, lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước
21/08/2020(Xem: 4666)
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính gởi Quý Vị Một điều mầu nhiệm năm nay ngày 8.8.2020 dương lịch cũng đúng vào ngày Vía của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát 19.6 năm Canh Tý, trùng phùng với ngày Húy Kỵ của Hòa Thượng Ân Sư. Kính xin gởi đến Quý Vị youtube hình ảnh ngày lễ Húy Kỵ của Hòa Thượng Ân Sư Khánh Anh 19.08.2020, tức mùng 1.7 năm Canh Tý, tại chùa Khánh Anh Evry-Courcouronnes.
17/08/2020(Xem: 6747)
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịcn tại chùa Phước Hưng, Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HUỆ Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nguyên Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp; Nguyên Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp; Trụ trì chùa Phước Hưng, phường 1, Tp. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
16/08/2020(Xem: 6582)
Hôm nay ngày 16/8/2020, để tưởng nhớ công đức cao dày của Cố Hoà thượng Thích Minh Tuyền, Khai sơn Chùa Việt Nam tại Nhật bản, môn đồ tứ chúng bổn tự chùa Việt Nam đã tổ chức Lễ Huý Nhật lần thứ nhất của Cố Hoà thượng Tôn sư. Tuy Ân sư đã quảy gót về Tây được 3 năm, nhưng hình bóng và ân đức của Ngài luôn mãi trong trái tim của chúng con. Ngưỡng nguyện Giác linh Hoà thượng thuỳ từ chứng giám. Do tình hình dịch bệnh tại Nhật bản đang còn diễn biến phức tạp, nên Lễ Huý Nhật của cố Hoà thượng năm nay chỉ tổ chức nội bộ huynh đệ Phật tử trong chùa. Chư tôn đức Tăng Ni Việt nam tại Nhật bản cũng đã đến đảnh lễ Giác linh nhân Lễ Huý Nhật của Ngài.
16/08/2020(Xem: 7727)
Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi mới lên 5 tuổi. Đến 7 tuổi Ngài được vào học trường huyện. Nhờ bẩm chất thông minh, Ngài luôn chiếm ưu hạng. Sau một thời gian Ngài được chuyển lên học trường tỉnh. Đây là nơi Ngài có thể sôi kinh nấu sử để mai sau danh chiếm bảng vàng, làm rạng rỡ tông đường. Ngờ đâu ngày 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) kinh đô Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi phải xuất bôn, và xuống chiếu Cần Vương. Vừa lúc đó có kỳ thi Hương tại trường thi Bình Định, các sĩ tử cùng nhau bãi thi, phá trường, hô hào tham gia phong trào Cần Vương, chống Pháp cứu nước. Ngài cũng xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của các Ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều.
10/08/2020(Xem: 4278)
ĐÀI TRUYỀN HÌNH HƯƠNG SEN TEMPLE Kính Mời tham dự Online Facebook Livestream: Huong Sen Temple LỄ GIỖ CỐ NI TRƯỞNG TN HẢI TRIỀU ÂM lần thứ 7 Lúc: 9g sáng Thứ Tư, ngày 12/08/2020 tại Chùa Hương Sen, California Trân trọng kính mời. Trụ trì Thích Nữ Giới Hương, Ni sư TN Tâm Nhựt, Sư cô Liên Tạng, SC Viên Tiến, SC Viên Chân, SC Viên An và SC Viên Trang... Nam Mô A Di Đà Phật.
14/07/2020(Xem: 15637)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được ai tin: Hòa Thượng Thích Phước Sơn (1937-2020) vừa thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/Canh Tý , Chủ Nhật ngày 07 tháng 6 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Hòa Thượng Thích Phước Sơn là một bậc cao tăng thạc đức, một nhà Phật học lỗi lạc, một dịch giả, tác giả nổi tiếng, một giáo thọ sư của nhiều thế hệ tăng ni Việt Nam. Chúng con thành kính nguyện cầu Hòa Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức Cựu học tăng tại Vạn Hạnh (khóa 3) TK. Thích Nguyên Tạng
12/07/2020(Xem: 12367)
Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học "Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]