Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà Từ Thiện Phạm Đăng Siêu

09/04/201319:11(Xem: 7603)
Nhà Từ Thiện Phạm Đăng Siêu


NHÀ TỪ THIỆN PHẠM ĐĂNG SIÊU
Nhóm Hành Thiện


Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.

Lúc còn tại thế, tư chất rất thông minh. Thuở thiếu thời, Bác là người hiếu học, từng theo cụ Phan Bội Châu học văn chương chữ nghĩa và khá giỏi về môn Kinh Dịch. Đặc biệt Bác có một tâm hồn cao thượng, giàu lòng vị tha, có một ý chí kiên trì bền vững, tính thích tự do, sớm tách rời cuộc sống chung với gia đình, hàng ngày Bác đi bán báo để độ thân và giúp các bạn nghèo tiếp tục tự học. Với cách sống như vậy Bác cảm thấy có một cái gì đó hạnh phúc.

Khi lớn lên Bác lập gia đình, làm bạn đời với bà Nguyễn Thị Thừa, pháp danh Tâm Dư, quê làng Lương Quán, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh hạ được hai gái, một trai : Cô Phạm Thị Cẩm Xuân, Phạm Thị Cẩm Du và cậu Phạm Đăng Lộc. Cậu Lộc mất sớm, hai cô con gái đã có gia thất.

CON ĐƯỜNG HÀNH THIỆN:

Bác có những phẩm chất đặc biệt mà ít thấy ở nhiều người khác. Từ hồi thơ ấu, Bác đã giàu lòng bi mẫn, có một cảm thông sâu sắc trước những cảnh đời đen bạc đua chen, những kiếp người cùng khổ, thương đau, bệnh tật neo đơn, ít người đoái hoài. Do đó, Bác luôn trăn trở day dứt, suy tư : phải làm gì đây để chia sẻ một phần nào những bất hạnh khổ đau của con người.

Xuất thân từ gia đình Phật tử chân chính, Đạo Bồ đề đã soi tỏ tâm tư vốn có, Bác quy y với Hòa thượng Kim Cang, thọ tại gia Bồ tát giới pháp danh Tâm Thành, tự Thiện Niệm. Với niềm tin sâu sắc vào đạo giác ngộ, Bác thấy được nguyên nhân đưa đến mọi sự khổ đau và phải rời bỏ bến mê, phải có phương pháp diệt khổ. Từ đó, Bác phát tâm làm hạnh nguyện từ bi, độ sanh Túc duyên và hạnh nguyện tròn đầy. Bác dấn thân vào con đường hành thiện lợi tha.

Không quản ngày đêm mưa nắng dãi dầu, với chiếc áo đen bạc màu, chiếc xe đạp dáng cũ kỷ và đôi túi xách hai bên, có khi quần ống cao ống thấp, đầu đội chiếc mũ nhựa rộng vành sạm nắng mưa, phó mặc sắc tướng bên ngoài với gió sương. Âm thầm lặng lẽ, Bác đi từng nhà hảo tâm, góp nhặt những nắm gạo tình thương đem đến tận người nghèo khổ, ốm đau hoạn nạn, neo đơn côi cút; tận những nơi xa xôi núi rừng biển cả, xóm làng quạnh quẻ. Nơi nào có người cùng khổ nơi đó co dấu chân Người. Bác đến với tình thương chân thật, lòng từ bao la, không một mảy may phân biệt người này kẻ nọ xa gần thân sơ hay thành phần xã hội.

Tuy nhiên, cuộc đời không mấy khi suông sẻ đơn giản, chẳng mấy ai thuận buồm xuôi gió được mãi. Bác gặp nhiều nổi thăng trầm, phải cáng đáng để cho đạo đời trọn vẹn. Năm 1964, người bạn trăm năm của Bác đã từ giã cõi trần. Sau đó, năm 1967, cậu Lộc, con trai cũng giã từ vĩnh viễn Bác. Tiếp đến, những biến cố chiến tranh xảy ra dồn dập, bom rơi đạn lạc, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, Bác đã cảm nhận được cuộc đời là giả hợp sắc, sắc sắc không không, còn duyên thì hợp hết duyên thì tan ; Bác thường nhắc :

"Cuộc đời sắc sắc không không,

Trăm năm còn lại tấm lòng Từ bi".

Nhờ tha lực của các đấng Đạo Sư chân tu, nhờ nguyện lực kiên cố chí thành, Bác đã vượt qua nhiều chướng duyên trở ngại, chững chạc tiếp tục kiên trì trên bước đường hành đạo, mỗi ngày như mọi ngày, hoa tình thương của Bác vẫn nở nộ lớn mạnh, tỏa cùng khắp vạn nẻo, thấm nhuần sâu sắc trong từng con người, từng giai cấp xã hội gần xa, nhất là Nhóm anh chị em theo chân Bác đi hành thiện, cảm nhận sâu sắc lòng từ bi của Bác, quyết cố gắng noi gương Bác, âm thầm lặng lẽ làm những việc của Bác thường làm như bao ngày nhưng vẫn thấy còn xa vời chưa tròn đầy như Bác được. Song đối với Bác chẳng là gì hết "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Bác đã thực hiện hạnh "Vô ngã, Vô tướng, Vô tác", lúc nào cũng khiêm cung kính cẩn, thường đảnh lễ trước các vị Tôn túc xuất gia, cung kính trước các vị cư sĩ tài đức. Bác thường lắng nghe, ít nói, chỉ làm và làm. Bác cũng không quên ân cần hỏi han những người bạn nghèo khổ neo đơn. Bác xem họ là những vị Bồ tát nghịch hạnh để giúp Bác làm tròn hạnh nguyện lợi tha mà không màn đến sắc tướng danh lợi.

Nhiều người được Bác dìu dắt, thực hành hạnh nguyện lên đến hàng trăm, những người phát tâm trợ duyên thì rộng khắp, từ địa phương trong nước đến hải ngoại, đủ các thành phần, vị trí trong xã hội và các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, đã đặt niềm tin tuyệt đối nơi Bác, không một chút ngần ngại về quá trình cống hiến hy sinh vì đại nguyện, vì tình thương chia xẻ đến mọi người nghèo khổ, bệnh tật, với mục đích làm vơi bớt khổ đau, mang lại cho họ một nguồn an ủi vô biên. Bác cũng không quên cúng dường đến chư Tăng, Ni trợ duyên tu hành, xiển dương Chánh pháp và giúp đỡ luôn các Cô nhi viện, Nhà trẻ mồ côi...

Tình thương của Bác thật bao la như biển cả. Hơn 50 năm nắng dãi mưa dầu, hăng say hành thiện cho đến lúc chân mỏi gối mòn, tuổi già sức yếu, nằm trên giường bệnh Bác còn ân cần dặn dò các anh chị em trong Nhóm khi làm công hạnh phải nhớ lưu tâm "cách cho hơn của đem cho", "anh chị em phải giữ gìn từng lời nói, từng cử chỉ và lối sống hằng ngày sao cho trong sáng, đừng để danh, lợi, tình quyến rũ". Thật là những lời dặn sâu sắc, đầy cả một lòng từ bi vô tận.

Tuổi hạc đã cao, nguyện lực thì vô cùng, định luật vô thường chi phối, xác thân giả hợp đến kỳ đã mãn. Bác đã nhẹ nhàng vĩnh biệt chúng ta ra đi vào lúc 3 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm Giáp Tuất (1994) hưởng thọ 83 tuổi đời.

Tang lễ của Bác Siêu đã được cử hành vô cùng trọng thể và trang nghiêm dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thiện Siêu Trú trì Tổ đình Từ Đàm với sự hộ niệm của chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni trong Giáo hội, các đạo hữu và Phật tử thuộc các Niệm Phật đường, Đạo tràng, các Gia đình Phật tử, cũng như quý vị Linh mục, các chị Nhà phúc đến kính viếng. Các giới chức, đoàn thể xã hội cùng tất cả bạn nghèo đã từng được gần gũi với Bác và thân bằng quyến thuộc, anh chị em trong các Nhóm Từ Thiện khắp mọi nơi đã trở về chia buồn, cầu nguyện, phúng điếu và tiễn đưa linh cửu của Bác đến nơi an nghỉ cuối cùng, an táng tại khuôn viên Tháp địa của Tổ đình Tường Vân, thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

Bác mất đi để lại sự ngậm ngùi, mến thương cho tất cả mọi người gần xa. Nhóm Hành Thiện mất đi một người Thầy, người Hướng đạo, người Cha, người Anh gương mẫu và gia đình mất đi một người thân quý mến.

Đất thần kinh ngàn năm văn vật, khuất đi một bóng trăng già giữa vạn lòng người, ngàn cây nội cỏ ! Nhưng Bác ơi ! Tuy thân của Bác đã ra đi, song tinh thần và hạnh nguyện của Bác vẫn còn tỏa sáng khắp núi sông, vượt không gian khắp chốn Ta-bà. Bác tiêu diêu về miền Cực lạc. Chín phẩm sen vàng chói lọi trên con đường xưa hạnh nguyện Bác đi. Nhóm Hướng Thiện chúng tôi, những người con vâng lời Bác vẫn mãi mãi nối tiếp trên con đường đó không mỏi mệt, để trang trải, chia xẻ tình thương đến với người nghèo, tiếp tục gieo hương tỏa ngát chốn phàm trần trong mọi miền u tối./.

Cố đô Huế, Mùa Xuân Ất Hợi 1995
NHÓM HÀNH THIỆN (kính soạn)

-- o0o --

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2017(Xem: 6485)
Đời thường trong các kiểu ăn cắp thì ăn cắp sách báo (hay cầm nhầm, hay mượn quên trả cũng vậy) có lẽ là loại ăn cắp dễ tha thứ nhất. Người ta tự cho là khi mượn tạm „chút kiến thức nhân loại“ thì không tội tình lớn như ăn cắp trái xoài trái ổi, ăn cắp con gà con vịt, cho đến ăn cắp tiền hay đồ dùng… Kể cả ăn cắp trái ớt cũng trầm trọng hơn là cầm nhầm một cuốn sách rồi… quên trả. Thú thật, trong đời tôi cũng từng đã có vài lần đến nhà bạn chơi, xem một cuốn sách thấy hay và đọc thích thú không dừng được. Bạn nói, thôi mang về nhà đọc tiếp. Vậy mà mấy năm sau sách vẫn cứ ung dung cắm rễ ở tủ sách nhà (!).
07/02/2017(Xem: 14508)
Bộ phim điện ảnh Phật giáo về cuộc đời và đạo nghiệp của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh do Hãng phim Sen Việt và chùa Vạn Đức phối hợp sản xuất.
01/02/2017(Xem: 6437)
Tiến sĩ Y Khoa Phan Giang Trí, 46 tuổi, trong vai trò đồng-trưởng-toán nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Cancer Garvan ở Sydney, Australia, đang tìm phương cách chữa trị bệnh ung thư. Định cư tại Australia lúc 7 tuổi trong một gia đình mà cha mẹ và anh chị em đều là bác sĩ, dược sĩ và nghiên cứu y học, Tiến sĩ Phan Giang Trí đã tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa hạng danh dự với Huy Chương Viện Đại Học Sydney, sau đó đạt học vị tiến sĩ và đến Hoa Kỳ để tiếp tục nghiên cứu hậu-tiến-sĩ trong lãnh vực microscopy. Ông đã phục vụ tại Viện Nghiên Cứu Ung Thư Garvan ở Sydney nhiều năm nay và cũng đã đạt được Giải Thưởng danh tiếng khoa học gọi là Eureka của The Australian Museum.
17/01/2017(Xem: 10206)
Hoa Kỳ thành kính cáo bạch: Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện, thế danh Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh năm Đinh Hợi, 1947, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Ni Bộ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Trú Trì Chùa Xá Lợi, Thành Phố Rosemead, California, đã viên tịch vào lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2017, nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Bính Thân tại Bệnh Viện Beverly Hospital, Thành Phố Montebello, Miền Nam California, Hoa Kỳ, thế thọ 70, lạp thọ 48. - Lễ Nhập Kim Quan sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Bính Thân); - Lễ Trà Tỳ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều Thứ Hai, ngày 23 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Bính Thân), tại Peek Feneral Home, Westminster, California. Ngưỡng mong chư tôn Thiền Đức trong mười phương nhất tâm hộ niệm cho Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện Cao Đăng Phật Quốc. Thành tâm khuyến thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni, quý Cư Sĩ, các Chùa, Tự Viện, Niệm Phật Đường là thành viên của GHPGVNTNHK
01/01/2017(Xem: 8816)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương, thế danh Śūnyatā Phạm, sinh năm 1963 tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi. Năm 1994, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Sài Gòn. Ni sư du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi năm 2003. Năm 2005, Ni sư định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2015, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Đại học Riverside, California và đang theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài gòn. Ni sư lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ hơn 20 tác phẩm Anh và Việt, 8 đĩa ca nhạc Phật giáo được xuất bản, phát hành từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, sư đã thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam) và năm 2010 - đến nay, sư đã khai sơn thành lập và là trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, tiểu bang California (Hoa Kỳ).
24/12/2016(Xem: 15195)
Thành Kính Tưởng Niệm Thượng Tọa Thích Đức Trí Trụ Trì Chùa Tam Bảo, Oklahoma, Hoa Kỳ
18/11/2016(Xem: 22350)
Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã thu thần viên tịch tối nay, 17-11-2016 (18-10-Bính Thân), tại chùa Long Sơn (22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thọ 84 tuổi.
08/11/2016(Xem: 16081)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin viên tịch: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế vừa viên tịch trưa nay, 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (phường Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hòa thượng Thích Chơn Thiện sinh năm 1942, đồng chơn xuất gia với Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết tại tổ đình Tường Vân, từng du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp Cao học về ngành Tâm lý giáo dục, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học New Delhi, Ấn Độ. Hòa Thượng cũng là Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Viện chủ thiền viện Vạn Hạnh (Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh), Trụ trì tổ đình Tường Vân (P.Thủy Xuân, TP.Huế)
06/11/2016(Xem: 10224)
Khoảng 22h55 tối 4/11, đại thụ của làng cải lương qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau thời gian điều trị bệnh nan y, hưởng thọ 81 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]