Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược sử Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

09/04/201319:03(Xem: 5784)
Lược sử Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

htts




 TRƯỞNG LÃO

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU
(1921-2001)




A. THÂN THỂ

Hòa thượng họ Võ, húy Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tư Tri Đức, hiệu Thiện Siêu, Hòa thượng sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Dậu (1921) trong môt gia đình thâm Nho tín Phật ở làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế.

Thân Phụ là C ông Võ Trọng Giáng, thân mẫu là Cụ bà Dương Thị Viết. Hòa thượng là con trưởng trong một gia đình có 6 anh em: 3 trai, 3 gái. Người em kế cũng xuất gia, đó là cố Thượng tọa Thích Thiện Giải, nguyên là Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Lâm Đồng; Trú trì chùa Phước Huệ - Bảo Lộc.

 

B. THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Vốn có duyên với Phật giáo, năm 14 tuổi (1935), được sự đồng ý của song thân, Hòa thượng xin xuất gia. Ban đầu, Ngài được gởi vào tu ở chùa Quan Thánh (còn gọi là chùa Ông, gần chùa Diệu Đế- Huế) với thầy Mật Khế. Thuở nhỏ, Ngài là người hiền lành, thông minh, hiếu thuận. Ngài được song thân cho học chữ Hán với các vị thâm nho nổi tiếng ở trong làng. Những sách Ngài đã được học qua thời bấy giờ như Tam tự kinh, Minh tâm bảo giám...và được Thầy yêu bạn mến. Ở chùa Quan Thánh được một thời gian ngắn, thì Ngài được lên học Phật pháp tại chùa Trúc Lâm, xả Thủy Xuân- Huế. Khi Hội An Nam Phật học mở trường để đào tạo Tăng tài, Ngài được tuyển chọn vào học lớp này, do Hòa thượng Thích Giác Tiên chứng minh trụ trì, Hòa thượng Thích Trí Độ làm Đốc Giáo, Cư Sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám và một số vị Cư sĩ trí thức có nhiệt tâm với đạo phụ giảng. Đồng học lớp này với Ngài có rất nhiều Hòa thượng, nay các Ngài còn lại rất ít, tuổi đã ngoài 80, như: Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Trí Quang, Hòa thượng Thích Trí Nghiễm (đã viên tich).. Trường được đặt tại chùa Báo Quốc. Đây là trường Phật học đầu tiên do Hội An Phật học mở.

Gần mười năm (1936-1945) theo học các lớp Sơ, Trung, Đại hoc Phật học, Hòa thượng đã Tốt nghiệp hạng ưu, Năm 28 tuổi (1949), được Hòa thượng Bổn sư là Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên cho phép, Ngài thọ giới Cụ túc tại giới đàn Hội Quốc tổ chức tại chùa Bảo Quốc – Huế (1949), do cố Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết làm Đàn đầu Hòa thượng.

 

C. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO

I. Công tác hoằng truyền chánh pháp:

Đến năm 1944, do hoàn cảnh chiến tranh nên Trường lại được chuyển lên Tòng lâm Kim Sơn, xã Lựu Bảo, ngọai ô kinh thành Huế. Đây là Tòng lâm duy nhất của Phật giáo Trung Phần lúc bấy giờ. Tại đây, Ngài cùng với quý Hòa thượng Trí Quang,Trí Tịnh, Trí Nghiễm, Trí thuyên… vừa là giảng sư của Hội, vừa phụ trách giảng dạy các lớp Sơ và Trung đẳng của Trường.

Năm 26 tuổi (1947), Ngài được Giáo hội cử làm Trú trì Tổ đình Từ Đàm-Huế và giảng dạy cho Tăng, Ni ở Phật học đường Báo Quốc và Ni viện Diệu Đức – Huế. Năm 1951, Hòa thượng được mời tham gia phái đoàn Phật giáo miền Trung dự hội nghị Thống nhất Phật giáo ba miền tại chùa Từ Đàm –Huế.

Từ năm 1951 – 1955, Hòa thượng được bầu là Chánh Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên. Chính trong thời gian này, Ngài đã ký quyết định hợp thức hóa nội qui thành lập các khuôn hội Tịnh độ trong khắp toàn tỉnh.

Năm 1955-1961, Tổng Trị sự Phật giáo Trung phần cử Hòa thượng làm Đốc giáo Phật học đường Trung Việt tại chùa Hải Đức- Nha Trang.

Năm 1962, Ngài được mời ra Huế đảm trách chức vụ hội truởng Hội Phật học Thừa Thiên và tham gia giảng dạy cho Tăng Ni ở Phật học đường Báo Quốc, Ni viện Diệu Đức; cũng như tham gia cá Phật sự tại Tổng Trị sự Phật giáo Trung phần và giáo hội Tăng già tỉnh Thừa Thiên –Huế.

Năm 1963, ngài được bầu làm Hội trưởng Tỉnh hội Phật học Thừa Thiên.

Cũng trong năm 1963 này, khi chế độ Ngô Đình Diệm triệt hạ cờ Phật giáo và vụ thảm sát ở Đài phát thanh Huế xảy ra, Hòa thượng đại diện cho Phật giáo Thừa Thiên, là một trong năm tập đoàn Phật giáo miền trung, đóng tại chùa Từ Đàm – Huế, kí vào 5 điều Kiến nghị, phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Đêm 20/8/1963, Ngài bị bắt giam tại  Thừa Thiên, cho đến khi chính quyền Diệm bị lật đổ, Ngài mới được trả tự do ngày 9 tháng 11 năm 963

Năm 1964-1974, Hòa thượng được mời làm Phó giám viện

Phật học viện Báo Quốc, Phó Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Thừa Thiên, Phó Đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh; cùng quý Hòa thượng Đôn Hậu, trí Thủ, Mật Hiển và Mật Nguyện…tham gia Ban Điều hành và giảng dạy lớp Cao đảng Phật học chuyên khoa Liễu Quán đặt tại chùa Linh Quang – Huế. Đây là lớp đào tạo giảng sư Phật học của Phật giáo miền Vạn Hạnh. Đồng thời Hòa thượng còn được mời giảng dạy cho các Tòng lâm ở nhiều nơi khác như Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên và Sài Gòn… Chính thời gian này, dù bộn bề công việc, nhưng Ngài đều hòan thành tốt các Phật sự được Giáo hội giao phó.

Năm 1968, Ngài khai đạo giới tử cho Giới đàn Phật học Viện Hải Đức- Nha Trang.

Năm 1970, Ngài lại được mời làm Tuyên luật sư, khai đạo giới tử cho Giới đàn Vĩnh Gia – Đà Nẵng.

Năm 1973, Hòa thượng được cử giữ chức vụ Viện truởng Viện Cao đẳng Phật học

Hải Đức- Nha Trang.

Năm 1973-1974, Đại hội Phật giáo Thống Nhất kì 4 họp tại chùa Ấn Quang, đã cử Ngài giữ chức Tổng thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN.

Năm 1979, Hòa thượng Bổn sư viên tịch, Ngài được Giáo hội và môn phái cử giữ chức Trú trì Tổ Đình Thiền Tôn –Huế.

Năm 1980, Hòa thượng làm Giáo thọ cho giới đàn Thiện Hòa tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn.

Năm 1981, Ngài được cử làm Trưởng phái đòan, đại diện cho GHPG VNTN.

Năm 1982-1988, Ngài được Giáo hội tỉnh Phú Khánh cung thỉnh làm trưởng Ban Trị Sự tỉnh Phú Khánh liên tiếp hai nhiệm kỳ.

Năm 1984-1988, Giáo hội cung cử Ngài giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng và Giáo Thầy cho Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, đặt tại Thiền viện Vạn Hạnh- Tp. Hố Chí Minh.

Năm 1984, Hòa thượng được cung cử vào chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVNTN .

Năm 1987, Hòa thượng khai đạo giới tử cho Giới đàn Báo Quốc – Huế.

Năm 1988, khi viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Được thành lập, Hòa thượng được suy cử làm Phó Viện trưởng.

Từ tháng 4-1987 đến nay, Hòa thượng được bầu vào Đại biểu Quốc Hội liên tiếp 3 khóa: Khóa 8, 9 và khóa 10.

Năm 1991, Giáo hội cung cử Ngài làm Phó chủ tịch Hội đồng Phiân dịch Đại tạng kinh Việt Nam, đặc trách hán tạng.

Năm 1993, Ngài được cung thỉnh làm Tuyên luật sư, Yết-ma cho giới đàn Thiện Hòa tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Năm 1994, Hòa thượng lại được thỉnh làm Yết-ma tại giới đàn Báo Quốc – Huế.

Năm 1994-2001, giáo hội cung cử Ngài làm Viện truởng Trường Cơ bản Phật học (nay là Trường Trung cấp Phật học) tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Năm 1997, Ngài được Giáo hội cung cử làm Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cho đến ngày viên tịch.

Năm 1999, Ngài đứng ra đại trùng tu Tổ đình thiền Tôn – Huế và tôn tạo ngọai thành tháp tổ sư Liễu Quán.

Năm 2001, Ngài tham dự Lễ tốt nghiệp Trung cấp Phật học
Và chính thức trao quyền Hiệu trưởng lại cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế .

Trung tuần tháng 9 năm 2001, Ngài chủ trì Lễ tốt nghiệp và Cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học cho Tăng, Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, khóa I (1997-2001). Sau đó Ngài đã chỉ đão cho hội đồng Điều hành Học viện chiêu sinh khóa II (2001-2005); kết quả là gần 200 Tăng, Ni sinh trúng tuyển. Trước khi đi xa, Ngài đã gửi văn thư cho Thường trực Hội Đ62ng Trị sự GHPGVNTN đề suất bổ sung nhân sự vào Hội đồng Điều hành Học viện Hội đồng Trị sự đã chấp thuận. Cuối cùng Ngài căn dặn quý vị trong hội đồng Điều hành chuẩn bị khai giảng khóa II cho Tăng, Ni sinh vào học. Lớp học khai giảng được hai hôm thì Ngài viên tịch. Cũng trong năm nay, Ngài đã chứng minh Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Gia đình Phật tử Việt Nam, tổ chức tại Tổ đình Từ Đàm –Huế.

Suốt cả cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến khi viên tịch, Hòa thượng là một tấm gương sang ngời về phạm hạnh giáo dục và hoằng hóa cho Tăng, Ni, Phật tử noi theo.

 

II. CÔNG TÁC DỊCH THUẬT VÀ BIÊN SỌAN

Trong cuộc đời của Hòa thượng, điều quan trọng nhất đối với Ngài là dành nhiều thì giờ cho việc phiên dịch, biên soạn và in ấn Kinh điển để giúp Tăng, Ni, Phật tử có thêm tài liệu nghiên cúu, tu tập. Những công trình dịch thuật và biên sọan gồm có: 


1. Dịch thuật:
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm (1940).
- Phát Bồ-đề tâm văn (1952).
- Kinh Kiến Chánh (1953).
- Kinh 42 chương (1958).
- Kinh Trường A-hàm (lược dịch - 1959).
- Kinh Pháp Cú (1962).
- Tân Duy thức luận (1962)
- Luận Thành duy thức (1995).
- Luận Đại trí độ (5 tập, 1997-2001).
- Trung luận (2001)

2. Biên soạn:
- Nghi thức tụng niệm (đồng soạn, 1958).
- Nghi thức thọ Bồ-tát giới tại gia (1958)
- Đại cương luận Câu-xá (1987).
- Vô ngã là Niết-bàn (1990).
- Toả ánh Từ quang (1992).
- Lối vào Nhân minh học (1995).
- Cương yếu Giới luật (1996).
- Ngũ uẩn vô ngã (1997)
- Kinh Pháp hoa giữa các Kinh điển Đại thừa (1997).
- Trí đức văn lục (9 tập, 1994-2001)

* Nhiều bài biên khảo khác đăng tải ở các Tạp chí từ 1940-2001, như:
- Tạp chí Viên âm (1940).
- Phật giáo Việt Nam (1960).
- Liên Hoa (1961).
- Giác ngộ, 1982.
- Tập văn - Ban Văn hoá Trung ương (1985)

III. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

Năm 1981, Hòa thượng tham gia phái đoàn Phật giáo Việt Nam dự hội nghị Tôn giáo vì hòa bình chống chiến tranh hạt nhân tại Moscow.

Tháng 9 năm 1985, Hòa thượng làm Trưởng đòan đại biểu GHPGVNTN thăm hai nước Liên Xô và Mông Cổ.

Năm 19889, Ngài Đại diện GHPGVNTN tham dự Hội nghị Hòa bình châu Á, tổ chức tại Mông Cổ.

Năm 1994, Ngài làm Trưởng phái đòan Chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ.

Năm 1995, Hòa thượng là thành viên của phái đòan Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Nông Đức Mạnh dẫn đầu, đi thăm một số nước Đông Âu và Nghị viện châu Âu.

Năm 1998, Hòa thượng là thành viên của phái đòan Phật giáo Việt Nam sang thăm và dự Lễ Khánh thành tháp Hòa Bình tại Đài Loan.

Năm 1999, Hòa thượng làm Trưởng phái đòan Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị Phật giáo Trung Quốc.

IVNHIẾP HÓA ĐỒ CHÚNG

Hòa thượng đã truyền thọ Ngũ giới, Thập thiện và Bồ-tát giới tại gia cho hang ngàn Phật tử khắp ba miền đất nước. Ngài đã độ rất nhiều đệ tử xuất gia như: Thượng tọa Thích Đạo Dung; Thượng tọa Thích Hải Tịnh (đã viên tịch); Thượng tọa Thích Hải Ấn; Thượng tọa Thích Phước Tú; Đại đức Thích Kiên Tuệ, Đại đức Thích Kiên Niệm, Đại đức Thích Kiên Định, Đại đức Thích Tạo Thông… Các vị đệ tử xuất gia nay y chỉ với Hòa thượng , như: Thượng tọa Thích Minh Thông (Nha Trang), Thượng tọa Thích Minh Thông (Canada)… Về Ni giới, trước đây là đệ tử 5 giới, nay đã xuất gia, có các Ni sư như: Ni sư Thích Nữ Chơn Cẩn, Ni sư Thích Nữ Hải Liên, Ni sư Thích Nữ Hải Hiền… và nhiều chư Ni khác hiện nay đang phục vụ cho Giáo hội lên đến vài chục. nhiều vi đã và đang phục vụ cho Giáo hội ở cấp Trung ương cũng như các tỉnh thành khắp cả nước. Nổi bật nhất là ở các ngành Giáo dục, Văn hóa, Từ thiện xã hội và Y tế.

 

V. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TRÙNG TU

Hòa thượng đã cùng Hội đồng Điều hành học viện chỉ đạo tiến hành xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (nguyen là chùa Hồng Đức do Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không dâng cúng cho Giáo hội để làm nơi đào tạo Tăng tài). Cơ sở vật chất của Học viện khang trang như hiện nay, một phần là do uy tín và công sức lớn lao của Hòa thượng.

Năm 2000-2001, Ngài đứng ra đại trùng tu Tổ đình Thiền Tôn- Huế và tôn tạo ngoại thành thápTổ Liễu Quán, đã hoàn thành một cách trang nghiêm, viên mãn.

Với những công đức mà Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc, vào năm 2000, Nhà nước CHXHCNVN đã trao tặng Ngài Huân chương Độc lập hạng nhì; vào năm 2001, GHPGVNTN đã tuyên dương Công đức Hòa thượng.

Tháng 4 năm Canh Thìn (2001), Hòa thượng phát bệnh. Môn đồ và đệ tử đã thỉnh Ngài vào chữa trị ở bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn gần 9 tháng. Sau đó, Ngài được thỉnh ra Huế để tiếp tục chữa trị tại bệnh viện Trung ương.

Tháng 9 năm 2001, bệnh cũ tái phát nặng. Mặc dù đã được Ban Giám đốc Bệnh viên Trung ương – Huế, cùng các Giáo sư, Bác sĩ, Y sĩ và môn đồ tận tình chăm sóc, nhưng báo than đã mãn, Ngài đã an nhiên th thần thị tịch vào lúc 16 giờ 30 ngày 03 tháng 10 năm 2001 (nhằm ngày 17 tháng 8 năm Tân Tỵ) tại tổ đình Từ Đàm –Huế. Ngài trụ thế 81 tuổi đời, 53 tuổi đạo.

Cuộc đời của Hòa thượng là một tấm gương sang về trí đức, giới hạnh và giáo dục cho Tăng, Ni nhiều thế hệ. Trong công tác hằng dương Chánh pháp, trải qua bao cơn sóng gió tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng Ngài đã nhiếp tâm nhẫn nhục. Chính đức tính ấy đã thắng phục được nghịch duyên để Ngài hoàn thành sứ mạng hoằng Pháp. Trong những ngày lâm bệnh, dù biết sức khỏe của mình đã cạn kiệt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục dịch cho xong bộ Luận Đại trí độ 5 tập, dày trên bốn ngàn trang. Và trong những ngày cuối cùng trên giường bệnh, Ngài đã không ngừng tinh tấn, nhiếp phục cơn đao hành hạ, để ngồi dịch cho xong cuốn Trung luận trước khi đi vào cõi vô tung. Ngay những giờ phút nằm trên giường bệnh, Ngài luôn sách tấn, nhắc nhở chúng đệ tử phải tinh tấn siêng năng tu học. Đối với Tăng, Ni, Phật tử đến thăm Ngài, Ngài có lời nhắn nhủ: “ Đối với các Phật tử quan tâm đến sức khỏe của tôi, tôi xin Chân thành cảm ơn. Nhưng quý vị cũng nên biết, sinh lão bệnh tử là việc thường tình. Tôi mong quý vị cố gắng tu tập theo Chánh pháp để lợi đạo ích đời. Đối với Phật sự của Giáo hội, tôi tất tiếc vì sức khỏe đã cạn kiệt, không còn đủ sức để tiếp tục đảm đương. Kính nhờ Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni gánh vác.Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả”.

Hôm nay, mặc dù Hòa thượng đã vào cõi Niết-bàn bất diệt bất sinh, nhưng gương sang về trí tuệ, giới hạnh và tinh thần phục vụ Đạo pháp, Dân tộc suốt cuộc đời của Ngài vẫn còn mãi với GHPGVNTN, với Phật tử xứ Huế, với Tổ đình Từ Đàm, Thiền Tôn quê hương, như là sự hiện diện của núi Ngự, sông Hương giữa lòng chốn Cố đô cùng trang sử muôn màu của Phật giáo Việt Nam thời cận và hiện đại. Quả thật: Hòa đàm tuy rụng vẫn còn hương”.

 

Nam-mô Lâm Tế Chánh tông tứ thập tam thế, Trùng kiến Từ Đàm Thiền Tôn nhị tự Trú trì, Việt Nam Phật giáo hội Trị sự Hội Đồng thường trực Phó Chủ tịch, húy thượng Tâm hạ Phật tự Trí Đức hiệu Thiện Siêu Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2024(Xem: 553)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
06/01/2024(Xem: 809)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
03/01/2024(Xem: 650)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana; Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, San Diego và Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, San Jose. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã về chùa dự lễ.
30/12/2023(Xem: 1628)
Thông Bạch Lễ Chung Thất Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVN Thống Nhất
21/12/2023(Xem: 1399)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
24/11/2023(Xem: 3739)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVN Thống Nhất, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567, tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm & 51 đạo lạp. Chúng con kính nguyện Giác Linh Đức Trưởng Lão Hoà Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái hiện Đàm Hoa, hồi nhập Ta bà, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
20/11/2023(Xem: 1100)
Nói đến bậc Tôn sư của chúng ta, bản thân của mỗi chúng tôi đều là học trò, và đã thọ ân giáo dưỡng của bậc Tôn sư rất là nhiều, cho nên hôm nay ngồi ở nơi đây với vị trí chứng minh cũng chỉ là Tăng sai, Tăng đã sai thì không thể không phụng hành, do đó mà tôi xin thay mặt cho chư Tôn đức tăng hiện tiền, có vài lời chia sẻ đến toàn thể Huynh đệ, cũng như các Pháp hữu, các Anh chị em GĐPT hiện diện trong và ngoài nước, cùng tất cả các Phật tử đã có duyên với Thầy, bậc Tôn sư của chúng ta.
09/11/2023(Xem: 919)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
06/11/2023(Xem: 2155)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
27/10/2023(Xem: 1145)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567