Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi dòng kính tưởng niệm HT Minh Tâm

27/10/201407:39(Xem: 13634)
Đôi dòng kính tưởng niệm HT Minh Tâm
Thành Kính Tưởng Niệm
Hòa Thượng Thích Minh Tâm
Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành
GHPHVNTN Âu Châu

 

 

 

Viễn vọng kính bạch Ôn Khánh Anh,

Đồng bạch chư Tôn Đức, thưa quý huynh đệ xa gần,

 

Hòa Thượng Khánh Anh, vị Tăng sĩ Việt Nam khả kính, sức nhẫn nại hơn người, 40 năm hành đạo ở Paris, luôn luôn dành tâm huyết để lo cho người khác, chùa khác, nước khác... trước hơn cho mình, cho chùa mình, nước Pháp của mình...

Ôn đã viên tịch lúc 10.30 am, giờ Bắc Âu hôm nay 8.8.2013 (6.30 pm, giờ Đông Bộ Úc Châu) 7.15 pm tôi gọi qua số của Ôn, gặp Diệu Trạm đang tức tưởi ngậm buồn, “xin quý Ôn niệm Phật cầu nguyện cho Thầy con”..., Ôn còn nằm lại Bệnh viện thuộc thành phố Turku... cố đô của Phần Lan...

Nhớ hôm Lễ Bế Mạc Khóa PPAC25 chiều ngày 3 tháng 8, Ôn cố xin Bác sĩ rời bệnh viện về Trại Tu Học vài tiếng để dự, sau mấy lời chúc từ để phát thưởng của chúng tôi, khi BTC mời Ôn ban Đạo từ, Ôn còn mừng rỡ, cố gượng quên nhọc mệt, khuyến khích học viên: “Sang năm khóa PPAC26 ở Thụy Sĩ, đường đi gần hơn, mong quý Phật tử đi cho đông, hơn 1000 cũng được”… ai nấy đều cười hoan hỷ.

Hôm ấy, Ôn chỉ còn vài hôm nữa là viên tịch, nhất định sức mòn lực cạn hết rồi, tứ đại thế nào cũng “báo động đỏ” cho Ôn trước rồi, mà tâm Ôn thì cứ chuyên nhất, thanh tịnh đến cỡ ấy, nhất định thế nào Ôn cũng đã “dự tri thời chí” vậy mà Ôn cũng chỉ nghĩ đến Phật sự chung...

25 khóa PPAC, lại thêm trước đó là 5 khóa Khánh Anh, biết bao tâm huyết của Ôn trong suốt 30 năm lao lực vất vả để trao truyền Phật pháp cho hàng chục nghìn Phật tử hữu tâm cầu đạo đó... tuy lúc nào bên Ôn cũng có hàng chục chư Tôn Đức Tăng Ni trong Giáo Hội, hay hàng đệ tử phụ tá đỡ đần cho Ôn, nhưng Ôn bao giờ vẫn là chiếc đầu tàu, dắt dẫn chí nguyện, hòa giải mọi va chạm, hóa giải mọi trách móc, khen thưởng những tấm lòng, và thao thức những lỗi lầm sơ khuyết… cho tất cả mọi người. Tôi đã từng nghe Ôn nén xuống những tiếng thở dài để cất kỹ xuống tận đáy lòng những buồn phiền cho riêng mình, mấy khi dám than thở với ai, miễn sao Phật sự chung thành tựu, cho dù tình đời đôi khi có những trí trá, ngược ngạo, hỗn mang… mà chỉ có pháp “như thảo phú địa” mới có thể chữa lành những thương tích của Giáo Hội…

Cho nên, hãy xem trong 38 năm của thế giới PGVN tỵ nạn, có được mấy vị Tăng “vô nhất vật” nào mà làm việc nhiều như Ôn nhỉ?!!?? Không “vô nhất vật” sao được, vì cũng như hầu hết chúng ta, Ôn đâu có ai khác hơn Giáo Hội Âu Châu để phục vụ, tất cả đời Ôn là cho Đạo Pháp, cho Giáo Hội, cho cộng đồng Tăng Ni Phật tử Khánh Anh…, mặc kệ những vong ơn bội bạc, chẳng đoái hoài, nao núng gì trước những nội trùng đục khoét, những ngoại ma phá tán, Ôn vẫn điềm nhiên vận động cho Giáo Hội quê nhà, vẫn kính trọng các ý kiến từ các Pháp lữ trong 4 Giáo Hội khắp “liên” châu lục, vẫn ngày đêm lo toan, cho đến ngày chót, vẫn cứ một lòng bồi đắp, đáp ứng cho mọi mong cầu tu học, cầu nguyện của hàng nghìn Phật tử quanh Paris, quanh Pháp, khắp Âu Châu,… Và hôm nay ra đi, Ôn thanh thản nhẹ nhàng, nhất định không luyến tiếc, không buộc ràng, không triền phược….

Trong hàng trăm lần cổ động Tăng Ni Phật tử Âu Châu đi đến trụ sở LHQ, hay QH Âu Châu, để thỉnh nguyện, để kiến nghị, để vận động cho quê hương, đất nước, cho Giáo Hội, đồng đạo quê nhà, ít nhất (chứ nhiều chục, hay cả trăm lần khác, Ôn lo việc đại sự cho quê nhà ở phạm vi Âu Châu, hay Pháp, tôi nào được biết, hay được cùng tham dự??) 3 lần.

(Lần 1, 1989 tôi đại diện cho Refugee Council of Australia qua Genève tham dự International Conference on Indochinese Refugees để cùng mấy ngàn NGOs khác vận động giảm nhẹ thủ tục thanh lọc cho hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam còn kẹt lại các trại tỵ nạn ĐNA, hay đến sau cut off date; lần 2, 1993 tôi được HĐLV và Ôn HQ chính thức ủy nhiệm đến Bangkok và Vienna để tố cáo Hà Nội đàn áp quá dã man PGVN và GHPGVNTN; và lần 3, mới đây 2009 tôi lại qua Genève thay mặt cho Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Úc, chính thức tham dự Kỳ Họp mà đến phiên Việt Nam phải phúc trình định kỳ tình hình thực thi nhân quyền ở Việt Nam trước Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, để có dịp theo dõi, tố cáo và bác bỏ những trá ngụy của Hà Nội)… lần nào cũng thấy Ôn Minh Tâm nhọc nhằn, bị gậy (đúng là phải nhắc Phật tử đem theo đủ thứ dây nhợ, cọc gậy, bàn ghế để treo biểu ngữ, phát bích chương, và dựng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ Quốc…) biết chắc hy vọng thành công rất thấp, nhưng vẫn đến để cầu nguyện, để tố cáo, chưa khi nào có dịp cứu dân, cứu nước, cứu đạo mà Ôn bỏ qua, dù tốn hao, nhọc nhằn, mệt mỏi đến đâu…

Phần tôi, không được chia sẻ trọn vẹn nhọc nhằn với Ôn và như Ôn (nên dù cả 3 lần đều có tư cách vào hội họp bên trong cơ quan LHQ, thì không nói), do vẫn xót lòng, cay đắng khi thấy Ôn đã cao niên mà quá lao nhọc cho quê hương, cho Giáo Hội quê nhà, nhỡ nếu Ôn yếu bệnh không đi được, thì như rắn mất đầu, làm sao thu hút được hàng chục Tăng Ni hàng trăm Phật tử khắp AC nghe lời hiệu triệu của Ôn, nhất tề hiện diện?… nên lần 1993 ở Áo, tuy ban ngày vào trong cơ quan LHQ họp, đến tối tôi cũng kéo vali ra trước tiền đình LHQ, nơi GHAC đang xin đóng lều cầu nguyện, để xin được cùng ăn (bánh mì khô, hay món ruột của Ôn, mì gói-nước có lúc không đủ sôi!!), cùng thức…(cùng nằm trên sân bê tông tỉ tê tâm sự chuyện quê nhà, cùng nghe mưa rả rích, cảm nhớ thương quý Ôn đang mãi còn tù tội, ai lòng dạ nào ngủ được?!?!) với Ôn, với quý HT,TT: Tánh Thiệt, Như Điển, Quảng Hiền, Minh Giác, Thông Trí, v.v… và nhiều huynh đệ, đồng hương, đạo hữu, trong những căn lều nhỏ tạm dựng dưới nắng gắt, mưa dầm. Nhất là lần 1993 ở Vienna, CS còn chụp hình quay phim chúng tôi, để trơ trẽn về tố cáo gian dối ở VN, là anh em chúng tôi mắc “nợ máu” với nhân dân, lấy tư cách gì để nói chuyện nhân quyền (chẳng lẽ CS mà lại có quyền nói chuyện Nhân Quyền sao Trời?!?!)…

CS chửi nhất định không ai sờn, nhưng đau hơn là lần 2009, khi bàn thờ Phật của GHAC chỉ cách lều của VP2VHĐ chừng 70m, nhưng do hiệu ứng của cái Giáo Chỉ 9 quái ác, oan nghiệt, sai lầm cách chí tử tự trong căn bản hành chánh, nên 2 bên không tìm được cơ hội để qua lại (sao lại phải riêng? để mà cần qua lại? ai gây ra sự thể trớ trêu, dối trá nầy? không trả lời, nhưng ai cũng đã biết là do ai!!) để cùng cầu nguyện ?? Nếu lãnh đạo cao cấp GH mà cũng được như Ôn Minh Tâm, chịu gần gũi, tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ, thân cận, tín nhiệm, tôn trọng đệ huynh, chứ không phải chỉ dựa một vài người, hay thậm chí chỉ tin chính mình, thì đâu đến nỗi phải lâm vào cảnh “khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt” như thế? Vì hôm ấy ngoài đoàn GHAC cả trăm người, đoàn VP2 đâu gần vài chục người, còn có tới vài chục đoàn/vài trăm người khác, có cả nhóm Tăng Ni Phật tử PG Khmer Krom gốc miền Tây, ai cũng ngượng ngùng, khó xử, khi thấy 2 phái đoàn GHPGVNTN không thể làm việc chung, hay thậm chí không đến chào hỏi nhau, dù cùng mục đích là tố cáo CS đàn áp nhân quyền, tôn giáo ở VN!?!?!?

Tháng 11 năm ngoái 2012, dự xong Về Nguồn 6 Úc Châu tổ chức ở Tổ đình Pháp Hoa Nam Úc, trước khi về nước, may mắn Vạn Hạnh có thỉnh được Ôn và đoàn Âu Châu và Hoa Kỳ từ Adelaide về thẳng Canberra thăm chơi, ở lại một tối, ăn bánh tráng do chúng VH tự tráng, cuốn rau muống chùa mình tự trồng, chấm tương đậu chùa tự làm ... Ôn nói Ăn vầy làm tôi nhớ những năm 64-65-66 ra Bình Định làm Hiệu Trưởng Bồ Đề Nguyên Thiều quá chừng; quý Ôn BĐ ai cũng thương, cũng chia cho Minh Tâm những niềm vui thiền vị rất quê dã, rất bình dân...”, lời của Ôn trung hậu, chân chất biết bao... Trưởng lão Đồng Thiện nếu còn tại thế, hay tin Ôn mà viên tịch ở tuổi 74 như vầy, thế nào cũng mắng yêu “Cái th..., mới bây lớn mà đã bày đặt viên tịch, sao nó giỏi giang, dễ thương, làm được nhiều việc cho đạo cho đời như zậy, sao không để tao chết trước cho nó ở lại làm việc thêm mươi năm nữa!”...

Thầy trò tôi còn cúng thêm đợt 4 hay 5 gì đó, một vài cánh cửa sổ nữa, để mong Khánh Anh mau khánh thành... Ngài ân cần mời tôi năm nay qua dạy Khóa PPAC25,... Nên dù bận, dù phải lặn lội mỗi vòng 26 giờ bay, từ VH qua Turku, tới nơi đã sáng 29.7, Khóa Học đã khai mạc 26.7, trên bản phân công dán ở phòng chúng tôi, HT Như Điển đã gạch tréo 3 ngày, đến 30.7 thì HT Nguyên Siêu phải vội xin ngưng dạy, về trước để lo lễ Khai mạc cho Khóa PP Bắc Mỹ 3 vào ngày 8.8 (trước giờ Ôn MT tịch khoảng gần 24 tiếng), năm nay anh bạn đồng môn Hải Đức tôi, cũng là TTK GH Hoa Kỳ, làm Trưởng Ban TC, mở tại San Diego,... cao quý thay, ai cũng nhọc nhằn quá chừng... chỉ là để cho PP được trường tồn... Ôn Khánh Anh thấy không, dù là GH Hoa Kỳ, chỉ mới vài năm qua có tới 5-6 vị Tôn túc lần lượt ra đi, nhưng lớp kế thừa ngày nay, đã thừa sức tiếp nối, kế thừa quý Ôn trên đoạn đường đã hết chông gai, nhờ quý Ôn đến trước đã lao tâm khổ tứ khai phá, trải nhựa, chia lane,... tôi thấy GH châu nào cũng có đông đảo các vị Tăng Ni lớp trung niên tài hoa, năng nỗ, tâm huyết, đạo hạnh... nay Ôn ra đi, ai cũng đau lòng thương tiếc, nhưng chắc chắn Ôn không còn quá lo lắng, GH Âu Châu đã nhờ Ôn và chư Tôn giáo phẩm gầy dựng, nên rất vững vàng...

Thấy mà thương, không biết có phải do người ta phủ đầu quá nhiều oan nghiệt, nên Ôn Minh Tâm và chư Tôn đức mới phải cố gắng tột bực, chỉ nội từ 2007 đến nay mà tinh thần, tiến độ, mức thành công hoằng pháp của 4 GHTN hải ngoại đã nổi trội thấy rõ... qua các Kỳ An Cư và các Khóa Học Phật Pháp... tầm cỡ, hết khóa Âu Châu, tới Bắc Mỹ, tới Úc Châu... đâu đâu cũng khí thế đang lên như nước vỡ bờ...

Ngồi chung bàn chứng minh với quý HT, bên phải tôi là HT Trưởng lão Thắng Hoan rồi tới Ôn Minh Tâm, đôi khi trong các buổi quá đường, chúng tôi còn vói qua hỏi chuyện nhau... trong suốt các ngày 29.7 đến 3.8 (vì Bế Mạc xong chiều 3.8 HT vô nhập viện lại theo lệnh Bác sĩ).

Tiện nghi cho khóa học tại Đại Học Turku, nơi TT Hạnh Bảo mượn để tổ chức thành công An cư cho gần 100 Tăng Ni và Khóa PP cho hơn 700 Phật tử... quá đầy đủ, tốt đẹp mà không phải trả lệ phí gì cả, thật là phải nhờ phước đức Phật Tổ và Ôn Minh Tâm, GHAC mới đạt nhiều thành tựu lớn như vậy...

 

 

Hai thất VIP của chúng tôi kế nhau (Ngài Minh Tâm ở chung với quý HT Thắng Hoan, Tánh Thiệt; Tôi ở chung phòng với quý HT Đổng Tuyên, Như Điển, Nguyên Siêu), thấy sắc diện Ôn Khánh Anh quá yếu, tôi cứ xôn xao ray rứt trong lòng, linh cảm một điều gì, mà không dám nói ra... nên ngày nào cũng qua thăm Ôn... có lần Ôn nói kỳ nầy về chắc phải lo làm di chúc cẩn thận hơn... có phải trễ rồi không Ôn ơi, nhưng thánh tài đức hạnh của Ôn chói sáng ai cũng kính phục, và cái mạng lưới GHAC mà Ôn đã dày công kết nối thật chặt giữa hàng trăm Tăng Ni, hàng chục ngàn, trăm ngàn Phật tử, ai nấy đều tỏ tường, đều âm thầm niệm ơn Ôn đã lao nhọc gầy dựng lên trong suốt 30-40 năm qua, dù lạnh, dù nóng, dù khỏe dù bệnh, hễ có Phật sự mời, dù quá xa tận Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu… phải ngồi xe lửa 15-20 giờ mới tới, để chủ lễ chỉ cho vài chục Phật tử tu trì, chưa bao giờ Ôn ngại tổn sức mà không đi… Đó, chính những thứ ấy mới là di sản cao quý đích thực, chứ ngôi chùa Khánh Anh dù tới mấy chục triệu (đắt nhất trong 5-600 chùa Việt hải ngoại. Ôi! Phật tử Paris thương kính Ôn xiết bao, hơn 30 năm qua, 3-4 thế hệ Ưu bà tắc, Ưu bà di, hàng ngàn người đã tiếp nối, công quả không sờn, mặc cho miệng lưỡi thế gian độc ác thêu thùa mạ lị, họ vẫn nhẫn nại về Khánh Anh, mỗi năm đủ tuần, nấu biết bao vạn ức đĩa đồ chay, cuốn biết bao triệu chả giò, bánh trái, để chắt chiu từng quan Pháp, nay là từng Euro, để phụ Ôn xây chùa, trả hội thiện; chùa mấy chục triệu vì Paris đắt đỏ quá, không biết có phải do vậy nên Ôn mới phát nguyện 40 năm ròng chỉ muốn ăn mì gói, để dành từng quan Pháp mà xây Khánh Anh??), đang xây... chỉ mới gần xong, và một đống nợ nần... dù gì, cũng đâu quý bằng công hạnh, chí nguyện của Ôn, Ôn ơi... Ôn còn nhắc 2014 sẽ khánh thành... (nay thì, thế nào GHAC và đệ tử Ôn cũng sẽ lo xây cho xong, để còn kịp khánh thành trong ngày Tiểu, hay Đại tường, cúng dường Giác Linh Ôn!!).

Thương quá Ôn ơi!...Sự nghiệp hành đạo của Ôn mấy ai bì được, chông gai chướng nạn bao nhiêu cũng không sờn, bao nhiêu đắng cay tủi nhục do vô minh gây ra, Ôn gánh chịu nhẹ nhàng như hư không, chưa hề thấy giận hờn than thở... chưa hề nghe chê bai, trách móc ai một câu nặng lời...

Hạnh nguyện Bồ Tát đó, tâm lượng quảng đại đó, chí khí cao vĩ đó... người tu đời nay, mấy ai bì được...

Thôi, mời Ôn lên đường về Phật sớm đi, việc còn lại chư Tăng GHAC và các đệ tử Khánh Anh của Ôn nay cũng đã trưởng thành lắm rồi (chúng ta đã tấn phong cho 2 vị Quảng Đạo, Diệu Trạm hồi 2008 tại Giới đàn Pháp Chuyên bên Đức đó Ôn nờ!). Lần ấy, lại cũng bộ 3 “tam sên” chúng ta: Minh Tâm, Tánh Thiệt, Quảng Ba làm Tam Sư, y như lần 2001 GĐ Minh Hải ở Viên Giác, Bodhgaya, và cả hai lần đều do Pháp hữu Như Điển sắp xếp, với tấm lòng vì đạo sâu xa, với sự khéo léo hiếm có, với lòng tôn kính Ôn Khánh Anh sâu đậm. (Giữa Ôn với tôi, ta còn có duyên ngồi chung làm Thập Sư ít nhất cho 3-4 đàn giới nữa, dù là ở Úc, Mỹ hay Âu Châu. Nay Ôn ra đi theo Phật trước, làm sao [chúng] tôi không bồi hồi cảm xúc cho được?)

Kỳ nầy qua Âu Châu, được học/dạy chung 3 buổi với 70 Tăng Ni, 4 buổi với 2 lớp 2-3 gần 400 Phật tử, tôi mới chứng kiến rõ hơn kết quả tác thành, đào tạo, dìu dắt của Ôn,... nói nghe dễ mích lòng, nhưng nếu không phải là Ôn Minh Tâm, có lẽ nhờ học được phần lớn công hạnh, tài hoa từ Bổn sư Y chỉ là Đức Đệ Tứ Tăng Thống, thì dễ có ai đủ sức hy sinh, vô ngã vị tha (là Niết Bàn, chứ gì?) để lập nên, và dìu dắt được một GH mẫu mực trên mọi mặt so với khắp hải ngoại như vậy??? (chỉ có một chuyện hơi chậm... hơn GHUC -- đã tự lấy tên GHPGVNTN từ 1987, lúc CS mạnh tay ám hại Ôn Trí Thủ, nhưng chưa xử tử quý Thầy Sỹ -Thát, và lúc quý Ôn HQ-QĐ đang còn nhẫn nhục ở tù để thách đố chướng duyên, đo lường hoàn cảnh, chưa ai nhắc nhở gì chuyện phục hoạt GH; khối CS chưa có hiện tượng sẽ sụp đổ 2-3 năm sau đó -, là chuyện GHAC phục hoạt danh xưng GH quê nhà, tự lấy tên là GHPGVNTN Âu Châu từ 1990, sau Úc Châu 3 năm...)

Ai người ta cũng lập cái GH cho mình, cho Thầy trò với nhau, nên dễ thuận hòa đầm ấm; chỉ có Ôn Minh Tâm, vâng lời VHĐ kêu gọi, từ Nhật qua Paris 1972, có ai cản trở gì đâu, bậc Tôn túc bậc Thầy và đàn anh của Ôn, cùng đến Pháp thời trước/sau quanh gần thời điểm 4/1975, như chư Trưởng lão Tâm Châu, Huyền Vi, Nhất Hạnh, Thiền Định, Trung Quán, Chơn Thường, Minh Lễ, Thiện Châu v.v..., ai cũng lo lập GH “riêng” (có gì sai đâu?? thì cũng như Ôn Thiện Nghị ở Canada, Phước Huệ ở Úc v.v... vậy thôi, mỗi Ngài có đại nguyện riêng nấy, hễ miễn là tu chánh đạo, truyền bá được chánh pháp, thì không ai trách gì được), chỉ có Ôn MT là chịu thương chịu khó, không phải tông phái mình, bổn đạo mình, đệ tử mình, không phải chùa mình, mà vẫn lặn lội đầu sông cuối biển, chỉ để lập GH “chung”...

Nhưng hy vọng, Ôn là vị cha “chung”, lần nầy “lão phụ biệt tha hương”... sẽ có rất nhiều người cảm trọng ân đức Ngài... không có những nhọc nhằn tiên khởi Ôn Minh Tâm đơn độc hứng chịu hết, thì làm sao chúng ta có ánh sáng PP của GHTN lan tận Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hòa Lan), Trung Âu (Bỉ, Anh, Thụy Sĩ…), rồi Đông Âu (Tiệp, Ba Lan, Nga,...), lắm nơi, chỉ vài chục người, mà Ôn vẫn phải nhiều năm, nhiều chục năm liên tục, tốn biết bao công sức để đến tận nơi gầy dựng, sao cho nơi nào, thành phố nào, tỉnh nào, nước nào cũng có được Hội, được Chùa… dù cho sau đó, họ có… bỏ Ôn mà đi theo… hướng khác, Ôn cũng không phiền hà gì!?!?! Ôi! Thật là đại nguyện…

Và hẳn nhiên là với Pháp, nơi trung tâm Âu Châu, từ đầu thế kỷ XX đã có người Việt từ thuộc địa Đông Dương đến đây để kiếm sống, để ăn học, để làm chính trị... cứu nước có, phản quốc có...; để trốn bỏ quê hương có GHTN quê nhà, mới 1970 đã nghĩ chuyện lập cơ sở ở hải ngoại, thì Pháp là nơi đầu tiên VHĐ nghĩ tới... hàng Tôn túc, bậc Thầy, bậc đàn anh đều tụ về Pháp, nhưng rồi các Ngài với quá nhiều khó khăn, chướng ngại, đã âm thầm gầy dựng mẫu hình GH gọn nhẹ, dễ kiểm soát hơn, chỉ mỗi Ôn Minh Tâm là... chịu âm thầm gầy dựng một loại hình GH kết liên, 40 năm qua (biết bao nước chảy qua cầu, bao thế hệ chư Tăng đồng thời với Ngài đã hoàn tục, vợ ấm con yên), chỉ riêng Ôn Minh Tâm là một mình chịu đựng mọi thương khó, gần 40 năm ròng rã lo nối kết 3-4 thế hệ Tăng Ni mới cũ, đến từ khắp 3 miền Nam Trung Bắc, kẻ tỵ nạn, người vượt biên, hay du lịch và đoàn tụ, kẻ Nam tông, Bắc phái, người Khất sĩ, Nguyên thủy, đủ tông đủ phái để gầy lên một loại hình GH không có giáo quyền, không có ân đức, không uy quyền, y như cái GH tội nghiệp của chúng ta ở quê nhà thời 1964-1981...(ai xây thì cứ hết sức mà xây, còn ai thích phá thì cũng cứ tận tâm mà phá!!) biết ngần nào gay go hơn, khó khăn hơn và Ôn Minh Tâm ở Paris, có vẻ là vị Trưởng tử Như Lai duy nhất sẵn lòng chịu cảnh đắng cay hơn người để dựng một cái GH chung, ai bước vô bước ra lúc nào cũng được, chê khen, xây-phá lúc nào cũng được, chứ không phải một GH giữa Thầy trò với nhau, đầy ân tình, đạo nghĩa...

Cho nên, suốt 40 năm, Ôn Minh Tâm đăm đăm sẻ chia công sức, tài bồi, khích lệ, để gầy dựng vài chục ngôi chùa, vài chục hội PG cho gần 20 quốc gia, dành mọi ưu tiên, ưu ái cho huynh đệ đến sau, nhưng có ai tri ân cũng tốt, có ai bội bạc cũng không buồn, ai cũng đôn đốc hỗ trợ cho họ được mau xong, chỉ riêng ngôi chùa của mình, là vẫn chậm chậm từ từ, đến 2013, Ôn vẫn xây chưa xong Khánh Anh...

Nhìn quanh, khắp hải ngoại, mấy ai có được tấm lòng như vậy không ?

TK. Thích Quảng Ba

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11550)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9217)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23102)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6891)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 69952)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87038)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136888)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10208)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23165)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6527)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]