Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đông ấm trời Âu (TN Đắc Trí)

16/07/201420:02(Xem: 13882)
Đông ấm trời Âu (TN Đắc Trí)

Dưới chân mây trắng kết ngàn hoa

Vũ trụ càn khôn rực sáng lòa

Học chúng năm châu mong mỏi đợi

Hòa Thượng ân sư giáo đạo mầu.

Bốn câu thơ trên gợi lại hình ảnh Sư Ông du phương hóa độ khắp năm châu bằng đường hàng không. Một nối tiếp mạng mạch Phật Pháp cũng như một cung đàn trầm bổng của sự sống vạn vật theo vô thường biến chuyển… Nhịp điệu đó đã cuốn đi sự sống của đấng cha lành, một vầng dương hiền dịu, từ hòa ở trời Âu của chúng con.

Hòa Thượng ân sư thượng Minh hạ Tâm là một trong những bậc Trưởng Lão thuộc hàng giáo phẩm thế hệ thứ nhất, khai sơn Đạo Pháp tại Hải Ngoại, chúng con thế hệ kế tiếp được bảo bọc dạy dỗ của chư tôn Thiền Đức với tầm nhìn xa và rộng để phát triển cơ nghiệp Phật Giáo của Đức Bổn Sư Từ Phụ cho nhân loại tại quê người. Đó là bổn phận và trách nhiệm hoằng truyền giáo pháp của chư Tăng Ni nơi đất khách quê người.

Trở về hiện thực, đánh dấu sự vận hành và phát triển xiển dương chánh pháp trên những vùng đất xa lạ sau chuổi thời gian Sư Ông ra đi. Quanh đây, đâu đâu cũng bàn bạc cảm nhận dư âm của Ngài trong không gian bao la vĩnh hằng thực tại. Thật đúng vậy! Hạnh nguyện của Đức Ngài cũng như vận mệnh của Phật Giáo là hình ảnh thanh tịnh, hòa hợp, độ sanh của Tăng Đoàn Âu Châu, là những sứ giả Như Lai đã được Ngài truyền đạt lại, đã và đang tiếp tục phát triển mạng mạch của Phật Pháp tại Hải Ngọai ngày nay.

Vạn ức hàm linh say cơn mộng

Pháp giới muôn lòai ảo vọng vươn

Đang tự thiêu mình trong ngũ dục

Bốc từ ngọn lửa của tham, sân

Cháy khắp nhơn sinh còn mê muội

Vòng luân hồi xoay dần uyển chuyển

Kim sắc thắm xiển dương diệu lý

Thân kết vòng đai trải thiện nhân

Hoằng hóa lợi sanh cùng gia vụ

Dương vạn bàn tay dựng đạo tràng

Phục tướng kim thân hòan chơn thể

Chỉ pháp Như Lai phổ chúc chung…

Với núi đồi lồng lộng bao quanh giới trường an cư năm 2014 như ấp ủ tình thương của Ngài khi vắng bóng đã gửi lại cho đàn con bé nhỏ cho núi rừng tịch tĩnh an lành giữa dòng đời sóng gió cát bụi. Phải chăng lời nhắc nhở thất chúng đệ tử luôn nhất tâm khép mình vào sự tu tập bình lặng như con sông uốn quanh dãy núi xuôi dòng Đạo Pháp. Trứơc khi mãn khóa học ba ngày, mưa báu giăng liên tiếp dường như lời giáo hóa tu học từ kim ngôn, ngọc ngữ của chư Tôn Thiền Đức như được thấm nhuần ở mỗi học viên và Tăng Ni sinh, nên chư Thiên tán thán cúng dường, hay đó cũng là thông điệp nhắn gửi của Đức Quan Thế Âm rải cam lồ sái tịnh để cứu khổ cõi Ta Bà nầy!!!

Non xanh nước biếc dặm ngàn

Cánh chim lộng gió thênh thang đường về

Chiếc thân ngày bạc lượm kề

Đường quê mỏi cánh ngõ về đêm sương

Vu vơ ấm lạnh trùng dương

Hư vô thẳng hướng cố hương dãi dầu

Vô minh biển vọng bể sầu

Chơn như cứu cánh sâu mầu thật chân

Pháp tâan vô ngại thường chơn

Cao minh ngưỡng vọng ngồn cơn vô bờ

Mây giăng thấp thóang hầu chờ

Liên đài sắc thắm chẳng hườn lụy sau.

Kính bái chư Tôn Đức

(An cư kiết hạ Âu Châu 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6538)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4871)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6209)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5748)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5047)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5981)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5320)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4862)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]