Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Hoằng Pháp là nhiệm vụ..(Thích Nguyên Tạng)

17/06/201403:19(Xem: 22316)
05. Hoằng Pháp là nhiệm vụ..(Thích Nguyên Tạng)





blank

HT Thích Như Điển, khai sơn, trụ trì và giờ đây là Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, là một trong những Danh Tăng của PGVN ở hải ngoại trong thời hiện đại này. Cả cuộc đời của HT làm nhiều việc nhưng không đi ra ngoài kim chỉ nam của người Tăng sĩ, đó là "Hoằng Pháp Vi Gia Vụ, Lợi Sanh Vi Sự Nghiệp", có nghĩa là "Hoằng Pháp là nhiệm vụ, Lợi Sanh là lẽ sống".




Hòa thượng Thích Như Điển hiện là thành viên của Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới (The World Buddhist Sangha Council), là Tổng Thư Ký của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu, ngài sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hòa thượng xuất gia đầu Phật năm 1964 tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An, thọ Sa di năm 1967 tại Giới đàn chùa Phổ Đà, Đà Nẵng, được Bổn Sư, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí ban cho pháp tự là Giải Minh. Năm 1971, HT thọ Tỳ Kheo giới tại Giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức. Năm 1972, được trợ cấp học bổng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam với sự đồng thuận của Giáo Hội Trung Ương qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Thích Huyền Quang và cố Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thích Thiện Hoa lúc bấy giờ, HT đã đến Nhật du học. Sau 9 tháng học nhảy 3 khóa Nhật ngữ và đã đậu vào Đại học Teikyo (Đế Kinh) tại Tokyo ngành giáo dục học. Đến tháng 2 năm 1977, HT đã ra trường với luận án tốt nghiệp tối ưu và tiếp tục thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại học Risso (Lập Chánh) tại Tokyo, học ở đây một thời gian ngắn. Ngày 22.4.1977, HT đến Đức quốc với Visa du lịch, nhưng sau đó xin tỵ nạn và ở lại Đức từ đó cho đến nay (2014), chưa có cơ hội để về thăm quê hương.

HT đã ở tại Kiel một năm để học tiếng Đức tại Đại học Kiel, sau đó dời về thành phố Hannover để học tiếp ngành giáo dục hậu Đại Học. Vào ngày 15.4.1978, HT thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover. Năm 1988 được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại Giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp quốc. Ngày 28.6.2008, tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên được tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, Người đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tấn phong lên Giáo phẩm Hòa Thượng vì công đức tu tập và hoằng pháp trong hơn 40 năm qua của Ngài. Ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại Colombo Thủ Đô nước Tích Lan, Hội Đồng Tăng Già Tích Lan đã phát giải thưởng cao quý cho HT Thích Như Điển và HT Thích Minh Tâm về việc truyền bá giáo lý Phật Đà khắp năm châu từ chính Thủ Tướng đương nhiệm và Đại Diện của Tăng Già. Hòa Thượng cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978, 1979. Hiện nay tại Đức có 15 ngôi chùa, hơn 70 vị xuất gia. Có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử.

Có thể nói suốt đời xuất gia, tu học và hành đạo của HT Thích Như Điển chỉ làm một việc duy nhất là trung thành với chí hướng ban đầu với sứ mạng "Hoằng Pháp là nhiệm vụ, Lợi Sanh là lẽ sống". Đó là các lĩnh vực như: Xây Chùa, Tiếp Tăng Độ Chúng, Dịch Kinh, Viết sách, Phát hành Báo Viên Giác, Cấp phát học bổng...


1- Xây Chùa Viên Giác:

Sau khi quyết định chấp nhận Đức quốc là quê hương thứ hai của mình, HT đã nghĩ ngay đến việc thành lập chùa, vì ngôi chùa là trung tâm văn hóa của người Việt, là nơi nối kết, gìn giữ bản sắc, ngôn ngữ tiếng Việt, là nơi ươm mầm giác ngộ của người đệ tử Phật, người Tăng sĩ muốn truyền bá Chánh Pháp không thể không tạo dựng ngôi Chùa. Nghĩ là làm, HT đã xin phép chính quyền địa phương và thành lập ngôi Tam Bảo, Chùa Viên Giác, HT lấy danh hiệu ngôi Chùa Tổ ở quê hương, nơi HT đã xuất gia, để làm tên chùa của mình tại Đức. Chính vì thế Chùa Viên Giác đã được xây dựng tại thành phố Hannover, tiểu Bang Niedersachsen thuộc miền Bắc nước Đức. Diện tích sử dụng của ngôi chùa độ 3.000 mét vuông. Điện Phật có thể dung chứa 500 người. Tổng thể có 54 phòng và có nhiều phòng lớn có thể hội họp cho 50, 100, 300 hay 500 người trong cùng một lúc. Có thể nói đây là ngôi chùa đầu tiên của người ngoại quốc cũng như của người Đức xây dựng kể từ khi Phật Giáo được du nhập vào nước Đức đến nay. Chùa được HT khởi công xây dựng vào năm 1989 và hoàn thành năm 1993 với kinh phí độ 5 triệu rưỡi Mỹ kim, tương đương với 9 triệu Đức Mã. Đây là một Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam lớn nhất nhì tại Hải ngoại ngày nay.


2- Tiếp Tăng Độ Chúng:

Bên cạnh việc xây chùa, HT đã nghĩ đến thế hệ kế thừa, tiếp nối ngọn đèn Chánh Pháp ở trời Âu. Đầu thập niên 90, HT bắt đầu tiếp nhận đồ chúng xuất gia và hướng dẫn họ tu học ngay tại Chùa Viên Giác. Tính cho đến hôm nay HT có trên 40 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học, Thạc Sĩ và Tiến Sĩ tại các Đại Học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu; hiện đã có nhiều đệ tử ra lập chùa riêng ở ngay tại Đức, Ấn Độ, Thái Lan và Hoa Kỳ. Về chúng tại gia, HT đã làm lễ quy y truyền ngũ giới cho hơn 7.000 đệ tử có duyên với Ngài. Được biết, một trăm đệ tử tại gia đầu tiên của HT được Ngài đặt pháp danh bắt đầu bằng chữ Thị theo dòng kệ phú pháp truyền thừa của Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng sau đó Ngài xin phép chư Tổ đặt chữ Thiện thay cho chữ Thị, vì chữ Thị nhiều người hiểu lầm là đàn bà con gái, họ cảm thấy ái ngại khi đàn ông con trai mà mang pháp danh chữ Thị. Do đó phần lớn đệ tử ở các quốc gia Âu Châu mang chữ Thiện đều là đệ tử quy y của HT.

3- Dịch Kinh:

Ngoài việc xây chùa, tiếp Tăng độ chúng, HT còn bận rộn công việc chính yếu của Ngài là dịch thuật và viết lách. Chư Tôn Đức Tăng Ni ở hải ngoại lâu nay ai cũng biết HT Như Điển là người có khiếu về ngôn ngữ, ngoài Việt ngữ, Hòa Thượng thông thạo các ngôn ngữ sau đây: Hán văn, tiếng Phổ Thông Trung quốc, Nhật ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ và Đức ngữ nên rất dễ dàng ngoại giao với người bản xứ cũng như các dân tộc khác. Chính vì thế mà HT đã cống hiến khả năng của mình cho công trình dịch thuật kinh sách Phật giáo, góp phần làm giàu có cho kho tàng Phật Học Việt Nam. Tính đến nay HT đã dịch và xuất bản được 21 dịch phẩm như sau: Nghiên Cứu Giáo Đoàn Phật Giáo Thời Nguyên Thủy I, II, III (dịch từ Nhật ngữ ra Việt & Đức ngữ 1990, 1991, 1992); 1/ Kinh Đại Bi (dịch từ Hán văn ra Việt & Đức ngữ, xb 2001); 2/ Phật Thuyết Bồ Tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh (dịch từ Hán văn ra Việt ngữ , xb 2001); 3/ Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì (dịch từ Hán văn ra Việt ngữ, xb 2002); 4/ Bổn Sự Kinh (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, xb 2003); 5/ Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2004); 6/ Đại Đường Tây Vức Ký, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2004); 7/ Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2005); 8/ Bồ Đề Tư Lương Luận, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2005); 9/ Phật Nói Luận A Tỳ Đàm Về Việc Thành Lập Thế Giới, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2006); 10/ Thiền Lâm Tế Nhật Bản, (dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2006); 11/ Luận Về Con Đường Giải Thoát, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2006); 12/ Luận Về Bốn Chân Lý, (dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2007); 13/ Tịnh Độ Tông Nhật Bản, (dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2007); 14/ Tào Động Tông Nhật Bản, (dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2008); 15/ Những Mẩu Chuyện Linh Ứng Của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, (dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2009); 16/ Nhật Liên Tông Nhật Bản, (dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2009); 17/ Nhật Liên Tông Nhật Bản (dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ, 2010); 18/ Chết An Lạc Tái Sanh Hoan Hỷ (dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ, Dịch chung với TT Nguyên Tạng 2011); 19/ Những Bản Văn Căn Bản Của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, (Dịch từ Đức ngữ sang Việt ngữ, 2012); 20/ Pháp Hoa Văn Cú, (Dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, 2013).

4- Viết Sách:

HT Như Điển là người khiêm hạ, luôn tự nhận mình "là con nhà nông dân xứ Quảng Nam hiền hòa, được nuôi dưỡng trong một cuộc sống đơn sơ chất phát, nên lời văn cũng vụng về, mộc mạc; vì tôi không phải là nhà văn mà chỉ là một người thích ghi lại cảm xúc của mình". Tuy vậy, nhưng đối với độc giả bốn phương đều xem Ngài là một nhà văn, một người viết tiểu thuyết Phật Giáo, người ta biết đến Ngài nhiều nhất qua các tác phẩm "Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng" (xb năm 2012); "Giai Nhân & Hòa Thượng", (xb 2006); "Vụ Án Một Người Tu " (xb 1995). Tất cả những tác phẩm văn học Phật Giáo này, HT Như Điển đã khéo léo lồng vào những bài giáo lý ngắn, những tư tưởng Phật học từ thấp đến cao, để giúp cho người đọc thâm nhập Phật lý khi đọc truyện. Tính đến nay HT đã viết 35 tác phẩm như sau: 1/ Truyện Cổ Việt Nam 1 & 2, Nhật ngữ, 1974-1975; 2/ Giọt Mưa Đầu Hạ, Việt ngữ, 1979; 3/ Ngỡ Ngàng, Việt ngữ, 1980; 4/ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Trước Và Sau Năm 1975, Việt & Đức ngữ 1982; 5/ Cuộc Đời Người Tăng Sĩ, Việt & Đức ngữ 1983; 6/ Lễ nhạc Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1984; 7/ Tình Đời Nghĩa Đạo, Việt ngữ, 1985; 8/ Tìm Hiểu Giáo Lý Phật Giáo, Việt & Đức ngữ 1985; 9/ Đời Sống Tinh Thần Của Phật Tử Việt Nam Tại Ngoại Quốc, Việt & Đức ngữ 1986; 10/ Đường Không Biên Giới, Việt & Đức ngữ 1987; 11/ Hình Ảnh 10 Năm Sinh Hoạt Phật Giáo VN Tại Tây Đức, Việt & Đức ngữ 1988; 12/ Lòng Từ Đức Phật, Việt ngữ, 1989; 13/ Tường Thuật Về Đại Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới Kỳ 5 Khóa I, Việt, Anh & Đức ngữ 1993; 14/ Giữa Chốn Cung Vàng, Việt ngữ, 1994; 15/ Chùa Viên Giác, Việt ngữ, 1994; 16/ Chùa Viên Giác, Đức ngữ, 1995; 17/ Vụ Án Một Người Tu Việt ngữ, 1995; 18/ Chùa Quan Âm (Canada), Việt ngữ, 1996; 19/ Phật Giáo Và Con Người, Việt & Đức ngữ, 1996; 20/ Khóa Giáo Lý Âu Châu Kỳ 9, Việt & Đức ngữ,1997; 21/ Theo Dấu Chân Xưa, Việt ngữ, 1998 (Hành hương Trung Quốc I); 22/ Sống Và Chết Theo Quan Niệm Của Phật Giáo, Việt & Đức ngữ, 1998; 23/ Tiếp Kiến Với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Việt & Đức ngữ, 1999; 24/ Vọng Cố Nhân Lầu, Việt ngữ, 1999 (Hành hương Trung Quốc II); 25/ Có Và Không, Việt & Đức ngữ, 2000; 26/ Bhutan Có Gì Lạ?, Việt ngữ, 2001; 26/ Cảm Tạ Nước Đức, Việt & Đức ngữ, 2002; 27/ Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác Trong 25 Năm (1979-2004); 28/ Những Đoản Văn Viết Trong 25 Năm Qua, Việt & Đức ngữ, 2003; 29/ Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt, Việt ngữ, 2004; 30/ Dưới Cội Bồ Đề, Việt ngữ, 2005; 31/ Giai Nhân & Hòa Thượng, Việt Ngữ, 2006; 32/ Phật Giáo Và Khoa Học, Việt Ngữ, 2008; 33/ Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng, Việt ngữ, 2011; 34/ Tư Tưởng Tịnh Độ Tông, Việt ngữ, 2012; 34/ Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác, Việt Ngữ, viết chung với Trần Trung Đạo 2012; 35/ Hương Lúa Chùa Quê, Việt ngữ, viết chung với H.T Thích Bảo Lạc, 2013.

5- Thuyết Pháp độ sanh:

Ngoài công việc viết lách, dịch thuật, HT Như Điển luôn tận tụy với công tác giảng dạy giáo lý cho đồ chúng và thập phương Phật tử. Tại Âu Châu, HT làm việc sát cánh với HT Minh Tâm để tổ chức và giảng dạy Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu; tại Úc Châu, HT cũng đã có mặt ngay từ khóa tu học đầu tiên vào năm 2001, và tham dự vào ban giảng huấn cho đến 2012 mới tạm nghỉ vì HT không còn đến Úc nhập thất tu dưỡng vào dịp cuối năm nữa. Ngoài ra, HT thường xuyên được mời thuyết giảng pháp tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt từ 2003, Ngài đứng ra tổ chức Phái đoàn hoằng pháp trên đất Mỹ, mỗi năm một lần, từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5, thu hút hàng ngàn Phật tử tham dự và được báo chí địa phương, đài truyền hình đưa tin rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Người viết có duyên may được HT cho phép tháp tùng trong các lần hoằng pháp này, nên chứng kiến nhiều đạo tràng Phật tử tín tâm, hoặc đã biết, hoặc đã quy y với HT từ đầu những năm 80 trên đất Mỹ, và chính những đạo tràng này đã tha thiết cung thỉnh HT tổ chức phái đoàn đến thuyết giảng hằng năm.

6- Phát hành Báo Viên Giác:

Nếu ở Pháp HT Minh Tâm cho phát hành Bản Tin Khánh Anh tam nguyệt san thì bên này nước Đức, với ước nguyện "Tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự ", HT Như Điển đã chủ trương và phát hành Báo Viên Giác để phổ biến giáo lý và tin tức sinh hoạt cộng đồng ở Đức và nước ngoài. Báo xuất bản định kỳ 2 tháng một lần, tính đến nay (2014), Báo Viên Giác đã tròn 35 tuổi (1979 – 2014), đã phát hành được 200 số, mỗi lần xuất bản gần 6.000 tờ được phát hành tại Đức & 38 quốc gia trên khắp thế giới. Khởi đầu thành lập tờ báo này, HT đã khéo léo kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ Đức về ước nguyện "Mang ánh sáng Chánh Pháp đến cho quần chúng Việt Nam đang tỵ nạn tha hương tại Đức ". Nhìn thấy sự cao đẹp này mà chính quyền Đức đã tài trợ tài chánh để in ấn trong suốt hơn 22 năm liên tiếp, mỗi năm khoảng 150.000 Mỹ Kim để hỗ trợ cho những chương trình hoạt động của Báo Viên Giác cũng như Chùa Viên Giác. Có thể nói, chính phủ Đức rất hào phóng đối với Phật giáo nói chung và đối với HT Như Điển nói riêng, chính nhờ sự hỗ trợ lớn mạnh này mà HT an tâm để làm việc. HT cho biết, ngay sau khi chính phủ Đức đã chấm dứt tài trợ và kể từ năm 2004 đến nay, Báo Viên Giác vẫn tiếp tục xuất bản do sự đóng góp của đồng bào Phật tử khắp nơi.

7- Cấp phát học bổng:

Với tinh thần "Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới ", trong 20 năm qua, HT Như Điển đã không phân biệt vùng miền, địa phương mà cấp phát học bổng cho hàng trăm Tăng Ni sinh trong nước sang du học tại Ấn Độ. HT quan niệm mỗi tôn giáo như một bông hoa trong vườn hoa có nhiều loại hoa khác nhau, nếu Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo hay Chính Thống giáo v.v... là những bông hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, hoa lan, thì Phật giáo là hoa sen có mặt trong vườn hoa đó, để phát triển văn hóa tâm linh nơi quê hương mình đang cư ngụ, tạo cho vườn hoa nhiều màu sắc tươi xinh; do đó người đệ tử cố gắng tu học đã mang hoa sen của Phật giáo tô thắm cho cuộc đời. Xuất phát từ quan điểm này mà mỗi năm HT đã trích ngân quỹ của Chùa Viên Giác hàng trăm ngàn đô la Mỹ để cấp học bổng cho họ, với ước mong sau khi học xong, các vị trở về làm việc để rạng danh và điểm tô cho nền Phật Giáo. Quả thật đây là một việc khó làm mà HT có thể làm được, vì phần lớn các chùa Việt ở hải ngoại này ai cũng lo xây chùa và trả nợ ngân nhưng đối với HT thì mọi việc đều có thể giải quyết được. Ngoài việc cấp học bổng, HT Như Điển cũng nổi tiếng là người hào phóng, luôn giúp đỡ, cúng dường hoặc cho mượn dài hạn không lấy lời đối với ai đang xây dựng chùa. Chư Tôn Đức từ Âu Châu, Úc Châu, Hoa Kỳ, Canada... đều biết ơn HT Như Điển trong quá trình gian lao khổ nhọc xây chùa. Nhân đây, người viết xin thay mặt TT Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương và hội chúng địa phương ở đây, thành kính đảnh lễ và bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến HT Phương Trượng đã luôn để tâm, giúp đỡ cũng như cho mượn tịnh tài, để chúng con trang trải cho công trình xây dựng trong những giai đoạn khó khăn nhất của Tu Viện Quảng Đức trong 20 năm qua.


8- Tu học Chùa Viên Giác:

Người viết từng viếng thăm HT và Chùa Viên Giác nhiều lần, nên chứng kiến được mọi sinh hoạt tu học và lễ hội ở nơi này. Nhiều người biết bản thân HT Như Điển nổi tiếng là người khó tánh và nghiêm khắc với đồ chúng của Ngài về vấn đề tu và học. Ngài bảo rằng:“Sự học nó không làm cho người ta giải thoát được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia thì không thể thiếu sự tu và sự học được“. Nếu ở Úc, bào huynh của Ngài là HT Thích Bảo Lạc không bao giờ bỏ buổi kinh Tịnh Độ tối thì bên Đức, HT Như Điển không bao giờ bỏ thời Công Phu khuya. HT Như Điển nổi tiếng về hạnh nguyện lễ Phật, từ 30 năm nay, mỗi mùa An Cư 3 tháng, HT đều phát nguyện và lễ bái các bộ Kinh Pháp Hoa, Tam Thiên Phật Danh, Vạn Phật mỗi chữ một lạy, tổng cộng hơn 80.000 lạy, hiện tại HT đang lạy Kinh Đại Bát Niết Bàn, khoảng 700.000 lạy. Quả thật đây là một công hạnh khó ai theo kịp trong thời đại này. Ngài cũng hay tâm sự với đại chúng "cũng nhờ tụng kinh và lạy Phật mà bản thân tôi làm được nhiều Phật sự như ngày hôm nay". Cũng nhờ công đức tu tập của HT mà sinh hoạt tu học tại Chùa Viên Giác ngày càng phát triển, mỗi năm có khoảng 70.000 người Việt về chùa lễ Phật và học Phật cũng như tham gia các Đại Lễ, và có hơn 40.000 người Đức đã về chùa tham gia các khóa Thiền-Tịnh song tu, học hỏi, thực tập giáo lý của Đạo Phật hằng năm.

Tóm lại

Cho dù làm được nhiều việc như trên nhưng bao giờ Hòa Thượng Như Điển cũng luôn luôn khiêm tốn nói rằng bản thân mình là một nông dân xứ Quảng không hơn không kém, và trong suốt sáu mươi năm "Thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh" đó, Hòa Thượng luôn tâm niệm rằng: "Mình là một dòng sông để chuyên chở những trong đục của cuộc đời và sẽ là mặt đất để hứng chịu những sạch nhơ của nhân thế".

Thật vậy, cho dù ở ngoài kia còn có nhiều người không cùng quan điểm làm việc Phật sự và hộ trì Chánh Pháp với HT mà họ từng lên tiếng phê bình, chỉ trích, thì ở bên trong cửa thiền, HT Như Điển vẫn tiếp tục dung thông tự tại, tu tập và làm việc đạo trong chánh niệm, an lạc cũng như luôn thủy chung như nhất với mục đích ban đầu của mình là "Hoằng Pháp là nhiệm vụ, Lợi Sanh là lẽ sống". Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 65 tuổi và kỷ niệm 50 năm xuất gia tu hành của HT, chúng con xin ghi lại đôi nét ở đây để tán dương công đức của HT, một người đã xuất hiện trong cõi đời này để mang lại tình thương và ánh sáng Phật Pháp cho thế gian. Cầu Phật gia hộ cho Hòa Thượng pháp thể khinh an và mọi Phật sự còn lại của HT sớm được viên thành ./.


Nam
Mô A Di Đà Phật

Viết tại Tu Viện Quảng Đức, mùa Phật Đản 2014

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2020(Xem: 8502)
Hòa Thương Thích Như Điển đã làm lễ khánh thọ lần thứ 70 trong năm qua. Thầy đã mang truyền thống dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam sang nước Đức và là người truyền thừa có ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo tại đây. Đồng thời, Thầy đã đóng góp triệt để cho sự hội nhập của người Việt trong nước Đức – và do đó cũng là một đoạn đường quan trọng cho tính đa dạng của Phật Giáo trong đất nước này. Trong bài tiểu luận này, ông Olaf Beuchling đã vinh danh cuộc sống và những Phật sự của vị Pháp Sư đồng thời giới thiệu tổng quan dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam.] Người ta đứng chen chúc trong khuôn viên an bình của ngôi Chùa Viên Giác tại Hannover: Có hàng ngàn người khách hiện diện trong những ngày hè của tháng sáu năm 2019. Họ đến hỷ chúc 70 năm khánh thọ của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác – Thầy Thích Như Điển, vị Tỳ Kheo người Đức gốc Việt.
02/03/2020(Xem: 7823)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2440 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose được Sư Bà Thích Đàm Lựusáng lập vào năm 1980.Sư Bà người làng Tam Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà. Năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tuỵ, chăm lo việc đạo việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc kiến tạo ngôi già lam danh tiếng, trang nghiêm được thế hệ đệ tử tiếp nối.
26/02/2020(Xem: 7489)
Hôm nay là Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch năm Canh Tý , đã trôi qua 66 năm ngày mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và Vắng Bóng, thời gian trôi mãi không ngừng và vạn vật chuyển biến theo định luật vô thường, con người có hợp tất có ly, có đến rồi sẽ có đi, và có sinh rồi có tử. Sanh Ký Tử Quy thực hiện con đường Hoằng pháp độ sinh với chí nguyện của các đấng Tôn Sư cũng thuận thế vô thường hiện diện ở cuộc đời để hoằng dương Chánh pháp, rồi đến một thời gian lại ra đi giống như cánh nhạn bay qua bầu trời không để lại dấu tích, cũng trong ngày hôm nay, đêm hôm qua tại Việt Nam một bậc Đạo Sư, một bậc tiền bối, Hoà Thượng cũng vừa viên tịch đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Hoà Thượng Trưởng Lão Thích Quãng Độ , Ngài đã thuận thế vô thường và ra đi thọ thế tuổi đời 93 tuổi, 73 Hạ lạp,và cũng trong ngày này Sư Trưởng Minh Đăng Quang, ngài đã ra đi biền biệt 66 năm qua lúc đó Ngài mới 32 tuổi, đến và đi là định luật. Đã gọi là định luật thì không ai thay đổi được hết vì thế gian là vô thườn
16/02/2020(Xem: 7750)
Người xưa thường nói rằng: Nhân sanh thất thập cổ lai hy. Điều nầy có nghĩa là:Đời người 70 tuổi xưa nay hy hữu. Đó là sự thật và đó cũng chỉ là tương đối mà thôi. Bởi lẽ có nhiều người sống thọ đến 80, 90, 100 hay hơn 100 tuổi. Âu đó cũng là do nhân duyên của nhiều kiếp ta vốn đã làm việc trưởng dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống của kẻ khác, nên mới được như vậy. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người sống chỉ được có 5 năm, mười năm, 20, 30, 40, 50 hay 60 tuổ
11/02/2020(Xem: 8294)
Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Chánh (1947-2020)
05/02/2020(Xem: 6564)
Tôi cố tìm một tựa đề cho đúng với ý nghĩa bài viết này để tán dương hai sự kiện trùng hợp trong một ngày thật trọng đại này ( ngày 16 âm lịch tháng giêng năm Canh Tý nhằm ngày 10 /02/2020 ) thế nhưng cuối cùng chỉ đành hạ bút với 4 chữ "BẤT KHẢ TƯ NGHÌ" như các bạn đã thấy ....Và các bạn có biết hai sự kiện trọng đại gì là gì không ...kính xin được tỏ bày niềm hân hoan nhất để tiết lộ cho các bạn được rõ : Do một nhân duyên được gia nhập vào group Viber " Đại gia đình Quảng Đức " mà tôi đã đọc được Thông báo về Lễ Mừng khánh Tuế Đại thọ Đức Trưởng lão Tăng Giáo Trưởng HT.Thích Huyền Tôn, trụ trì Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự tại Melbourne và được biết Ngài đã trụ thế 93 năm, 86 đạo lạp và 72 hạ lạp .....và hiện còn rất sáng suốt so với những người cùng tuổi ngoài đời và trong Đạo.
05/02/2020(Xem: 6482)
Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi. Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như: Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế. Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần. Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế. Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
19/01/2020(Xem: 9655)
Kính Báo. Trưởng Lão Hoà Thượng đạo hiệu thượng DIỆU hạ TÁNH- Viện chủ Tổ Đình Quốc Ân Huế vừa viên tịch lúc 14:30 ngày hôm nay, 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi ( thứ sáu, ngày 17/1/2020). Trụ thế tròn 90 tuổi. - Lễ Nhập Kim Quan: 8h30 ngày 24/12/Kỷ Hợi (thứ bảy, 18/1/2020).
15/01/2020(Xem: 8291)
Mùa Xuân lại về trên xứ Úc, mừng năm mới Canh Tý 2020, Phật lịch 2564, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi xin có lời ân cần thăm hỏi và kính chúc mừng năm mới vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến Chư vị Trưởng Lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Đoàn thể, Cơ quan, quý Đồng hương, chư Phật tử trong và ngoài Úc Châu.
03/01/2020(Xem: 8024)
Biểu đồ truyền thừa các tông phái Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam: Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn Biểu đồ VI.1: Thiền Nhật Bản – Cội nguồn của Phong Trào Ngũ Sơn Thập Sát Biểu đồ VI.2: Thiền Nhật Bản – Việc truyền bá thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Nhật Biểu đồ VI.3: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế I Biểu đồ VI.4: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.5: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.6: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch I – Dòng Nam Phố Thiệu Minh Biểu đồ VI.7: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch II – Dòng Bạch Ẩn Biểu đồ VI.8: Thiền Nhật Bản – Đạo Nguyên và Tông Tào Động Biểu đồ VII.1: Thiền tông Việt Nam – Thiền phái Tì-ni-đa Lưu-c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]