Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Khương Tăng Hội

12/03/201417:59(Xem: 10769)
Tổ Khương Tăng Hội


ToSu_KhuongTangHoi6
Tổ KHƯƠNG TĂNG HỘI
(?-280)

Hạnh Cơ

Đạo Phật từ Ấn-độ đã truyền đến Việt-nam vào khoảng giữa thế kỉ thứ 3 trước tây lịch. Đến thế kỉ thứ 2 sau tây lịch, ở nước ta, theo sử sách ghi chép, ngoài sự có mặt hành đạo của các tăng sĩ người Ấn-độ, còn có một tăng đoàn người Việt đông đến 500 vị. Nhưng rất tiếc, vì sách vở bị mất mát mà trong suốt thời gian đó, lịch sử Phật giáo Việt-nam đã không ghi lại cho chúng ta biết một vị cao tăng người Việt nào với tên tuổi và hành trạng rõ ràng. Mặc dù vào cuối thế kỉ thứ 2 stl, PGVN có xuất hiện một vị cư sĩ tên là Mâu Tử (có thể đã xuất gia vào cuối đời), tác giả của sách Lí Hoặc Luậnrất nổi tiếng, nhưng ông vốn là người Hán, sinh ra và lớn lên ở đất Hán, sang Việt-nam vì tránh cảnh loạn lạc ở đất Hán, rồi ở luôn tại đây, nghiên học Phật pháp, và trở thành một Phật tử Việt-nam. Phải đến thế kỉ thứ 3 stl, chúng ta mới thực sự thấy tên tuổi cùng hành trạng rõ ràng của của một vị tăng sĩ Việt-nam được ghi lại trong sử sách, đó là đại sư KHƯƠNG TĂNG HỘI, vị cao tăng người Việt sớm nhất của lịch sử PGVN mà ngày nay chúng ta biết được.

Tổ tiên của ngài vốn ở nước Khương-cư (Sogdiana), nhưng đã mấy đời sống ở Thiên-trúc. Thân phụ ngài, nhân làm nghề buôn bán mà theo thuyền buôn sang Giao-chỉ (tên cũ của nước Việt-nam vào thời lệ thuộc nhà Hán) sinh sống. Tại đây ông đã cưới vợ Việt-nam và sinh ra Tăng Hội. Không rõ ngài sinh năm nào, chỉ có thể ước đoán là vào khoảng năm 200 (tức đầu thế kỉ thứ 3 stl). Khi Tăng Hội được hơn 10 tuổi thì song thân đều lần lượt qua đời. Chịu tang cha mẹ xong, Tăng Hội vào chùa xuất gia, tu học rất mực chuyên cần. Đến tuổi trưởng thành ngài thọ giới cụ túc. Ngài là người có trí tuệ vượt chúng, giỏi cả Phạn văn lẫn Hán văn; không những tinh thông Ba Tạng Phật giáo, mà còn uyên bác cả Nho học và Lão học, lại giỏi cả thiên văn, đồ vĩ, kiêm tài ăn nói, viết văn. Lúc bấy giờ nước ta đang bị nhà Hán đô hộ, gọi là quận Giao-chỉ, thủ phủ là thành Luy-lâu (trong địa phận tỉnh Bắc-ninh ngày nay). Hồi đó bên Trung-quốc chưa có tăng sĩ bản xứ, nhưng ở Luy-lâu thì đã có tăng đoàn đông đảo người bản xứ. Ngài Tăng Hội đã xuất thân từ tăng đoàn ấy, và về sau lại trở thành một trong những vị lãnh đạo và hướng dẫn của tăng đoàn ấy.

Tại đạo tràng ở trung tâm Phật giáo Luy-lâu, lúc đó có ba vị cư sĩ đồ đệ của ngài An Thế Cao (ở Trung-quốc) là Trần Tuệ (quê ở Cối-kê), Hàn Lâm (quê Nam-dương) và Bì Nghiệp (quê Dĩnh-xuyên), từ kinh đô Lạc-dương chạy xuống lánh nạn, ngài đã mời các vị này tham gia vào công việc phiên dịch, nghiên cứu và chú giải kinh điển. Tại đây, ngài đã viết bài tựacho kinh An Ban Thủ Ývà kinh Pháp Cảnh(do ngài An Thế Cao dịch ở Lạc-dương, được Trần Tuệ mang theo). Ngài cũng đã chú thích cho ba kinh An Ban Thủ Ý, Pháp Cảnh Đạo Thọ(do ngài An Thế Cao dịch), nhưng hai tác phẩm sau (Pháp Cảnh và Đạo Thọ)ngày nay không còn. Nói chung, các tác phẩm của ngài đều nhằm xiển dương thiền học trong tinh thần đại thừa. Những dịch phẩm hay biên soạn của ngài sau này ở đất Ngô cũng gồm toàn những giáo điển đại thừa. Bởi vậy, trong giới học giả Phật học Việt-nam ngày nay, có vị đã có khuynh hướng tôn xưng ngài là vị Tổ sư của Thiền học Việt-nam.

Năm 222 (thời đại Tam-quốc), Tôn Quyền chiếm cứ miền Giang-tả (tức Giang-nam), tự xưng đế và thành lập nước Đông-Ngô (đóng đô tại thành Kiến-nghiệp), thì nước ta lại bị lệ thuộc vào nước Ngô, vì lúc này nhà Hậu-Hán đã mất (năm 220). Với sự có mặt của cư sĩ Chi Khiêm, lúc đó ở Kiến-nghiệp đã có sinh hoạt của Phật giáo, nhưng chưa có tự viện, mà tăng sĩ cũng chưa có ai. Năm 247 (Tôn Quyền làm vua được 25 năm), ngài Tăng Hội đã từ Luy-lâu sang Kiến-nghiệp hoằng hóa. Lúc đầu mới đến Kiến-nghiệp, ngài dựng am tranh để thờ Phật và hành đạo. Các quan chức nhà Ngô trông thấy có người lạ nhập cảnh, cả diện mạo, phong thái, cách ăn mặc đều lạ, liền trình báo cho vua Tôn Quyền biết. Nhà vua cho người mời ngài vào cung diện kiến. Nhà vua hỏi: “Ngài có gì linh nghiệm?” Ngài trả lời: “Đức Phật nhập diệt đã lâu, nhưng xá-lợi vẫn còn, thần diệu không có gì sánh được!”Nhà vua nói: “Nếu quả có được xá-lợi, trẫm sẽ xây tháp thờ.” Ngài biết đây là bước đầu vô cùng quan trọng cho công cuộc hoằng pháp, bèn ở luôn trong am tranh, suốt ngày đêm đốt hương chí thành cầu nguyện. Trải qua 3 tuần, đến canh năm ngày thứ 21, ngài cầu được xá-lợi Phật! Ngay sáng hôm đó ngài đem bình xá-lợi trình lên vua Tôn Quyền. Nhà vua cho thử nghiệm, quả thật lửa đốt không cháy, chày kim cương đập không bể. Nhà vua hết sức kính phục và tin tưởng, bèn cho xây tháp thờ xá-lợi ngay nơi am tranh của ngài, và đặt tên là chùa Kiến-sơ; vùng đất chung quanh chùa gọi là xóm Phật. Được cảm hóa bởi tài cao đức trọng của ngài, vua Tôn Quyền, sau đó đã xin qui y và thọ giới ưu-bà-tắc với ngài. Cho tới lúc đó, miền Giang-nam mới có hình bóng vị tăng sĩ Phật giáo đầu tiên là ngài Tăng Hội (đến từ Việt-nam), và ngôi chùa Phật giáo đầu tiên là chùa Kiến-sơ (do triều đình Đông-Ngô xây cất). Từ đó trở đi, nhờ sự nhiệt tâm hoằng pháp của ngài, đạo Phật được truyền bá rộng rãi tại Đông-Ngô, người bản xứ được phép xuất gia làm tăng sĩ, tự viện được xây cất rải rác nhiều nơi. Nhưng đến đời vua Tôn Hạo (264-280) thì Phật giáo bị đàn áp. Do sự gièm siểm của các cố vấn Nho, Lão, Tôn Hạo đã ban lệnh phá hủy chùa chiền, tuy vậy, chùa Kiến-sơ của ngài Tăng Hội vẫn không bị ai đụng tới, vì ảnh hưởng của nó quá lớn. Nhưng không phải vì vậy mà ngài được yên thân. Nhà vua đã sai Trương Dực, một trí thức thông hiểu cả Nho và Lão, đến chùa để cật vấn ngài, cố dồn ngài vào thế bí. Nhưng vì đã nắm vững tư tưởng Nho, Lão, ngài đã hoàn toàn không nao núng; sau một ngày dài đối luận, Trương Dực không bẻ gẫy ngài được bất cứ một lời nào. Cuối cùng, do sự trình tâu chân thật của Trương Dực về ngài, vua Tôn Hạo phải cho sứ giả đến chùa thỉnh ngài vào cung. Sau khi nghe ngài thuyết pháp, nhà vua đã cảm phục, tỏ lòng thành xin sám hối tội lỗi cũ, rồi xin qui y và thọ năm giới với ngài. Nhà vua lại ban lệnh tu sửa lại các chùa đã bị đập phá, và trùng tu mở rộng chùa Kiến-sơ. Trong thời gian ở chùa Kiến-sơ, ngài đã dịch ra chữ Hán các kinh Lục Độ Tập, Cựu Tạp Thí Dụ, Tạp Thí Dụ; soạn sách Lục Độ Yếu Mục.Ngài cũng dịchNgô Phẩm(tức kinh Đạo Hạnh Bát Nhã) và biên tập Nê Hoàn Phạm Bối, nhưng cả hai tác phẩm này đều thất truyền. Đầu năm 280, vua Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, chấm dứt nhà Đông-Ngô; cuối năm ấy ngài viên tịch.

*

Sự tích ngài Khương Tăng Hội đã được sử sách ghi chép rõ ràng, nhưng đại đa số các nhà Phật học Trung-quốc (kể cả tăng sĩ) vẫn không muốn thừa nhận sự thật như thế, mà luôn luôn cố ý nói khác đi, rằng: “Sa môn Tăng Hội ở nước Khương-cư, đến Đông-Ngô lập chùa Kiến-sơ......”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2012(Xem: 7367)
Hòa thượng thế danh Dương Văn Y, sinh ngày 23 tháng Chạp năm Tân Tị (1881), nhằm vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức triều Nguyễn tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do túc duyên nhiều đời nên Ngài sinh vào gia đình chánh tín Tam Bảo. Thân phụ là Cụ ông Dương Thi An, pháp danh Chương Thái, hiệu Quảng Liên và Thân mẫu là Cụ bà Đỗ Thị Toại. Tuổi đồng ấu, Hòa thượng có tướng mạo rất đoan nghiêm, thông minh khác chúng. Lên 10 tuổi, Ngài có ý định xuất gia nên song thân đưa Ngài đến chùa Hội Phước tại xã Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, Quảng Nam để tu học với Hòa thượng Như Lý-Hoằng Khâm.
10/03/2012(Xem: 7232)
Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ! Mới hôm nào mà Hòathượng Thích Trí Thủ đã tiễn chân tôi ra sân bay đi Hà Nội để giảng cho trường Cao cấp Phật học tại chùa QuánSứ, mà bây giờ đã gần đến ngày giỗ đầu của Hòa Thượng.
09/03/2012(Xem: 17369)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
02/03/2012(Xem: 5481)
Hòa thượng thế danh Trần Văn Chín, sinh năm Canh Ngọ (1930) tại làng Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Hoàng pháp danh Chơn Tấn và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chung (khi Ngài viên tịch thì song thân vẫn còn tại thế). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo nên Ngài sớm có ý chí thoát tục tu đạo. Lúc lên 12 tuổi, Ngài đến chùa Phổ Khánh trong làng và tỏ ra quyến luyến không muốn về. Nhưng vì là con trai duy nhất trong gia đình nên Ngài phải trở về nhà lo bổn phận môn đăng định tỉnh.
05/02/2012(Xem: 5759)
Sáng ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (23.02.2014), thượng tọa Thích Quảng Tâm, Ủy viên Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cùng chư tôn đức môn đồ pháp quyến, thân tộc, đệ tử và phật tử đạo tràng chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (Nha Trang) đã thành kính tưởng niệm húy nhật lần thứ 26 cố Hòa thượng Bổn sự Thích Pháp Viện.
18/01/2012(Xem: 11475)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
25/12/2011(Xem: 9786)
Thành kính tưởng niệm HT Thích Trí Hiền
13/12/2011(Xem: 7001)
Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươitại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng
13/10/2011(Xem: 5573)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
10/10/2011(Xem: 4990)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]