Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Trí Nghiêm, dịch giả Kinh Bát Nhã

27/11/201316:43(Xem: 10737)
HT Thích Trí Nghiêm, dịch giả Kinh Bát Nhã

httringhiem-qd


Tiểu Sử

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Dịch giả Kinh Đại Bát Nhã

Thân thế:

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm thế danh là Phan Diệp, sinh ngày 9 tháng Giêng năm Tân Hợi (1911) tại Thôn Chánh Lộc, Xã Xuân Lộc, Huyện Đồng Xuân, (thuộc Huyện Sông Cầu ngày nay), Tỉnh Phú Yên. Thân phụ là Cụ Ông Phan Châm. Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Tham. Ngài là người con thứ hai trong gia đình có năm anh chị em. Gia đình Ngài là một gia đình có truyền thống nhiều đời uy tín Tam Bảo.

Xuất gia tu học:

Ngài húy là Tâm Bổn, tự là Truyền Lai, hiệu là Trí Nghiêm dòng Lâm Tế đời thứ 43.

    • Năm 15 tuổi (1926) xuất gia thọ giới với Ngài Vĩnh Hảo Đại Sư (cũng là cậu ruột của Ngài) tại chùa Phước Long, Xã Xuân Lộc, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên.
    • Năm 22 tuổi (1933), Ngài thọ Đại Giới, tại Giới Đàn Chùa Bảo Sơn Phú Yên do Hòa thượng Vạn Ân làm Đàn Đầu.
    • Năm 27 tuổi (1938) Ngài được trúng tuyển vào tu học tại Phật Học Đường Bảo Quốc Huế. Tại đây Ngài đã được sự truyền dạy của Hòa Thượng Thích Trí Độ, một vị Đốc Giáo danh đức thời bấy giờ. Chính nơi đây đã đào tạo nhiều vị Tăng tài lỗi lạc cho Phật Giáo nước nhà hiện nay. Ngài đã tu học tại Phật Học Đường này 8 năm.

Đạo Nghiệp :

- Năm 1944 (34 tuổi), sau khi mãn học, Ngài đã bắt đầu công việc hoằng hóa bằng việc lưu hành diễn giảng Giáo lý tại các Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…

    • Năm 1945 (35 tuổi), Ngài trở về Phú Yên làm trụ trì chùa Thiên Tôn ở Tuy An 9 năm. Trong thời gian này Ngài đã tham gia Phật Giáo Cứu Quốc thuộc liên khu V.
    • Năm 1955 Ngài lại tiếp tục công cuộc hoằng hóa, chuyên lo giảng dạy Phật Pháp tại các Tỉnh Hội Phật Học : Phú Yên, Khánh Hòa. Lúc này Ngài được coi là vị Giảng Sư kỳ cựu của Hội Phật Học Miền Trung.
    • Năm 1956, Ngài chủ trương xây dựng Trường Bồ Đề Tuy Hòa và Cô nhi viện Phước Điền Tuy Hòa, Phú Yên.
    • Năm 1957, theo thỉnh cầu của Giáo Hội, Ngài ra giữ chức Hội Trưởng Hội Phật Học Thừa Thiên Huế.
    • Năm 1960, Ngài vào thường trú để lo Phật sự tại chùa Long Sơn, trụ sở Tỉnh Giáo - Hội Phật Giáo Khánh Hòa Nha Trang hiện nay.
    • Năm 1964, Ngài là thành viên của Hội Đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất.
    • Năm 1966, Ngài giữ chức Chánh Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất Khánh Hòa - Nha Trang.
    • Năm 1968, Ngài là Chứng Minh Đạo Sư của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất Khánh Hòa - Nha Trang.
    • Năm 1968, Ngài là Đệ nhị Tôn Chứng tại Đại Giới Đàn Hải Đức Nha Trang (lần 2).
    • Năm 1973, Ngài làm Giáo Thọ tại Đại Giới Đàn Phước Huệ Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang.
    • Năm 1974, Ngài làm giám luật Ban Quảng trị Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang.
    • Năm 1977, Ngài được Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Đệ nhị Tăng Thống GH. PG. VN TN. tấn phong Hòa Thượng.
    • Năm 1980 - Dịch xong bộ Đại Bát Nhã Kinh
    • 1980 - đến nay tiếp tục nghiên cứu và phiên dịch Kinh điển Đại Thừa tại tại Am Hoàng Trúc - thành phố Nha Trang.
    • Từ năm 1981, Ngài là Chứng minh Đạo Sư của tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Khánh - Hòa Nha Trang.
    • Năm 1993, Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng , Đại giới đàn Trí Thủ (lần thứ1)tại Nha Trang, Khánh Hòa
    • Năm 1996, Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng , Đại giới đàn Thiện Hòa , tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa, Vũng Tàu.
    • Năm 1997, Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng , Đại giới đàn Trí Thủ (lần thứ 2)tại Nha Trang, Khánh Hòa.
    • Năm 2001, Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng , Đại giới đàn Trí Thủ (lần thứ 3) tại Nha Trang, Khánh Hòa

  • Phiên dịch Kinh Luận:

Mặc dù bận nhiều Phật sự về lãnh đạo và hoằng hóa, nhưng Ngài vẫn tinh tấn chăm lo phiên dịch kinh luận để tiếp dẫn hậu lai.

1- Kinh Lời Vàng: Nguyên danh kinh là "Phật Giáo Thánh kinh", 1 quyển, do nữ cư sĩ Trung Hoa là Dương Tú Hạc biên soạn.

2- Kinh Phổ Môn giảng lục: 1 quyển, do Bảo Tịnh Pháp Sư giảng (dịch năm 1969).

3- Kinh Pháp Hoa giảng lục: 1 bộ, 7 quyển, 2 tập, do Thái Hư Pháp Sư giảng (dịch năm 1969)

4- Luận Thành Thật: 20 quyển, do Ha Lê Bạt Ma Tát soạn.

5- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa24 tập, 600 quyển, 5 triệu chữ (5.000.000), do Huyền Trang Hán dịch. Khởi dịch từ năm 1973 đến năm 1980 mới hoàn tất. Mời xem bộ kinh này ở đây:

Bốn kinh luận đầu đã in, riêng "Kinh Lời Vàng" và "Kinh Pháp Hoa - giảng lục" đã được tái bản một hai lần, "Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa(gồm 24 tập, mỗi tập khoảng 800 trang) đã in 2 lần, lần mới nhất là năm 1998 tại Sài gòn.

Ngoài ra, còn 10 bộ kinh nhỏ chưa in.

Từ năm 1981, Ngài là Chứng minh Đạo Sư của tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Khánh - Hòa Nha Trang.

ontringhiem-nguyentang1ontringhiem-nguyentang

Đệ tử Nguyên Tạng về thăm Ôn sau mùa An Cư Kiết Hạ năm 2002



Sau một thời gian bệnh nặng, mặc dù đã được hàng đệ tử, các giáo sư bác sĩ và y sĩ bệnh viện Thành phố Nha Trang tận tình chăm sóc chữa trị. Nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài không vượt qua khỏi, Ngài đã an tường xả báo thân lúc 2 giờ sáng ngày 13 tháng 01 năm 2003 ( nhằm ngày 11 tháng chạp năm Nhâm Ngọ) thọ thế 93 tuổi, 70 tuổi đạo.

Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Ngài đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiễn dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử hậu lai.

Melbourne, tháng 01- 2003
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng, lược ghi


Kinh Bat Nha 11 tap5

Kính mời xem bản in năm 2004 (11 tập)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2752)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Chí Mãn (1942-2017)
05/04/2023(Xem: 2302)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2333)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2572)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 2119)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1906)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2583)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3446)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2620)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]