Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Đề Đạo Tràng... (Nhị Tường)

10/11/201319:14(Xem: 29162)
Bồ Đề Đạo Tràng... (Nhị Tường)

Canh_Tu_Vien_Quang_Duc (16)



Tu Viện Quảng Đức,
Bồ Đề Đạo Tràng Của Tôi

Một giấc mơ vẫn thường theo tôi trong giấc ngủ nhiều năm trước đây. Trong mơ tôi thấy mình trở về một ngôi chùa cũ, một ngôi chùa có cây đa và gác chuông. Tôi thấy mình trở về ngôi chùa đó không theo lối cổng mà vào bằng cửa sổ. Một giấc mơ lặp đi lặp lại như thế ám ảnh tôi trong nhiều năm trời. Có lần, trong mơ tôi thấy tôi đứng hầu hai vị sư phụ, một người có tên Định Huệ và người kia Thạch Huệ. Bạn bè bình luận rằng kiếp trước tôi là một chú điệu nghịch ngợm leo trèo hoang đàng như thế nên kiếp này mới cứ bị mơ hoài một giấc mơ như vậy. Sau này một người bạn khác lại chúc mừng và nói rằng con đường Giới Định Huệ là con đường trước kia của tôi, bây giờ tôi phải tiếp tục đi theo con đường ấy.

Tôi quyết tâm đi tìm ngôi chùa trong kiếp trước của mình. Đi qua nhiều tỉnh thành, tôi thường để ý ghé thăm các ngôi chùa, tìm hình ảnh quen thuộc như trong mơ, nhưng tôi thất bại. Năm 1998, khi bắt đầu làm quen với internet, cũng từ đó, tôi đi tìm ngôi chùa tiền kiếp của mình trên mạng.

Một lần, vào năm 2000, tôi ghé thăm nhà văn Võ Hồng. Ông nói cách đó vài ngày Thầy Nguyên Tạng có đến thăm và xin phép được post những tác phẩm của ông trên một trang web. Ông đưa cho tôi xem địa chỉ trang web: http://www.eisa.net.au/~quangduc; gần như là “tiền thân” của trang web www.quangduc.com ngày nay.

Lần theo địa chỉ, tôi đã nhìn thấy được trang web của Tu viện Quảng Đức lúc ấy, bài vở còn rất ít ỏi, còn sử dụng font VNI và rất nhiều lỗi chính tả. Lúc ấy cũng là lúc Thầy Nguyên Tạng kêu gọi Phật tử khắp nơi đánh máy bộ kinh Bát Nhã cùng những tác phẩm của nhà văn Võ Hồng. Trong tôi như có gì đó thôi thúc mình góp một tay cho trang web này, tôi gởi email đề nghị Thầy Nguyên Tạng cho tôi được sửa lỗi chính tả và đánh máy một tập kinh Bát Nhã.

Thuở ấy chưa có mạng ADSL, mỗi lần xài internet phải dùng đường truyền dial-up. Mỗi lần vào internet là mỗi lần liếc đồng hồ, mà tôi thường hay nói đùa là cứ một lần vào mạng là tốn mất khoảng 3kg gạo. Biết vậy, Thầy Nguyên Tạng copy gởi về cho tôi một đĩa CD-rom toàn bộ trang nhà Quảng Đức để tôi có thể sửa lỗi được dễ dàng mà không tốn tiền truy cập internet. Nhờ CD này, tôi đã được đọc nhiều bài vở của các bậc Chư Tôn Đức, và dần dần hiểu rõ về đạo Phật hơn. Bài đầu tiên mà tôi tình cờ đọc được, đó là bài Vượt Thoát Bộc Lưu của Thầy Nguyên Hùng, (bài của Thầy Nguyên Hùng là một trong những bài viết có mặt sớm nhất trên trang quangduc.com), bài viết này mang đến cho tôi một cách nhìn về đạo Phật khác với trước kia tôi vẫn nghĩ.

Sau khi đánh máy xong tập kinh Bát Nhã thì tôi bắt đầu góp một tay layout tài liệu cho trang nhà. Theo sự phát triển của internet thì trang web quangduc.com cũng dần thay đổi bộ mặt của nó. Từ font VNI chuyển dần sang font Unicode. Từ trang web chỉ toàn chữ là chữ, đã bắt đầu có những hình ảnh sống động. Những hình ảnh đầu tiên đó là những khuôn mặt trong trang tác giả và trang những cộng tác viên. Nhìn những chân dung đó, tôi thấy mình không phải đơn độc lặng lẽ làm việc một mình trong góc phòng, mà là đang được sống chung một đạo tràng với nhiều Thầy và bạn đạo khác ở khắp nơi trên thế giới này. Khởi đầu là hăm bốn tập kinh Bát Nhã vài ngàn trang đã được hơn 30 đôi tay ở nhiều quốc gia ngày đêm miệt mài gõ trong nhiều năm mà trong đó tôi biết có người đã đi lấy chồng bỏ cuộc không đánh máy nữa, có kẻ thì hoàn tất tập kinh của mình và đánh máy dùm phần của người khác, có người dở dang và cũng có người ngã bệnh… ra đi bên kia thế giới. Dù hoàn cảnh sống, hoàn cảnh địa lý, ước nguyện tâm linh mỗi cá nhân khác nhau, nhưng tất cả đều chung một mục đích hướng thiện khi thay vì dùng thời gian xem ti vi, đọc truyện thì lại tận tụy miệt mài ngồi đánh máy kinh. Do vậy, trang quangduc.com chẳng khác nào như một đạo tràng tu tập– và đó cũng là Bồ Đề đạo tràng của tôi. Không hiểu sao, cũng từ ấy giấc mơ về ngôi chùa xưa thôi ám ảnh tôi. Có lẽ vì tôi đã tìm được ngôi chùa và những vị Thầy cũ trong tiền kiếp của mình rồi chăng. Qua chương trình yahoo, paltalk, email,… tôi nhiều lần được hầu chuyện với các Chư Tôn Đức bên Úc. Thầy Nguyên Tạng tặng cho tôi một cái tên mà không giải thích ý nghĩa, để tôi tự tìm kiếm mãi sau này mới hiểu ý nghĩa của nó và thấy mình không xứng đáng được nhận chút nào: Linh Thoại. Hòa Thượng phương trượng chùa Bảo Vương cũng tặng cho tôi một cái tên khác với câu nói là “để sau này nếu có đi tu thì lấy tên là Phương Việt, hiệu là Thánh Dung; Phương Việt vì là đang sống ở nước Việt, còn hiệu thì căn cứ theo dung mạo mà đặt..…”. Biết là Hòa Thượng chỉ nói vui nhưng sao tôi cứ nhớ mãi và thắp lên cho mình một ước vọng “sau này”.

Năm 2002, tôi đã gặp Thầy Nguyên Tạng lần đầu tiên khi Thầy về thăm quê nhà, và vài năm sau nữa lại được Thầy Tâm Phương ghé nhà thăm, tôi cũng gặp được những người bạn đạo trên thế giới ảo giữa cuộc đời thật. Cứ như thế, tôi đã học hỏi, làm công quả trong Bồ Đề đạo tràng của mình hơn 10 năm rồi. Bạn bè lâu lâu gặp lại, lại hỏi: “dạo này còn layout trang Quảng Đức nữa không? Tôi cười không đáp, ai cũng biết câu trả lời.

Nha Trang, Mùa Phật Đản 2010
Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11860)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15043)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6722)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 7936)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5822)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12255)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8377)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5233)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8112)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
11/10/2010(Xem: 6489)
Thượng tọa Thích Thông Huệ, thế danh Bùi Hữu Hòa, sinh năm Tân Sửu (1961) tại Phan Rang - Ninh Thuận. Năm 20 tuổi (Canh Thân - 1980) xuất gia với Hòa thượng Thích Đỗng Hải, trụ trì Tổ đình Sắc tứ Thiền lâm tự - Phan Rang, Ninh Thuận. Năm 1982 Hòa thượng Bổn sư viên tịch, Thượng tọa đã đãnh lễ Hòa thượng Thích Đỗng Minh, cũng là vị Sư Bá trong tông môn, để được làm đệ tử Y chỉ sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]