Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những ngày xưa ấy

10/10/201316:50(Xem: 15549)
Những ngày xưa ấy

buigiangNHỮNG NGÀY XƯA ẤY...

1973, lúc chiến tranh còn phủ trùm khắp miền Nam, tuy loạn ly, nhưng phong trào văn học và văn nghệ Miền Nam khá phong phú, sung túc. Trong đó, phạm vi văn học nghệ thuật của Phật giáo được phát triển rầm rộ tại đại học Vạn Hạnh, cơ sở chính ở cầu Trương Minh Giảng cũ, nay là đường Lê Văn Sĩ.

Thế hệ trên 60 tuổi, sống tại Sài Gòn, nhất là trong giới sinh viên, trí thức, không ai là không từng nghe đến Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, Phạm thế Mỹ, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Trí Hải...Ngay cả một số giáo sư, Linh Mục như Thanh Lãng, Linh Mục Thanh, Lm Kim Định...cũng ảnh hưởng trào lưu sống dậy của Đại học Vạn Hạnh lúc bấy giờ.

Bùi Giáng là một trong những nhân vật nổi cộm, một nhân vật không thể lẫn lộn bất cứ bóng dáng ai, từ hình thể, diện mạo, tài năng, tư chất...Những hiện tượng rộ lên như trăm hoa đua nở đã tạo một dấu ấn cho Phật giáo nói chung và Đại học Vạn Hạnh nói riêng, mà từ lâu, dưới cặp mắt của giới trí thức, xem Phật giáo như một tôn giáo lỗi thời. Những nhân vật kể trên, tuy mỗi người đóng góp một khía cạnh làm sáng giá tư tưởng triết học , văn học của Phật giáo, nhưng tài năng của họ -" mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười".

Riêng Bùi Giáng, mãi đến bây giờ, vẫn có người thắc mắc, vấn nạn về một thiên tài điên, thi sĩ điên...có người bảo, Bùi Giáng rất tỉnh, tỉnh hơn cả người tỉnh. Có lẽ quá tỉnh, tỉnh hơn người tỉnh thành người điên trước con mắt người tình bình thường chăng?

Trong đêm giao lưu thơ Gùi Giáng tại chùa Phổ Quang, giáo sư Trần Hữu Tá (miền Bắc) bảo: - "trước 1975, những sách báo của miền Nam được đưa ra Bắc cho giới trí thức nghiên cứu, ông ta đánh giá Bùi giáng là môt hiện tượng lạ".

Thực ra miền Nam không chỉ riêng Bùi Giáng là một hiện tượng lạ, Bình Nguyên Lộc từng thách đố giới trí thức phía Bắc bác bỏ luận cứ của ông ta khi xuất bản cuốn sách " Mã Lai Á, nguồn gốc dân tộc Việt; Lúc bấy giờ, miền Bắc làm gì có những nhân vật như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát...chứ chưa nói đến Bùi Giáng.

Chiến tranh càng thúc bách, cuộc sống người dân Miền Nam càng chộn rộn dồn dập như yêu vội sống cuồng; do áp lực của sống chết trước vô thường, giới văn học nghệ thuật cũng bị thúc bón để cho ra những hoa trái được mùa; chính vì vậy miền Nam xuất hiện nhiều anh tài về thi ca, âm nhạc, hội họa, tư tưởng, dịch thuật...

Riêng Bùi Giáng, không chỉ là thiên tài trong thi ca mà ngay cả ngôn ngữ. Khi phong trào kiếm hiệp của Kim Dung phát triển, Bùi Giáng nằm tại Vạn Hạnh, tự học chữ Hoa trong 6 tháng, ông ta trực tiếp đọc sách Kim Dung bằng Hoa Ngữ. Trên đầu giường, một đống bánh mì khô cứng, mốc xanh để ông ta gặm, cuối chân giường là lồng chim cuốc ( phong trào chim cuốc lúc bấy giờ) đã bị quên cho ăn.

Khi Vạn Hạnh được phong trào sinh viên trí thức có khuynh hướng chính trị làm náo, Bùi Giáng rút lui về Nhà Bè, trú trong ngôi chùa lá Huyền Trang, cách căn cứ Đặc khu Rừng Sát hơn 500m. Tuy chưa trang sức lỉnh kỉnh những đồ phế thải như những năm tháng sau 1975, nhưng cách ăn mặc cũng cho mọi người thấy ông ta không bình thường. Tờ mờ, chưa kịp mời ăn sáng, ông ta đã la cà các quán nhậu ở mũi tàu Nhà Bè, chiều tối mới trở lại tá túc trong căn chòi lá phía sau chính điện. Ít khi nào nhà chùa được mời ông ta một bữa cơm. Ngày nào ông ta ăn thì chiều hôm đó ông ta mang về hủ chao, chai tương, bảo rằng ông nhặt được hoặc bảo ai đó cho ông ta. Chứng tỏ ông ta không muốn nợ nhà chùa. Có hôm, bị bọn lưu manh móc túi đánh ông bầm mắt, tôi phải đưa ông ta xuống gặp Thiếu Tá Cảnh,(cháu gọi Thiếu Tướng Đổ Mậu bằng cậu). Thiếu Tá Cảnh là đại đội trưởng tiếp vận, viết vài giòng giới thiệu:" Đây là nhà thơ Bùi Giáng, yêu cầu anh em đừng hành hung làm khó" Thế là thi sĩ nhà ta đem ép nhựa tấm giấy đeo trước ngực làm bùa hộ mạng.
Buigiang-chandung

Ông ta lựa quán nào nghèo nhất,vào ngồi uống bia như uống nước lã, trẻ con nào vào mua hàng, ông ta xuất tiền trả thế và còn cho tiền chúng. Những cô gái không được lính ở căn cứ đặc khu Nhà Bè chiếu cố,vì quá xấu, ông ta vờ say xỉn, để lòi tiền cho họ móc. Ông ta xài tiền vô tội vạ không phải phóng đảng mà ông không muốn bị ràng buộc bởi tiền bạc và dùng nó để giúp kẻ khác một cách tế nhị như thế. Nhà xuất bản Võ Tánh là một trong ít nhà xuất bản kén chọn, luôn in sách của Bùi Giáng; biết tánh họ Bùi, ít khi nào họ giao hết tiền cho ông ta một lượt, cho dù bao nhiêu cũng chỉ chóng sạch trong một hai ngày.

Từ Nhà Bè về Sai Gòn hơn 15km, chở bằng xe Honda, phải mất nửa ngày. chạy một chốc, nhìn thấy quán nào thích, cứ bảo dừng xe, tấp vào cho ông ta uống bia. Không dừng theo ý thì ngồi sau ông ta nắm cổ áo nhật bình lôi lại như lôi giây cương ngựa. Nhiều lần không chịu nổi, buộc lòng thả ông ta muốn đi đâu tùy ý.

Một đêm trăng sáng, chùa Huyền Trang xa khu dân cư, ba bề sông rạch, lá dừa nước bao phủ trở thành một ốc đảo huyền ảo, gió rì rào từ sông lớn băng qua cánh đồng lúa, luồn vào rặng dừa nước. trên chiếc võng dưới chái lá hông chùa, Bùi Giáng tâm sự (có lẽ lúc đó nhà thơ tỉnh táo nhất) khi hỏi về thân thế của ông trong quá khứ, ông ta cho biết: -"ngày xưa dạy học ở Huế, trọ một nhà dân, có hai chị em nữ sinh dễ coi, Bùi Giáng thầm kín yêu cô em, không bao lâu, cô em lên xe hoa, hoảng quá, ông ta đành cưới đại cô chị. Thời gian ngắn khi con đầu lòng bị bệnh qua đời, cô vợ cũng quá vãng. Bùi Giáng bị khủng hoảng, bỏ dạy, về lại xứ Quảng. Cuộc vô thường đã nâng hồn họ Bùi lên tầng mây triết lý thi ca, từ đó Bùi Giáng thâm nhập triết học và suối thơ len lách sỏi đá cuộc đời , trổi dậy, nâng hồn thơ bềnh bồng trên tầng không siêu thực.

Cuộc định mệnh đưa Bùi Giáng qua những đâu, khó mà nối kết khi cuộc đời bãng lãng bềnh bồng đưa thi sĩ lên đỉnh trùng dương, tiếp giáp với sương khói mây ngàn cho đến ngày vĩnh biệt mà nhân thế chỉ biết chiêm ngưỡng, không đủ khả năng thẩm định tiếp xúc một ảo ảnh hư hư thực thực như Bùi Giáng.

Sau một năm trú tại chùa Huyền Trang ( nay biến thành nghĩa trang). Thi sĩ họ Bùi lang bạt về khu vực Bình Thạnh. Từ đó, chùa Già Lam, Trung Tâm Tịnh Xá, chùa Đồng Hiệp, Trương Minh Giảng cũ và một vài nơi thường thấy Bùi Giáng xuất hiện như kẻ không nhà.

Lúc còn làm chủ bút nội san Bát Nhã ở Thanh Minh Thiền Viện, mỗi khi muốn xin thơ của họ Bùi, phải đạp xe chạy quanh thanh phố như truy tìm một báu vật vô hình, đem theo xị rượu và món nhâm nhi nào đó. chịu khó ngồi vỉa hè với ông ta, gợi chuyện bên xị đế, nguồn cảm hứng từ con tim và hốc mắt sâu thẳm của Bùi Giang bắt đầu xuất hiện; vừa viết tốc ký, vừa lắng nghe những tràng giang đại hải do ngẫu hứng họ Bùi, không dám ngắt ngang hay hỏi bất cứ cái gì khi lão Bùi đang hứng. Đặc biệt, cho dù ông nói huyên thuyên, nhưng không bao giờ lệch ý ban đầu; có giao tiếp mới thấy trình độ uyên thâm văn học và triết lý cũng như sự tỉnh táo ẩn tàng trong bộ dạng người điên.
buigiang3

Sau 1978, suốt thời gian dài không được gặp con người vĩ đại ấy bởi hoạn nạn lao lý, khi biết họ Bùi thanh thản ra đi để lại sự quý kính cho đàn hậu học, cho giới thi ca văn học, và nền văn học Việt Nam đương đại, hân hạnh được tham dự đêm thơ kỷ niệm 15 năm vắng bóng của người, có thêm một vài kỷ niệm, nhận định về Bùi Giáng từ HT Giác Toàn, những thắc mắc về tỉnh và điên của nhà thơ họ Bùi mà hầu hết mọi người mãi cật vấn, giờ đây, người từng hân hạnh sống một năm với nhà thơ tại Nhà Bè năm xưa, từng giao tiếp hàn huyên thì biết rằng: " Bùi Giáng điên vì không ai hiểu Bùi Giáng, Bùi giáng quá Tỉnh vì chúng ta quá Điên chỉ nhìn nhau qua hình thức. Bùi Giáng muốn thể hiện sự tự do tuyệt đối bởi sự giam hảm của tập quán con người qua tính nhị nguyên thường tình. vì vậy nhà thơ can đảm sống theo cái mà không ai dám sống, dám lăn lộn với bụi đời, dám bươi rác tìm cái ăn. Mọi hình thái Bùi Giáng làm đều muốn vượt qua sự giam hảm của ý thức phân biệt thường tình như ngôn ngữ thi ca của họ Bùi vượt khỏi định tính xã hội. Phải chăng sự vượt thoát trước thời đại nên mọi người cảm thấy Bùi Giáng điên chăng?

Nếu Bùi Giáng thực sự điên thì không có những hồn thơ, lời thơ siêu thuyệt, vượt thoát, nhuốm màu triết lý như thế

Nếu Bùi Giáng điên thì không có cung cách tế nhị giúp người, bù đắp tương chao khi ăn cơm Tam Bảo.

Nếu Bùi Giáng điên, sao biết đeo tấm bản của Thiếu tá Cảnh để bảo vệ mình khỏi bọn du đảng quấy rầy lúc bấy giờ.

Nếu Bùi Giáng điên thì làm sao biết nhờ HT Giác Toàn đến thăm mẹ mình khi nghe mẹ bệnh?....

Nếu nhìn hình thức và hành động bên ngoài thì khó mà xác định mật hạnh của một vị Bồ Tát, chắc gì Bùi Giáng không là một Bồ Tát mật hạnh???

Nếu Bùi Giáng là một Bồ Tát mật hạnh thì chắc gì Bùi Giáng Điên hay Tỉnh? Vì Tỉnh và Điên chỉ là trạng thái đối đãi thường tình, chưa vượt thoát đến chân trời tự do tuyệt đối của tâm thức.

Kỷ niệm 15 năm ngày vắng nhà thơ họ Bùi- cẩn bái

MINH MẪN

10/10/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6958)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 7867)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6825)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11566)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9325)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14866)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6628)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14891)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7704)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 6668)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]