Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Cũ Thầy Xưa

16/09/201318:18(Xem: 7721)
Trường Cũ Thầy Xưa

thich_dat_dao2
TRƯỜNG CŨ THẦY XƯA

Thành tâm đảnh lễ Giác Linh Cố Hòa Thượng Thích Đạt Đạo !

Con thuyền Bát Nhã ngã tay chèo

Ngọn cờ Chánh Pháp chợt buông xiêu

Khúc nôi đan kết dòng tâm sự

Ôn kỷ niệm xưa, nhớ thương nhiều.

Mấy hôm nay tôi hướng đến Thiền Viện Vạn Hạnh, hòa nhịp trong Lễ Tiểu Tường Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh Thích Minh Châu, Lễ tổng khai giảng chương trình cử nhân Phật học khóa X ( 2013- 2017), năm III các khoa cử nhân khóa IX ( 2011 – 2015), lễ công bố quyết định và ra mắtthành phần nhân sựnhiệm kỳ VII, Viện Nghiên cứu Phật họcViệt Nam. cũng như vừa nhận và xem lại món quà hình ảnh từ Việt Nam gửi qua về Thiền Viện Vạn Hạnh, Chùa Bát Nhã Tịnh Xá Trung Tâm,…Trong niềm tâm tưởng ấy, tôi chợt bồi hồi xúc cảm khi hay tin Thầy (xin được gọi Hòa Thượng bằng tiếng Thầy thân thương thuở nào) Thích Đạt Đạo, Phó Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh, Saigon vừa viên tịch. Bao nhiêu kỷ niệm với Trường cũ, Thầy xưa lại hiện về trong tôi.

Tôi biết đên Thầy ngay buổi học đầu tiên tại Đại Học Vạn Hạnh bởi vì với cương vị của Thầy là Chánh Văn Phòng cùng với Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn là Tổng Thư Ký, hai vị dẫn các Giáo Sư giới thiệu đến lớp. Đặc biệt Thầy làm người điều hành - xướng ngôn viên (MC) cho các cuộc họp toàn Trường vào mỗi trưa thứ 2. Chính sự tế nhị, khéo léo, uyển chuyển, hiểu và thương, ái ngữ của Thầy đã hoá giải những căng thẳng trong các buổi họp, có khi là mâu thuẫn dâng cao giữa quyền lợi sinh viên và đường lối quản trị của Ban Giám Hiệu. Thật khó mà quên được dáng điệu nhanh gọn, nụ cười hiền từ và giọng nói chân chất hài hoà của Thầy. Chính vì đúc kết những kinh nghiệm đó mà sau này, Thầy đúc kết lai và phát hành cuốn sách : “Nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội Phật giáo” rất thiết thực tiện dụng cho Ban Tổ Chức và Xướng Ngôn Viên các Lễ Hội Phật Giáo,…

Đên ngày ra Trường, Thầy nói trước : “Mỗi sinh viên khi nộp Luận Văn Tốt Nghiệp thì tặng Thầy 1 bản để làm tài liệu đi giảng, vì Thầy bận việc nhà Trường không có nhiều thời gian soạn bài giảng”.Đó là đức tính khiêm cung, không ngừng trau dồi học hỏi, nâng cao của Thầy. Chúng tôi mỗi người tặng Thầy một Luận Văn của mình với chữ ký xem đó là thành quả 4 năm học dâng trình lên Thầy, Có thể với cách đó, mỗi người làm Luận Văn chu đáo hơn, bởi vì nếu vượt qua “cửa ải” của Giáo Sư Hướng Dẫn thi cũng còn có Thầy coi lại. Thư viện Chùa Bát Nhã là thư viện lưu trữ Luận Văn Tốt Nghiệp các sinh viên Đại Học Vạn Hạnh. Rất là hân hạnh hoan hỷ nếu như có ý tưởng, đoạn văn nào đó Thầy có thể sử dụng được cho các Phật sự.

Sau này mỗi lần có dịp từ Ấn Độ hoặc Hoa Kỳ về thăm lại Việt Nam, tôi đều đến Đại Học Vạn Hạnh hoặc Chùa Bát Nhã để thăm Thầy. Cũng như tấm gương Cố Hòa Thượng Viện Trưởng, Thầy giống như Ông Lão chèo đò, suốt gần 30 năm rồi, có bao nhiêu khách qua sông đi khắp nơi, còn đó bến sông xưa vẫn bóng dáng Ông Lão chèo đò. Sau khi hàn huyên thăm hỏi đến lúc chia tay, Thầy có rút danh thiếp tặng tôi và gợi ý cởi mở : “Nếu có việc gì cần nhờ đến Thầy giúp thì cứ gọi số phone trong này”. Vài năm trước khi tôi nộp hồ sơ học tiếp các Đại Học Mỹ, Thầy đại diện cho Ban Giám Hiệu Đại Học Vạn Hạnh gửi giấy giới thiệu và giấy khen tôi với cách thức đề bạt rất cao giúp tôi lấy được học bỗng vào Trường học. Thầy vẫn thường tâm sự : “Niểm vui lớn nhất của Thầy là khi nhìn thấy các thế hệ học trò tại Đại Học Vạn Hạnh tốt nghiệp trưởng thành, có đủ tài đức, tung cánh khắp nơi và mang ánh sáng Phật Pháp làm lợi lạc quần sanh”

Tôi làm Chủ Nhiệm diễn đàn thảo luận Phật Pháp online qua internet Paltalk gọi là “Phật Pháp Nhiệm Mầu”. Cứ mỗi lần đến Lễ lớn như Vu Lan, Phật Đản, tôi đều liên hệ nhờ Thầy chứng minh và ban Đạo Từ. Có năm, được sự hoan hỷ chấp thuận của Thầy, chúng tôi đã tổ chức Đại Lễ Vu Lan cho Đạo Tràng mời chư Tăng Ni giảng sư khắp nơi vân tập về tại Khuôn Viên Chùa Bát Nhã. Như vậy từ duyên Thầy – Trò thân tình từ Đại Học Vạn Hạnh với Thầy, Thầy sinh hoạt Paltalk online và cung đón hơn 50 Tăng Sỹ giảng sư khác quang lâm Chùa Bát Nhã. Đó là Tình Pháp Duyên Tăng hy hữu mà Thầy mở rộng tấm lòng đón nhận giữa chúng Trung Tôn xuất gia với sứ mệnh : “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”

Thầy tham dự và trình bày nhiều bài tham luận tại các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế như : Indonesia, Trung Quốc, Đải Loan, Thái Lan về các lĩnh vực : Hoằng Pháp, đời sống và phát triển gia đình Phật tử- Thanh thiếu niên và Giáo dục Phật Giáo, Sinh vật học,…

Ngoài công việc hàng ngày thường trực tại Văn Phòng Đại Học Vạn Hạnh, Thầy còn đảm đang nhiều vai trò trọng yếu trong Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Giảng Viên của các Trường Phật Học : cây bút thưòng xuyên của Báo Giác Ngộ. Thầy vốn là thị giả và thư ký riêng của Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ xưa kia.

Thầy là giàng sư của nhiều Khóa Lễ, Khóa Tu nhiều tự viện, đi chứng minh, tham dự, hỡ trợ cho việc trang nghiêm thành tựu các Đạo Tràng rất nhiều nơi . Ngoài ra, sinh hoạt Phật sự tại Chùa Bát Nhã khởi sắc đáng kể với các Khóa Bát Quan Trai và Quy Y Tam Bảo đều đặn. Riêng nội một việc xây dựng phát triển Chùa Bát Nhã Quận Bình Thạnh, Saigon trở thành một Tõng Lâm Phạm Vũ có tầm vóc lớn lao và huy hoàng như thế đã là một cống hiến tâm sức lớn lao của Thầy tạo duyên Đạo Tràng tu học thuận tiện lâu dài sau này.

Vì những cống hiến lớn lao của Thầy trong sứ mệnh hoằng Pháp độ sanh và quản trị Giáo Dục Phật Giáo, ngày 13/05/2012, Đức Phó Tăng thống Phật giáo Thái Lan đã đến chứng minh và trực tiếp trao bằng tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Mahacholalongkornrajavidyalaya (MCU), Thái Lan đến HT.Thích Đạt Đạo. Đây là một vinh hạnh cho Thầy nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung.

Nhân duyên liên hệ cuối cùng đối với Thầy cũng mới đây thôi nhân chuyến về thăm Việt Nam vào tháng 07/2013 vừa qua, với thâm tình gấn gủi, tôi đã chịu khó đi sâu vào Chợ Bà Chiểu tìm được món sữa không đường thích hợp làm quà biếu Thầy. Lúc đến Chùa Bát Nhã thì Thầy vừa được chở đi cấp cứu tại Bệnh Viện nên chỉ viết vài dòng vào Sổ Lưu Niệm kình thăm Thầy. Thế rồi , cuối cùng việc gì đến cũng phải đến, ngày 13/09/2013 Tăng Ni Phật Tử bàng hoàng tiếc thương tiễn đưa Người vào cõi vô tung bất diệt. Thế là Người đã khép lại hành trình 63 năm trong kiếp nhân sinh với 41 Hạ Lạp. Điều này khiến tôi chợt nhớ đến bài hát : “60 năm cuộc đời”thoáng nghe đâu đó dạo nào. Giáo Hội đã mất đi một bậc lãnh đạo tài đức, năng động, Học Viện Phật Giáo mất đi một vị Hiệu Phó đầy kinh nghiệm, tận lực, tận tâm, Chùa Bát Nhã mất đi người lèo lái, hàng Phật Tử mất đi một bậc Thầy tôn kính…Đời người dài hay ngắn không phải đo tính bằng những năm tháng người đó sống mà quan trọng hơn là người đó đã sống như thế nào, đã làm được những gì ý nghĩa trong khoảng thời gian sống đó. Người đã gieo nhân duyên khắp nơi thuở sinh tiền, biết bao nhiêu trái tim rung động thổn thức đang hướng về Thầy. Đây cũng là một lần nữa Thầy để lại bài Pháp thân giáo về huyễn hóa vô thường, mọi người hãy tinh tấn tu học vì thời khắc sẽ trôi qua, vô thường không đợi một ai, hãy tranh thủ trong khi còn có thể để xây dựng cho đời Chân Thiện Mỹ.

Kính lạy Thầy !

Mai này con về thăm lại Đại Học Vạn Hạnh và Chùa Bát Nhã sẽ không còn gặp lại được Thầy nữa. Biết nói gì đây, biểu đạt gì đây, tất cả đều không nói hết ân tình, công đức thâm sâu vòi vọi của Thầy. Nhưng như thi hào Nguyễn Du có viết : “Thác là thể phách, còn là tinh anh”,Người đã ra đi nhưng Người còn ở lại, Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương, hình ảnh, nụ cười, giọng nói, những cử chỉ thân thương, lời khuyên nhắc của Thầy vẫn sống mãi trong lòng chúng con. Con nguyện noi gương sáng, tiếp tục con đường Thầy đi, góp phần cho sự nghiệp giáo dục Phật Giáo, đào tạo Tăng Tài, kế vãng khai lai, hoằng Pháp độ sanh làm tốt Đạo đẹp Đời. 10 lớp Tăng Ni học sinh cũng đã trưởng thành, những việc gì cần làm Thầy cũng đã làm xong, giờ đến lúc Thầy nghỉ ngơi và gánh trách nhiệm đó, chúng con ngưyện chung vai kế thế. Với tâm hương, con hướng đến Linh Đài Chùa Bát Nhã, Saigon quê Việt Nam, vọng bái Thầy cung tiễn Giác Linh Thầy cao đăng Phật Quốc, Thượng Phẩm Thượng Sanh, hồi nhập Ta Bà, phân thân muôn ức, dắt dìu tứ chúng, hóa độ quần sanh.

Duyên trần mãn, Thầy đi xa, mãi mãi

Nỗingẩn ngơ, hàng tứ chúng tiếc thương

Bao lời dạy, ân tình Người để lại

Kết hành trang, con đi trọn đường trường.

Chùa Đại Bi Quan Âm Cali, hướng về Bát Nhã trong ngày Nhập Kim Quan Thầy

Khể Thủ

Hậu Học : Thích Minh Tuệ

(Thích Đồng Trí)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2012(Xem: 18553)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 5254)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 7273)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 4353)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 17140)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 8175)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 4630)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 5407)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 5069)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
21/03/2012(Xem: 5466)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Quảng Hương Già Lam - Sài Gòn. Cuộc đời của Ngài phần nhiều cống hiến cho việc đào tạo tăng tài và sự nghiệp hoằng pháp cho Đạo Phật Việt Nam hơn là những lãnh vực phật sự khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567