Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Cũ Thầy Xưa

16/09/201318:18(Xem: 8521)
Trường Cũ Thầy Xưa

thich_dat_dao2
TRƯỜNG CŨ THẦY XƯA

Thành tâm đảnh lễ Giác Linh Cố Hòa Thượng Thích Đạt Đạo !

Con thuyền Bát Nhã ngã tay chèo

Ngọn cờ Chánh Pháp chợt buông xiêu

Khúc nôi đan kết dòng tâm sự

Ôn kỷ niệm xưa, nhớ thương nhiều.

Mấy hôm nay tôi hướng đến Thiền Viện Vạn Hạnh, hòa nhịp trong Lễ Tiểu Tường Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh Thích Minh Châu, Lễ tổng khai giảng chương trình cử nhân Phật học khóa X ( 2013- 2017), năm III các khoa cử nhân khóa IX ( 2011 – 2015), lễ công bố quyết định và ra mắtthành phần nhân sựnhiệm kỳ VII, Viện Nghiên cứu Phật họcViệt Nam. cũng như vừa nhận và xem lại món quà hình ảnh từ Việt Nam gửi qua về Thiền Viện Vạn Hạnh, Chùa Bát Nhã Tịnh Xá Trung Tâm,…Trong niềm tâm tưởng ấy, tôi chợt bồi hồi xúc cảm khi hay tin Thầy (xin được gọi Hòa Thượng bằng tiếng Thầy thân thương thuở nào) Thích Đạt Đạo, Phó Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh, Saigon vừa viên tịch. Bao nhiêu kỷ niệm với Trường cũ, Thầy xưa lại hiện về trong tôi.

Tôi biết đên Thầy ngay buổi học đầu tiên tại Đại Học Vạn Hạnh bởi vì với cương vị của Thầy là Chánh Văn Phòng cùng với Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn là Tổng Thư Ký, hai vị dẫn các Giáo Sư giới thiệu đến lớp. Đặc biệt Thầy làm người điều hành - xướng ngôn viên (MC) cho các cuộc họp toàn Trường vào mỗi trưa thứ 2. Chính sự tế nhị, khéo léo, uyển chuyển, hiểu và thương, ái ngữ của Thầy đã hoá giải những căng thẳng trong các buổi họp, có khi là mâu thuẫn dâng cao giữa quyền lợi sinh viên và đường lối quản trị của Ban Giám Hiệu. Thật khó mà quên được dáng điệu nhanh gọn, nụ cười hiền từ và giọng nói chân chất hài hoà của Thầy. Chính vì đúc kết những kinh nghiệm đó mà sau này, Thầy đúc kết lai và phát hành cuốn sách : “Nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội Phật giáo” rất thiết thực tiện dụng cho Ban Tổ Chức và Xướng Ngôn Viên các Lễ Hội Phật Giáo,…

Đên ngày ra Trường, Thầy nói trước : “Mỗi sinh viên khi nộp Luận Văn Tốt Nghiệp thì tặng Thầy 1 bản để làm tài liệu đi giảng, vì Thầy bận việc nhà Trường không có nhiều thời gian soạn bài giảng”.Đó là đức tính khiêm cung, không ngừng trau dồi học hỏi, nâng cao của Thầy. Chúng tôi mỗi người tặng Thầy một Luận Văn của mình với chữ ký xem đó là thành quả 4 năm học dâng trình lên Thầy, Có thể với cách đó, mỗi người làm Luận Văn chu đáo hơn, bởi vì nếu vượt qua “cửa ải” của Giáo Sư Hướng Dẫn thi cũng còn có Thầy coi lại. Thư viện Chùa Bát Nhã là thư viện lưu trữ Luận Văn Tốt Nghiệp các sinh viên Đại Học Vạn Hạnh. Rất là hân hạnh hoan hỷ nếu như có ý tưởng, đoạn văn nào đó Thầy có thể sử dụng được cho các Phật sự.

Sau này mỗi lần có dịp từ Ấn Độ hoặc Hoa Kỳ về thăm lại Việt Nam, tôi đều đến Đại Học Vạn Hạnh hoặc Chùa Bát Nhã để thăm Thầy. Cũng như tấm gương Cố Hòa Thượng Viện Trưởng, Thầy giống như Ông Lão chèo đò, suốt gần 30 năm rồi, có bao nhiêu khách qua sông đi khắp nơi, còn đó bến sông xưa vẫn bóng dáng Ông Lão chèo đò. Sau khi hàn huyên thăm hỏi đến lúc chia tay, Thầy có rút danh thiếp tặng tôi và gợi ý cởi mở : “Nếu có việc gì cần nhờ đến Thầy giúp thì cứ gọi số phone trong này”. Vài năm trước khi tôi nộp hồ sơ học tiếp các Đại Học Mỹ, Thầy đại diện cho Ban Giám Hiệu Đại Học Vạn Hạnh gửi giấy giới thiệu và giấy khen tôi với cách thức đề bạt rất cao giúp tôi lấy được học bỗng vào Trường học. Thầy vẫn thường tâm sự : “Niểm vui lớn nhất của Thầy là khi nhìn thấy các thế hệ học trò tại Đại Học Vạn Hạnh tốt nghiệp trưởng thành, có đủ tài đức, tung cánh khắp nơi và mang ánh sáng Phật Pháp làm lợi lạc quần sanh”

Tôi làm Chủ Nhiệm diễn đàn thảo luận Phật Pháp online qua internet Paltalk gọi là “Phật Pháp Nhiệm Mầu”. Cứ mỗi lần đến Lễ lớn như Vu Lan, Phật Đản, tôi đều liên hệ nhờ Thầy chứng minh và ban Đạo Từ. Có năm, được sự hoan hỷ chấp thuận của Thầy, chúng tôi đã tổ chức Đại Lễ Vu Lan cho Đạo Tràng mời chư Tăng Ni giảng sư khắp nơi vân tập về tại Khuôn Viên Chùa Bát Nhã. Như vậy từ duyên Thầy – Trò thân tình từ Đại Học Vạn Hạnh với Thầy, Thầy sinh hoạt Paltalk online và cung đón hơn 50 Tăng Sỹ giảng sư khác quang lâm Chùa Bát Nhã. Đó là Tình Pháp Duyên Tăng hy hữu mà Thầy mở rộng tấm lòng đón nhận giữa chúng Trung Tôn xuất gia với sứ mệnh : “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”

Thầy tham dự và trình bày nhiều bài tham luận tại các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế như : Indonesia, Trung Quốc, Đải Loan, Thái Lan về các lĩnh vực : Hoằng Pháp, đời sống và phát triển gia đình Phật tử- Thanh thiếu niên và Giáo dục Phật Giáo, Sinh vật học,…

Ngoài công việc hàng ngày thường trực tại Văn Phòng Đại Học Vạn Hạnh, Thầy còn đảm đang nhiều vai trò trọng yếu trong Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Giảng Viên của các Trường Phật Học : cây bút thưòng xuyên của Báo Giác Ngộ. Thầy vốn là thị giả và thư ký riêng của Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ xưa kia.

Thầy là giàng sư của nhiều Khóa Lễ, Khóa Tu nhiều tự viện, đi chứng minh, tham dự, hỡ trợ cho việc trang nghiêm thành tựu các Đạo Tràng rất nhiều nơi . Ngoài ra, sinh hoạt Phật sự tại Chùa Bát Nhã khởi sắc đáng kể với các Khóa Bát Quan Trai và Quy Y Tam Bảo đều đặn. Riêng nội một việc xây dựng phát triển Chùa Bát Nhã Quận Bình Thạnh, Saigon trở thành một Tõng Lâm Phạm Vũ có tầm vóc lớn lao và huy hoàng như thế đã là một cống hiến tâm sức lớn lao của Thầy tạo duyên Đạo Tràng tu học thuận tiện lâu dài sau này.

Vì những cống hiến lớn lao của Thầy trong sứ mệnh hoằng Pháp độ sanh và quản trị Giáo Dục Phật Giáo, ngày 13/05/2012, Đức Phó Tăng thống Phật giáo Thái Lan đã đến chứng minh và trực tiếp trao bằng tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Mahacholalongkornrajavidyalaya (MCU), Thái Lan đến HT.Thích Đạt Đạo. Đây là một vinh hạnh cho Thầy nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung.

Nhân duyên liên hệ cuối cùng đối với Thầy cũng mới đây thôi nhân chuyến về thăm Việt Nam vào tháng 07/2013 vừa qua, với thâm tình gấn gủi, tôi đã chịu khó đi sâu vào Chợ Bà Chiểu tìm được món sữa không đường thích hợp làm quà biếu Thầy. Lúc đến Chùa Bát Nhã thì Thầy vừa được chở đi cấp cứu tại Bệnh Viện nên chỉ viết vài dòng vào Sổ Lưu Niệm kình thăm Thầy. Thế rồi , cuối cùng việc gì đến cũng phải đến, ngày 13/09/2013 Tăng Ni Phật Tử bàng hoàng tiếc thương tiễn đưa Người vào cõi vô tung bất diệt. Thế là Người đã khép lại hành trình 63 năm trong kiếp nhân sinh với 41 Hạ Lạp. Điều này khiến tôi chợt nhớ đến bài hát : “60 năm cuộc đời”thoáng nghe đâu đó dạo nào. Giáo Hội đã mất đi một bậc lãnh đạo tài đức, năng động, Học Viện Phật Giáo mất đi một vị Hiệu Phó đầy kinh nghiệm, tận lực, tận tâm, Chùa Bát Nhã mất đi người lèo lái, hàng Phật Tử mất đi một bậc Thầy tôn kính…Đời người dài hay ngắn không phải đo tính bằng những năm tháng người đó sống mà quan trọng hơn là người đó đã sống như thế nào, đã làm được những gì ý nghĩa trong khoảng thời gian sống đó. Người đã gieo nhân duyên khắp nơi thuở sinh tiền, biết bao nhiêu trái tim rung động thổn thức đang hướng về Thầy. Đây cũng là một lần nữa Thầy để lại bài Pháp thân giáo về huyễn hóa vô thường, mọi người hãy tinh tấn tu học vì thời khắc sẽ trôi qua, vô thường không đợi một ai, hãy tranh thủ trong khi còn có thể để xây dựng cho đời Chân Thiện Mỹ.

Kính lạy Thầy !

Mai này con về thăm lại Đại Học Vạn Hạnh và Chùa Bát Nhã sẽ không còn gặp lại được Thầy nữa. Biết nói gì đây, biểu đạt gì đây, tất cả đều không nói hết ân tình, công đức thâm sâu vòi vọi của Thầy. Nhưng như thi hào Nguyễn Du có viết : “Thác là thể phách, còn là tinh anh”,Người đã ra đi nhưng Người còn ở lại, Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương, hình ảnh, nụ cười, giọng nói, những cử chỉ thân thương, lời khuyên nhắc của Thầy vẫn sống mãi trong lòng chúng con. Con nguyện noi gương sáng, tiếp tục con đường Thầy đi, góp phần cho sự nghiệp giáo dục Phật Giáo, đào tạo Tăng Tài, kế vãng khai lai, hoằng Pháp độ sanh làm tốt Đạo đẹp Đời. 10 lớp Tăng Ni học sinh cũng đã trưởng thành, những việc gì cần làm Thầy cũng đã làm xong, giờ đến lúc Thầy nghỉ ngơi và gánh trách nhiệm đó, chúng con ngưyện chung vai kế thế. Với tâm hương, con hướng đến Linh Đài Chùa Bát Nhã, Saigon quê Việt Nam, vọng bái Thầy cung tiễn Giác Linh Thầy cao đăng Phật Quốc, Thượng Phẩm Thượng Sanh, hồi nhập Ta Bà, phân thân muôn ức, dắt dìu tứ chúng, hóa độ quần sanh.

Duyên trần mãn, Thầy đi xa, mãi mãi

Nỗingẩn ngơ, hàng tứ chúng tiếc thương

Bao lời dạy, ân tình Người để lại

Kết hành trang, con đi trọn đường trường.

Chùa Đại Bi Quan Âm Cali, hướng về Bát Nhã trong ngày Nhập Kim Quan Thầy

Khể Thủ

Hậu Học : Thích Minh Tuệ

(Thích Đồng Trí)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2018(Xem: 12081)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một giáo viên, nhà thơ và nhà hoạt động vì hoà bình được kính nể khắp thế giới, với những lời dạy mạnh mẽ và các cuốn sách bán chạy nhất của Ông về chánh niệm và hòa bình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tăng sỹ Phật giáo Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Có tài liệu cho biết, tầm ảnh hưởng của ông trong cộng đồng Phật giáo Phương Tây chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Lời dạy chủ yếu của ông là thông qua chánh niệm, chúng ta có thể học sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, cách duy nhất để phát triển hòa bình, cả trong bản thân và toàn xã hội.
21/11/2018(Xem: 9832)
Hòa Thượng thế danh NGUYỄN HƯỚNG, pháp danh TÂM HOÀN tự GIẢI QUY, hiệu HUỆ LONG, thuộc dòng thiền phái Lâm Tế đời thứ 43. Hòa Thượng sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý (1924) trong một gia đình môn phong Nho giáo tại làng Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giòng họ Nguyễn Phúc định cư dưới chân đồi Phốc Lốc tính đến đời Ngài đã trải qua 7 đời.Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phúc Trì tự Tung pháp danh Không Đảnh, đích mẫu là cụ bà Trần Thị Kiện mất sớm, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiếu pháp danh Không Chiêu, ông bà đều là đệ tử quy y với Quốc Sư Phước Huệ trú trì Tổ Đình Thập Tháp Di Đà
21/11/2018(Xem: 8277)
Hòa thượng Thích Kế Châu, pháp danh Không Tín, pháp tự Giải Thâm. Ngài họ Nguyễn, sinh năm Nhâm Tuất 1922 tại thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình nho phong y học và thấm nhuần Phật giáo. Song thân Ngài là Phật tử thuần thành. Anh cả Ngài là Thiền sư Trí Diệu, học hạnh kiêm toàn, trụ trì và tịch tại chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định.
20/11/2018(Xem: 5786)
“Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới biển cả sông sâu” Phật cao thâm mới diệu dụng nhiệm mầu Người có Tổ mới xứng danh thiên hạ. Đối với người con Phật, Nguồn là “chân tâm”, là “bản lai diện mục”, là nơi “khởi đầu cho hành trình giải thoát, giác ngộ” tức là nơi “xuất gia, tu học” là chốn Tổ khai sáng nên Sơn môn Pháp phái…
18/11/2018(Xem: 9603)
Trong hai ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 7 và 8 tháng 10 năm Mậu Tuất), Chư Tôn Đức Tăng, Ni các tự viện ở California và thân bằng pháp quyến Sư cô Thích Nữ Chủng Hạnh đã tổ chức tang lễ trang nghiêm, trọng thể tại nhà tang lễ Oak Hill, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
16/11/2018(Xem: 7115)
Chiều nay đến trước linh đài Thầy mà nghe bao ký ức trànvể theo những giọt mồ hôi tất tả. Hay tin bất ngờ, chạy đi vội vả dù không kịp giờ phút nhập quan để được nhìn Thầy làn cuối.
11/11/2018(Xem: 12137)
Hòa thượng Thích Nguyên Trực, tự Trì Hạnh, hiệu Diệu Liên, thế danh Phạm Đình Khâm, sinh ngày 08 tháng 03 năm 1943 (Qúy Mùi) tại làng Hội Phú, xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, trong một gia đình thuần nông chất phác, sùng tín Tam Bảo. Thân phụ Hòa thượng là cụ ông Phạm Thành, thân mẫu là cụ bà Mai Thị Ngõ pháp danh Đồng Chính, song thân Ngài sinh được 9 người con, 4 trai và 5 gái. Hòa thượng là con trai thứ 8 trong gia đình; hiện tại chỉ còn Hòa Thượng và em trai út là Hòa thượng Thích Nguyên Trí - trụ trì chùa Bát Nhã tại miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ.
11/11/2018(Xem: 16409)
Hòa thượng Thích Toàn Đức sinh năm 1940, hiện là Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng. Hòa Thượng vừa đến thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ để thăm viếng chư tôn đức và các tự viện tại đây. Do thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cho nên Hòa Thượng đã viên tịch vào lúc 6 giờ sáng ngày 10-11-2018 theo giờ địa phương Houston (6 giờ chiều, ngày 10-11, giờ Việt Nam). Hiện nay, các thủ tục về pháp y và pháp lý đang được tiến hành để đưa nhục thân Hòa thượng trở về Việt Nam. ĐĐ.Thích Định Minh, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, người tháp tùng cùng Hoà thượng trong chuyến đi đã xác nhận thông tin này.
10/11/2018(Xem: 13064)
Hòa Thượng Thích Thiện Huyền (Viện Chủ Chùa Vô Lượng Quang, St. Louis, Hoa Kỳ) vừa viên tịch
05/11/2018(Xem: 13796)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]