Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ban Ki Moon đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là người gốc Việt Nam

12/09/201310:07(Xem: 8857)
Ban Ki Moon đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là người gốc Việt Nam
Ban Ki Moon2


Nam Mô A Di Đà Phật 
Thư gửi Quý Thầy và Quý Đạo Hữu,

Tôi mới nhận được một tin đáng lưu tâm. Đó là Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon (Phan Cơ Văn) là người gốc Việt Nam có dòng dõi
với Phan Huy Chú.

Trước đây tôi có đọc bộ sách lịch sử về VN của Bác Sĩ Trân Đại Sĩ ở  Pháp viết về dòng dõi của Hoàng Tử Lý Long Tường vào giữa thế kỷ thứ
13 tại Bắc  Hàn (rất hay), sau đó được biết Ông Lý Thừa Vãng Tổng Thống Nam Hàn cũng có nguồn gốc từ nhà Lý của VN và Tổng Thống Đài Laon Lý
Kính Huy cũng dòng dõi nhà Lý nầy. Nay được biết thêm Ông Ban Ki Moon của Nam Hàn cũng gốc gác từ VN. Như vậy cũng là một niềm vui, nhưng
xin kiểm điểm lại việc nầy. Ở Đức, tôi có thể liên lạc với Dr. Phan Huy Oánh là người nhà với Ông Phan Huy Qúat  để dò hỏi thêm việc nầy.
Đây là những chứng nhân của lịch sử cần nên quan tâm.

Trong thư đánh máy(có tính cách cá nhân) có ghi chú Ông Ban Ki Moon là Phan Cơ Minh, điều nầy không đúng, vì tôi xem chữ Hán của Ông Ban Ki
Moon viết và ghi chú là Phan Cơ Văn(chứ không phải Minh).

Xin gửi đến Qúy Vị để làm tài liệu.

Thích Như Điển


*****



Tài liệu tự tay ông Ban Ki Moon, cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao Đại Hàn và đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc xác nhận gốc Việt Nam, cháu 7 đời
của sử gia Phan Huy Chú thời vua Minh Mạng và cùng họ hàng với cựu Thủ Tướng Phan Quang Đán thời VNCH.
Xem bút tự của ông Ban Ki Moon khi vào làm lễ ở nhà thờ họ Phan tại Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai gần Hà nội ( địa điểm của Chùa Thầy nổi tiếng trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 9-2015, attach dưới.

Hy-Văn


Ban Ki Moon

Tôi cảm thấy vinh hạnh viếng thăm và bày tỏ lòng thành kính của tôi đối với Cụ Tổ Phan Huy Chú và những Hương Linh khác của dòng tộc họ Phan.
Chân thành biết ơn quý Bác đã duy trì và gìn giữ Nhà Thờ Họ Phan này, bản thân tôi là một trong những người hậu duệ mang họ Phan, hiện đang giữ chức Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, tôi tự hứa với bản thân rằng tôi sẽ cố gắng làm theo lời dạy của Tổ Tiên Ông Bà.

Nay cung kính,

Ban Ki Moon
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc
Phan Cơ Văn

 



Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Ban Ki Moon thăm nhà thờ họ Phan Huy



Ông Phan Huy Thanh, trưởng chi 2 dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội đã xác nhận Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki Moon về thăm nhà thờ dòng họ mình vào tháng 5 qua.


Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon thăm nhà thờ họ Phan Huy - ảnh 1

Bút tích của ông Ban Ki Moon lưu lại tại nhà thờ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội - Ảnh: Lê Quân chụp lại


Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền các hình ảnh và thông tin cho biết ông Ban Ki Moon có gốc gác là người Việt Nam, hậu duệ của dòng họ Phan Huy sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng.

Chiều 31.10, Thanh Niên Online đã tiếp xúc với ông Phan Huy Thanh, đời thứ 16 của dòng họ Phan Huy. Ông Thanh trước đây là người trông coi nhà thờ họ Phan Huy tại thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn. Ông xác nhận thông tin Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon về thăm nhà thờ họ vào ngày 23.5.2015. Tuy nhiên, chuyện viếng thăm này mang tính chất cá nhân nên diễn ra khá thầm lặng.

Ông Thanh kể, 2 tuần trước ngày ông Ban Ki Moon về thăm, có người xuống nhà thờ, gặp ông Phan Huy Giám, ông từ trông coi nhà thờ hiện tại để thông báo về chuyến thăm này. Ngày 21.5.2015, các cơ quan công an, bảo vệ đặt vấn đề và tiến hành khảo sát địa thế nhà thờ.
Trong ngày 22.5, công tác bảo vệ, an ninh được thu xếp. Đến ngày 23.5, theo trí nhớ của ông Phan Huy Thanh, đoàn xe có khoảng 3-4 chiếc trong đó có một xe chở Tổng thư ký LHQ và phu nhân đến thăm nhà thờ.

“Ông Ban Ki Moon lưu lại đây khoảng 45 phút, từ 16 giờ đến 16 giờ 45 phút. Trong suốt thời gian diễn ra chuyến thăm viếng, ông chào hỏi, cảm ơn, thắp hương, sau đó có lưu lại bút tích”, ông Phan Huy Thanh cho biết.
Nội dung bút tích của ông Ban Ki Moon lưu lại tại nhà thờ họ Phan Huy được dịch ra tiếng Việt như sau: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cám ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi nhà thờ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng thư ký của LHQ, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.
Tại nhà ông Thanh, hiện tại có rất nhiều ảnh chụp chuyến thăm viếng của ông Ban Ki Moon hồi tháng 5 qua. Trong số này, có ảnh ông Ban Ki Moon chụp cùng dòng họ Phan Huy. Một số bức ảnh khác còn có những người hàng xóm cùng đến chứng kiến. 


ban-ki-moon

Ông Ban Ki Moon trong chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy ban-ki-moonban-ki-moon

Ông Ban Ki Moon xem cuốn Lịch triều hiến chương loại chí tại nhà thờ họ Phan Huy


ban-ki-moonban-ki-moon

Ông Ban Ki Moon xem Thế thứ đồ dòng họ Phan Huy tại nhà thờ họban-ki-moon

Đại diện dòng họ Phan Huy tặng sách Lịch triều hiến chương loại chí cho ông Ban Ki Moon
ban-ki-moon

Ông Ban Ki Moon và phu nhân chụp ảnh cùng dòng họ Phan Huy tại nhà thờ 

ban-ki-moon

Ông Phan Huy Thanh đang lưu giữ những bức ảnh lưu niệm chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy của ông Ban Ki Moon


ban-ki-moon

Những bức ảnh của chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy của ông Ban Ki Moon


Lê Quân

 


Ban Ki Moon2

Ban Ki-moon (phát âm theo IPA: [pɑn gi mun] tiếng Việt : Phan Cơ Văn ) ; sinh 13 tháng 6 năm 1944 tại Chungju, Hàn Quốc) hiện là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc thứ 8. Trước khi giữ chức Tổng thư ký, ông từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Hàn Quốc, một vị trí ông nắm từ tháng 1 năm 2004. Vào 13 tháng 10 năm 2006, ông được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu làm Tổng Thư kí kế nhiệm ông Kofi Annan.[1]

Có Thông tin cho rằng ông là Hậu duệ của Danh Nhân Phan Huy Chú người Việt Nam [2]Ban nhận bằng cử nhân về ngành quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Seoul vào năm 1970 và bằng Thạc sỹ Quản lý công (Master of Public Administration) từ Trường Đào tạo Nhà nước John F. Kennedy tại Đại học Harvard vào năm 1985.

Ban đã lập gia đình và có một con trai và hai con gái.Thêm vào tiếng Hàn là tiếng mẹ đẻ, Ban thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.

Là một học sinh trung học trong những năm đầu của thập kỉ 1960, Ban gặp Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy ở Washington D.C. sau khi thắng một cuộc thi tiếng Anh tổ chức bởi Hội chữ thập đỏ Mỹ, sau đó ông quyết tâm trở thành một nhà ngoại giao.

Sự nghiệp

Ban Ki-moon với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz
Vị trí đầu tiên ở nước ngoài của Ban sau khi tham gia ngành ngoại giao Hàn Quốc là đến New Delhi. Sau khi làm việc trong Vụ Liên Hiệp Quốc tại Bộ ngoại giao, ông phục vụ như là Bí thư thứ nhất tại Phái đoàn quan sát thường trực của Hàn Quốc tại Liên hiệp quốc ở New York City. Theo sau đó ông nắm chức Vụ trưởng Vụ Liên hiệp quốc. Ông đã nhận nhiệm vụ hai lần tại tòa Đại sứ Hàn Quốc ở Washington D.C.. Giữa hai nhiệm vụ này ông là Tổng Giám đốc cho Vụ quan hệ Hoa Kỳ trong năm 1990-1992. Ông được thăng lên chức Thứ trưởng về Hoạch định chính sách và các Tổ chức Quốc tế năm 1995. Sau đó ông được bổ nhiệm Cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống vào năm 1996, và nhận chức Thứ trưởng vào năm 2000. Vị trí gần đây nhất của ông là Cố vấn về các vấn đề ngoại giao cho Tổng thống Roh Moo-hyun.

Trong khi là Đại sứ ở Áo, Ban được bầu là Chủ tịch của Ủy ban trù bị cho Tổ chức Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân hoàn toàn (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty Organization, CTBTO PrepCom) trong năm 1999. Trong quá trình Hàn Quốc chủ tọa phiên họp thứ 56 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2001, ông là chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng.

Ban đã tích cực tham gia các vấn đề liên quan đến quan hện giữa hai miền Triều Tiên. Vào năm 1992, ông là Phó chủ tịch của Ủy ban hỗn hợp về kiểm soát hạt nhân Nam Bắc Triều Tiên, theo sau sự kí kết của Nam và Bắc Triều Tiên về Bản Thông cáo chung của việc Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 9 năm 2005, với nhiệm vụ Bộ trưởng ngoại giao, ông giữ vai trò lãnh đạo trong những cố gắng về ngoại giao để kí kết bản thỏa thuận chung giải quyết các vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên tại Vòng thứ nhất Đàm phán 6 bên tổ chức ở Bắc Kinh.

Ứng cử viên Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 2 năm 2006, Ban tuyên bố ứng cử thay thế Kofi Annan làm Tổng thư kí Liên hiệp quốc vào cuối năm 2006. Đây là lần đầu tiên một người Hàn Quốc tranh cử chức Tổng thư kí.[6]

Ban dẫn đầu trong bốn lần bầu cử sơ khởi do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức vào 24 tháng 7, 14 tháng 9, 28 tháng 9 và 2 tháng 10.

Vào lần bỏ phiếu không chính thức ngày 2 tháng 10, Ban nhận 14 phiếu thuận và 1 "không ý kiến" từ 15 thành viên Hội đồng bảo an, đoàn Nhật bản là quốc gia duy nhất không đồng ý hoàn toàn. Quan trọng hơn, Ban là người duy nhất thoát một phiếu chống, trong khi mỗi trong 5 người còn lại đều nhận ít nhất là một phiếu chống từ 5 năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an — Cộng hòa nhân nhân Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ.[7] Sau khi bỏ phiếu, Shashi Tharoor, người thứ hai, rút lui[8] và Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ nói với các phóng viên là "khá rõ từ kết quả bỏ phiếu hôm nay là Bộ trưởng Ban Ki-moon là ứng cử viên mà Hội đồng bảo an sẽ đề nghị lên Đại Hội đồng (General Assembly)."[9]

Wikinews-logo.svg
Wikinews có các tin tức ngoại ngữ liên quan đến bài:
Ban Ki-Moon elected as next UN Secretary General
Vào 9 tháng 10, Hội đồng Bảo an chính thức chọn Ban như là người được đề cử. Vào 13 tháng 10, Tổng Hội đồng gồm 192 thành viên đã thông qua một nghị quyết, bằng biểu quyết, bổ nhiệm Ban làm Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc.

Phan Huy Chú



Phan huy chu 2Phan Huy Chú (Chữ Hán: 潘輝注; 1782 – 1840), tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong; là quan triều nhà Nguyễn, và là nhà thơ, nhà thư tịch lớn[1], nhà bác học Việt Nam[2].Xuất thân trong "dòng họ Phan Huy" có tiếng về văn học, thuở nhỏ, Phan Huy Chú có tên là Hạo, sau vì kiêng quốc húy đổi là Chú. Ông là con trai thứ ba của danh thần Phan Huy Ích và bà Ngô Thị Thực (thuộc "dòng họ Ngô Thì", cũng có tiếng về văn học. Bà là con gái Ngô Thì Sĩ, em gái của Ngô Thì Nhậm, bà mất khi Phan Huy Chú mới 10 tuổi).

Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Thụy Khuê, thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai (trước thuộc tỉnh Sơn Tây, sau thuộc Hà Tây; và nay là thôn Thuỵ Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) [3].

Quê gốc của ông là thôn Chi Bông, xã Thu Hoạch (đầu thời Nguyễn thuộc huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quan, trấn Nghệ An; nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1787, một người trong dòng họ Phan Huy (và là ông nội của Phan Huy Chú) là Phan Huy Cận (sau đổi tên là Áng), làm quan lớn dưới triều Lê-Trịnh, sau khi từ giã chốn quan trường đã đến ở làng Thụy Khuê, và trở thành "ông tổ đầu tiên của của chi phái Phan Huy" ở đây[4].

Vốn thông minh, được cha mẹ nuôi dạy chu đáo, lại từng được Ngô Thì Nhậm (cậu ruột) rèn dạy từ lúc 6 tuổi [5]; nhưng cả hai lần thi Hương (Đinh Mão, 1807; và Kỷ Mão, 1819), ông chỉ đỗ Tú tài (nên tục gọi ông là "Kép Thầy", vì ở làng Thầy và đỗ hai lần). Kể từ đó, ông thôi việc thi cữ, chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu và trước tác [2].

Tuy không đỗ cao, nhưng ông vẫn nổi tiếng là người có kiến thức uyên bác. Vì vậy, năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng cho triệu ông vào kinh đô, cử giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám ở Huế. Năm này, ông dâng lên vua bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do ông biên soạn (khởi soạn khi còn đi học, đến năm 1809 thì cơ bản hoàn thành)[2], và được khen thưởng.

Năm Ất Dậu (1825), ông được sung làm Phó sứ sang Trung Quốc. Khi về, được làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi thăng Hiệp Trấn Quảng Nam (1829). Ít lâu sau, ông bị giáng vì phạm lỗi, được điều động về Huế giữ chức Thị độc ở Viện hàn lâm.

Năm Tân Mão (1831), lại sung Phan Huy Chú làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Nhưng khi về nước, thì cả đoàn sứ bộ đều bị giáng chức (ông bị cách chức), vì tội "lộng quyền"[6].

Năm sau (Nhâm Thìn, 1832), cho ông làm phục dịch trong phái bộ sang Batavia (Giang Lưu Ba, Indonesia) để lập công chuộc tội.

Trở về (Giáp Ngọ, 1834), ông được bổ làm Tư vụ bộ Công. Sau đó, vì chán chốn quan trường, ông cáo bệnh xin về hưu ở làng Thanh Mai, thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Vũ Thắng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Ở đây, ông làm nghề dạy học và soạn sách cho đến khi mất.

Phan Huy Chú mất ngày 27 tháng 4 năm Canh Tý (28 tháng 5 năm 1840) lúc 58 tuổi[7].

Phần mộ của ông hiện ở tại thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, (trước thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Các tác phẩm chính[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch triều hiến chương loại chí[8]
Hoàng Việt dư địa chí
Mai Phong du Tây thành dã lục
Hoa thiều ngâm lục (tập thơ đi sứ sang Trung Quốc)
Hoa trình tục ngâm
Hải trình chí lược, hay còn gọi là Dương trình ký kiến (ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia)
Lịch đại điển yếu thông luận, v.v...
Nhìn chung, Phan Huy Chú nổi tiếng là nhà nghiên cứu, biên khảo, hơn là nhà thơ, nhà văn. Tác phẩm có giá trị nhất của ông là bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Đây có thể xem là "bộ bách khoa toàn thư" đầu tiên của Việt Nam[9]. Kế tiếp, đáng kể nữa là bộ Hoàng Việt dư địa chí, ghi chép về địa lý Việt Nam[9].

Thông tin thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Vợ Phan Huy Chú là bà Nguyễn Thị Vũ, con gái Tiến sĩ Nguyễn Thế Lịch (tức Nguyễn Gia Phan), người thôn Yên Lũng, Từ Liêm (nay thuộc Hoài Đức, Hà Nội). Ông giỏi nghề thuốc, và từng làm quan trải đến chức Thượng thư bộ Hộ dưới triều Tây Sơn. Năm 1803, ông bị vua Gia Long sai đánh đòn tại Văn Miếu cùng với Ngô Thì Nhậm[10].




Phan Huy Chuphan huy chu 3Phan Huy Chu 1
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2018(Xem: 15537)
Khấp Báo Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Nghĩa vừa qua đời tại Cali, Hoa Kỳ
10/01/2018(Xem: 11768)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9424)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23404)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 7037)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70521)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 88282)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138675)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10306)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23312)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]