Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thoáng Hương Xưa (T.Nguyên Siêu)

17/08/201320:30(Xem: 15567)
Một Thoáng Hương Xưa (T.Nguyên Siêu)

htminhtam

Một Thoáng Hương Xưa

Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm

Ôn đi trong cõi vô thường

Niết Bàn tịch tịnh mười phương gót hài

Chiều nay một thoáng mây bay

Khánh Anh thầm lặng tiễn Thầy cao đăng

Núi rừng Phần Lan chạy dọc hai bên xa lộ xanh tươi, ấm áp. Thời tiết Phần Lan mùa này mát mẻ, dễ chịu. Thỉnh thoảng có những cơn mưa nhẹ, chỉ đủ ướt lá hoa và rửa sạch bụi đường. Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 25 năm nay được tổ chức tại Turku, Phần Lan, một quốc gia xứ Bắc Âu.

Cũng như các năm trước, Hòa Thượng đã viết Thông tư, Thông báo số 1, số 2, số 3… kêu gọi học viên Phật tử tham gia tu học, đóng góp tịnh tài, cúng dường bao gạo… cũng như các phương tiện cần đủ. Tuy nhiên, năm nay có phần hơi khó khăn, vì đường về Khóa Tu – Phần Lan – hơi xa, phương tiện đưa đón không mấy thuận tiện, có đôi chút không dễ dàng. Hòa Thượng gọi điện thoại nói chuyện nhiều lần với chư Tăng ở Hoa Kỳ, quý Thầy cố gắng qua yểm trợ. Nghe giọng nói Ngài vẫn khỏe, vẫn tươi cười và lắm khi còn pha trò cho vui nữa. Cho đến khi gặp Hòa Thượng nơi Khóa Tu tại Turku, Phần Lan. Mặc dù Hòa Thượng hơi gầy đi, nhưng vẫn có đủ phong độ của bậc Tôn túc. Người lãnh đạo không bao giờ biết mỏi mệt.

Hai mươi lăm năm xả thân cho Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu. Hơn 40 năm lãnh đạo Giáo Hội. Suốt một đời hoằng pháp từ Việt Nam, tới Nhật Bổn rồi cả một trời Tây, các châu lục Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại… mặc dù đời sống vật chất ăn uống kham khổ, nhưng tinh thần thì dường như có một mãnh lực nào đó nung nấu như hạnh nguyện của bậc xuất trần thượng sỹ.

Hòa Thượng luôn là người tiên phuông trước lằn tên mũi đạn để hứng chịu mọi xung kích, thế lực của cuộc đời. Đây là hình ảnh như lời dạy của đức Phật ở trong Kinh Pháp Cú:

“Ta phải có thái độ như đàn voi lâm trận, mạnh tiến giữa rừng gươm đao giáo mác. Bình tĩnh hứng lấy những nỗi nhọc nhằn, chua cay của cuộc đời và thản nhiên vững bước trên đường phẩm hạnh.”

Hòa Thượng là vậy đó.

Dưới vòm trời Âu, một thân mang giáp nhẫn nhục, đơn đao đột nhập vào một quê hương mà quê hương đó được mệnh danh là kinh đô ánh sáng. Nền văn minh Triết học, tư tưởng của thời đại, của thi hào, thi bá phương Tây. Dù đất lạ, quê người Hòa Thượng đã hóa thân vào quê người. Dù ngôn ngữ dị biệt, văn hóa dị biệt, tập quán dị biệt, Hòa Thượng vo tròn vào nền văn hóa giác ngộ của đạo Phật, để đẩy bánh xe Pháp vào xứ người, ăn sâu mọc rễ trên mảnh đất mới.

Trên bản nguyện độ sinh, Hòa Thượng đã phương tiện, thiện xảo mọi mặt, làm sao cho Phật pháp được thấm nhuần vào lòng người, là hương giải thoát làm tươi thắm mọi tâm hồn của người Việt tị nạn nơi đây. Từ những buổi lễ cầu an, cầu siêu, Vu Lan, Phật Đản… Hòa Thượng luôn giảng dạy bổn phận, trách nhiệm của người Phật tử Việt Nam, gìn giữ đạo Phật Việt Nam, để nhớ ơn đền ơn chư vị Lịch Đại Tổ Sư hơn hai ngàn năm qua. Một dòng lịch sử mang tính thời gian có đủ để khẳng định tuổi thọ của mình đối với dân tộc Việt Nam.

Hòa Thượng thâu nhận đệ tử xuất gia, tại gia làm kế nghiệp, truyền thừa công hạnh cho nhiều đời sau. Do vậy, trong những Khóa Tu Học Phật pháp Âu Châu, không những mở ra cho thế hệ lớn tuổi mà còn chú tâm đến thế hệ kế thừa – thanh thiếu niên – cho đoàn viên tổ chức Gia Đình Phật Tử. Ấy là hạnh nguyện Phổ Hiền, mang hành trạng vào đời hóa độ. Về mặt tinh thần, 25 Khóa Học Phật Pháp Âu Châu, một phần tư thế kỷ, đủ để thấy sức trì chí, lòng dũng mãnh, chịu đựng không mệt mỏi. Về mặt vật chất cơ ngơi, sự nghiệp, Hòa Thượng khởi sự công trình xây dựng ngôi chùa Khánh Anh mới tại Evry lên đến hàng chục triệu Euro. Nhưng nếu có dịp ghé thăm chùa Khánh Anh cũ sẽ thấy những người đệ tử của Hòa Thượng ở nơi đây bận rộn luôn tay, người bắt bánh bao, người chiên chả giò, người kho đậu hũ… bán thức ăn chay để có tịnh tài cất chùa. Dành dụm từ năm này qua năm khác, tất cả đều cho ngôi Tam Bảo Khánh Anh được thành tựu viên mãn. Nhưng, hôm nay ngôi chùa chưa hoàn tất, dự kiến của Hòa Thượng là năm 2014, 2015 mới tổ chức lễ khánh thành. Quả thật, sức người có hạn, “lực bất tòng tâm” mà Phật sự thì vô cùng.

Là người Thuyền trưởng nhiều kinh nghiệm giữa biển cả sóng gió muôn trùng, giữ con thuyền được cập bến bình an. Là người lãnh đạo Giáo Hội bền gan, vững chí, Hòa Thượng đã vững tâm bước qua bao gian nan thử thách của cuộc đời để Giáo Hội được vững vàng. Để chư Tôn Đức trong Hội Đồng Điều Hành có đủ niềm tin mà chu toàn Phật sự, trên thuận, dưới hòa, chung lưng đấu cật để cùng nhau chu toàn trách nhiệm của mình. Nhờ vậy mà quý Thầy thương Hòa Thượng nhiều vô kể, thương sức già không quản ngại lao lung, thương tấm lòng hy sinh không tính toán, so đo. Thương việc chung mà không hề có ý riêng tư, nhơn ngã. Một người Cha già quý kính. Một bậc lãnh đạo tài ba mến mộ. Một bậc Thạch trụ Thiền gia mẫu mực. Một Tượng Vương giữa chốn rừng Thiền. Một vị Tăng khả kính trong bậc chúng Trung Tôn…Một con người giữa xã hội người vượt trội. Để từ đó, Hòa Thượng được chư Tôn Đức Tăng Ni hải ngoại cung thỉnh lên ngôi vị: Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Hải Ngoại. Một ngôi vị mà trong Tam Tự Quy Y: quy y Tăng thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. Ai là người có khả năng thống lý Đại chúng? Chỉ có bậc Thật Đức. Lòng luôn rỗng không. Không bên trọng. Không bên khinh. Bình Đẳng. Hóa thân vào người để hiểu người. Là vị Trưởng Môn Phái Liễu Quán, quy tụ huynh đệ lại với nhau. Trong không khí ngày Giỗ Tổ, Hòa Thượng là chất keo hội tụ… là hình ảnh của người Cha, của đàn anh khả kính. Đối với Hòa Thượng còn nhiều ngôi vị vô ngôn. Không lời diễn đạt. Vì hạnh nguyện nhập thế độ đời của Hòa Thượng không thể dùng ngôn ngữ thế gian mà diễn tả. Dùng ý nghĩ để tư duy, tất cả đều đối đãi. Chỉ có mặc nhiên như thị hạnh nguyện hóa độ của Ngài. Do vậy, hôm nay, Hòa Thượng có ra đi hay ở lại với tứ chúng thì cũng chỉ là nhất niệm sai thù. Riêng Pháp thân của Hòa Thượng thì như nhiên, bất động. Tuy nhiên, giữa chốn trần lao, lòng người mộng tưởng. Tưởng cái Tưởng của Mộng. Mộng cái Mộng giữa cảnh trần gian, nên gió nghiệp lao xao, chao động muôn trùng.

Thôi thì tùy thuận chúng sinh mà Hòa Thượng vui lòng nghe đôi dòng thi kệ:

Paris buồn! nơi đâu buồn hơn nữa?

Khánh Anh chờ! buông thõng cánh tay mong

Hóa thân một kiếp phù trầm

Ngàn năm dâu bể, trăng trong (1)giữa trời

Hòa Thượng nhẹ gót ra đi khi mà công viên quả mãn. Nhưng, những người còn lại phải tính sao đây? Nhiều Phật sự ở trời Âu ai là người thay thế? Khánh Anh Tam Bảo ai là người trông coi? Ngó trước trông sau trống vắng. Mịt mờ trời thảm đất sầu, cho cuộc thế vô thường, thiên lưu, thiên biến.

Kính lạy Giác Linh Hòa Thượng chứng tri.

San Diego, chùa Phật Đà, 16 tháng 08 năm 2013

Kính Bái,

Nguyên Siêu

(1) Vầng trăng của Bản Môn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2014(Xem: 14507)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
27/07/2014(Xem: 7855)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Tình thương yêu của Ôn luôn tưới tẩm và lan tỏa trong toàn thân con mỗi ngày khi được sống bên Ôn.
24/07/2014(Xem: 12009)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
22/07/2014(Xem: 32173)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
12/07/2014(Xem: 8572)
Thời gian mãi trôi qua, không gian chưa bao giờ ngừng sự chuyển động và con người cũng phải già thêm, vì không thể cưỡng lại định luật vô thường vốn tự có. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay dạy cho các vị đệ tử rằng: Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ, nhưng thật ra cái khổ nó cũng không có thật tướng, vì bản thể của mọi hiện tượng đều là không. Sở dĩ có, vì có ái và thủ chấp hữu, nên mới có những tướng sanh diệt. Khi nào không duyên vào bất cứ một hiện tượng hay hình thức nào bên ngoài, thì lúc ấy chúng ta sẽ chứng được thực tướng của Niết Bàn vô sanh vô diệt.
05/07/2014(Xem: 7010)
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về. Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).
01/07/2014(Xem: 9372)
Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy.
30/06/2014(Xem: 11918)
Video: Hòa Thượng Thích Huyền Quang Một Đời Thao Thức
19/06/2014(Xem: 14444)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]