Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Ân Sư, kính dâng Sư Phụ Thích Chơn Kiến (1948– 2006)

16/08/201310:49(Xem: 11307)
Cảm niệm Ân Sư, kính dâng Sư Phụ Thích Chơn Kiến (1948– 2006)

Cảm Niệm Ân Sư_Thích Nguyên Tạng-1Cảm Niệm Ân Sư_Thích Nguyên Tạng-2Cảm Niệm Ân Sư_Thích Nguyên Tạng-3Cảm Niệm Ân Sư_Thích Nguyên Tạng-4Cảm Niệm Ân Sư_Thích Nguyên Tạng-5Cảm Niệm Ân Sư_Thích Nguyên Tạng-6





TT_Thich_Chon_Kien_2

Tiểu Sử
Cố Thượng Tọa Thích Chơn Kiến
(194
8– 2006)
Tác giả: TT Thích Nguyên Tạng
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh 
Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước





I) Thân Thế:

Thượng Tọa thế danh Ngô Đình Thung, pháp danh Trừng Lộc, pháp tự Chơn Kiến (Hoằng Nghiêm), pháp hiệu Ấn Minh. Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1948 (Mậu Tý) ) tại làng Đại Điền Đông, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ, ông Ngô Ký, pháp danh Trừng Phong, thân mẫu, bà Huỳnh Thị Khằng, pháp danh Trừng Tằng, song thân của Ngài đều đã mãn phần. Ngài là người con thứ mười trong gia đình có 11 người con, 8 gái và 3 trai. Em trai út của Ngài cũng xuất gia tu Phật, đó là TT Nguyên Phước, hiện trú trì Chùa Phước Long, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh và hai người cháu gọi Thượng Tọa bằng cậu ruột là ĐĐ Thích Tịnh Hạnh, hiện đang tu học tại miền Bắc, sư cô Thích nữ Nguyên Nhựt, hiện đang tu học tại miền nam.


II) Thời Gian Xuất Gia Học Đạo:

Được sinh ra trong một gia đình nhân hậu, đời đời kính tin Tam Bảo và sẳn túc duyên từ nhiều đời, nên năm lên 10 tuổi, Thượng Tọa được song thân cho phép thế phát xuất gia học đạo với cố Hòa Thượng thượng Minh hạ Quang, trú trì Chùa Vạn Đức, tại làng Võ Dõng, Xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang. Kể từ đó, hôm sớm kệ kinh siêng năng tu học, Thượng Tọa cùng với các huynh đệ gần gũi hầu cận bên Thầy Bổn Sư và thân cận học hỏi chư vị Tôn đức trong tỉnh Khánh Hòa, nên chủng trí vô sư nhiều đời huân tập nhân đây mà tăng trưởng.

Năm 1961, Ngài thọ Sa Di tại giới Đàn chùa Hoa Quang, thôn Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang 19-6 năm Tân Sửu, do HT. Thích Hưng Từ Đàn Đầu. Đến ngày 19-6- Mậu Thân (14-7-1968), Thượng toạ đã xin thọ lại Sa Di tại Đại giới Đàn chùa Hải Đức, Nha Trang. Do HT. Thích Tịnh Khiết làm Đàn Đầu.

Năm 1969, với hạnh nguyện sâu dầy, oai nghi đĩnh đạc, đáng làm pháp khí Đại thừa, Thượng Tọa được Hòa Thượng Bổn Sư cho thọ giới Tỳ kheo và Bồ Tát tại Giới Đàn chùa Hoa Nghiêm, Sài Gòn, thuộc Giáo Hội Hoa Tông, do Hòa Thượng Thọ Giả Thích Thánh Nhất làm Đàn Đầu.

Năm 1973, Thượng tọa thọ lại Tỳ kheo giới ngày 14-10-1973 tại Đại giới Đàn Hải Đức Nha Trang, do Hòa Thượng Thích Phúc Hộ Đàn Đầu.

Ngày 15/7 Tân Dậu (1981) Ngài đã cầu pháp với Hòa Thượng Thích Hưng Từ tại chùa Pháp Hội Bình Tuy, tỉnh Ninh Thuận và được Hòa Thượng ban cho Pháp hiệu Ấn Minh với bài kệ đắc pháp sau:

Đình Trung Ngô Thế Tánh,
Trừng Lộc Pháp danh cao.
Chơn Kiến bình Tâm địa
Ấn Minh tức đạo giao.

Thượng tọa đã tốt nghiệp tú tài vào năm 1970 tại trường Võ Tánh, Nha Trang, sau đó theo tu học và an cư nhiều nơi như Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang; chùa Minh Sơn Tuy Hòa, Chi Hội Phật giáo Diên Khánh, chùa Sắc Tứ Kim Sơn Nha Trang, đặc biệt, Thượng Tọa từng thọ giáo khóa Du Già Chẩn Tế đàn ngoại với Cố Hòa Thượng Thích Chánh Kỷ tại Chùa Thái Bình, huyện Diên Khánh vào đầu những năm 80.

III) Thời Kỳ Hành Đạo:

Năm 1972, Thượng Tọa được Ban Hộ Tự Chùa Thiên Phú cung thỉnh về trụ trì ngôi tự viên này. Chùa Thiên Phú vốn là một ngôi Chùa “cải gia vi tự”, khởi đầu vào năm 1945 (Ất Dậu), do đạo hữu Nguyễn Bạn cùng với vợ là bà Nguyễn thị Đố và một ít người trong gia tộc đã xây dựng trên khu đất từ đường rộng 2000m2 , đây là một ngôi nhà để thờ Phật và tổ tiên ông bà. Một thời gian sau, nhân nằm mộng thấy Bồ Tát Quan Âm mà ông Nguyễn Bạn đã xin ơn trên cho cải gia vi tự và đặt tên là chùa Thiên Phú. Ngôi chánh điện và hậu tổ lúc bấy giờ chỉ với diện tích khiêm tốn là 50m2 . Về sau ông Nguyễn Bạn có xin chính quyền để mở rộng thêm ngôi chánh điện, nhưng không được chấp thuận, vì trong dòng họ của ông có nhiều người tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1966, cơ may tái tạo ngôi chùa không còn nữa, vì đạo hữu Nguyễn Bạn đã qua đời. Năm 1969, Ban Hộ Tự thỉnh thầy Huệ Minh về trụ trì. Thời điểm này chiến tranh vẫn còn sôi động, nên TT Huệ Minh chỉ duy trì việc hương khói và tu niệm. Đến năm 1972 Thầy Huệ Minh viên tịch. Không thể làm ngơ trước sự hoang vắng và ngày càng suy tàn của chốn Già Lam, Ban Hộ Tự và Phật tử địa phương cung thỉnh TT. Thích Chơn Kiến đang hành đạo tại chùa Vạn Đức thôn Võ Dõng về nối nghiệp trụ trì.

Năm 1974, được sự nhiệt thành ủng hộ của Phật tử địa phương, với tư cách là tân trụ trì, Thượng Tọa đã lên kế hoạch xây dựng lại ngôi Chánh điện nay là Hậu Tổ và lần lượt tu bổ thêm một vài tiện nghi cần thiết cho ngôi chùa thêm phần khang trang. Kết quả Chùa Thiên Phú đã thật sự trở thành nơi chiêm bái và tu học của đồng bào Phật tử gần xa.

Năm 1991, nhìn thấy nhu cầu tu học Phật của hàng đệ tử ngày càng đông, trong khi phạm vi nhỏ hẹp của Chùa Thiên Phú lúc bấy giờ không thể đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết ấy, nên Thượng Tọa đã xin phép Giáo hội và các cấp chính quyền để chính thức kiến tạo ngôi Đại Hùng Bảo Điện với diện tích mở rộng là 400m2 . Thượng Tọa còn xây dựng thêm một số công trình phụ như nhà Tăng, giảng đường vv… Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 24 tháng giêng năm Tân Mùi (1991) và hoàn thành vào ngày 24 tháng chạp năm Nhâm Thân (1993) do kỹ sư Bùi Văn Minh thiết kế và chính Thượng Tọa trụ trì đích thân chỉ đạo công trình. Ngôi Chùa làm theo mô hình kiến trúc cổ truyền kiểu chữ “I” (Công) hai lớp mái chồng diêm, mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông, với lưỡng long triều nguyệt, tạo nên một dáng vẻ uy nghiêm giữa rặng dừa của làng Phú Vinh.

Chánh điện thoáng rộng, điện Phật được bài trí trang nghiêm. Nổi bật ở trung tâm là tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định trên tòa sen cao 2m50; hai bên trái và phải là phù điêu Bồ Tát Văn Thù, biểu trưng cho trí tuệ và Bồ Tát Phổ Hiền, biểu trưng cho đạo hạnh. Phía trước là hai tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Sau điện Phật là nhà thờ tổ sư Đạt Ma và bàn thờ Linh. Chùa còn có nhiều câu đối, hoành phi, phù điêu được chạm trổ một cách rất tinh xảo bởi bàn tay của nghệ nhân Khánh Hòa Ngô Đình Lục, vốn là người anh ruột thứ bảy của Thượng Tọa.

Năm 1993, Thượng Tọa thành lập Đạo Tràng Pháp Hoa và biên soạn quyển Nghi Thức Tụng Niệm, để hướng dẫn Phật tử gần xa tụng niệm và thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đạo Tràng đến nay đã có trên 500 thành viên tu học.

Năm 1994, Thượng Tọa cho thành lập Tuệ Tỉnh Đường ngay trong khuôn viên của Chùa Thiên Phú, để khám bệnh và bốc thuốc miễn phí cho người dân nghèo trong và ngoài Xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang.

Năm 1995, Thượng Tọa cho thành lập Gia Đình Phật Tử Thiên Phú, để hướng dẩn các em, thanh thiếu niên tại địa phương, nhằm góp phần giữ gìn giềng mối đạo đức cho xã hội.

Năm 1998 (Đinh Sửu), nhân dịp lễ vía Đức Phật Thành Đạo, Thượng Tọa đã cho khởi công đúc quả Đại Hồng Chung và lễ rót đồng cử hành trong khuôn viên chùa vào ngày 16 tháng 3 năm Mậu Dần (1998), quả chuông cao 2m80; nặng 2500kg với đường kính 1m45 do nghệ nhân xưởng đúc Đại Hạnh Đạo Hữu Nguyên Lượng Nguyễn Thanh Thảo thực hiện, dưới sự chứng minh của: Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, Hòa thượng Thích Đổng Minh, Hòa thượng Thích Chí Tín, Hòa thượng Thích Thiện Bình, Hòa thượng Thích Trí Tâm, Hòa thượng Thích Minh Quang,Thượng tọa Thích Tịnh Nghiêm.

Năm 2000, Thượng Tọa đã tạo mãi một khu đất rẫy tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang. và đã thành lập ngôi Thiên Phú Phước Sơn tu viện tại nơi này để hướng dẫn đồng bào Phật tử trong khu vực quy hướng Tam Bảo.

Từ năm 2001-2006 Thượng tọa đảm nhiệm chức vụ ủy Viên tăng Sự BTS Tỉnh Khánh hòa trong nhiệm kỳ IV.

Năm 2003, Thượng Tọa cùng chư Tôn Hòa Thượng Thích Phước Thành, HT Thích Thiện Nhơn đến Úc Đại Lợi để tham dự chứng minh Đại Lễ Khánh Thành Tu Viện Quảng Đức tại thành phố Melbourne từ ngày 10 đến 12 tháng 10 năm 2003, sau đó, Thượng Tọa đã cùng phái đoàn sang Ấn Độ để chiêm bái các thánh tích Phật giáo trước khi trở về VN.

Năm 2005, Thượng Tọa xây dựng hoàn tất Đoàn Quán Gia Đình Phật tử Thiên Phú để giúp cho các em có nơi sinh hoạt hằng tuần và xây dựng hoàn tất Vãng Sanh Đường để thờ linh cốt quá vãng ký tự tại bổn tự.

Năm 2006, Thượng Tọa khởi công và xây dựng hoàn thành Cổng Tam Quan Chùa Thiên Phú và góp phần rất lớn để hình thành con đường bê tông từ cổng Tam Quan dẫn vào khu xóm xung quanh Chùa. Đây được xem là công trình cuối cùng của Thượng Tọa để lại cho đời.

Qua phúc đức trang nghiêm, túc duyên thù thắng, năng lực phi thường, Thượng Tọa là Bổn Sư, là Y Chỉ Sư của nhiều Tăng Ni và Phật tử theo tu học. Qua sự giáo dưỡng của Thượng Tọa, đã có nhiều đệ tử xuất gia đã theo học các trường Cao Cấp Phật Học, Cao Đẳng Chuyên Khoa, Khóa Giảng Sư, Trung Cấp Phật Học.

Bằng giới đức trang nghiêm thanh tịnh, mô phạm chốn tòng lâm biểu tượng nơi quy hướng cho Tăng Ni và Phật tử, Thượng Tọa đã được cung thỉnh làm Tôn Chứng Sư cho các Giới Đàn Trí Thủ I : chùa Long Sơn Nha Trang:tháng 9 Quý Dậu (1993)

Đại giới Đàn Trí Thủ II :Đinh Sửu (1997)

Tiểu giới Đàn Trí Thủ, Kỷ Mão (1999)

Đại giới Đàn Trí Thủ, Tân Tỵ (2001)

IV) Thuận thế vô thường:

Cuối năm 2002, Thượng Tọa đã lâm trọng bệnh, tuy được y bác sĩ bệnh viện Bình Dân TP. HCM tận tình chữa trị, nhưng sức khỏe của Ngài vẫn dần dần giảm sút. Trong lúc thân đang mang trọng bệnh, mà Thượng Tọa vẫn nỗ lực kiên trì cố gắng xây dựng cho hoàn thành các công trình kiến trúc còn lại của Bổn Tự như Cổng Tam Quan và con đường Làng. Thế rồi ngày qua tháng lại, sức khỏe Thượng Tọa kém dần theo cơn bệnh, Thượng Tọa vẫn tỉnh giác chánh niệm an nhiên tự tại với các Phật sự, sinh hoạt thường nhật trong ý niệm “sinh tử nhàn nhi dĩ”. Rồi đến đầu tháng 8 năm 2006, cơn bệnh nan y tái phát, Thượng Tọa đã được các đệ tử đưa vào Sàigòn để điều trị, nhưng bệnh đã ở giai đoạn cuối, không thể chữa trị được nữa, như biết trước huyễn thân sắp rời xa cõi trần thế, Thượng Tọa dạy các đệ tử đưa ngài trở về tĩnh dưỡng tại Chùa Thiên Phú, nơi mà ngài sống và tu học trên 30 năm. Trong khi các hàng đệ tử lo âu sợ hãi cho cơn vô thường sẽ đến cướp đi người Thầy khả kính, ngược lại Thượng Tọa đã tự tại dặn dò các việc cần thiết qua thư di chúc, cũng như khuyến tấn các hàng đệ tử xuất gia, tại gia nên tinh tấn tu học để ngỏ hầu mang lại niềm phúc lạc cho mình và cho người. Trước ngưỡng cửa sanh tử ngài nhẹ nhàng nói:

“Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong.”

Chùa xưa còn đó, pháp lữ còn đây mà Ngài đã thuận thế vô thường, an tường xả báo thân vào lúc 6 giờ tối ngày Chủ nhật, 3-9-2006, nhằm ngày 11 tháng 7 nhuận năm Bính Tuất tại Chùa Thiên Phú, Thôn Phú Vinh, Xã Vĩnh Thạnh, Thành Phố Nha Trang, Việt Nam.Nhập đạo 49 năm, trãi qua 37 mùa an cư kiết hạ. Trụ thế 59 năm.

Thế là Thượng Tọa đã ra đi vĩnh viễn, để lại phía sau hàng đệ tử trẻ dại, bơ vơ. Tiếc thay, hạnh nguyện chưa tròn, đường phụng sự đạo pháp còn quá dài và chúng sanh còn nhiều người mong đợi. Cõi trần thế từ đây đã khuất một vì sao, miền Lạc cảnh lại thêm một trang Thượng Sĩ. Cố nhiên công đức cống hiến phụng sự đạo pháp, Dân Tộc và lợi lạc chúng sanh của Thượng Tọa sẽ còn sống mãi trong tâm tư những người con Phật.

Những tưởng, duyên hoá độ còn lâu hơn nữa,
Nào ngờ đâu, sớm cỡi hạc quy Tây.
Trong vô thường, vẫn điềm nhiên tự tại,
Sống chết dường gió thoảng mây bay.
Nguyện giác linh sớm hồi nhập Ta-bà
Cùng pháp lữ xiễn dương chánh pháp.

Nam-mô Tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ thập nhị thế, Khai SơnThiên Phú Tự, trụ trì, huý thượng Trừng hạ Lộc, tự Chơn Kiến, hiệu Ấn Minh Thượng Tọa Giác Linh, thuỳ từ chứng giám.


Melbourne, Úc Châu, 3-9-2006
Đệ tử Tỳ Kheo Tịnh Tuệ kính soạn
(pháp danh Nguyên Tạng)





TT_Thich_Chon_Kien_2

Biography of
The Late Very Venerable Thich Chon Kien
(1948 – 2006)


I) Family:

Venerable Master Thich Chon Kien, (Dharma name - Thich Trung Loc, Bikkhu name - Thich An Minh, lay name - Ngo Dinh Thung), was born on 20 June 1947 at Dai Dien Dong Hamlet, Dien Dien Village, Dien Khanh District, Khanh Hoa Province. His father, Ngo Ky, (Buddhist name - Trung Phong) and his mother Huynh Thi Khang, (Buddhist name - Trung Tang) have both passed away.

Master is the tenth child of the family consisting of eight girls and three boys. His youngest brother, who is also a Buddhist monk, is the Very Venerable Thich Nguyen Phuoc, who is now the Abbot of Phuoc Long Temple, Dien Toan Village, Dien Khanh District. Two grandchildren, who call master as their blood uncle, are Venerable Thich Tinh Hanh who is living in the North and Venerable Nun Thich Nu Nguyen Nhut, who is living in the south.

II) Entering and studying the monastic life :

He was born into a virtuous family, where they respected and believed in the Triple Gems. Having already a good nature from the past, at the age of ten, Master was allowed by his parents to leave his family and follow the Most Venerable Thich Minh Quang and become a novice at the Van Duc Temple at Vo Dong Hamlet, Vinh Trung Village, Nha Trang City.

1969 - Master attained the Sramanera at the Ordination Ceremony organized at Hoa Quang Temple, Vinh Hiep Village, Nha Trang City, this ceremony conducted by Most Venerable Thich Hung Tu. Sramanera - a male observer of the minor commandments is the lowest rank of a person cultivating the way. He must vow to keep the ten precepts.

1969 - With deep vows and proper behavior, for one who obeys the Buddha’s teaching, Master has been allowed by his master to attain the Full commands for the Sangha Ordination Ceremony, conduced by Most Venerable Thich Tho Gia, at Hoa Nghiem Temple.

1973 - Master sought to learn and practice the Dharma with Most Venerable Thich Hung Tu at the Phap Hoi Temple in Binh Tuy District, Ninh Thuan Province. He was granted name An Minh by this master with this Successful Dharma Verse:

Dinh Trung Ngo is Secular nature
Trung Loc is high Dharma name
Chon Kien is peaceful mind land
An Minh is mutual intercourse through Buddhism.

Master graduated and was granted a diploma in 1970 from the Vo Tanh School, Nha Trang, after that he studied and attained the Summer Retreat at Hai Duc Buddhist Institute, Minh Son Temple (Tuy Hoa Province), Dien Tho temple in Dien Khanh, and the Kim Son temple in Nha Trang. At the beginning of the year nineteen-eighty, he received instructions in the ritual of bringing relief for Forsaken spirits, from Most Venerable Thich Chanh Ky at Thai Binh Temple, Dien Khanh District.

III) Widely to proclaim the Buddhist-truth

1972 - Master was invited to be an Abbot of Thien Phu temple by the Temple Supported Board. Thien Phu temple is a kind of ‘temple transfer from house’. Starting in 1945 (the year of the chicken) when Mr Nguyen Ban and his wife Nguyen Thi Do and some members of his family had build a house (around 2000 square metres) on Ancestral land, to worship the Buddha and Ancestors. Some time after that, Mr Nguyen Ban dreamed to see the Avalokitevara Bodhisattva (Quan Am) and he vowed to turn this Ancestral Hall into a Buddhist Temple. The Main Shrine and Patriarchal Hall were about 50m2. After that Mr Nguyen Ban asked permission from the local government to expand the Main Shrine. However they did not approve it due to some members of the family attending an Anti-French Group. In 1966, Mr Nguyen Ban passed away before the temple had been expanded. In 1969 the Temple Supported Board invited Very Venerable Thich Hue Minh to look after this temple. When he died in 1972, Master Thich Chon Kien replaced him as the official Abbot for this temple.

1974 - With the full support of local Buddhist disciples and with the new Abbot position, Master Chon Kien made a building plan for a new Main Shrine, to include a Patriarchal Hall. Gradually, Master built up other parts of the Temple, including the construction of the fence and Avalokitervara in front of Temple. It made the temple tidy and more beautiful. Finally, Thien Phu Temple was true holy place for people to come and worship and practice Buddhism.

1991 - Seeing the need for practice and learning of Buddhism, the number of follower increased. With the activity area of the temple so small, it could not meet that needs. Therefore Master Chon Kien requested permission the Buddhist Congregation and Government to build up the Main Shrine with an expanded area 400m2. Master also built another building as a Monks’ or Preaching Hall. Building started on 24th January 1991 and was completed on 24th December 1993. Designed by architect Bui Van Minh, Master Abbot himself supervised the construction. The Temple was designed following the traditional architectural ideas, in the form of the letter “I” (Cong), with two adjoining levels of roof tiles, shaped in the ancient oriental style of the double dragon welcoming the moon. It created a formal appearance amongst the rows of coconut inside the Phu Vinh Hamlet.

The Main Shrine was wide, and when decorated, it looks very nice and solemn. Set in the centre is the statue of Shakya Muni Buddha (2.5 metres high). On the left is the statue of Manjusri Bodhisattva (symbol of Buddhist wisdom or an idealization of a particular quality). On the right is the statue of the Samantabhadra Bodhisattva (Universal Virtue, symbol of religious vows). Samantabhadra embodies calm action, compassion, and deep-seated wisdom. He is usually depicted astride a white elephant (the elephant is being noted for its tranquility and wisdom) sitting in attendance on the right of the Buddha. Manjusri Bodhisattva, with his delusion-cutting vajra sword in one hand, sits on the back of a lion on the Buddha’s left side. Manjusri represents awakening, that is, the sudden realization of the lion’s vigor is symbolic. When the knowledge acquired through ‘awakening’ is employed for the benefit of mankind, Samantabhadra’s compassion is manifesting itself. Accordingly, each of the Bodhisattvas is an arm of the Buddha, representing respectively, Oneness or Equality.

In front of the main shrine doors are two statues of the Dharma Guardian - Dharma protector - To protect and maintain the Buddha-truth. Behind the main shrine is the Patriarchal Hall, a place to worship the Bodhidharma and two altars to worship the members who have passed away.

Inside the main shrine you will see many pairs of parallel sentences have been carved with skill, by an artisan of Khanh Hoa, Ngo Dinh Luc, the elder brother of Master Chon Kien

1993 - Master Chon Kien established the Dharma Flower Group in order to recite the Lotus Sutra and Master also composed the Ritual Reciting Book, to guide the followers near and far, to correctly recite the Saddharma-pundarika-sutra (The Lotus Sutra, The Lotus of the True Law) and this group grew to 500 members.

1994 - Master Chon Kien built the Tue Tinh Duong (Medicine Hall) inside the temple where local poor people were examined and received free treatment and Vietnamese herbal medicine.

1995 - Master Chon Kien established the Thien Phu Buddhist Youth Group, to lead the local young generation, with the aim of helping the young to keep and maintain Buddhism and morality in the modern society.

1998 - On the Enlightenment Ceremony of Shakya Muni Buddha, Master Chon Kien made a vow to mold (cast) the great bell, (2.8m high, weighing 2500 kg and with a diameter of 1.45m). This great bell was created by Dai Hanh Mold Factory of Nguyen Luong Nguyen Thanh Thao. The ceremony was hold at Thien Phu temple under the blessing of Most Venerable Thich Tri Nghiem, Most Venerable Thich Dong Minh, Most Venerable Thich Chi Tin, Most Venerable Thich Thien Binh, Most Venerable Thich Tri Tam, Most Venerable Thich Minh Quang and Most Venerable Thich Tinh Nghiem.

2000 - Master bought a parcel of clear land in the Forest of Phuoc Dong Village, Nha Trang, and established the Phuoc Son Monastery to guide the local members to practice Buddhism.


2001-2006 - Master assumed the position as a Commissioner of the Sangha Executive Committee, of Vietnamese Buddhist Congregation in Khanh Hoa.

2003 - Master Chon Kien with Most Venerable Thich Phuoc Thanh, Most Venerable Thich Thien Nhon and another 25 monks, came to Australia to attend the Opening Ceremony of the Quang Duc Monastery in Melbourne (10th, 11th& 12th of October 2003). After that, Master with this delegation visited Holy places in India before returning home.

2005 - Master Chon Kien built and completed the Buddhist Youth House and Pureland Hall.

2006 - Master Chon Kien built and completed the Main gate of Thien Phu Temple, and village road leading to Phu Vinh Hamlet; this was the last construction that Master left for us.

Through his virtue, inheritance from his previous existence and extraordinary power, Master was the original teacher, Acarya (Master of a new or junior monk) for many monks, nuns and lay Buddhists. Via his teachings many his disciples went on to study at the Buddhist University, Buddhist College, Preaching Course.

With a pure heart and providing a good example of Buddhist monastic life, the Master was entrusted to receive many monks, nuns and others. Master was invited to be Preceptor for Ordination Ceremony at Long Son Temple in 1993, 1997, 1999 and 2001

IV) Following the Impermanent of life:

In the end of 2002, Master realised that he was sick and doctors told him he had cancer. He was admitted to the Binh Dan Hospital in HCM City, where doctors and nurses treated him with care and kindness. But his health gradually deteriorated, even though, the mean time, he still continued his building work for the temple. Non-stop, he worked very hard, not caring about his own health. That was probably the reason why his body collapsed so quickly.

At the beginning of August, the cancer symptoms returned and destroyed more of his body. He was sent to a Saigon hospital again to undergo more surgery, but he could not fully recover. He was aware that he would not live long, so he left behind a will for his disciple to inherit his temple and to continue to complete his unfinished tasks. He also advised his disciples to be diligent and make right effort to practice Buddhism, carrying benefit, peace and happiness for sentient being. Before he passed, he left the last words:

Karma has passed, my heart is nimble
Even after a thousand years, white clouds still fly free.

Following this impermanent life, andafter 49 years of Monastic life and 37 Summer retreats, Master passed away at age 59, at 6:00pm, on Sunday, 3rd September 2006 at Thien Phu Temple.

The loss of this remarkable monk is a loss borne, not only throughout the Buddhist Community, but throughout the World in general and in particular, Nha Trang, Saigon and Melbourne Australia where his disciples live.

We pray for his spirit, and that he will be in Maha Nibbana, soon to be re-born in this earthly realm, so that he may continue with his mission.

Nam Mo Shaky Muni Buddha

Melbourne, Australia, 3 Sept 2006
Ven Thich Tinh Tue ( Nguyen Tang)
(Master Chon Kien’s disciple)




facebook-1


***
youtube

Ý kiến bạn đọc
22/11/201722:47
Khách
Ngày xưa tại Nhatrang có 1 vị tu si không may bị bệnh phải mỗ’ Nhưng thị giả cứ cho ăn bưởi trong thời gian mổ. Cứ thế lần lược mổ từ thứ 1 đến thứ 5. Đến lần mổ thứ 5 mà nó vẫn cho ăn bưởi’ đồng tiền và danh lợi đã làm cho con người mất nhân tính’ nên phật dạy có 5 loại huỳnh môn mà người xuất gia nên biết’ mô phật’
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22223)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
29/10/2023(Xem: 8218)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
13/04/2024(Xem: 206)
Trang nghiêm Đức Trí châu viên Thậm thâm Bát Nhã bên triền KHỔ KHÔNG Hành vô hành hạnh quán thông LỜI VÀNG KINH PHẬT trãi dòng Chân Như Niết bàn tịnh cảnh vô dư Nhập Như lai tạng như NHƯ LAI về Nhân gian mát bóng Bồ Đề Ma ha Bát Nhã quy về diệu âm.
11/04/2024(Xem: 787)
Thời gian chưa bao giờ ưu ái riêng dành cho người vô tâm, một khoảng lặng, một quán trọ dừng chân. Chiếc kim đồng hồ cứ hồn nhiên miệt mài quay mãi quay về phía bên phải. Thị nhật cứ dĩ quá, Thân mạng sinh linh,ngũ uẫn èo uột cứ xí thịnh, cứ tùy giảm, như cá trong ao, ngày từng ngày cạn nước.Tuy nhiên, các hành giả hành thiền thì họ lại có khả năng CHỈ và QUÁN Họ tinh ý vận dụng tâm thức , biết tìm cách, tạo cho mình một khoảng lặng, một điểm dừng, một nơi chốn yên bình thanh thản nào đó để chiêm nghiệm, để hồi tưởng,để niệm tưởng một chân nhân ; soi tâm mình vào một phiến gương trong trẻo... một nhân cách khoáng hoạt, một chân chân liễu giác những ảnh hình trác việt ấy, đạo phong họ đủ làm mô phạm cho bản tâm mình trên lộ trình tu tập.
24/03/2024(Xem: 399)
Từ năm 1990 thầy bổn sư (thầy thế phát xuất gia Hoà Thượng Thượng TRÍ hạ YÊN) dẫn chúng con vào Chùa Khánh Long Q4 TPHCM đê đầu y chỉ cầu pháp nơi Thầy (Ni Trưởng Thượng Tâm Hạ Hoa) để nương đức thầy ni tu học. 5 huynh đệ chúng con gồm: chị Tâm Như, Tâm Tuyền, Tâm Thành, Tâm Nguyện và con được gửi bên chùa Khánh Long, còn chị Chúc Diệu, Chúc Tánh gửi sang bên chùa Bồ Đề. Kể từ đó, Thầy đã che chở dạy dỗ dắt dìu cho chúng con. Lúc đó con được thầy nhờ cô Hạnh Minh có quen cô giáo dạy trường Khánh Hội giúp hồ sơ chuyển trường từ Ayunpa lên TP để cho con nhập học từ lớp 8 vào lớp 9.
16/02/2024(Xem: 930)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, thế danh Nguyễn Tấn Hưng, sinh năm Nhâm Tuất (1921), tại xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngài là con thứ trong gia đình có 4 anh chị em; thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Thời, cụ bà là Trần Thị Thất.
07/02/2024(Xem: 1985)
Sớm mai Sư khép cửa tùng Thỏng đôi chân bước chập chùng sương đêm Bước chân không tiếng động thềm Tư duy cao viễn sáng viền nguyên tiêu. Cần gì nao ! kính chiếu yêu Bồ tát tâm Chẳng lụy điều phục tâm.
03/02/2024(Xem: 4676)
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG húy thượng THẮNG hạ HOAN hiệu LONG HOAN - Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại - Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 6 giờ 50 sáng thứ Năm, ngày 25 tháng 01 năm 2024, (nhằm ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão), tại Thành phố Santa Ana, Quận Cam, Tiểu bang California, Hoa Kỳ, thế thọ 97, hạ lạp 72. Tang lễ Đức Đại lão Hòa Thượng sẽ được long trọng cử hành tại Chùa Bát Nhã, 4717 W. First Street, Santa Ana, California 92703, U.S.A. - Lễ cung nghinh báo thân nhập kim quan lúc 10 giờ sáng thứ Tư, ngày 31 tháng 01 năm 2024 (nhằm ngày 21 tháng Chạp năm Quý Mão). - Lễ phụng tống kim quan trà tỳ lúc 6 giờ 30 sáng thứ Sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2024 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão). Ngưỡng mong mười phương thường trụ Tăng-già nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567