Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cần kiệm là bản chất....

14/08/201308:02(Xem: 9584)
Cần kiệm là bản chất....

ChuTonDuc (111)
CẦN KIỆM LÀ BẢN CHẤT

VÀ TẬP QUÁN CỦA TA ĐÓ
Pháp tử: TỊNH MINH

Kính bạch giác linh Hòa Thượng thượng Đỗng hạ Minh, dưỡng dục ân sư,

Sau khi đọc lại hai bức thư của Ôn gởi cho con, một đề ngày 9/6/1994, viết trên một mảnh giấy học trò, ngang 10cm, dài 15cm. Và một với đầu đề: PL. 2547. Nha Trang, ngày 19/11 Giáp Thân, viết trên hai mặt của một tờ giấy học trò, được cắt xén vuông vức, trong đó có đoạn: “… nhận được cuốn Từng Giọt Nắng Hồng cách nay bốn ngày. Tôi đọc 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vừa xong lúc 12 giờ trưa hôm nay. Tôi quyết định in nó để cúng dường Ôn Trí Thủ.”

Lần đầu xem thư Ôn đến dòng chữ “Tôi đọc 12 tiếng đồng chồ mỗi ngày” thì con bàng hoàng, ngồi im lặng khá lâu mới đọc tiếp được. Trời ơi!… Sức khỏe Ôn đang trên đà cạn kiệt, vậy mà Ôn đã dành ba ngày rưỡi, 46 giờ định tâm xét duyệt để đi đến quyết định tối hậu. Hôm nay đọc lại thư Ôn, con lại nghĩ đến ngài Nigama Tissa trong ấn phẩm trên.

Sa-môn Tissa suốt đời cần kiệm, tri túc, thanh tịnh, quyết tâm tu hành, và cũng chính nhờ những phẩm hạnh đó mà Sư trở thành biểu tượng cao đẹp cho toàn thị trấn cách thành Xá-vệ không xa.

Sáng nào cũng thế, Sư đi thiền hành khất thực một vòng quanh làng, nơi bà con thân tộc của Sư cư ngụ. Thấy vậy, các Sa-môn thưa với Đức Bổn Sư:

- Bạch Thế Thôn, thầy Tissa hay bận bịu, vướng víu với bà con thân tộc, chưa hề lên Xá-vệ khất thực, cho dù trưởng giả Cấp-cô-độc và quốc vương Ba-tư -nặc cúng dường rất nhiều lễ vật, không đâu sánh bằng.

Nghe vậy, Thế Tôn cho mời Tissa đến, hỏi:

- Nghe nói thầy ngày ngày quanh quẩn với bà con xóm làng, không bao giờ lên thành hóa duyên truyền đạo, có đúng vậy không?

- Bạch Thế Tôn, không phải con nặng lòng với bà con thân tộc. Con chỉ nhận vật thực của họ vừa đủ mỗi ngày một bữa cho con. Dù ngon hay dở, con vẫn nhiếp tâm thọ dụng, tán thán và chú nguyện công đức của đàn na thí chủ. Bạch Thế Tôn, con nghĩ như vậy là đủ lắm rồi. Mình chẳng lao động sản xuất ra của cải vật chất mà ngửa tay đón nhật lễ vật cúng dường quá nhiều thì e rằng không hợp, con sợ lắm!

Biết rõ tánh hạnh của Tissa, Đức Thế Tôn mỉm cười ca ngợi:

- Lành thay, lành thay, Sa-môn! Ta rất vui là có được một đệ tử như vậy. Này Tissa, cần kiệm là bản chất và tập quán của ta đó.

Các thầy có mặt đều cúi đầu im lặng, rồi đảnh lễ Thế Tôn và vái chào Tissa.

Kính lạy giác linh Ôn,

Ôn chuyên dịch Luật tạng và là Trưởng ban phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam, giấy trắng chất cả phòng, vậy mà Ôn viết thư cho con trên mảnh giấy chỉ võn vẹn bằng bàn tay. Không phải, con nghĩ, Ôn hà tiện, hay xem thường đồ chúng, mà chính vì “cần kiệm là bản chất và tập quán” của Thế Tôn và môn đệ Ngài. Ngay trong thời Ôn được mệnh danh là ông Thầy “xì-dầu” tỷ phú, thì Ôn cũng chỉ có “tam y cụ túc” với xâu chuỗi Bồ-đề trên tay. Đúng là “Tiền rừng bạc biển cho dù, trên tay chỉ một chuỗi xâu Bồ-đề, nay Thầy giã biệt sơn khê, Long Sơn Hải Đức vọng về Pháp âm”.

Con ghi lại những dòng này với thâm tâm thành kính tri ân và lưu giữ nét bút ân tình mà Ôn đã dành cho con qua bao năm tháng.

(Tịnh Minh, đã đăng trong tập Tưởng Niệm Hòa Thượng Luật Sư THÍCH ĐỖNG MINH Tôn Sư, PL.2550)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 5641)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9384)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 6025)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 26743)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11058)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8066)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 8024)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
02/11/2010(Xem: 8117)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]