Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn của Giáo Hội

06/08/201308:36(Xem: 11643)
Điếu văn của Giáo Hội


Suba_HaiTrieuAm_8

Điếu Văn Của Ban Tri Sự Tỉnh Hội,
Phật Giáo Lâm Đồng.
Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Ni Trưởng Hải Triều Âm

Kính bạch Giác linh cố Ni trưởng!
Than ôi! Sóng vỗ ngọn tùng
Hỡi ôi! Mây giăng đỉnh hạc
Trời Đại Ninh trăng mờ ánh bạc
Dòng Thiện Chí nước đọng nguồn cơn
Chín mươi bốn năm xả vọng quy chơn
Ba vạn sáu ngày yểm trần hân Tịnh.

Nhớ Giác linh xưa!
Bẩm thọ huyễn xu hai dòng Pháp – Việt
Gá thân tứ đại trụ xứ Hà Đông
Đỉnh đạc dung nghi nức tiếng Hải Phòng
Đoan chánh nhu mì thơm danh Hà Nội
Sớm được song thân chỉ đường dẫn lối
May nhờ Phật pháp biết chánh bỏ tà
Thoạt nghe phẩm Quán Âm Quảng Trần, ngộ huyền chỉ sâu xa
Vừa tụng Kinh Thế Chí Niệm Phật, bừng pháp môn vi diệu
Viết báo Bồ Đề chuyển hóa tư tưởng đồng niên thanh thiếu
In kinh từ thiện giúp đỡ đời sống trưởng ấu anh nhi
Cầu Trưởng Lão Thích Tuệ Nhuận thọ giáo quy y
Nương Hòa Thượng Thích Đức Nhuận xuất gia thế phát.

Non cao khó đón đường mây bạc
Trúc rậm khôn ngăn ngọn suối trong
Y chỉ Tỳ-kheo ni Tịnh Uyển giới đức tinh ròng
Nương náu A-lan-nhã Thanh Xuân sách đèn cần mẫn
Lìa chốn Tổ, quê hương Bắc Việt vô Nam
Giữ tông phong, ni trường Dược Sư nhập chúng
Phụng dưỡng mẹ già báo ân cúc dục
Kính nhường huynh đệ trọng nghĩa đồng liêu
Sáu năm tròn bên chùa Vạn Đức nhập thất tĩnh tu
Bảy năm chẵn nơi gác Linh Quang bế môn niệm Phật.

Giới đức lặng vào trong
Phước tướng hiện ra ngoài
Câu A-di lắng xuống trong từng hơi thở nguôi ngoai
Kệ Bát nhã ngân lên nơi mỗi hồi chuông thánh thoát
Hóa duyên chừ bát ngát
Tịnh nghiệp chừ mênh mang
Phật tử bốn phương về chiêm lễ hàng hàng
Ni chúng ba miền về quy y lớp lớp
Khai sơn nhiều ngôi thất Linh Quang, Ni Liên, Liên Hoa, Hương Sen
Xây dựng mấy kiểng chùa Dược Sư, Lăng Nghiêm, Viên Thông, Bát Nhã
Bát kỉnh pháp là giới phần tạo giềng mối cho niềm khiêm hạ
Tứ niệm xứ làm quán hạnh đặt đường lối cho pháp nhiếp tâm
Viết sách dịch kinh bối diệp nghiên tầm
Tra văn cứu Luật hãn thanh sưu tập
Cặn kẽ từng lời dạy chúng đường tu
Kỹ càng từng chữ chỉ người nẻo giác.

Vui niềm Cực Lạc
Ngán nỗi phù trần
Tứ đại rã hề cát bụi phù vân
Thần thức lìa hề căn phần dương diệm
Than ôi! Tòng lâm thạch trụ một sớm sương phơi
Hỡi ôi! Lan nhã linh đài hôm nay khói phủ
Trời Lâm Đồng mây mưa vần vũ
Đất Đại Ninh sỏi đá xôn xao
Đồ chúng mất đi bậc Thầy gieo hạt tỳ-ni hương nhũ thanh cao
Ni bộ mất đi người giữ vườn thi-la giới hạnh tinh khiết
Giáo hội Lâm Đồng ngậm ngùi tiễn biệt
Tăng già nước Việt lặng lẽ phân ưu
Ngưỡng nguyện Giác linh cửu phẩm vân du
Gia trì pháp quyến Tam môn trấn tĩnh.

Nam mô Tự Tào Động pháp phái, húy Hải Triều Âm, tự Đại Thành, hiệu Bác Tế Từ Hòa, Kim Quang Tháp đài tiền Đại Lão Ni Trưởng Giác Linh nhã giám

Thay mặt Ban tri sự tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng thành tâm ai điếu.
Tỳ Kheo Thích Nguyên Hiền (chấp bút)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 18154)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5992)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11232)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7734)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9638)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8906)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6716)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7187)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11320)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 7002)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]