Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Bài giảng Trần Nhân Tông

21/09/201214:40(Xem: 7294)
04. Bài giảng Trần Nhân Tông

lotus_50TRẦN NHÂN TÔNG

CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 1999

 

PHẦN II
TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG

BÀI GIẢNG TRẦN NHÂN TÔNG
BÀI GIẢNG TẠI CHÙA SÙNG NGHIÊM

“Lúc đầu khai đường, Thượng hoàng lên tòa giảng, niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng. Thượng thủ đánh bảng v.v... xin mời Điều Ngự. Bèn nói: ‘Đức Thích Ca Văn Phật vì một việc lớn mà xuất hiện ở đời, 49 năm, nhúc nhích đôi mép môi, mà chưa từng nói một chữ. Ta nay vì các người mà lên tòa giảng này, thì nói cái gì?’ Rồi Thượng hoàng ngồi xuống giường thiền. một chốc, bèn nói:
Đỗ quyên rền rỉ, trăng ngày sáng
Đừng để tầm thường xuân luống qua
Lại đánh xuống một cái:
- Chẳng có gì cả, hãy đi ra đi, đi ra đi.

Một vị tăng hỏi:
- Thế nào là Phật?

Đáp:
- Hiểu theo như trước là chẳng phải.

Lại tiến lên hỏi:
- Thế nào là Pháp?

Đáp:
- Hiểu theo lối trước là chẳng phải.

Lại đứng lên hỏi:
- Rốt ráo là thế nào?.

Đáp:
Tám chữ mở toang trăn trối hết
Chẳng còn gì nữa để trình ông.
Lại đứng lên hỏi:
- Thế nào là Tăng?

Đáp:
- Hiểu theo lối trước lại chẳng phải.

Lại đứng lên hỏi:
- Rốt ráo là như sao?

Đáp:
Tám chữ mở toang trăn trối hết
Chẳng còn gì nữa để trình ông.
Lại đứng lên hỏi:
- Thế nào là một việc hướng thượng?

Đáp:
- Đứng chống đầu gậy chọc trời trăng.

Lại đứng lên hỏi:
- Dùng công án cũ để làm gì?

Đáp:
- Mỗi lần nêu ra mỗi lần mới.

Lại đứng lên hỏi:
- Thế nào là giáo ngoại biệt truyền?

Đáp:
- Ểnh ương nhảy không ra khỏi đấu.
Lại đứng lên hỏi:
- Hiện ra rồi chìm mất là thế nào?

Đáp:
- Còn tùy còn tùy bước ếch cát bùn vương.

Tiến lên hỏi:
- Thế còn nhảy không ra?

Điều Ngự bèn lên tiếng:
- Tên mù kia thấy cái gì?

Bèn đứng lên nói:
- Đại tôn đức lừa người để làm gì?

Điều Ngự bèn thở dài. Vị tăng ngẫm nghĩ. Điều Ngự liền đánh. Vị tăng lại định đi ra hỏi. Điều Ngự liền hét. Vị tăng cũng hét.
Điều Ngự nói:
- Lão tăng bị ngươi hét một tiếng, thì hét hai tiếng rốt ráo thế nào? Nói mau, nói mau.

Tăng ngẫm nghĩ.
Điều Ngự lại hét một tiếng, nói:
- Con hồ tinh hoang kia vừa mới đến liến thoắng, nay ở chỗ nào rồi?

Tăng lạy và rút lui.

Hỏi:
- Đại đức siêng năng khó nhọc tu hành, lâu trải năm tháng, đối với sáu thần thông của Phật, nay chứng được thần thông nào?

Đáp:
- Cũng được sáu thần thông.

Lại đứng lên hỏi:
- Năm thần thông thì hãy để đó, còn tha tâm thông thì thế nào?

Đáp:
- Đất nước chỗ ông có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai biết hết, Như Lai thấy hết.

Tăng đưa thẳng nắm tay lên, nói:
- Đã có thể biết hết, thấy hết, thì có biết cái này có vật gì không?

Đáp:
Như có như không
Chẳng không chẳng sắc

Hỏi:
- Xưa có tăng hỏi hòa thượng Lang Da rằng: Đã là “thanh tịnh bản nhiên”sao bỗng chốc sinh ra núi sông đất lớn? Ý chỉ thế nào?

Đáp:
- Rất giống thuyền câu ra bể?

Lại đứng lên hỏi:
-Thế là ý nghĩa gì?

Đáp:
Khói sóng ai hay tránh.
Riêng có việc khéo bàn
Hỏi:
- Thế nào là gia phong của Phật quá khứ?

Đáp:
Rừng vườn vắng vẻ không người quản,
Mận trắng đào hồng tự nở hoa
Hỏi:
- Thế nào là gia phong của Phật hiện tại?

Đáp:
Bạch thủy gia phong mê én sớm,
Đào thắm vườn tiên say gió xuân.
Lại đứng lên hỏi:
- Thế nào là gia phong của Phật vị lai?

Đáp:
Bãi biển chờ triều trời đợi nguyệt,
Thôn chài nghe sáo khách mong nhà.
Lại đứng lên hỏi:
- Thế nào là gia phong của hòa thượng?

Đáp:
Áo rách ôm mây, mai húp cháo,
Bình xưa rót nguyệt, tối chưng trà.
Hỏi:
- Linh Vân giác ngộ khi đào nở hoa là thế nào?

Đáp:
Tự búp tự nở theo thời tiết,
Hỏi tới Đông quân thảy chẳng hay
Lại đứng lên hỏi:
- Giết người không chớp mắt là thế nào?

Đáp:
- Toàn thân là mật.

Hỏi:
- Bậc đại tu hành có còn rơi vào vòng nhân quả nữa không?

Đáp:
Miệng tựa máu bồn chê Phật tổ,
Răng như cây kiếm thọc thiền lâm.
Một mai chết xuống A tỳ ngục,
Cười ngất nam mô Quán Thế Âm.
Hỏi:
Cò trắng xuống đồng, nghìn điểm tuyết,
Oanh vàng trong khóm, một nhành hoa.
là thế nào?
Đáp:
- Lầm rồi.

Lại đứng lên hỏi:
- Bậc đại tôn đức nghĩ sao?

Đáp:
Cò trắng xuống đồng, nghìn điểm tuyết,
Oanh vàng trong khóm, một nhành hoa.
Lại đứng lên hỏi:
- Đó là lời của tôi.

Đáp:
Nếu biết thần tiên lò lửa thuật
Viên đan nguyên ấy tử châu sa
Hỏi:
- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?

Đáp:
Đục vàng rớt trúng phân sư tử
Sắt núi Côn Lôn chim chá cô
Lại hỏi:
- Học nhân không hiểu.

Đáp:
Không được thương Hồ biết rành thách giá
Đáng cười kẻ chợ khổ lường nhau
Lại đứng lên hỏi:
- Báo thân tròn đầy là thế nào?

Đáp:
Cánh bằng gió đứng cao bay mãi
Ngọc Lệ trơn tru sóng biển trong
Tăng lạy vái.
Điều Ngự nói:
Nguyên lai đầy đủ muôn công dụng
Thiên lệch vì ngươi chẳng được nên
Lại đứng lên hỏi:
- Thế nào là ngàn trăm ức hóa thân?

Đáp:
Mây mù kéo bắt lên trời lượn
Thước nước như xưa cửa ngực vây
Lại đứng lên hỏi:
- Như thế?

Điều Ngự nói:
Dưới núi nhóm mây cười chết kẻ
Bốn bề hỗn độn sắt ăn xong.
Tăng lạy vái rút lui.

Hỏi:
- Bàn huyền nói diệu, đem cổ luận kim, thảy đều nhờ vào ngôn ngữ. Chẳng dính ngôn ngữ một câu làm sao mà nói ra đây?

Đáp:
Gió xuân lất phất ngàn hoa nở
Gãy mất càng xe một tiếng thôi
Tăng ngẫm nghĩ, mở miệng.
Điều Ngự lại nói:
Chim kêu rỉ máu đâu dùng chỗ
Như cũ mây chiều vắt núi tây.
Lại đứng lên hỏi:
- Muôn dặm mây nhóm là thế nào?

Đáp:
- Mưa mênh mông.

Lại đứng lên hỏi:
- Muôn dặm mây phủ là thế nào?

Đáp:
- Sáng rõ

Lại đứng lên hỏi:
- Rốt ráo là thế nào?

Đáp:
- Chớ nhúc nhích. Nhúc nhích thì ba mươi gậy.

Hỏi:
- Thế nào là mặt mũi xưa nay?

Điều Ngự chặp lâu, nói:
- Hiểu không?

Đáp:
- Không hiểu.

Điều Ngự liền đánh.
Hỏi:
-Thế nào là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp?

Đáp:
Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh tìm ta
Người ấy hành đạo tà
Chẳng thể thấy Như Lai.
Hỏi:
- Thế nào là Phật?

Đáp:
- Cám trong cối

Hỏi:
- Thế nào là ý tây lai của tổ sư?

Đáp:
- Bánh vẽ.

Hỏi:
- Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Đáp:
- Cùng hầm không đất khác.

Hỏi:
- Xưa có tăng hỏi Triệu Châu con chó có tính Phật không, Châu bảo không có. Ý chỉ thế nào?

Đáp:
Vị muối trong nước
Keo xanh trong màu
Hỏi:
Câu có câu không
Như dây bám cây
Thì thế nào?
Điều Ngự bèn nói:
Câu có câu không,
Dây khô cây đổ.
Mấy vị thầy tu,
Dập đầu trán vỡ.

Câu có câu không,
Gió vàng thể lộ.
Vô số cát sông,
Kiếm đâm dao bổ.

Câu có câu không
Lập chỉ lập tông.
Dùi rùa đập ngói,
Trèo núi lội sông.

Câu có câu không
Chẳng có chẳng không,
Khắc thuyền tìm gươm,
Bản đồ kiếm ngựa.

Câu có câu không,
Đắp đỗi hay không.
Nón tuyết giày bông
Ôm cây đợi thỏ

Câu có câu không,
Từ nay từ xưa.
Quên trăng giữ ngón.
Chết đuối trên bờ.

Câu có câu không,
Như vậy như vậy,
Tám chữ mở toang,
Không còn mũi rẫy

Câu có câu không,
Ngó phải ngó trái.
Ráo riết hùa theo,
Ồn ào tranh cãi.

Câu có câu không,
Rầu rầu rĩ rĩ.
Cắt đứt sắn bìm,
Đó đây vui vẻ.
Bèn xuống tòa.

BÀI GIẢNG TẠI VIỆN KỲ LÂN
Ngày mồng 9 tháng giêng nhuận năm Bính Ngọ (1306), Trúc Lâm đại tôn giả đến viện Kỳ Lân khai đường, chỉ pháp tòa nói:
- Tòa này là giường mây khúc lục, là tòa báu kim nghê. Ngồi đây đoán định lời lẽ Phật tổ thì thật rất chật hẹp.
Bèn niêm hương:
- Một nén hương này, khói lành thơm phức, khí tốt bay lên, ngưng đọng năm phần pháp thân, biến khắp mười phương lễ diệu. Sức nóng lò hương dâng lên mười phương ban phúc, chín miếu ứng thiêng, tuổi vua lâu bền, ngôi trời vững chãi.
Một nén hương này, trong sạch rễ mầm, hiếm lạ giống tính, không mượn sức bón vun, toàn nhờ xông thấy biết. Sức nóng lò hương vâng xin mưa thuận gió hòa, nước thái dân yên, trời Phật thêm sáng, xe pháp thường quay.
Một nén hương này, nướng cũng không chín, đốt cũng không cháy, gõ vào không mở, kéo lại không đến, ngó trộm thì con ngươi khô kiệt, ngửi thử thì cửa não téc đôi. Sức nóng lò hương dâng lên Vô Nhị thượng nhân, Tuệ Trung đại sĩ, mưa pháp ơn nhuần, cháu con đều gội.
Thượng hoàng đến tòa giảng, khi thăng đường, thượng thủ đánh bảng.
Vân vân.
Sư nói:
- Đại chúng, nếu nhắm vào chân lý thứ nhất mà nói, động niệm tức sai, mở miệng là bậy, thì làm sao hiểu chân lý, làm sao hiểu quán tưởng? Hôm nay, hãy căn cứ vào chân lý thứ hai mà nói, thế có được không nào?
Rồi Sư ngoảnh nhìn tả hữu, nói:
- Ở đây chẳng có người nào có đủ được con mắt to lớn hay sao. Nếu có, hai đóa lông mày không mất một mảy may. Nếu không, bần đạo không khỏi cái miệng lầm rầm, đưa ra những lời thừa rách nát sáo mòn.

Nhưng vì các người, xin lấy ra một phần hổ lốt. Hãy lắng nghe, lắng nghe.

Này xem, đạo lớn trống rộng, đâu buộc đâu ràng, bản tính sáng trong, chẳng lành chẳng dữ. Bởi do chọn lựa, lắm ngả sinh ngang, một giây thoáng mờ, dễ thành trời vực. Thánh phàm cùng chung một lối, phải trái há được phân ranh. Nên biết tội phước vốn không, nhân quả rốt ráo chẳng thật. Người người vốn đủ, ai nấy tròn đầy. Phật tính pháp thân như hình với bóng, lúc ẩn lúc hiện, chẳng dính chẳng rời. Lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt, há dễ tìm thấy được đâu ?
Nên hãy đi tìm cái đạo không thấy. Ba ngàn pháp môn cùng về tấc dạ. Hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm. Cái gọi là giới môn, định môn, tuệ môn, các người không thiếu. Nên trở về mà tự nghĩ suy. Phàm những tiếng ho hắng, mày dương mắt nháy, tay cầm chân bước, đó là tính gì? Biết được tính đó là tâm gì, tâm tính rõ thông, thì cái gì đúng, cái gì là không đúng.

Pháp tức là tính, Phật tức là tâm. Tính nào chẳng phải là pháp? Tính nào chẳng phải là Phật. Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp, pháp vốn chẳng pháp. Tức pháp tức tâm, tâm vốn chẳng tâm, tức tâm tức Phật.
Này các người, thời gian dễ trôi qua, mạng người không dừng lại. Cớ sao ăn cháo ăn chay, mà không rõ việc cái bát cái tô, chiếc thìa đôi đũa để tìm hiểu?
* * *
Bấy giờ có vị tăng bước ra, nói:
Ăn cơm mặc áo, tầm thường việc
Sao phải quan tâm để phát ngờ.
Bèn lạy xuống, rồi đứng lên hỏi:
- Cõi thiền vô dục thì không hỏi. Cõi dục không thiền, xin nói cho một câu.
Sư đưa tay chỉ vào khoảng không.
Lại đứng lên hỏi:
- Dùng đờm dãi người xưa để làm gì?
Sư nói:
- Mỗi lần nêu ra, một lần mới.
Lại đứng lên hỏi:
- Người xưa đều nói như thế nào là Phật, như thế nào là pháp, như thế nào là tăng. Chỉ như thế nào ấy thì việc thế nào?
Sư đáp:
- Như thế nào. Việc như thế nào.
Lại đứng lên nói:
Không dây đàn gảy tri âm ít
Cha đánh con nghe, cách điệu cao.
Vân vân.
* * *
Một hôm, sư nghe đồ đệ tụng kinh, bèn hỏi:
- Chúng làm gì thế?
Có tăng đi ra, thưa:
- Chúng niệm Phật tâm.
Sư nói:
Nếu bảo là tâm,
Tâm tức không Phật.
Nếu bảo là Phật,
Phật tức không tâm.
Thì gọi cái gì là tâm?
Tăng không nói.
* * *
Lại hỏi một vị Tăng:
- Chúng đang làm gì?
Tăng đáp:
- Niệm Phật.
Sư nói:
- Phật vốn vô tâm thì niệm cái gì?
Lại đứng lên nói:
- Niệm việc đó.
Sư hỏi:
- Việc đó là việc gì?
Lại đứng lên nói:
- Không biết.
Sư nói:
- Ông đã không biết, thì người nói đó là ai?
Vị Tăng không đáp lời.
Vân vân.
Lỗ kiến vỡ đê
Mảy bụi che mắt
Một hạnh vừa mất
Trăm hạnh đổ theo.
Trân trọng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2010(Xem: 7538)
Kính bạch Sư Tổ! Chúng con đang tập tiếp xúc với Người qua hình ảnh một bậc thầy già chốn núi rừng Dương Xuân. Một túp liều tranh, một bà mẹ già và với ba người đệ tử. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Sư Tổ. Người có thời gian chăm sóc mẹ già và trao truyền những hoa trái tu học cho những người học trò yêu quý. Xuất thân từ làng Trung Kiên – một vùng đất Phật giáo ở Quảng Trị, Sư Tổ đã đến chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) núi Hàm Long – Huế, để xuất gia học đạo với Thiền sư Phổ Tịnh, lúc đó Người chỉ mới lên bảy tuổi. Đến năm 30 tuổi, nhận thấy nơi Sư Tổ có chí khí của một bậc Xuất trần nên Sư Tổ được Bổn sư phú pháp truyền đăng với bài kệ: Nhất Định chiếu quang minh Hư không nguyệt mãn viên Tổ tổ truyền phú chúc Đạo Minh kế Tánh Thiên.
04/07/2010(Xem: 11025)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 5899)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 5402)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 7452)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 6201)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 8962)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 7285)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 13912)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]