- 01. Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu
- 02. Cáo Phó và Chương Trình Tang Lễ
- 03. Ban Điều Hành và Tổ Chức Tang Lễ
- 04. Lịch Trực Trong Tang Lễ
- 05. Trang nghiêm lễ nhập kim quan Trưởng lão Hòa thượng
- 06. Hình ảnh về kim quan Trưởng lão HT. Thích Minh Châu
- 07. Tiếc thương cố Hòa thượng Thích Minh Châu
- 08. Điện Thư Phân Ưu
- 09. Điếu Văn Tưởng Niệm
- 10. Chùm ảnh: Bảo tháp Trưởng lão HT. Thích Minh Châu
- 11. Lễ tưởng niệm và cung tống Kim Quan HT Thích Minh Châu nhập bảo tháp
- 12. Đời Ôn Là Hoa Và Chữ
- 13. Tưởng Nhớ Một Người Thầy Trong Đạo
- 14. Hình ảnh về lễ di quan, nhập bảo tháp cố Trưởng lão HT. Thích Minh Châu
- 15. Tưởng Niệm HT Thích Minh Châu, Nghĩ Về Con Đường Giáo Dục Của PGVN
- 16. Viện Đại Học Vạn Hạnh
- 17. Cuộc sống cao đẹp và sự nghiệp vĩ đại của HT. Thích Minh Châu
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lời Ban Biên Tập: Nói đến Hòa Thượng Thích Minh Châu là phải nói đến Viện Đại Học Vạn Hạnh, nói đến một trong những nhà giáo dục xuất sắc nhất đã kiên trì và tận tụy cả đời cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục thế học trong tinh thần của Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp lễ tang ngài, chúng tôi xin được giới thiệu về ngôi trường do cố Hòa Thượng sáng lập và làm Viện Trưởng trong suốt thời gian từ lúc thành lập đến khi bị giải thể như để tưởng niệm ngài, tưởng niệm đến công đức lớn lao của Ngài đối với sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp.
Viện Đại học Vạn Hạnh là viện đại học tư thục ở Sài Gòn do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập vào năm 1964 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Đây là viện đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1975, dưới chính quyền mới, Viện Đại học Vạn Hạnh bị giải thể.
Trước năm 1964, Sài Gòn có
trường cao đẳng Phật học với tên Phật học Đường Nam Việt thuộc chùa Ấn
Quang. Sau cuộc chính biến 1963 và sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất, chủ trương đào tạo nhân sự và đưa Phật giáo vào cuộc sống thường
nhật được Giáo hội xúc tiến qua việc xây dựng một cơ sở giáo dục bậc đại học.
Với nỗ lực đó, Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập với hai mục tiêu: xây dựng
nhà giáo dục… làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ… với châm ngôn Duy Tuệ Thị
Nghiệp, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục này cốt để phát triển trí tuệ.
Viện đại học chọn mang tên thiền sư Vạn Hạnh, vị danh tăng Việt Nam thời nhà
Lý. Một trong những người sáng lập viện đại học này là Thiền sư Thích Nhất
Hạnh.
Viện Đại Học Vạn Hạnh được thành lập năm 1964, là một cơ sở giáo dục cấp đại
học đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và là hậu thân của
Viện Cao Đẳng Phật Học, được hợp thức hoá bằng Nghị Định số 1805-NĐ/PG/NĐ ngày
17 tháng 10 năm 1964 của Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, và do Quyết Định số
156-VT/QĐ ngày 13 tháng 11 năm 1964 của Viện Hóa Đạo, cử T.T. Thích Minh Châu
làm Viện Trưởng, trụ sở tạm đặt tại Chùa Pháp Hội và Chùa Xá Lợi ở Saigon.
Trong niên khóa đầu tiên 1964-1965, Viện chỉ mới mở hai Phân Khoa: Phân Khoa Phật Học và Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn với sĩ số 696 sinh viên.
Năm 1966 Viện mới xây cất xong cơ sở riêng, địa chỉ số 222 Trương Minh Giảng, Saigon. Tòa nhà chính với bốn tầng lầu là nơi đặt văn phòng làm việc của Viện Trưởng, văn phòng các Phân Khoa, văn phòng các Nha sở, Thư viện, Câu lạc bộ, v.v.. và các giảng đường, phòng học của sinh viên.
Niên khóa 1966-67, Viện mở thêm Trung Tâm Ngôn Ngữ với Quyết Định số 108/ĐHVH/QĐ ngày 14 tháng 8 năm 1968, nâng sĩ số sinh viên Vạn Hạnh thờI đó lên tới 802 sinh viên.
Vì nhu cầu sinh viên gia tăng, năm 1970 Viện phải xây thêm Tòa nhà B, làm cơ sở cho Phân Khoa Giáo Dục được mở đầu niên khóa 1970-71, do Nghị Định số 1610/GD/KHPC/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục. Đây là Phân khoa thi tuyển nhập học đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh với sĩ số trúng tuyển nhập học là 280 sinh viên cho tất cả các Ban, đã nâng sĩ số sinh viên toàn Viện lên đến 3.685 sinh viên.
Trong niên khoá 1971-72, do nhu cầu quốc phòng, một số sinh viên phải lên đường nhập ngũ, sĩ số của bốn Phân Khoa và Trung Tâm Ngôn Ngữ vẫn có đến 3.404 sinh viên.
Cùng với đà tiến triển, năm 1972 Viện xây cất thêm Tòa nhà C mới đủ cho nhu cầu sinh viên gia tăng. Tổng số sinh viên của niên khóa 1972-73 không kể số học viên của Trung Tâm Ngôn Ngữ đã lên tới 3.661, và cũng trong niên khóa này, Phân Khoa Khoa Học Xã Hội đã trở thành Phân Khoa thi tuyển nhập học.
Cho tới niên khoá 1972-73, Viện Đại Học Vạn Hạnh có 4 Phân Khoa: hai Phân Khoa đòi hỏi sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển nhập học năm thứ nhất là Phân Khoa Giáo Dục và Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, hai Phân Khoa còn lại là Phân Khoa Phật Học, Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, và một Trung Tâm Ngôn Ngữ. Niên khóa 1973-1974 Viện mở thêm Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng, trụ sở đạt tại đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.
Như vậy cơ sở 1 của Viện Đại Học Vạn Hạnh bao gồm các tòa nhà tọa lạc tại 222 Truơng Minh Giảng, Saigon và cơ sở 2 tọa lạc tại đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận với sự thành lập Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng vào năm 1974.
Cơ sở chính gồm có các Văn Phòng Viện Trưởng, Văn phòng 4 Phân Khoa, Trung Tâm Ngôn Ngữ, Thư Viện, Nha Học Vụ, Nha Sinh Viên Vụ, Văn Phòng Giao Tế, Văn Phòng Phát Triển, Trung Tâm An Sinh và Phát Triển Xã Hội, v.v.. các giảng đường và lớp học, Câu Lạc Bộ, Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên cộng thêm dãy nhà trệt dành cho cơ sở Ấn Quán vạn Hạnh. Cơ sở thứ hai bao gồm văn phòng Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng và các phòng học của sinh viên.
Niên khoá 1967-68, Viện thành lập Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, do Nghị Định số 1931–GD/QCNV/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục, sĩ số ghi danh học năm đầu tiên của Phân Khoa này đã lên đến 1.190 sinh viên trong tổng số sinh viên toàn Viện là 1.938.
Viện Đại Học Vạn Hạnh là hội
viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp Hội Đại Học Đông Nam Á (The Association
of Southeast Asian Institution of Higher Learning) và Hiệp Hội Khoa Học Xã Hội
Đông Nam Á (Southeast Asian Social Sciences Association) và là Hội viên Sáng
Lập Hội Đồng Đại Học Tư Lập Việt Nam.
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Viện Đại học Vạn Hạnh bị chính
quyền mới trưng dụng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mất quyền sở
hữu. Viện Đại học Vạn Hạnh phải đóng cửa[6] và một phần của nó trở thành một cơ
sở của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỳ cấp phát văn bằng đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, tổ chức ngày 26 tháng 5 năm 1969 đã cấp phát văn bằng Cử Nhân Phật Khoa cho 21 sinh viên đậu từ năm 1966 đến 1968, và văn bằng Cử Nhân Văn Học và Khoa Học Nhân Văn cho 23 sinh viên đậu từ năm 1967 đến 1968.
Năm 1984, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM được thành lập với tên gọi là Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, có nguồn gốc từ trường Đại học Vạn Hạnh, ngôi trường đại học đầu tiên của Phật giáo tại Việt Nam đã đào tạo thành công một thế hệ thanh niên Việt Nam hiện đang giữ những vai trò then chốt trong các cơ quan nhà nước.Dưới đây là một số hình ảnh được sưu tầm trên mạng lưới Internet toàn cầu:
Ngôi trường xưa nay đã giải thể thành Trường Đại Học Sư Pạm TP. HCM
Quang cảnh chụp từ xa trên kênh Nhiêu Lộc (tòa nhà cao là ngôi trường cũ)