Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Ra Đi Thật Rồi Sao?

16/07/201114:10(Xem: 5561)
Người Ra Đi Thật Rồi Sao?
NGƯỜI RA ĐI THẬT RỒI SAO ?
(Thành kính tưởng niệm Giác Linh cố Hòa Thượng Thích thượng Chí hạ Năng)

Cách đây mấy hôm, vào một buổi sáng, khi tôi đang dạo bộ ngoài sân Chùa, chợt có một vị Tăng ngừng xe hơi gấp, bước vào hỏi :


- Thầy có nghe tin tức gì chưa?

- Tin tức gì vậy?
- Thầy Chí Năng từ trần rồi!
- Từ trần? Sao vậy? Có thật không?
- Nghe nói vậy đó, Thầy liên hệ xem sao.
Thật khó mà tưởng tượng là Thầy Chí Năng đã viên tịch. Xin được gọi Cố Hòa Thượng Thích Chí Năng bằng tiếng “Thầy” đầy thân thương ân tình, gần gũi như tôi vẫn thường gọi Ngài khi còn tại thế. Bởi lẽ Thầy vừa đến tuổi 62, trông bên ngoài vẫn còn khỏe mạnh, nhanh gọn, minh mẫn lắm. Tôi tìm cách liên hệ về Chùa Đại Bi Quan Âm – Nam Cali thì được xác nhận về tin tức này. Mấy ngày nay tôi miên man suy nghĩ , hồi tưởng và những hình ảnh của Thầy như một cuốn phim hiện về tâm trí tôi…
Lần đầu tiên tôi biết đến Thầy là lúc Thầy về Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định năm 1993, thăm lại quê hương, chư Tôn Đức, quay phim và chụp hình cảnh sinh hoạt Trường lớp và Tăng Ni sinh Tu Viện Nguyên Thiều để mang về Hoa Kỳ cho TT. Thích Minh Dung và Ban Bảo Trợ cũng như nhiều người khác xem cho biết. Hiện nay,những bức hình trang nghiêm có đầy đủ chư Tôn Đức Bình Định và Tăng Ni Sinh khoá I, Trường Trung Cấp Phật Học Nguyên Thiều, nơi tượng Phật Thích Ca lộ thiên, vốn xuất phát trong dịp đó.
Những năm đầu tại Hoa Kỳ, tôi ở Chùa Lục Hòa, Boston, Massachusetts. Mỗi năm, Thầy đều đến Trung Tâm Thiền Cambridge do Thiền Sư Sùng Sơn – Hàn Quốc sáng lập ( Cambridge, 199 Auburn Street, Cambridge, MA, of Zen Master Seung Sahn) để tham dự khóa tu thiền và hướng dẫn các thiền sinh. Thầy liên hệ rủ tôi cùng đến trung tâm Thiền này. Thầy hướng dẫn tôi cách lên Thiền đường, cách ngồi thiền, cho đến cách ăn uống tự phục vụ, sinh hoạt,…Có lần Thầy dẫn tôi vào hội trường nghe một Đạo Sư diễn thuyết về Thiền. Tôi liên tục đặt những câu hỏi, đòi hỏi sự logic, duy lý trong việc diễn giải về Thiền. Khi ra ngoài, tôi hỏi Thầy nhận xét gì về diễn giả và những thắc mắc của tôi. Thầy mỉm cười đáp : “Về mặt lý luận mà nói, Thầy thông minh, sắc sảo, lý luận vững vàng nhưng về mặt hành giả mà nói thì Thầy chưa đạt đến chỗ tinh yếu của Pháp môn Thiền này.” Tôi lẳng lặng ghi nhận và thầm hứa với lòng sẽ “hạ thủ công phu” nhiều hơn nữa.

Những lúc tôi về Chùa Quang Thiện, Ontoria, Cali tham dự Lễ cúng giỗ Sư Phụ tôi, đệ nhất trụ trì Tu Viện Nguyên Thiều và Lễ Thọ Tang, Truy Niệm đức đệ tứ Tăng Thống GHPGVNTN, cố HT Thích thượng Huyền hạ Quang, lòng tôi thật nhiều xúc cảm khi lắng đọng hòa âm với Thầy Sám Chủ Thích Chí Năng xướng lễ. Âm điệu của Thầy trầm bỗng, du dương, lạ thường. đậm đà âm vị Bình Định, biểu hiện được tâm tư tình cảm của Thầy dành cho các bậc Ân Sư. Sau đó, tôi có đến thăm Chùa Đại Bi Quan Thế Âm. Sở dĩ Chùa có tên như vậy ắt hẳn bởi vì Thầy y chỉ và học đạo với Thiền Tổ Sùng Sơn, năm 1999 ngài được Thiền Tổ Sùng Sơn Hạnh Nguyện đời thứ 78 thuộc dòng thiền Quan Âm Tào Khê ở Hàn Quốc ấn khả. Với hạnh nguyện Từ Bi Quan Âm độ sanh mà Thầy “ứng thân thị hiện”, "nơi nào chúng sanh cần thì ta đến", tuy Thầy từng lưu trú nhiều chùa khác nhau nhưng không trụ chấp một nơi nào, cuối cùng Thầy chọn vùng sa mạc xa xôi ít người lui tới ở San Bernadino này làm nơi cư trú, tu tập và hoá độ những ai có duyên. Nơi này phù hợp với hạnh thiểu dục, tri túc, ưa thích tịnh cư nơi vắng vẻ, chuyên sâu thực tập quán chiếu, hành trì của Thầy.

Dịp Xuân Tân Mão, tôi về thăm lại quê hương Vietnam và thăm phụ thân tôi đang lâm bệnh nặng sau khoảng thời gian dài xa cách. Tôi lại có duyên cùng ở chung với Thầy tại phòng khách số 2, Chùa Giác Uyển, Phú Nhuận, Saigon. Những ngày đó, Thầy chia sẻ, tâm tình với tôi nhiều việc về cuộc sống tu học và hoằng Pháp. Thầy có giới thiệu cho tôi về sinh hoạt Phật sự tại một cơ sở tự viện tại San Jose, Cali. Tôi có thưa với Thầy là sau chuyến đi Vietnam, trở lại Hoa Kỳ, tôi sẽ đến xem cơ sở đó thế nào rồi tùy duyên định liệu. Trong dịp này, một Sư Đệ của tôi, Thích Đồng Viên, cùng tháp tùng với TT. Thích Viên Định từ Chùa Giác Hoa đến Chùa Giác Uyển tham dự Lễ Huý Kỵ Giác Linh 3 Vị Hòa Thượng Tôn Túc Bình Định trong ngày mồng 06 tháng Ba, Tân Mão, Thầy có hỏi về tình hình tu học và đường hướng tương lai của Sư Đệ đó, rồi khuyến bảo : “Các Thầy trẻ học được như vậy là khá rồi đó. Việc quan trọng hơn nữa là phải tu tập. Các Thầy có thể giảng nói cho người khác về Đạo Pháp nhưng có bảo đảm là điều phục được chính mình, phiền não, khổ đau hay chưa? Nếu chưa thì hãy cố gắng tu tập”. Sau đó, Thầy “lì xì” cho Đệ Đồng Viên một “chút quà” để kỷ niệm và hỗ trợ việc tu học.
Tôi được nghe kể lại, Thầy có duyên nghe được, ghi chép và ca ngợi 4 câu thơ của tôi làm khoảng 18 năm trước:
Bất bình là luỵ với trần ai
Hãy mỉm cười lên, bước bước dài
Như hoa dẫu nở trong mùa Hạ
Vẫn vẫy tay chào với gió mai.
Tôi cũng chẳng hiểu tại sao mấy câu thơ mộc mạc này của tôi lại được Thầy ưa thích như vậy. Có lẽ Thầy tu Thiền nên thích những điều giản dị và đoạn thơ phù hợp với hoàn cảnh đối diện thực tại, rèn luyện tự thân, vượt qua nghịch cảnh của Thầy. Phần tôi có duyên đọc được và tâm đắc với bài thơ “Cảm Đề” do Thầy sáng tác :

Bạn tự tại dạo chơi miền Tịnh Độ

Tôi âm thầm dạo bước cõi tử sanh
Trên trời xanh thạch sư vờn vân cẩu
Đáy biển sâu nê ngưu giỡn thủy thần
Rời Tịnh Độ, bạn thổi tiêu không lổ
Bỏ luân hồi, tôi đàn cầm không giây
Khắp ba cõi tánh Di Đà rực rỡ
Tận lục phàm vô lượng hoá Kim thân
Hạnh "Nam Mô" châu biến hải vi trần
Nguyện "Chơn Ngã" vẹn phần vô sở đắc
Tâm "Chỉ vật" Pháp Tịnh thiền Viên Đốn
"Ta là gì" thành đạo cứu quần sanh.

Quả thật, nếu không có công phu miên mật, không thấu triệt được bản chất cuộc đời, không đạt được tự tại, thảnh thơi, không có đại lượng, đại bi, đại nguyện cứu độ quần sanh thì không thể cảm tác được những câu thơ đầy ý vị siêu phàm thoát tục như vậy, cũng như không thể luận giải nổi về hành trạng và tu chứng của Tổ Sư Thiền Liễu Quán như Thầy đã trình bày trong tác phẩm: “Liễu Quán Thiền Tông Pháp Môn Tu Chứng”.

Trong dịp xuống Nam Cali thăm HT Thích Nguyên Lai cuối tháng 06/2011 vừa qua.Một buổi sáng,trong khi chờ đợi 2 vị Thầy từ San Diego đến Santa Ana rồi cùng tôi về lại San Jose, tôi chợt nghĩ đến Thầy nhưng lúc đó không có sẵn xe để đi thăm Thầy. Tôi tự bảo với lòng mình là đến cuối tháng 07/2011, nhân chuyến đi Phật sự tại Chùa Xá Lợi và các Chùa tại Nam Cali trong 5 ngày thì sẽ đến thăm Thầy. Nhưng dự định này mãi mãi sẽ không còn thực hiện được nữa rồi. Có chăng là thăm lại ngôi Chùa xưa, phương trượng, hương án, di ảnh di vật của Thầy mà thôi.
Thế là hết. Thầy tự kết thúc hành trình kiếp nhân sinh của mình. Kể từ đây làm sao có được những giây phút hầu trà đàm Đạo với Thầy để nghe Thấy nhắc nhở về lý tưởng sống của người xuất gia? Tôi có nghe kể lại việc Thầy điện thoại thăm Mẹ và gia đình báo trước sự chia ly cũng như viết di chúc căn dặn các điều cần thiết sau khi Thầy ra đi. Như vậy, Thầy rất bình tĩnh, cân nhắc và chủ động trong việc xả bỏ báo thân ngũ uẩn, vô thường tạm bợ này để bước vào một hành trình mới, một hoá thân mới trong một phương sở mới. Có thể có nhiều người bàn tán xôn xao, bình luận, thị phi, dị nghị về sự “từ trần bất thường” của Thầy nhưng Thầy xưa nay vốn không quan tâm đến dư luận thế gian, chỉ như là tiếng gió xôn xao hoặc bọt nước đầu ghềnh mà thôi. Nếu như chúng ta chưa đạt đến đẳng cấp như Thầy thì làm sao hiểu hết mà bàn về việc làm của Thầy? Trong Thiền Tông và hạnh nguyện Bồ Tát há chẳng phải là đã có những câu chuyện “bất bình thường” hay sao, như trường hợp tiền thân Đức Phật bố thí thân mạng cho cọp đói, Pháp Sư Cưu Ma La Thập nhận 10 cung nữ, đòn gậy của Thiền sư Đức Sơn, Tiếng Hét của Thiền Sư Lâm Tế, Thiền Sư Nam Tuyền giết mèo, hành hoạt của Tế Điên Hòa Thượng… Họ sẵn sàng chấp nhận những nhân quả xảy ra với họ, điều họ quan tâm là khai thị, để lại bài học cho đại chúng.
Đó chính là phong cách : “Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ”, không câu nệ, chấp chặt về hình thức, lối mòn, đầy sáng tạo và ấn tượng trong Thiền Tông :

Làm trai có chí xông trời thẳm,

Theo bước Như Lai luống nhọc mình.

Không phải tôi tán thán và khuyến khích sự kết liễu cuộc sống và ra đi này của Thầy. Nếu ai chưa đạt được đến trình độ tu tập và không ở trong tư thế hoàn cảnh như Thầy thì không nên bắt chước làm theo Thầy. Tuy nhiên, hình ảnh suốt cuộc đởi của Thầy và ngay cả phương cách Thầy chọn ra đi để lại cho chúng ta tấm gưong sáng với nhiều bài học về : thế gian đầy rẫy những cạm bẫy, nguy hiểm và khổ đau, cơn lốc vô thường có thể cuốn chúng ta đi bất cứ lúc nào, hãy chọn pháp môn thích hợp tu tập, tinh tấn, nhiệt tâm ngày đêm công phu, thực hành, chính Thầy nhiều năm tháng hành trì Thiền Tọa không nằm ngủ, sanh tử sự đại, phải nắm cho được giềng mối để vượt thoát, không nên dễ duôi, buông lung phóng dật, chạy theo dục lạc, danh lợi, địa vị, chấp trước và ràng buộc, …

Tôi đang trầm tư về sự thị hiện. Người mang hạnh nguyện Bồ Tát đến và đóng vai trò gì đó trong cuộc sống, khi chúng sanh cần thì đến và ra đi khi mọi việc đã xong. Giữa lúc thế cuộc phân phi, bao nhiêu tranh chấp, nhiều người đang giả trang thiền tướng, chen lẫn vào hàng Phật tử, Tăng già, giả điều nhân nghĩa, bày vẽ phong trào, phô trương hình thức, mưu toan lợi tộc, củng cố địa vị,…làm biến hoại Phật Pháp thì sự hiện diện của Thầy vẫn có nhiều ý nghĩa, tác dụng, cớ sao Thầy lại chọn thời điểm này mà ra đi? Sự ra đi của Thầy là một tổn thất lớn lao, thật khó tìm ra hình ảnh ai với cốt cách như Thầy để thay thế. Tuy nhiên, quyển sách hay đến đâu rồi cũng đến hồi kết thúc, vở kịc h tuyệt vời đến mấy rồi cũng đến lúc hạ màn. Dù rằng : “Thân người khó được, Phật Pháp khó gặp”, chúng ta không thể đòi hỏi Thầy làm tất cả mọi việc với một thân mạng này. Duyên đã mãn, những việc cần làm đã làm xong, Thầy xả bỏ huyễn thân này, qua sông bỏ thuyền, chúng ta cũng đừng nên đòi hỏi Thầy phải như thế này hay như thế khác, làm gì nhiều hơn nữa cho chúng ta, bởi vì chúng ta không phải là Thầy thì làm sao hiểu hết được tâm sự của Thầy? Hơn nữa, nếu như Thầy an nhiên thị tịch thì điều này cũng đã có nhiều người từng làm, đâu có để lại những bài học đầy ấn tượng cho chúng ta? Xưa kia, Ngài La Hầu La thường có những hành động trái nghịch nhờ đó mà chúng ta có được những bài học bất hũ thế thì hôm nay Thiền Sư Chí Năng cũng thị hiện một đoạn kết éo le để nhắc nhở chúng ta về Tam Pháp Ấn - khổ, vô thường, vô ngã- về sức mạnh của nghiệp, về mỏng manh nguy hiểm của côi dục, ngũ trược ác thế, về Khổ Tập Diệt Đạo…
Phật Pháp có 84.000 ngàn Pháp môn, mỗi người có một công hạnh khác nhau, có người lại có nghịch hạnh nữa. Người đã ra đi nhưng người vẫn còn ở lại. Tôi cảm thấy phần nào trống vắng mỗi khi trở lại Nam Cali mà không còn Thầy để đến thăm và hầu chuyện nữa. Thế nhưng hình bóng Người đã in đậm trong tâm khảm tôi, luôn văng vẳng bên tai tôi lời nhắc nhở thường trực :“cõi đời tạm bợ, phù du, phỉnh phờ, hãy miệt mài, hạ thủ công phu, siêu sanh, thoát tử, tu làm sao chuyển nghiệp, quỷ vô thường không chờ đợi một ai, học mà không tu thì cũng như cái đãy đựng sách, nói nhiều mà không làm thì thà rằng nói ít mà làm nhiều, phải thời thì đến, hết duyên thì đi, đừng trụ chấp, luyến tiếc mà phải bị buộc ràng, hãy tinh tiến lên để giải thoát, không ai làm thế phần cho ai, Như Lai và các bậc tiền bối Tổ Sư chỉ là những bậc Đạo Sư chỉ đường mà thôi”
“Thư bất tận ngôn”, “lời quê góp nhặt dong dài” này là tấm lòng thành và nén hương đưa tiễn cho bước đăng trình, trước khi di thể Thầy trở về cát bụi. Tôi mãi mãi tri ân duyên hạnh ngộ với Thầy trong cuộc sống, những bài học rút ra từ Thầy, tôi nguyện sống xứng đáng với hạnh người con Phật trong cuộc thế đầy nhiễu nhương, phức tạp như những lần đã từng tâm sự với Thầy. Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia bị cho Thầy : hạnh nguyện bất thối, phổ độ quần sanh, công viên quả mãn, tuỳ sở trụ xứ thường an lạc.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tứ Thế, Đại Bi Quan Âm Đường Thượng Trú Trì, húy thượng Nguyên hạ Bàng tự Chí Năng hiệu Giác Hoàng, tân viên tịch Hoà Thượng Giác Linh.

Chùa Hồng Danh, San Jose, ngày 14/07/2011

Khể Thủ


TK. Thích Minh Tuệ


(Thích Đồng Trí)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2022(Xem: 4308)
Xuất thân trong gia đình thuần nông kính tin Tam bảo, từ thuở nhỏ Hòa thượng đã sớm bộc lộ niềm tôn kính Đức Phật và có chí nguyện xuất gia học đạo. Do vậy vào năm 10 tuổi, theo chân Thầy Nhật Lệ (Hòa thượng Thích Nhật Lệ) ở tại chùa Quan Thánh (Quảng Trị) để đi học và tập sự nếp sống Thiền môn. Nhân duyên chín muồi, năm 1945 Hòa thượng đến Kinh đô Huế, bái Hòa thượng thượng Trí hạ Thủ làm thầy tế độ tạitổ đình Sắc Tứ Báo Quốc Hàm Long Thiên Thọ tự nối dòng pháp Liễu Quán đời thứ 44 pháp danh Nguyên Đạt, hiệu Huệ Tánh.
16/03/2022(Xem: 3454)
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
13/03/2022(Xem: 4201)
Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu. Những gì Thầy dịch nhiều hơn những gì tôi có thể đọc, những gì Thầy viết phức tạp hơn những gì tôi có thể hiểu, và công trình hoằng pháp của Thầy vĩ đại hơn những gì tôi có thể đo lường. Bài viết, do vậy, chỉ là một phần những gì có thể nhìn về Thầy Thích Minh Châu, từ một người, tuy chưa bao giờ gặp Thầy trực tiếp, nhưng luôn luôn tự xem như học trò của Thầy. Và nơi đây sẽ tập trung về cách Thầy Thích Minh Châu lý giải về cửa pháp Bất Lập Văn Tự (không dựng lập chữ nghĩa, ngôn ngữ, biểu tượng, ký hiệu…). Sai sót tất nhiên sẽ có, người viết xin được thành tâm sám hối.
05/03/2022(Xem: 4126)
Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trú trì chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo phó, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần) tại chùa Phước Long; Trụ thế: 72 năm, 49 Hạ lạp. Lễ thỉnh nhục thân nhập Kim quan lúc 21 giờ ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần). Kim quan được an trí tại Giác linh đường chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 5-3-2022 (nhằm ngày 3-2-Nhâm Dần). Lễ phụng tống kim quan trà-tỳ tại Đài hỏa táng phía Bắc TP.Nha Trang được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 7-3-2022 (nhằm ngày 5-2-Nhâm Dần).
04/03/2022(Xem: 4107)
Hòa thượng Thích Ngộ Khải, Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN thị xã An Nhơn, Viện chủ chùa Thiên An, thị xã An Nhơn Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 03 tháng 3 năm 2022 (nhằm mùng 01 tháng 02 năm Nhâm Dần) tại chùa Thiên An, số 35 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
21/02/2022(Xem: 4945)
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
10/02/2022(Xem: 10948)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
05/02/2022(Xem: 6704)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
04/02/2022(Xem: 4109)
Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, nhận được tin: THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THÀNH - TRÚ TRÌ CHÙA DIÊN THỌ Viên Tịch vào lúc 04giờ 45 phút ngày 02/02/2022 (Nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần) tại Chùa Diên Thọ, TT Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 69 năm Hạ lạp: 28 năm - Lễ thỉnh Nhục thân nhập Kim quan lúc 18h00p ngày 02/02/2022 (nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần). - Kim quan được an trí tại Giác Linh đường Chùa Diên Thọ, số 226 đường Lạc Long Quân, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. - Lễ viếng bắt đầu từ lúc 20h00 cùng ngày. - Lễ cung thỉnh Kim quan Đăng đàn Trà tỳ chính thức được cử hành vào lúc 08h00p ngày 05/02/2022 (Nhằm ngày 05/01 năm Nhâm Dần).
22/01/2022(Xem: 9614)
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]