Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Thầy - Thị Lộc

28/09/201010:35(Xem: 5145)
Hoài Niệm Thầy - Thị Lộc

Hoài Niệm Thầy

Đệ tử Thị Lộc

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Nam Mô Vĩnh Đức Đường Thượng Từ Lâm Tế Chúc Thánh Tứ Thập Nhứt Thế Húy Thượng NHƯ Hạ HẢO Tự GIẢI TÂM Hiệu AN ĐỨC, Đạo Hiệu Thượng QUẢNG Hạ TÂM. Lê Công Hòa Thượng Ân Sư Tân Viên Tịch Giác Linh.

Ngưỡng bái bạch Giác linh Thầy !

“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa Ân sư muôn kiếp khó đáp đền”

Bạch Thầy! Dẫu biết “sinh là để sinh, tử là để tử”. Có hội ngộ ắc sẽ chia ly. Đó là chân lý muôn đời bất diệt, không một ai trên thế gian này có thể chống trả lại quy luật sinh tử vô thường, nhưng có những cái chia ly đã để lại cho đời muôn vàn nỗi tiếc thương, hối hận, ăn năn.

Bạch Thầy! Con tin rằng Giác linh Thầy sẽ không giận, không trách con vì gọi Thầy bằng Thầy, mà con tin rằng Thầy của con cũng hỷ xả cho con điều đó.

Nhớ xưa kia, khi con còn là một đứa trẻ thơ từ vùng quê nghèo khổ, tìm đến Thầy để xin được xuất gia tu học, để thực hiện ước mơ “tu học và làm một vị Tăng sỹ”, Thầy đã từ bi xuất gia cho con, lo lắng cho con từng ly từng tý. Thầy cho con cái ăn, cái mặc, và cái chữ. Thầy cho con cái lối sống đạo hạnh. Thuở hàn vi, ngày ngày Thầy phải đi xe đạp để đi làm việc trong Ban đại diện Phật giáo nhưng Thầy cũng tranh thủ về để dùng quả đường trưa với các con; rồi Thầy lại đi làm, để chiều tối lại về cho kịp giờ Tịnh Độ. Đêm đến khi chúng con chìm vào giấc ngủ thì Thầy lại đi lui, đi tới từng phòng một, để coi đứa con nào ngủ mà không bỏ mùn, không đắp mền, Thầy sửa từng cái mền, cái mùn cho các con không bị muỗi cắn sinh bệnh. Khi các con đến ngày đóng học phí, Thầy kêu lên từng người một dặn dò lo tu học chu đáo. Nhưng các con đâu có biết rằng, từng ngàn Thầy phải xin Phật tử, phải vay mượn để nuôi các con. Nhưng tuổi thơ của con, của các anh em khác, chưa hiểu được nỗi khổ tâm dằn vặt của Thầy. Thầy dường như luôn canh cánh nỗi suy tư làm sao để nuôi đàn con nhỏ dại nên người. Những mùa hạ khi mà cơn mưa xối xả xé tan những tấm tôn, những tấm lá lợp phòng Tăng, Thầy đã cùng chúng con tát từng vũng nước, cột lại từng miếng tôn. Thầy trò vui vẻ mà làm, thỉnh thoảng Thầy lại nói vài ba câu làm cho cả đại chúng cười ồ, đó là những lúc ít ỏi con thấy Thầy cười…

Trong rất nhiều kỷ niệm, mà con tin rằng khó có giấy mực nào viết hết. Tình thương của Thầy, sự che chở, bảo bọc của Thầy đã ăn sâu vào tâm thức của con, và chỉ có các con của Thầy, và Thầy là cảm nhận được nỗi yêu thương đó mà thôi !

Những năm đầu của thập niên 90, những căn bệnh hành hạ các con của Thầy, Thầy như ngồi trên đóng lửa, chạy đôn chạy đáo để tìm những y bác sỹ hảo tâm về chùa khám chửa bệnh. Đi kêu gọi những Phật tử cúng dường sữa, bột và đường cho các con vì các con còn quá nhỏ. Một khoảng thời gian dài, Tu viện không có thức ăn. Chỉ có vài bao gạo, anh em huynh đệ chúng con đã nấu cơm, nấu nước muối để làm nước tương ăn cho qua bửa, những buổi quả đường sáng chỉ là vài củ khoai. Thầy cũng ngồi ăn cùng chúng con, Thầy thấy các con quây quần bên những củ khoai ấm áp, Thầy vui và Thầy còn cho phần khoai của Thầy cho các con… Nhớ lắm Thầy ơi!

Con rất nhớ Thầy và cảm thấy có lỗi với Thầy rất nhiều vì không đi trọn con đường Thầy mong đợi, không nghe Thầy khi Thầy còn sinh tiền. Thầy thấy thương con khi ra đời lăn lộn vất vả kiếm sống qua ngày. Con quỳ bên Thầy tâm sự thì Thầy khóc, con khóc… Thầy khóc vì các con không hiểu, không làm Thầy vui. Con khóc vì thấy Thầy vì các con mà khóc. Và cảm nhận được nỗi khổ tâm của Thầy khi Thầy suy tư lo lắng cho các con dù các con không còn áo bạc nâu sồng.

Tất cả những kỷ niệm về Thầy, giờ đây nó sống lại nhiều lắm, cứ nghĩ đến Thầy là con không thể kiềm chế cảm xúc tầm thường của thế gian, những giọt lệ cứ như vậy mà tuông trào. Thầy ơi! Thầy đã đi xa lắm rồi đúng không Thầy, Thầy không còn ở bên các con của Thầy nữa. Tất cả những kỷ niệm buồn vui của Thầy và các con sẽ ở mãi trong ký ức của con “một ngày áo vải nâu sồng, muôn đời chữ hiếu trả công ơn Thầy”. Con chưa một ngày làm Thầy vui, con chưa một lần làm Thầy cảm thấy mãn nguyện. Nhưng con hứa, con hứa trước Giác linh Thầy “con sẽ sống và học theo hạnh của Thầy” để Giác Linh của Thầy được phần hoan hỷ, để thâm tâm của con được nhẹ nhàng mỗi khi nghĩ về Thầy. Nguyện cầu mười phương Chư Phật chứng giám cho lời hứa tận thâm tâm của con đối với Giác linh của Thầy.

“Hạc vàng cất cánh bay xa

Thiền môn thất chúng lệ nhòa trong tâm”

Đạo hạnh, đức hạnh, lòng vị tha, tinh thần một đời vì “đạo pháp dân tộc”, vì sự nghiệp “Tiếp dẫn hậu lai, Hoằng dương chánh pháp, Báo Phật ân đức”,tất cả những gì thuộc về Thầy là như vậy. Cuộc đời của Thầy sinh ra là để phụng sự cho Đạo pháp, cho nhân sinh, là để đem đến cho người khác sự an lạc, tự tại và giải thoát, đem trí tuệ đến cho hàng Tăng sỹ trẻ, đem Đạo pháp đến muôn người. Thầy chưa một lần quản ngại khó khăn, để hoàn thành tâm nguyện… Nhưng kể từ đây, chốn Vĩnh Đức sẽ không còn hình bóng thân thương của Thầy, không còn có cơ hội cho các con nhìn Thầy với đôi mắt uy nghiêm nhưng đầy tình thương bao la, không còn những cái “xố” bạt tai của Thầy, không còn những khi Thầy ăn bánh tráng Thầy bẻ cho con một miếng ăn với Thầy, không còn những lúc Thầy trò tâm sự… Không ai chắp cánh cho những ước mơ của chúng con để được bay xa, không ai dìu dắt chúng con khi chúng con lầm lỗi, không ai soi đường chỉ lối trong cõi Ta bà u minh này nữa… Tất cả là kỷ niệm, và tất cả chúng con đều khắc ghi trong lòng những lời Thầy dạy khi Thầy còn trên thế gian, luôn tưởng niệm về Thầy và nguyện cầu Giác Linh Thầy!

“Cao đăng Phật Quốc, lai đáo Ta Bà hoằng đại nguyện”

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Nam Mô Vĩnh Đức Đường Thượng Từ Lâm Tế Chúc Thánh Tứ Thập Nhứt Thế Húy thượng Như hạ Hảo. Tự Giải Tâm. Hiệu An Đức. Thượng Quảng Hạ Tâm Đạo Hiệu. Lê Công Hòa Thượng Ân Sư Tân Viên Tịch Giác Linh

----------------------------

Hạnh Tuệ xin gởi tặng Thị Lộc tấm hình này, để nỗi nhớ một thời làm Điệu lùa về...

Hanh_Tue1-content

Thị Lộc (bên trái), Thị Thông (Hạnh Tuệ), Thị Vinh (bên phải)Cả ba huynh đệ mình cùng ở một làng, cùng đi tu một ngày, cùng học một lớp…Vậy mà giờ đây, mỗi đứa một phương trời, mỗi người một chí nguyện…
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11534)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9189)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23072)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6866)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 69929)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 86935)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136748)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10192)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23151)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6525)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]