Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm lên Ôn

17/04/201301:51(Xem: 5968)
Cảm niệm lên Ôn


HT. Thich Tri Chon

CẢM NIỆM LÊN ÔN


Thích Nữ Hạnh Thanh

       Kính Giác linh Ôn thượng Trí hạ Chơn, chứng tri,

       Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ;  nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ;  đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp hiệu quý Ngài. Dó đó, quý Ôn Trúc Lâm (Thích Mật Hiển), Ôn Linh Quang (Thích Mật Nguyện), Ôn Từ Đàm (Thích Thiện Siêu), Ôn Giám Đốc hay Ôn Già Lam(Thích Trí Thủ), Ôn Bảo Quốc (Thích Thanh Trí), Ôn Phổ Quang (Thích Chánh Pháp), Ôn Hiếu Quang (Thích Thiện Trí), v.. v... và, còn nhiều nữa. 
       Ra hải ngoại, Ôn có hạnh nguyện và rải tâm từ để bảo trợ quý thầy đệ tử Ôn Linh Mụ ra hoằng hóa nhiều, nên quý Thầy Cô thường gọi là môn phái Linh Mụ vậy thôi. Thật tình, con ở quê nhà chỉ nghe mang máng về Ôn. Khi cra hải ngoại và được thầy con là Hòa thượng Tín Nghĩa bảo trợ từ trại tỵ nạn Hong Kong về chung lo Phật sự tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại, con mới chính thức được diện kiến hầu Ôn bốn lần. Và cũng từ đó, mỗi lần Ôn điện thoại qua gặp thầy con, thì con là người hầu chuyện với Ôn nhiều trước khi chuyển máy; cũng được Ôn hướng dẫn nhiều điều bổ ích cho hàng hậu học không những cho riêng con mà quý Tăng Ni cùng trang lứa với con, nhất là vấn đề thừa hành Phật sự ở xứ người. Qua hình dáng độ sanh của Ôn trên mấy chục năm tại xứ người, cũng là bài pháp không lời nhưng vô giá. Bây giờ Ôn đã quảy gót đăng trình ra về nơi cõi Phật, thì con mới thấy là mình đã đánh mất những bài pháp ngắn gọn cao quý qua điện thoại. Hồi đó con lại không ghi, ngày nay con không nhớ hết.
       Kính Giác Linh Ôn,
       Nỗi buồn trong con chưa nguôi là Sư phụ của con, Ni trưởng Thích nữ Bảo Nguyệt, Viện trưởng Ni viện Diệu Giác, quận Thủ Thiêm - Sài Gòn và cũng là sư đệ của Ôn, vừa xả báo thân chưa đầy 4 tuần, thì nay Ôn lại tiếp tục ra đi và đi xa mãi.
       Trước khi về chịu tang Sư phụ, con được đọc văn thư do Hòa thượng Phó chủ tịch Nội vụ Điều hành ký là xin quý tự viện trong Giáo hội thường xuyên dâng lễ cầu an cho quý ngài: Trí Chơn, Hạnh Đạo và Nguyên Lai.
       Sau khi vừa cúng tuần thứ ba của Sư Phụ con xong, Thầy con gọi về hỏi :
       - Con làm gì đó ?  Khỏe không ?
       Con thưa :
       - Chúng con vừa tụng kinh Dược Sư để cầu an cho Ôn Trí Chơn.
       Thầy con bảo :
       - Thôi con, đổi vé gấp để qua chịu tang Ôn Trí Chơn. Ôn mới thuận tịch lúc 6 giờ chiều, thứ Hai, ngày 14 tháng 3 tại chùa Bát Nhã. 
       Con vội vàng đổi vé gấp và qua ngay để kịp chịu tang Ôn. Cũng may là còn chỗ trống và con cũng qua kịp để hầu Ôn trong những ngày nhục thân của Ôn quàn tại chùa Bát Nhã. Bây giờ con ôn lại những gì con học được ở Ôn mà đặc biệt là bốn lần ở Từ Đàm.
       1.- Ôn về dự Đại lễ Khánh thành Tân chánh điện Từ Đàm và cũng là Đại hội Thường niên lần thứ hai, nhiệm kỳ 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Văn phòng II Viện Hóa Đạo :
       Trong hàng Giáo phẩm cao cấp của Giáo hội, Ôn và Ôn Đức Niệm là hai ngài đầy ân tình và nhiệt huyết với Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại. Hai Ôn về sớm nhất mà từ giã để về lại trú xứ lại là trễ nhất. Trong những ngày hai Ôn đến sớm, con có phước báo hầu hạ và được hai Ôn ân cần dạy bảo tận tình như những vị cha săn sóc và giáo huấn con cái. Ôn Đức Niệm thì con được phước duyên hầu cận hoài. Ít nhất là một năm một hoặc hai lần qua những ngày lễ lớn. Riêng Ôn, tuy chỉ gặp bốn lần, nhưng ngược lại hầu chuyện với Ôn qua điện thoại lại nhiều hơn mỗi khi Ôn nói chuyện với Thầy con.
       Con nhớ nhất là khi Ôn ở lại hai hôm sau khi Đại lễ được chu tất ;  ngồi ăn bánh bột lọc do con cúng dường lên quý Ôn dưới giàn khổ qua sai trái sát cạnh chùa :  Ôn Thuyền Ấn, Ôn Đức Niệm, Ôn (Trí Chơn), Ôn Thiện Trì (lúc này ngài phải ngồi xe lăn) và Thầy con. Chúng con, một số Phật tử của chùa đứng vòng tay chung quanh quý ngài để được nghe quý ngài hàn huyên Phật sự.
       Ôn Đức Niệm dạy :
       - Tui qua Từ Đàm, lúc nào ăn cũng ngon miệng mà không sợ gì cả. Thầy Tín Nghĩa có phước được sư cô lo lắng kỹ càng về ăn uống. Cho nên, tui qua đây ăn cơm được hai chén mà lại có chao Huế kho với trái bùi, làm tui nhớ tới kỷ niệm trên 40 năm về trước, khi tui đứng hầu quý Ôn Thiện Hòa, Ôn Trí Quang, Ôn Thiện Minh ở Ấn Quang.
       Ôn Thuyền Ấn nói :
       - Tui nhớ món chao Huế khi thầy Trí Quang cho ăn cũng như ri. Ngon ơi là ngon.
       Ôn Thiện Trì vừa cười vừa nói rất cảm động :
       - Có lẽ đây là bữa ăn đầu tiên với Từ Đàm cùng chư Tôn đức mà cũng là lần cuối. Rồi đây, không biết có còn được gặp lại nhau nữa không ?
       Ôn Trí Chơn vừa cười vừa nói :
       - Thầy nói vậy, chứ phước báo thì chưa biết ai đã đi trước. Thầy tuy đau thật, nhưng biết đâu thầy lại trụ thế hơn tụi tui không chừng.
       Quý Ôn vừa nói, vừa ăn bánh bột lọc, vừa uống trà thật tự nhiên. Chiều lại, chúng con đưa quý ngài ra phi trường.
       2.- Lần thư hai, Ôn qua Từ Đàm thuyết pháp và chiếu phim lịch sử Thánh tích Phật giáo qua hình thức slideshow. 
       Chiếu đến Thánh tích nào, Ôn giải thích đến đó rất minh bạch, ngoạn mục. Tối chiếu phim ấy có khoảng ba trăm Phật tử tham dự. Không khí im lặng và chăm chú nghe Ôn giải thích, bên cạnh đó, Ôn cho biết là những nơi này Ôn đã từng ở lại có khi cả tuần lễ để nghiên cứu. Ôn còn cho biết thêm là sau khi xong chương trình Tiến sĩ, được Hòa thượng Thiên Ân mời qua Mỹ cọng tác, Ôn cũng còn qua Ấn Độ một lần nữa. Lần này Ôn ở Ấn Độ khá lâu và đi đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, nơi nào có dấu tích đức Phật đến là Ôn cũng cố gắng tìm đến. Ôn bảo, tuy ở học Ấn độ lâu, nhưng không có thì giờ đi nhiều như lần đi tìm hiểu này. Ôn cũng cho hay là sẽ thu tóm những chuyến nghiên cứu như thế qua những quốc gia Phật giáo thành một tập sách vừa ảnh, vừa dẫn giải trong nay mai. Có lẽ, ý nguyện này đang ở trong bản thảo, không biết quý Thầy Cô trong Linh Mụ có tập hợp cho ra đời để cống hiến cho lớp hậu học biết về Thánh tích Phật giáo khắp đó đây hay không ?  Đang chờ.
       3.- Lần thư ba, Ôn qua dự Đại hội Cư sĩ do Hòa thượng Tín Nghĩa tổ chức vào các ngày 25, 26 và 27 tháng 04 năm 2003.
       Kể từ khi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, khi Thầy con làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ mới có được một Đại hội cho hàng cư sĩ có tầm cỡ. Ngoài chư Tôn đức Giáo phẩm và quý Thành viên Cư sĩ trí thức của giáo hội như giáo sư Trần Quang Thuận, Giáo sư Bùi Ngọc Đường, lại còn có thêm những vị tên tuổi như Trung tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính, Giáo sư Tiến sĩ Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn, vợ chồng nhà báo Trần Nghi Hoàng và Hoàng Bích Ti về từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn và quý Thiện tri thức Phật giáo khắp đó đây về dự Đại hội. Đại hội gồm 107 vị. Có những phái đoàn như chùa Từ Ân, Louisville trên sáu vị.
       Lần này, Ôn cũng về sớm và về bằng tuyến đường xe bus. Con còn nhớ rất rõ là Ôn gọi phone về (lúc này chưa có phone di động nhiều), Thầy con đi đón ở trạm xe Bus, downtown Dallas. Thầy con lên tìm gần cả tiếng đồng hồ mà vẫn không gặp được Ôn.
       Thầy con gọi về hỏi :
       - Ôn Trí Chơn có gọi điện thoại về không ?
       - Dạ có, Ôn dạy là Ôn ngồi nơi ghế điện thoại và đang dịch bài.
       Thầy con nghe vậy, chạy đi tìm và gặp Ôn. Về chùa thầy con kể cho mọi người nghe, mọi người cười vang và Ôn cũng cười chúm chím.
       Ôn bảo :
       - Tui xuống đó, lấy cái xách hành lý nhỏ, có anh chàng Mỹ đen đi theo, tui vừa lủi thủi đi, vừa quay đầu ngó lại nó. Nó cười và tách qua phía khác. Tui yên tâm, tìm điện thoại gọi về chùa. Người tui vốn nhỏ, nên Phật tử chưa lần nào gặp mà đi đón cũng hỏi hoài mấy người ở nhà là thầy có gọi điện về không ?
       Ôn vừa nói, vừa cười làm bữa cơm chiều hôm đó cũng mang bầu không khí thiền vị. 
       Ôn Đức Niệm thêm vào :
       - Thầy Trí Chơn người nhỏ con vậy mà không bệnh hoạn gì cả, sống lâu lắm.
       Ôn cười và nói tiếp :
       - Tui, chắc không cao hơn Đại lão Hòa thượng Tây Thiên (tức Ôn Giác Nguyên, đệ nhị Trú trì Tây Thiên Di Đà tự).
       Thầy con bảo : 
       - Ôn Tây Thiên không cao lắm. Hồi Mậu Thân chúng tôi ra đưa hai Ôn Tây Thiên và Thuyền Tôn từ Tổ Đình Linh Quang về lại Tây Thiên. Ôn Thuyền Tôn (tức Đệ nhị Tăng Thống) chịu ngồi xe để chạy cho nhanh ;  còn Ôn Tây Thiên bảo, tui lùn đạn bắn không trúng. Cứ thế Ôn chạy lúc thúc làm chúng tôi sợ muốn chết. Tụi Mỹ thấy cũng nực cười. 
       Thầy con kể đến đây, cả chùa phá lên cười. Thế nhưng, Ôn Tây Thiên hầu Phật 107 tuổi, Ôn thì vừa đúng 79 tuổi. Và, hành hoạt tại Hoa Kỳ cũng như hải ngoại 40 năm dư.
       Bốn mươi năm hành hoạt ở xứ người, riêng tại Hoa Kỳ trên 40 cơ sở. Cũng đã có khoảng một nửa đầy đủ quý Thầy Cô đứng ra cáng đáng Phật sự, trên 15 dịch phẩm và một số bài rải rác trên các tờ báo hoặc đặc san Phật giáo trên khắp thế giới. Đó là chưa kể những dịch phẩm còn tồn đọng mà Ôn chưa có cơ duyên để cho hiện diện với đời.
       4.- Lần thứ tư, Ôn qua thắp nến cầu nguyện cho Hòa bình thế giới.
       Lần này Ôn qua vừa đúng lễ và Ôn về sớm cho nên cũng không có những kỷ niệm đáng nhớ. Một bữa cơm trưa đạm bạc với quý thầy trong Hội đồng Điều hành của Giáo hội, cọng thêm một số chư tôn đức địa phương với trên một trăm năm mươi Phật tử và Gia đình Phật tử Từ Đàm cùng sự phối hợp với hai Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Dallas và Fort Worth.
       Buổi lễ thắp nến cầu nguyện kéo dài gần hai tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó, Ôn lại phải nghỉ sớm để sáng sớm Ôn phải lên xe bus đến thuyết giảng cho một Hội Phật giáo khác.
       Con viết gì lên đây, khi Ôn là một bầu trời bao la mà con chỉ là hạt cát nhỏ nhoi. Giờ nầy con chỉ biết cúi đầu bái niệm và ghi lại đôi dòng hoài niệm về Ôn gọi là bậc Tôn sư khả kính đối với con nói riêng và hàng hậu học nói chung.
       Kính bạch Giác linh Ôn, nội trong năm này mà đệ tử của Đức Đệ tam Tăng Thống đã có đến ba vị viên tịch (Ôn, Sư phụ của con và Ni trưởng Diệu Tràng). Tuy tất cả cũng đều khá trọng tuổi, nhưng cũng lấy làm buồn. Chỉ biết niệm Phật, biết nói sao bây giờ, hỡi Ôn !
       Con xin đê đầu bái biệt Ôn.

       Nam mô Từ Lâm tế Chánh tôn, Tứ thập tam thế, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Khai sơn Linh Mụ Hải Ngoại tự húy thượng Tâm hạ Chánh, tự Trí Chơn Trưởng lão Hòa thượng Giác linh chứng giám.

       Khể thủ,
       Mùa Phật Đản 2555 - Kỷ mão Trọng hạ.
       Hậu duệ Thích Nữ Hạnh Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8530)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15420)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13311)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8256)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6477)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6331)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14436)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9162)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8848)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
29/03/2013(Xem: 7490)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]