Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Muốn biết Hòa Thượng Thích Trí Quang

17/12/201511:37(Xem: 18183)
Muốn biết Hòa Thượng Thích Trí Quang

HT_Thich_Tri_Quang
Muốn biết Hòa Thượng Thích Trí Quang

I.- Phương pháp chung chung.

Người Việt Nam ai cũng biết Hòa thượng Trí Quang cả, nhưng muốn biết rõ ngài thế nào thì quả thật khó lòng lắm ngoại trừ có hoàn cảnh sống gần ngài. Tuy vậy mấy ai mà hiểu được ai, kể cả cha mẹ con cái trong gia đình đoàn tụ có hiểu rõ nhau chưa ?. Mỗi người một ý tùy trường hợp, tùy nhận thức, tùy tình cảm mà tự có một nhận xét chung chung.

Ví dụ để giúp đồng bào hiểu thêm về Hòa thượng Trí Quang, ngoài các website có thành kiến, tôi đề nghị dùng website của Wikipedia: tiếng Anh với luận sử gia có tiếng tăm quốc tế: Langguth, A. J. (2000). Our Vietnam. Simon and Schuster. Our Vietnam The War 1954-1975   Ông này có những thành tích như sau :

“Winner of the Overseas Press Club's Cornelius J. Ryan Award for Best Nonfiction Book, the Commonwealth Club of California's Gold Medal for Nonfiction, and the PENCenter West Award for Best Research Nonfiction.

Twenty-five years after the end of the Vietnam War, historian and journalist A. J. Langguth delivers an authoritative account of the war based on official documents not available earlier and on new reporting from both the American and Vietnamese perspectives. In Our Vietnam, Langguth takes us inside the waffling and deceitful White Houses of Kennedy, Johnson, and Nixon; documents the ineptness and corruption of our South Vietnamese allies; and recounts the bravery of soldiers on both sides of the war. With its broad sweep and kee”.

http://en.wikipedia.org/wiki/Thich_Tri_Quang/   

Trích :  “Thích Trí Quang (born 1924) is a Vietnamese Mahayana Buddhist monk best known for his role in leading South Vietnam’s Buddhist majority during the Buddhist crisis in 1963.

His campaign, in which he exhorted followers to emulate the example of Mahatma Gandhi, saw widespread demonstrations against the Catholic government of President Ngo Dinh Diem, and its pro-Catholic and Anti-Buddhist policies, attributed to the influence of Diem’s elder brother Archibishop Ngo Dinh Thuc of Hue. Diem’s often violent suppression of the demonstrations lead to widespread dismay among the populace, and resulted in a military coup in November 1963 that removed Diem and his family from power.

In his early days, Thich Tri Quang went to Ceylon to further his Buddhist studies. When he returned, he participated in anti-French activities, calling for the independence of Vietnam.

In 1963, Vesak, the birthday of Gautama Buddha fell on May 8. The Buddhists of Hue had prepared celebrations for the occasion including the display of the Buddhist flag. The government cited a rarely enforced regulation prohibiting the display of religious flags, banning it. This occurred despite the non-enforcement of the regulation on a Catholic event celebrating the fifth anniversary of Ngo Dinh Thuc as Archbishop of Hue less than a month earlier. The Buddhists defied the ban and held a demonstration, and congregated at the radio station expecting to hear an address by Thich Tri Quang, as was routine for such a day. The authorities cancelled the speech and opened fire on the crowd, killing nine.

On May 10, Buddhist campaigns for religious equality, compensation for the victims, punishment for those responsible, and the right to fly the Buddhist flag. Thich Tri Quang urged the demonstrators to not allow Vietcong to exploit the unrest, and exhorted a strategy of passive resistance. As the crisis deepened, he travelled to the capital Saigon for negotiations and further protests after the self immolation of Thich Quang Duc on June 11. Prior to the August 21 raids on the Xa Loi Pagoda by Ngo Dinh Nhu’s secret police and special forces, he sought refuge at the US Embassy, Saigon. He was accepted by the US ambassador Henry Cabot Lodge, who refused to hand him to Nhu’s forces after they had ransacked the pagodas, fired on and beat monks. In Hue, thirty people died as they attempted to blockade the pagodas from Nhu's men.

Following the coup on November 1, 1963 which removed Diem and Nhu from powerit was reported that the military junta wanted Thich Tri Quang to be a part of the new cabinet, but the US State Department recommended against this.

After the 1964 coup by General Nguyen Khanh which deposed the Duong Van Minh junta, Khanh had Captain Nguyen Van Nhung, the bodyguard of Minh and executioner of Diem and Nhu executed. This generated rumours that pro-Diem politicians would be restored to power and prompted Thich Tri Quang to cancel a planned pilgrimage to India in order to organise further demonstrations. In late 1964, Khanh revoked his decision to put the General lead by Tran Van Don from detention in Da Lat.

In 1965, demonstrations occurred again when anti-Diem General Nguyen Chanh Thi, the commander of central Vietnam, was stripped of his position by Prime Minister Nguyen Cao Ky. This time Ky had Thich Tri Quang arrested and put him under house arrest inSaigon. When the communists overran South Vietnam in the Fall of Saigon, Thich Tri Quang was again put under house arrest.

Nhưng Website ấy bị tên PMThuong không dịch mà thay thế bằng một bài Việt ngữ đem vụ Biến Động Miền Trung của Liên Thành ra quảng cáo  

Trích “Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, Thượng tọa Trí Quang là Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, trong khi Thượng tọa Thích Tâm Châu là Viện trưởng Viện Hóa Đạo.

Năm 1963, tại miền Nam Việt Nam, suốt thời kỳ Phật Giáo Việt Nam thống nhất (Phật giáo Ấn Quang) tạo ra biến động miền TrungThượng Tọa Thích Trí Quang là nhà lãnh đạo Phật Giáo được báo chí quốc tế nhắc nhở tới nhiều nhất. Khi Chùa Xá Lợi bị tấn công, tăng ni bị bắt, việc Thượng tọa Trí Quang vượt khỏi hàng rào nhà tù vào lánh nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon từng được coi là một bí ẩn, mọi chi tiết chưa từng được kể lại. Tuần báo Time đã đăng hình Thượng Tọa với lời ghi chú "Người làm rung rinh nước Mỹ". . .

Từ sau 1975 cho tới nay, Thượng tọa Trí Quang vẫn sống yên lặng tại Saigon, hiện tĩnh tu tại chùa Già Lam. Bên cạnh việc san dịch kinh sách, vị Thượng Tọa năm xưa - nay đã là một Hòa Thượng - đang hoàn tất một hồi ký đặc biệt về cuộc vận động của Phật Giáo Việt Nam. PMThuong”

http://vi.wikipedia.org/w/index.php? itle=PMThuong&action=edit&redlink=1



thichtriquang-7

II.- Phương pháp cá biệt

Hòa Thượng Thích Trí Quang như tôi biết

Tôi hạn chế phương pháp cá biệt này vào giai đoạn sau 1955.

Ngày 9 tháng 3 năm 1955 tôi về VN do lời gọi của thân sinh về giúp cụ Diệm ở Nha Công Chánh Cao Nguyên. Tôi biết tiếng Hòa thượng Trí Quang kể từ khi gặp Hòa thượng Thích Trí Thủ năm 1956 tại Cao Nguyên và Trung Nguyên Trung Phần.

Sau tháng 2-1962 tôi về phục vụ Khu Công chánh Huế và Nha Thương Cảng Đà Nẳng, giúp chánh kỷ sư Phan Văn Cơ nên thường gặp Chư tôn Hòa Thượng tại đây như  quý Ngài Đôn Hậu, Trí Thủ, Trí Quang, Thiện Siêu, Thanh Trí,  v. . v. . . Năm 1964 Tướng Nguyễn Khánh lập chính phủ dân sự với Quốc Trưởng là Phan Khắc Sửu thay thế Ông Trần Văn Hương. Nhưng Tướng Khánh phân vân  giữa ông Trần Văn Tuyên và ông Phan Huy Quát thì nên chọn ai làm Thủ tướng ?. Tướng Nguyễn Khánh thường tháp tùng  Tổng Thống lên Cao Nguyên xem xét địa hình địa thế để lập Khu dinh điền, Tỉnh Quận  và sân bay chiến lược, v. .v. . . Tôi đại diện công chánh phải có mặt nên gặp quen biết Tướng Khánh từ đấy cho đến ngày ông chọn Thủ Tướng lập chính phủ với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Tháng Tư năm 1964 Tướng Khánh mời tôi lên phi trường Đà Nẳng để nhờ tôi ra Huế tiếp xúc với Hòa thượng Trí Quang để xin Ngài cho biết nên chọn ông nào làm Thủ Tướng, ông nào Phó. Phương tiện đi về nội nhật bằng trực thăng. Vì có báo trước nên Hòa thượng Trí Quang gặp tôi ngay và cho ý kiến :  “Hai vị đều xứng đáng cả nhưng tôi đề nghị ông Phan Huy Quát làm Thủ Tướng tốt hơn vì ông là Lãnh tụ Chi Nhánh Việt Nam trong Liên Minh Á Châu Chống Cộng. Ngoài ra tôi có lần gặp ông và thấy ông ăn nói tôn kính, mạch lạc”. Năm 1965 Tướng Khánh bị Tướng Kỳ lật lọng cho ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa với chức vụ MA không lương, gọi là Đại sứ lưu động. Dầu sao Tướng Khánh trước đó cũng đã ra lệnh cho Giáo sư Bùi Tường Huân Tổng Trưởng Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa và ký Nghị Định số 1805-NĐ/PG/ NĐ ngày 17 tháng 10 năm 1964 thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh mà tôi là Phó Viện Trưởng Phát Triển Kế Hoạch. Ông Nghiêm Xuân Hồng, Bộ Trưởng tại Phủ Thủ Tướng giúp đỡ thủ tục.

Tiếp theo, Tướng láu cá Nguyễn Cao Kỳ Ủy viên Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tổ chức tiệc chay trong căn cứ Tân Sơn Nhất mời Hòa thượng Trí Quang đến chủ tọa. Tiếp theo, Ủy Viên Bùi Diễm được lệnh gởi hai triệu đồng nhờ Tỉnh hội Phật Giáo Thừa Thiên - Huế giao lại cho các gia đình có con em tử nạn tại đài Thông Tin Huế.

Hòa thượng Trí Quang không mấy khi tới thăm cơ sở Vạn Hạnh trước mặt chợ Trương Minh Giảng, ồn ào đông đúc người . Một hôm tôi rủ vài người trong tòa sọan Tập San Tư Tưởng gồm Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Nguyên Tánh (tức GS Phạm Công Thiện) và Thầy Chơn Hạnh đến thăm Hòa thượng Trí Quang đang ngồi dịch kinh Địa Tạng. Hòa thượng Trí Quang là nhân vật sống cô đơn. không thích tiếp phàm phu cư sĩ, ngoại trừ Kỹ Sư Nguyễn Dương (tức Thi Sĩ Duy Xuyên hiện ở Huston) và Nhà Văn Nguyễn Hoạt (tức Hiếu Chân báo Tự Do bị Việt Cộng bắt giam năm 1984 và chết năm 1985).  Hòa thượng Trí Quang thích yên lặng nhưng khi chúng tôi bất ngờ đến quấy rầy, lại mừng ra mặt. Hòa thượng hỏi ngay :  “Nghe nói Thầy Mẫn Giác đem mấy chú tiểu Vạn Hanh sang phá Thầy Tâm Châu bên Viện Hóa Đạo rồi bị võ sĩ môn đệ thầy Tâm Giác ở Vĩnh Nghiêm  đuổi về phải không ?”

Tôi đáp : “Đó là hiểu lầm thôi và thầy Mẫn Giác về ngay đại học Vạn Hạnh không sao cả”. Thầy Tuệ Sỹ, là chỗ bà con nên tự ý lấy bản thảo Hòa thượng đang dịch Kinh Địa Tạng ra xem và phê bìnhi :  Hòa thượng dịch sai những chỗ này nọ. Hòa thượng tuy bực mình nhưng phục thiện sửa đổi ngay. Tài ba của thầy Tuệ sỹ như thế nào ai cũng công nhận, ngay như ông Đào Duy Anh khi ghé thăm Hòa thượng Trí Thủ ở Tu Viện Hải Đức Nha Trang, gặp thầy Tuệ Sỹ cũng tán thán sở học Hán tự và Phật ngữ của vị tỳ kheo trán rộng mắt to này.

Kể từ 1975 đến nay Hòa thượng Trí Quang tiếp tục cô đơn, im lặng, dịch Kinh và sáng tác dài dài, xin xem link :


http://quangduc.com/author/post/1437/1/ht-thich-tri-quang

Trong khi đó Tướng Nguyễn Cao Kỳ viết sách Con Cầu Tự (Bouddha Child) trở Cờ sống kiếp Kỳ Nhông làm tay sai cho Việt Cộng

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=2288

Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

 

Ý kiến bạn đọc
12/07/201723:45
Khách
Chính thể thối nát hèn hạ ,những kẻ hèn hạ ăn từng xu welfare của dân Mỹ đã từng bàn định để lập một Nguyên Thủ Quốc Gia VNCH , không có gì ngạc nhiên cho chiến thắng 1975 của Bắc Việt , lũ mọt dân này trời đã diệt hết chưa nhỉ ?
10/07/201705:57
Khách
Chúa ghét lũ phản động, mượn danh Phật giáo bôi nhọ thanh danh Đất nước, Dân tộc, giờ thì đã hiểu tại sao trang QuangDuc.CoM lại bị chặn, vì chúng mày toàn tuyên truyền nhảm chống Cộng cực đoan...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 7224)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 4236)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 4874)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 5642)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 6245)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3861)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5303)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5353)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 13032)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 11595)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567