Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười Điều Sáng Kiến Phát Minh của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm

08/09/201505:53(Xem: 6922)
Mười Điều Sáng Kiến Phát Minh của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm

HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (103)
Mười Điều Sáng Kiến Phát Minh
của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm

                                                                                                           Thích Như Điển

 

Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây v.v… vốn là những câu tục ngữ mà người Việt chúng ta vẫn hay nhắc nhở đến hằng ngày, thì không có lý do gì để chúng ta quên ơn của những người đi trước đã dày công gầy dựng lên. Các nhà Bác Học như Albert Einstein có thuyết tương đối, Văn Hào Victor Hugo, định đề Eclik, định lý Archimet v.v… tất cả đều được mọi người biết đến và về sau nầy có những công trình được cầu chứng tại tòa án để không ai có thể phát hiện trùng lặp với tên tuổi của mình đã sáng chế. Thế nhưng cũng có nhiều công trình thế kỷ thuộc diện tâm linh, phi vật thể, thì chưa ai nghĩ đến điều nầy cả. Điều nầy cũng giống như bản quyền của một tác phẩm được độc quyền xử dụng, phát hành khi đã có khai báo với tòa án. Ở đây tôi muốn nhắc đến những công trình thế kỷ về sau, mà cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã đóng góp cho Đạo suốt hơn 40 năm qua tại Hải Ngoại nầy. Dĩ nhiên những điều của tôi trình bày cũng có thể là không hoàn toàn đúng, vì tôi không phải là Ngài, nhưng tôi có thể nói rằng kể từ năm 1972 đến năm 2013, suốt hơn 40 năm như vậy tôi đã gần gũi và làm việc với Thầy, là vai trò Tổng Thư Ký, nên tôi xin ghi lại đây để lại cho đời.

HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (15)

Sáng kiến đầu tiên của Thầy là Định Kỳ hằng tháng cúng chùa. Thuở ấy Phật Tử ít ỏi, công ăn việc làm chưa có, chưa ai nghĩ đến chuyện xây chùa ở ngoại quốc nầy cả. Sau khi Thầy qua Pháp năm 1973, làm việc chung với Thầy Nhất Hạnh một thời gian, thì năm 1974 Thầy về Acceuil gần Paris lập nên Niệm Phật Đường Khánh Anh từ dạo ấy. Bây giờ nhìn lại hình ảnh đơn sơ của ngôi Niệm Phật Đường cũng như đọc lại những bài viết của Thầy về chùa Khánh Anh qua hơn 30 năm lịch sử, mới thấy cái khó khăn của Thầy lúc ban đầu là gì. Từ lúc đó Thầy nghĩ rằng: Muốn duy trì một ngôi chùa phải có Ban Hộ Trì Tam Bảo. Và Thầy đã kêu gọi bà con Phật Tử đóng góp định kỳ mỗi tháng 5 hay 10 France hoặc nhiều hơn nữa để trả tiền thuê Niệm Phật Đường. Nếu có đám cúng, Phật Tử cúng vào chùa thì dùng ngân quỹ ấy để dành lo cho những đại sự khác. Đây chính là phát minh của Thầy, mà sau nầy các chùa Việt Nam tại ngoại quốc đều áp dụng. Ngay cả ngôi Niệm Phật Đường Viên Giác đầu tiên tại Hannover được thành lập năm 1978, tôi cũng đã áp dụng phương pháp nầy và đã thành công ở giai đoạn đầu cũng như kéo dài mãi tận cho đến ngày nay và mãi mãi về sau nữa.

HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (50)

Sau khi thành lập Niệm Phật Đường Khánh Anh tại Acceuil vào năm 1974 rồi, Thầy đi đây đó để sinh hoạt Phật sự với các cá nhân, tổ chức, Hội Đoàn Sinh Viên thuở ấy v.v…nhất là thời điểm sau 30 tháng 4 năm 1975 người Việt ra đi tỵ nạn cộng sản càng ngày càng nhiều, nên nhu cầu về cầu an, cầu siêu, thuyết giảng, thuyết trình tại các nơi cũng như tại Niệm Phật Đường được tăng lên cấp số nhân, nên cần phải có một ngôi chùa. Nhưng khi tự hỏi rằng, tiền bạc đâu có để mà mua cơ sở lớn hơn? Lúc ấy Thầy đã nảy ra sáng kiến là kêu gọi Phật Tử đóng góp một thước đất xây chùa, sau nầy là một miếng ngói, một viên gạch… cũng nằm trong phát minh thứ hai nầy của Thầy. Ban đầu mới nghe qua thật là khó tính, vì bài toán ngân hàng không vốn nầy rất khó giải. Thế mà có kết quả vô cùng. Nghĩa là số tiền mua đất hay mua nhà được quy ra từng m2 một. Mỗi mét giá bao nhiêu, Thầy căn cứ theo đó để kêu gọi Phật Tử đóng góp. Nếu mỗi người hay mỗi gia đình đóng góp từ 1m2 trở lên thì chỉ cần 500 Gia Đình là có thể mua một cơ sở khiêm nhường rồi. Thế là Thầy đã tạo mãi được miếng đất có sẵn ngôi nhà tại đường Henri Barbusse số 14 tại Bagneux, cách Paris không xa từ năm 1978, để đến ngày 19 tháng hai âm lịch năm Kỷ Mùi (nhằm ngày 17.3.1979) nhân lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Thầy đã cho làm lễ khai móng để xây dựng Chánh Điện Chùa Khánh Anh tại địa điểm trên. Sau đó số 18 rồi số 16 của đường Henri Barbusse cũng được Thầy mua lại cho chùa. Tiền có được dĩ nhiên là do nhiều nguồn khác nữa. Ví dụ như tiền để dành từ năm 1974 đến năm 1978, rồi làm bánh, phát hành kinh sách, sáng tác ra Lịch Nhựt Thanh (bây giờ gọi là lịch Khánh Anh)…. Đây chính là những nguồn vốn cần thiết để Thầy thành tựu 3 cơ sở trên.

Ngày 18 tháng 6 năm 1995 là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng chùa mới tại Evry trên mảnh đất 4.000 m2 như hiện nay cũng là do sáng kiến của Thầy. Muốn thành tựu một dự án to lớn như vậy phải có nhiều nguồn tài lực hơn, nên Thầy mới nghĩ ra Hội Thiện hay nói rõ hơn là cho chùa mượn không có lời,  để rồi sau năm ba năm chùa rút thăm để hoàn lại số tiền ấy cho người đã cho mượn. Sau nầy Thầy còn gọi là “Ngân Hàng Cấp Cô Độc” và cũng chính từ ngân hàng nầy mà Thầy đã cho xây được ngôi chùa Khánh Anh một cách hùng vĩ, độc đáo nhất tại Âu Châu nầy với số tiền lên đến 22 triệu Euro, cũng không dưới 30 triệu USD. Số tiền ấy làm sao có được khi không có sự tính toán, suy nghĩ để tạo ra một phương pháp mà người đóng góp, cho mượn không lấy gì làm nặng gánh mấy. Đây là phát minh thứ ba của Thầy về việc xây chùa, tạo tượng, đúc chuông v.v…

Để cho việc điều hành một ngôi chùa luôn sống động và hài hòa cũng như không bị kẹt về vấn đề tài chánh và nhất là không bị lệ thuộc vào chỉ một cá nhân hay tổ chức nào, Thầy đã nghĩ ra cách thứ tư là mua Hậu Sống và phương pháp thứ năm là Hậu Chết. Thế nào là Hậu Sống và thế nào là Hậu Chết? Đây là câu trả lời. Có nhiều người không có con cái nối dòng, hoặc giả không có người kế tự, hoặc  về già bị con cái bỏ bê, không lo phụng dưỡng cha mẹ như phong tục của người Việt Nam mình xưa nay vốn được gìn giữ, nên quý Cụ lo trước hậu sự cho mình. Các Cụ để dành được một số tiền khả dĩ để có thể lo cho ma chay, tuần thất, kỵ giỗ v.v… đem đến gửi cho Thầy. Số tiền nầy không nhất định là bao nhiêu, có thể nhiều mà cũng có thể ít, nghĩa là tùy theo khả năng của mỗi người và nhất là không phải đóng một lần vào chùa, mà có thể chia ra nhiều lần và nhiều năm như thế, cho đến lúc mãn phần thì nhà chùa sẽ lo cho tất cả. Nếu lúc ấy con cháu có đến lo chung với chùa càng tốt, nếu không ai đoái hoài đến thân nhân của mình thì chùa sẽ đứng ra lo. Ngày xưa ở Việt Nam thì các Cụ nghĩ rằng, phải có “mồ yên, mả đẹp”, nhưng ở ngoại quốc nầy được ký linh, ký tự tại chùa cũng đã là một phước báu rồi, huống nữa mỗi tuần thất và mỗi lần giỗ quảy đều có nhà chùa lo cho thì còn gì quý hơn cho người quá vãng nữa.

Có nhiều người lúc sống chưa lo được thì khi mãn phần thân nhân ký gửi tro cốt vào chùa, rồi mỗi năm ngày giỗ, ngày kỵ con cháu về chùa để thăm tro cốt của Ông Bà Cha Mẹ mình tại Tháp Địa Tạng. Nơi đó đang lưu giữ nhiều người thân cũng như Đạo Hữu của mình lúc còn sinh tiền. Nếu tro cốt nầy đem ra nghĩa địa của Pháp cũng phải tốn tiền, nhưng quanh năm suốt tháng quạnh hiu, đâu có ai đốt cho một nén nhang khi thăm mộ, còn ở chùa hầu như ngày nào cũng có tiếng kinh lời kệ. Rõ ràng là địa táng, hỏa táng hay thủy táng không bằng gửi tro cốt vào chùa. Mỗi năm có lễ Thanh Minh, Vu Lan, Phật Đản, ngày Tết con cháu dầu sống có xa chùa, nhưng những ngày lễ hội nầy có thể hẹn nhau cùng về chùa để thăm viếng tro cốt của Mẹ Cha, bằng hữu, thật là vô cùng tiện lợi. Đây có nghĩa là hậu chết và cũng là phát minh thứ năm của Thầy nhằm duy trì cũng như phát triển ngôi chùa suốt thời gian năm tháng mà không bị khổ tâm khi phải nghĩ ngợi làm cách nào để duy trì một ngôi chùa, nhất là chùa to lớn như ngôi Đại Tự Khánh Anh trong hiện tại.
HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (73)

Trên đây là 5 sáng kiến phát minh của Thầy về sự xây dựng cũng như bảo trì một ngôi chùa ở Hải Ngoại ngày nay. Chắc hẳn những điều nầy không xảy ra ở trong nước hay một vài nơi khác trên thế giới, nhưng ngay cả ngôi chùa Viên Giác tại Hannover nầy, chúng tôi đa phần cũng đã áp dụng nhiều phương pháp trong những phương pháp trên mà Thầy đã phát minh ra. Ân ấy, nghĩa nầy đàn hậu bối biết làm sao đền trả được, chỉ biết khắc vào lòng, ghi vào  dạ để nhớ ơn Thầy, mặc dầu Thầy không còn hiện hữu trên cõi đời nầy nữa kể từ ngày 8 tháng 8 năm 2013. Thời gian dẫu có trôi qua và không gian nầy dẫu có thay đổi, nhưng những gì Thầy đã đóng góp, phát minh cho Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay bao người và bao đời cũng phải nên ghi nhớ.

HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (79)

Việc sáng kiến thứ sáu là tổ chức thành công Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu. Đây là công việc văn hóa, văn học, giáo dục mà suốt đời Thầy đã cưu mang. Ngay cả ngày ra đi của Thầy tại Phần Lan cũng là những ngày mãn khóa Tu Học kỳ thứ 25 tại đó. Từ năm 1983 mỗi năm chùa Khánh Anh tại Bagneux đều tổ chức Khóa Tu Học cho 30 người đến 100 người, mãi cho đến năm 1987 Khóa nầy đã dời sang Thuỵ Sĩ và cũng chính khóa nầy chư Tôn Đức trong Giáo Hội Âu Châu đề nghị Thầy thành lập Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu và Thầy đã thuận. Do vậy Khóa Tu Học Kỳ I được tổ chức tại Hòa Lan kể từ năm 1988, năm 1989 tổ chức kỳ II tại Berkhof, Đức Quốc và năm nầy cũng là năm đã khởi công xây dựng chùa Viên Giác tại đường Karlsruherstr, tồn tại mãi cho đến ngày nay. Nếu tính chung tất cả các khóa được tổ chức tại chùa Khánh Anh thì Âu Châu năm nay (2015) đã được 32 năm như thế, trong khi đó Hoa Kỳ mới tổ chức được 5 khóa và Úc Châu được 15 khóa. Như vậy Hòa Thượng Minh Tâm cũng là người tiên phương trên phương diện tổ chức các Khóa Tu Học nầy.  Ở những Quốc Gia khác có đông người cư ngụ như Úc Châu, Hoa Kỳ v.v… thì Quý Thầy, Cô tổ chức cơm chay gây quỹ cho Khóa Tu Học, nhưng ở Âu Châu điều kiện địa lý và bị  ngăn cách bởi nhiều Quốc Gia trong một lục địa, nên để nuôi dưỡng sự phát tâm và lòng từ của người Phật Tử, Thầy đã có sáng kiến phát minh ra việc kêu gọi một bao gạo cho khóa học. Mới đầu nghe cũng lạ tai và cũng đã có nhiều Phật Tử nhiệt tình mua cả 2 hay 30 bao gạo đến cúng cho Khóa Tu Học, nhưng đa phần là Phật Tử ở xa hay gửi tịnh tài về chùa Khánh Anh cũng như các nơi tổ chức để cúng dường. Đây là phát minh thứ bảy của Thầy trong nhiều khóa trước. Đến Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 27 vừa rồi tổ chức tại Neuss, Đức Quốc từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 7 năm 2015, số tịnh tài Quý Phật Tử khắp nơi gửi về ủng hộ “một bao gạo” lên đến 46.000 Euro. Đây là con số ủng hộ một bao gạo cao nhất từ trước đến nay, là điều chưa hề đạt đến, mặc dầu Thầy đã ra đi khỏi cõi đời nầy đã trên hai năm rồi. Từ đây và mãi mãi về sau bao gạo nầy sẽ nuôi sống Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu trải qua nhiều năm tháng nữa. Thầy không cho mỗi người một cái bánh để dùng, mà dẫu cho cái bánh ấy có lớn đến đâu đi chăng nữa thì dùng trong một vài ngày cũng hết. Còn ở đây ngược lại, Thầy đã cho chúng ta một cái khuôn làm bánh và cách thức làm bánh, pha bột chế đường làm sao cho nó ngon, có hương vị thơm tho, được nhiều người ưa chuộng, thì quả là cái cung cách ấy nó có giá trị vô song, không gì có thể sánh bằng được.

HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (87)

Phát minh thứ tám của Thầy là “Đại Học Oanh Vũ”. Mới đầu nghe cũng lạ tai, nhưng nghe riết rồi cũng quen đi. Điều nầy hẳn nhiên không phải là Thầy không biết, vì lẽ trước khi đi du học Nhật Bản năm 1967, Thầy đã là Hiệu trưởng Trường Trung Học Bồ Đề Nguyên Thiều Bình Định, lúc Thầy 27, 28 tuổi. Dĩ nhiên là Thầy phải có cử nhân mới đảm nhận được vai trò ấy và ở Nhật Bản từ năm 1967 đến năm 1973, Thầy đã học Nhật Ngữ và thi vào Cao Học Đại Học Lập Chánh (Risso), rồi nghiên cứu sinh Ph.D, lẽ nào Thầy không rõ danh từ Đại Học là gì mà đem danh từ nầy gán cho các em Oanh Vũ tuổi còn Tiểu Học? Dĩ nhiên Thầy có mục đích khi sáng tạo ra lớp học nầy, cũng giống như Thầy đã thành lập ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và các chùa hay các Niệm Phật Đường trên các xứ nầy, đó là chưa kể đến chùa Quan Âm tại Montréal, Canada hay vài chùa mà Thầy đã đỡ đầu ở Hoa Kỳ. Công đức nầy khó ai sánh kịp. Nguyên là mỗi khi Giáo Hội tại Âu Châu tổ chức các Khóa Tu Học như vậy, bao giờ Gia Đình Phật Tử Âu Châu cũng luôn tham gia chuyên môn của mình bên cạnh những hoạt động của Giáo Hội. Hình ảnh nầy thật đẹp mà mãi cho đến ngày nay Âu Châu vẫn còn trân quý, giữ gìn. Các em Oanh Vũ không bao giờ đi một mình đến lớp học được mà phải có Mẹ Cha đi kèm, nhưng nếu các em không có ai chăm sóc thì Cha Mẹ cũng bị phân tâm. Do vậy Thầy đã đặc cách cho các Huynh Trưởng chuyên lo cho các em Oanh Vũ để cho Cha Mẹ cùng học và cùng tu. Từ đó hình ảnh cả Gia Đình cùng đi tu học tại các Khóa Học tại Âu Châu mà chúng ta thường hay thấy. Đây chẳng phải là tinh thần “Phật Hóa Phổ Gia Đình” là gì và nếu không phải là sáng kiến của Thầy thì mấy ai nhìn xa thấy rộng được như vậy?
HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (95)

Ba điểm trên liên quan về vấn đề Tu Học và Giáo Dục. Mặc dầu Thầy chưa chính thức biên hay dịch một tác phẩm nào để lại cho đời, vì quá bận rộn với những công việc hành chánh của Giáo Hội, nhưng những sáng tác phát minh như thế, hẳn bao đời sau người Phật Tử vẫn còn nhắc đến tên Thầy. Nó cũng giống như những định đề toán học: (a+b)2=a2+b2+2ab. Nếu học sinh nào thuộc phương trình nầy thì trọn đời có thể giải được bài toán đang vây bủa chúng ta. Đây là những phương pháp, cách hành xử mà ai trong chúng ta ở trong đời, chắc chắn sẽ có lần cần đến.
HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (96)

Cách đây chừng hơn 25 năm khi mà tình hình Tôn Giáo tại Việt Nam vẫn còn bị đàn áp khốc liệt thì Thầy và Đức Ông Philipp Trần Văn Hoài đã đứng ra thành lập Hội Đồng Liên Tôn, nhằm kêu gọi các Tôn Giáo đứng lại gần nhau để tranh đấu cho vấn đề Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam phải được tôn trọng. Điều nầy chứng tỏ Thầy cũng có một cái nhìn thật sâu và thật xa, để đối phó với những oan nghiệt  của cuộc đời mà người Phật Tử hay Tín Đồ của các Tôn Giáo khác phải gánh chịu. Mặc dầu từ khi xa quê năm 1967 đến năm 2013, tổng cộng cũng đã trên dưới 46 năm chưa một lần Thầy về thăm viếng quê hương xứ sở, nhưng hình ảnh của Hòa Thượng Thích Huyền Quang, vốn là vị Bổn Sư Y Chỉ của Thầy khi Thầy còn học tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, bị câu lưu, vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần, cùng những vị khác như Hòa Thượng Thích Thiện Minh bị bức tử trong tù vào năm 1979, rồi Hòa Thượng Quảng Độ, Hòa Thượng Thiện Hạnh, Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát v.v… tất cả phải cần có tiếng nói ở ngoại quốc hỗ trợ, nên Thầy đã không ngại gian lao khó nhọc, dầu cho bao tử đã bị cắt đi hai phần ba, nhưng tinh thần tranh đấu cho một quê hương Tự Do Việt Nam ở trong Thầy luôn luôn đầy đủ, không bao giờ vắng bóng và khiếm khuyết ở bất cứ thời điểm nào trên lộ trình tranh đấu của Thầy. Nay Paris, mai Washington DC, mốt Nam Bắc Cali, rồi bữa kia Sydney, Tokyo v.v… bất cứ nơi nào cần, Thầy luôn có mặt, chưa bao giờ than thở mà cũng chưa bao giờ trách hờn hay nói xấu bất cứ một ai trong suốt hơn 40 năm mà tôi đã có cơ duyên thân cận, gần gũi Thầy. Nhiều lắm là Thầy bảo rằng: “Sao mà kỳ lạ nhỉ!”. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng nghe ra cũng thấm thía nhiều ý nghĩa lắm.

HT_Minh_Tam_Hinh_Anh_Xua (97)

Cuối cùng, đây là phát minh thứ 10 của đời Thầy. Đó là sự hình thành Liên Châu của các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu cũng như Âu Châu. Nghĩa là sau khi Giáo Chỉ số 9 được ban hành, ai cũng ngẩn ngơ (xem bài “Chỉ còn là đống gạch vụn” mà Thầy đã viết), Thầy là người đầu tiên điện thoại cho Hòa Thượng Như Huệ tại Adelaide, Úc Châu; sau đó gọi cho Hòa Thượng Thắng Hoan, Hòa Thượng Tín Nghĩa (Hoa Kỳ); Hòa Thượng Bổn Đạt (Canada), rồi Hòa Thượng Bảo Lạc, Hòa Thượng Tánh Thiệt và cá nhân chúng tôi…thảo luận phải làm một cái gì đó để giữ lại những Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được thành lập lâu nay tại Hải Ngoại và cuối cùng cách đây 9 năm, nhân Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu được tổ chức gần Sydney, Quý Ngài bốn châu đã ngồi lại với nhau bàn bạc mọi vấn đế và Thầy là người được đề cử nhận chức Trưởng Ban Điều Hợp của Tổ Chức nầy đầu tiên và cứ luân phiên mỗi hai năm, một châu lục điều hành. Nếu không có những cao kiến ấy phát ra từ Quý Thầy thì thử hỏi ngày nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải Ngoại nầy còn lại được gì, ngoại trừ một đống tro tàn, một khối gạch vụn bị đổ nát, tang thương. Đúng là chư Tổ Sư truyền thừa bao đời nay đã cứu chúng ta và chư Phật, chư Bồ Tát đã thùy từ gia hộ, nên mới được như vậy.

Trên đây là 10 điều phát minh sáng kiến của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, Viện Chủ chùa Khánh Anh tại Pháp, mà tôi đã tuyển chọn ra. Dĩ nhiên còn nhiều nữa, nhưng tôi chỉ nêu lên những điều nổi bậc, để chúng ta biết được mà tri ân, báo ân cho những người đã vì đời sau mà hiến dâng tâm trí của mình cho đại cuộc. Riêng Thầy, chắc không bao giờ Thầy nghĩ đến việc nầy cả. Nhưng ngày nay, sau hai năm Thầy viên tịch, cứ công tâm mà nói, ai chê, ai khen… rồi cũng trôi qua với thời gian năm tháng, nhưng những phát minh như thế nầy chắc chắn vẫn mãi còn hiện hữu với thời gian. Người ta có thể xóa đi vết nhăn trên vầng trán, nhưng sâu thẳm bên trong da thịt vẫn còn dấu vết của thương đau, còn ở đây thì ngược lại, dầu cho Thầy đã ra đi, nhưng khi nhắc đến Thầy, Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm thuở nào, không ai mà không thầm cảm tạ.

Viết xong vào một sáng mùa Thu tại thư phòng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc – 2015.

 

Xem bài cùng tác giả

 thichnhudien

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5519)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5783)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11925)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11863)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6276)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6979)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7575)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8967)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 10255)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 18231)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]