Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh (1914 - 2014)

05/07/201403:56(Xem: 6004)
Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh (1914 - 2014)


Thich Nu Vien Minh
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về.

Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).

Ni trưởng xuất thân trong gia đình quyền quý, ảnh hưởng Nho học và văn hóa Âu Tây. Thân phụ là Tham tá Lục Lộ Nguyễn Xuân Tuyển, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhạ, hai cụ sinh hạ được ba chị em, Ni trưởng là trưởng nữ. Do duyên cụ bà mất sớm, nên ba chị em Ni trưởng được sự bảo dưỡng của Di mẫu là cụ bà Công Tôn Nữ Thuyền Duyệt, pháp danh Trừng Thành (dòng dõi Hoàng phái, cháu nội cụ Tuy Lý Vương ở Vỹ Dạ, Huế). Sau này Ni trưởng có thêm năm người em nữa, gồm ba gái hai trai.

Nhờ túc duyên, từ nhỏ Ni trưởng đã có đạo tâm, càng lớn đạo tâm ấy càng hiển lộ rõ nét. Khi duyên lành đến nhờ đọc báo Viên Âm mới hiểu rõ các pháp hữu vi do duyên sinh nên chúng vô thường, biến đổi, vô ngã. Sau đó, lại được đọc kinh Lăng Nghiêm do Bác sĩ Lê Đình Thám dịch giải, tâm thức Ni trưởng bừng sáng, cảm thấy cửa giải thoát hé mở và từ đây Người nuôi chí xuất trần, tầm sư học đạo.

Năm 1937, nhân được Di mẫu dẫn vào Huế chữa bệnh, trú tại nhà bà ngoại; Ni trưởng ngỏ lời nhờ người bạn dẫn đến ngôi chùa nào trên núi xin xuất gia, nhưng bạn bảo chỉ biết chùa Từ Đàm. Thế là hôm sau, Người trốn mẹ và bà ngoại khăn gói lên chùa, đến nơi gặp cố Ni trưởng Diệu Không (hồi đó còn hình thức nữ cư sĩ) đang giảng về lý Nhân Duyên trong Cảnh Sách, Người vào dự thính rất chăm chú và thích thú. Sau đó, Người xin xuất gia với Sư cụ thượng Diệu hạ Hương trú trì Ni Viện Diệu Đức.

Khi hay tin Người xuất gia, Di mẫu của Ni trưởng đến chùa bắt ép phải về. Sau bao lần khuyên giải, thuyết phục không thành, gia đình đành bất lực trước sự kiên định của Ni trưởng nên thuận lòng để Người xuất gia.

Từ đó, Ni trưởng cảm nhận rằng, ngôi chùa chính là ngôi nhà thật sự đưa mình đi đến con đường giải thoát. Bước đầu tu tập tuy gặp nhiều chướng duyên nhưng Người đã vượt qua tất cả. 

Hằng ngày, Ni trưởng tinh tấn tu hành, lo bồi công lập đức. Với đức tính ôn hòa nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới, nên Ni trưởng luôn được mọi người trong chùa quý mến.

Hội đủ duyên lành, ngày 9 tháng 9 năm Đinh Sửu (1937) Ni trưởng được đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, trú trì Tổ đình Tường Vân - Huế truyền thọ Sa Di Ni giới, (Pháp tự Viên Minh) với sự hộ giới đông đủ của quý Thầy học Tăng Trung Học tại chùa. 

Trong tinh thần cầu học, năm 1939 Ni trưởng xin phép Giáo Hội và Sư cụ Diệu Hương vào học lớp Gia giáo tại chùa Bà Ba Sàng và chùa Vạn An (Sa Đéc). Năm 1940, Ni trưởng trở về Ni viện Diệu Đức đảm trách chức tri sự. Cũng vào năm này, tuy còn Sa Di Ni nhưng Sư đã cùng cố Ni trưởng Thể Yến đảm nhiệm giảng dạy Quy Sơn Cảnh Sách và Di Đà Sớ Sao tại chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội.

Mùa Thu năm 1944 (Giáp Thân) Ni trưởng thọ Tỳ Kheo Ni tại Đại giới đàn Thuyền Tôn do cố Hòa thượng Thích Giác Nhiên làm Đàn đầu, cố Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Yết ma. Năm 1947, Ni trưởng lên ở chùa Khải Ân - Châu Ê, Huế. Cũng trong năm đó, được sự chỉ dạy của Hòa thượng Già Lam, Ni trưởng cùng các pháp lữ đã mở cơ sở dệt vải để chăm lo đời sống cho Ni chúng bấy giờ.

Cố Ni trưởng Diệu Không vì đảm trách nhiều Phật sự, như trông coi nhà in Liên Hoa, giúp Sư cụ Diệu Hương và Ni trưởng Thể Yến chăm sóc học chúng Diệu Đức, đi thuyết giảng trong Nam ngoài Bắc... nên năm 1953 đã mời Ni trưởng đến Trú trì chùa Hồng Ân dìu dắt Ni chúng tu học.

Năm 1960 vâng lời cố Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng vào Phú Yên an cư và làm Phật sự tại Cô nhi viện Tuy Hòa.

Năm 1962 cố Hòa thượng Già Lam và quý Ni trưởng thành lập Ni viện Diệu Quang - Nha Trang để hoằng truyền Chánh pháp, đào tạo Ni tài.

Năm 1963 Ni trưởng được mời vào làm Phó Giám viện Ni viện Diệu Quang để dẫn dắt Ni chúng, đồng thời làm Giám đốc Ký nhi viện Phước Điền - Nha Trang. Bước chân vào đường hóa đạo, Ni trưởng luôn là người xứng đáng với trọng trách mà quý Hòa thượng giao phó, xứng danh làm nơi quy ngưỡng cho nam nữ Phật tử các giới quy hướng.

Từ năm 1964 đến năm 2007, Ni trưởng lần lượt được cung thỉnh làm Giáo thọ Yết ma A xà lê, Hòa thượng Đàn đầu ở các giới đàn được tổ chức tại Nha Trang, Phan Rang.

Năm 1972, Ni trưởng về thọ lễ tang Bổn sư - đức đệ nhất Tăng Thống Tường Vân, rồi lưu lại ở Huế làm Đặc ủy Xã hội và dạy Qui Sơn Cảnh Sách tại Ni viện Diệu Đức, Huế.

Sau ngày giải phóng, vì Ni viện Diệu Quang thiếu bậc niên cao lạp trưởng nên Hòa thượng Trí Nghiêm, Hòa thượng Đổng Minh mời Ni trưởng trở lại Nha Trang đảm nhận trọng trách Giám Viện Ni Viện Diệu Quang, tiếp tục sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp và chăm lo đời sống tu hành cho Ni chúng tại đây.

Năm 1990 vâng lời cố Ni trưởng Diệu Không và quý Hòa thượng ở Huế, Ni trưởng trở về chùa Hồng Ân tiếp tục hành Như Lai sự, trùng tu Chánh Điện và các ngôi nhà khác đã xuống cấp. Mặc dầu niên hạt đã ngoài cửu thập nhưng hằng ngày Ni trưởng vẫn miệt mài thủ bất ly quyển, hễ buông sách thì Người lại niệm Phật miên mật.

Năm 1993, Ni trưởng được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu giới đàn phương trượng Diệu Đức; năm 2005 làm Hòa thượng Yết ma A-xà-lê giới đàn Giác Nhiên - Thuyền Tôn, năm 2010 làm Hòa thượng Đàn đầu giới đàn Minh Hoằng -Từ Đàm.

Đối với chư Tăng, Ni trưởng luôn một lòng cung kính, thường giữ Bát Kỉnh Pháp nghiêm cẩn. Với Ni chúng, Ni trưởng luôn khuyến khích, động viên, sách tấn chư Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, vững bước trên con đường tu tập xứng đáng là con gái của dòng họ Thích. Với Phật tử thì Ni trưởng rất từ ái, bao dung và độ lượng.

Đức trí sáng ngời của Ni trưởng đã thôi thúc hàng đệ tử xuất gia quyết định tổ chức Lễ Bách Tuế vào ngày 13/03/  năm Quý Tỵ để tỏ lòng Tri ân và Tôn ngưỡng của Đại chúng đối với Ni trưởng. Chính trong dịp này, đã cho ra đời ấn phẩm "Cội Tùng Tỏa Bóng" của Ni trưởng đã dâng lên Chư Tôn Thiền Đức Tăng-Ni cũng như các thiện nam tín nữ Phật tử khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm này đã lưu bút tích những bài thơ được Ni trưởng cảm tác từ quá trình tu thân hành đạo của Người trong suốt một thế kỷ tròn.

Hôm nay, dẫu Ni trưởng duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Ni trưởng mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về.

Và rồi, thuận theo lẽ vô thường, sau một thời gian lâm bệnh nhẹ, Ni trưởng như đã "Dự Tri Thời Chí". Ni trưởng biết trước mình sẽ quy Tây nên đã dặn dò chúng đệ tử Xuất gia cũng như tại gia tất cả những Phật sự cần yếu.

Vào lúc 5giờ 45 phút, rạng sáng ngày 30 tháng 6 năm Giáp Ngọ, Ni trưởng đã an nhiên thị tịch, trú thế 101 tuổi và 70  Hạ lạp.

Nam Mô Lâm Tế Tứ Thập Tam Thế Tường Vân Pháp Phái, Hồng Ân Ni tự trú trì, Diệu Quang Ni Viện Viện Chủ húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh hiệu Trí Uyên Hòa Thượng Ni Giác Linh thùy từ chứng giám.    
  

Ban Tổ chức và Môn đồ pháp quyến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2022(Xem: 3480)
Xuất thân trong gia đình thuần nông kính tin Tam bảo, từ thuở nhỏ Hòa thượng đã sớm bộc lộ niềm tôn kính Đức Phật và có chí nguyện xuất gia học đạo. Do vậy vào năm 10 tuổi, theo chân Thầy Nhật Lệ (Hòa thượng Thích Nhật Lệ) ở tại chùa Quan Thánh (Quảng Trị) để đi học và tập sự nếp sống Thiền môn. Nhân duyên chín muồi, năm 1945 Hòa thượng đến Kinh đô Huế, bái Hòa thượng thượng Trí hạ Thủ làm thầy tế độ tạitổ đình Sắc Tứ Báo Quốc Hàm Long Thiên Thọ tự nối dòng pháp Liễu Quán đời thứ 44 pháp danh Nguyên Đạt, hiệu Huệ Tánh.
16/03/2022(Xem: 2820)
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
13/03/2022(Xem: 3069)
Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu. Những gì Thầy dịch nhiều hơn những gì tôi có thể đọc, những gì Thầy viết phức tạp hơn những gì tôi có thể hiểu, và công trình hoằng pháp của Thầy vĩ đại hơn những gì tôi có thể đo lường. Bài viết, do vậy, chỉ là một phần những gì có thể nhìn về Thầy Thích Minh Châu, từ một người, tuy chưa bao giờ gặp Thầy trực tiếp, nhưng luôn luôn tự xem như học trò của Thầy. Và nơi đây sẽ tập trung về cách Thầy Thích Minh Châu lý giải về cửa pháp Bất Lập Văn Tự (không dựng lập chữ nghĩa, ngôn ngữ, biểu tượng, ký hiệu…). Sai sót tất nhiên sẽ có, người viết xin được thành tâm sám hối.
05/03/2022(Xem: 3188)
Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trú trì chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo phó, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần) tại chùa Phước Long; Trụ thế: 72 năm, 49 Hạ lạp. Lễ thỉnh nhục thân nhập Kim quan lúc 21 giờ ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần). Kim quan được an trí tại Giác linh đường chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 5-3-2022 (nhằm ngày 3-2-Nhâm Dần). Lễ phụng tống kim quan trà-tỳ tại Đài hỏa táng phía Bắc TP.Nha Trang được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 7-3-2022 (nhằm ngày 5-2-Nhâm Dần).
04/03/2022(Xem: 3068)
Hòa thượng Thích Ngộ Khải, Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN thị xã An Nhơn, Viện chủ chùa Thiên An, thị xã An Nhơn Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 03 tháng 3 năm 2022 (nhằm mùng 01 tháng 02 năm Nhâm Dần) tại chùa Thiên An, số 35 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
21/02/2022(Xem: 4042)
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
10/02/2022(Xem: 7552)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
05/02/2022(Xem: 4321)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
04/02/2022(Xem: 3007)
Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, nhận được tin: THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THÀNH - TRÚ TRÌ CHÙA DIÊN THỌ Viên Tịch vào lúc 04giờ 45 phút ngày 02/02/2022 (Nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần) tại Chùa Diên Thọ, TT Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 69 năm Hạ lạp: 28 năm - Lễ thỉnh Nhục thân nhập Kim quan lúc 18h00p ngày 02/02/2022 (nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần). - Kim quan được an trí tại Giác Linh đường Chùa Diên Thọ, số 226 đường Lạc Long Quân, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. - Lễ viếng bắt đầu từ lúc 20h00 cùng ngày. - Lễ cung thỉnh Kim quan Đăng đàn Trà tỳ chính thức được cử hành vào lúc 08h00p ngày 05/02/2022 (Nhằm ngày 05/01 năm Nhâm Dần).
22/01/2022(Xem: 8516)
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567