Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa (Bài viết kính dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc)

23/10/201018:25(Xem: 6105)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa (Bài viết kính dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc)



trong cay co hoa

Trong Cây Có Hoa
Trong Đá Có Lửa
Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển
nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc

Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng




Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006.

Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng”


“Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa),

Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)”

Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.

 

Trong cây có hoa đó là Nhân, nhưng phải nhờ có Duyên nữa mới có hoa (Quả) duyên ở đây bao gồm sự chăm sóc từ bàn tay của con người và đợi đến khi gặp thời tiết thích hợp thì cây mới ra hoa. Ví dụ như hoa Anh Đào Nhật Bản hay hoa Vạn Thọ của Việt Nam, đến mùa Xuân mới có hoa, nhưng nếu ta không chăm sóc, không bón phân, không tưới nước thì sẽ khó để có được những bông hoa tươi đẹp.

 

Trong đá có lửa là Nhân, nhưng cần phải có Duyên tác động vào thì mới giúp đá phát ra lửa (Quả), duyên ở đây là hai viên đá phải cọ sát với nhau mới có lửa, nếu đặt hai viên đá xa nhau, mãi mãi sẽ không bao giờ có lửa.

Trong cây có hoa, trong đá có lửa”,  ý của Thiền Sư Đạo Nguyên ở đây là muốn nhấn mạnh rằng “Trong chúng sanh có Phật tánh”, nhưng Phật tánh này đang bị lớp bụi dầy đặc của vô minh che phủ từ vô thỉ, kiếp này ta cần phải phủi bụi trừ dơ, làm sạch lớp bụi vô minh kia, mới mong Phật tánh của ta hiển lộ, ta phải tinh tấn, tu tập miên mật, liên tục không ngừng nghỉ cũng giống như ta mài 2 viên đá để cuối cùng phát ra lửa vậy, nếu ta mài vài cái và bỏ ngang thì lửa sẽ không bao giờ có, nếu ta giải đãi, không thường hằng tinh tấn thì mãi mãi ta không bao giờ nhìn thấy Phật tánh của mình hiển lộ.

 

Trong cây có hoa, trong đá có lửa” là hình ảnh tiêu biểu và gắn liền trong cuộc đời tu tập và hoằng Pháp của Hòa Thượng Thích Như Điển. Ngài luôn là tấm gương sáng ngời về sự tinh tấn dõng mãnh trên đường đạo cho những người hậu học.

 

Bản thân tôi từng có duyên may theo chân làm thị giả cho Hòa Thượng trong các chuyến hoằng Pháp ở Hoa Kỳ, từng viếng thăm Chùa Viên Giác của Ngài nhiều lần, cũng như được hầu cận, tiếp xúc trong những dịp Ngài ghé thăm bổn tự, nên chứng kiến và biết được mọi sinh hoạt tu tập của Hòa Thượng. Đặc biệt nhất là trừ trường hợp ngã bệnh, ngoài ra trong suốt 55 năm tu tập của mình, dù ở bất cứ nơi nào Ngài chưa bao giờ bỏ thời công phu buổi khuya.

 

ht nhu dien (2)

 

Phái đoàn Hoằng Pháp của HT Như Điển
ở Chùa Đức Viên, San Jose, Miền Bắc California




Hòa Thượng Như Điển còn nổi tiếng về hạnh nguyện lạy Phật, vì lạy Phật là một phương pháp sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng và cũng là phương cách làm cho thân tâm mình được gạn lọc sạch sẽ qua thân, khẩu và ý nghiệp. HòaThượng đã phát nguyện lạy bộ Ngũ Bách Danh với 500 danh hiệu của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát; rồi 3.000 lạy của bộ Tam Thiên Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Sau đó Ngài phát nguyện lạy Kinh Vạn Phật, trên 10.000 lạy. Tiếp đó, vào những mùa An Cư Kiết Hạ, Ngài đã phát nguyện lạy Kinh Pháp Hoa mỗi chữ mỗi lạy, tổng cộng có trên 70.000 lạy; hiện nay Ngài và đại chúng Viên Giác cũng đang tiếp tục lạy Kinh Đại Bát Niết Bàn gồm 2 quyển. Ngài nói rằng từ năm 1984 đến nay, trong các mùa An Cư Kiết Hạ, mỗi đêm Ngài lạy từ 250 đến 300 lạy. Quả thật đây là một công hạnh khó ai theo kịp trong thời đại này. Ngài cũng hay tâm sự với đại chúng "Cũng nhờ tụng kinh và lạy Phật mà bản thân tôi làm được nhiều Phật sự như ngày hôm nay". Và có lẽ nhờ công đức tu tập của HòaThượng mà mọi Phật sự trong cuộc đời của Ngài đều thông suốt và viên mãn.

 

ht nhu dien (7)

HT Như Điển, HT Hạnh Tuấn và TT Nguyên Tạng
dự Đại Hội Gia Đình Phật tử tại San Jose tháng 3 năm 2011



HT Như Điển hiện là Đệ Nhị Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và là Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh của Giáo Hội Tăng Già Thế Giới (trụ sở đặt tại Đài Loan). Ngài sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, và xuất gia đầu Phật năm 1964 tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An. Thọ Sa di năm 1967 tại Giới đàn Chùa Phổ Đà, Đà Nẵng, được Bổn Sư là Cố Hòa Thượng Thích Long Trí ban cho pháp tự là Giải Minh. Năm 1971, Ngài thọ Tỳ Kheo giới tại Giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức. Năm 1972, được trợ cấp học bổng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam với sự đồng thuận của Giáo Hội Trung Ương qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Thích Huyền Quang và cố Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thích Thiện Hoa lúc bấy giờ, Ngài đã đến Nhật du học. Sau 9 tháng học nhảy 3 khóa Nhật ngữ và đã đậu vào Đại học Teikyo (Đế Kinh) tại Tokyo ngành giáo dục học. Đến tháng 2 năm 1977, Ngài đã ra trường với luận án tốt nghiệp tối ưu và tiếp tục thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại học Risso (Lập Chánh) tại Tokyo, và chỉhọc ở đây một thời gian ngắn. Ngày 22/4/1977, Ngài đến Đức quốc với Visa du lịch, nhưng sau đó xin tỵ nạn và ở lại Đức từ đó cho đến nay, chưa có cơ hội trở về thăm quê hương. Ngài đã ở tại Kiel một năm để học tiếng Đức tại Đại học Kiel, sau đó dời về thành phố Hannover để học tiếp ngành giáo dục hậu Đại Học. Vào ngày 15/4/1978, Ngài thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover. Năm 1988 được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại Giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp quốc. Ngày 28/6/2008, tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên được tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, Ngài đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tấn phong lên Giáo phẩm Hòa Thượng. Ngày 8/7/2011 tại Colombo, Tích Lan, Hội Đồng Tăng Già Tích Lan đã phát giải thưởng cao quý cho HT Thích Như Điển HT Thích Minh Tâm về việc truyền bá giáo lý Phật Đà khắp năm châu dochính Thủ Tướng Tích Lan trao tặng. Hòa Thượng cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978, 1979. Hiện nay tại Đức có 15 ngôi chùa, hơn 70 vị xuất gia. Có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử.

 Năm 2019 cũng là năm kỷ niệm chu niên 40 năm thành lập chùa Viên Giác và 40 năm thành lập Hội Phật Tử VNTN tại Cộng Hòa LB Đức. Hiện tại Chùa Viên Giác, Hannover đã trải qua 3 đời trụ trì như sau: Khai sơn sáng lập Trụ Trì từ năm 1978 đến năm 2003: Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển, thuộc dòng phái Thiền Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 41. Kế tục đời Trụ Trì thứ nhất là Thượng tọa Thích Hạnh Tấn, từ năm 2003 đến 2008, đệ nhị TrụTrì là Đại Đức Thích Hạnh Giới, từ năm 2008 đến 2017; đệ tam Trụ Trì từ 2017 đến nay là Đại Đức Thích Hạnh Bổn.


ht nhu dien

Chùa Viên Giác, là một ngôi chùa nổi tiếng trong hiện tại, đã chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1989, khánh thành năm 1991 và lễ hoàn nguyện vào năm 1993 với tổng kinh phí xây dựng là 9.000.000 DM, tương đương với 4.500.000 Euro (5.000.000 USD). Tất cả đều do công đức của quý Phật Tử Việt Nam trong và ngoài quốc gia Đức đóng góp cúng dường. Ngoài ra chính quyền tiểu bang Niedersachsen cũng như Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức trợ giúp về lãnh vực văn hóa của Tôn Giáo suốt trong thời gian 26 năm hội nhập (1979-2005) về những phương diện như: In ấn báo Viên Giác, kinh sách, hội thảo, văn nghệ v.v…

 

Mỗi năm Chùa Viên Giác đều có nhiều sinh hoạt Phật sự khác nhau cho người Việt đồng hương và người Đức như: Đại Lễ Phật Đản, Đại Lễ Vu Lan, lễ Hội Quan Thế Âm, Tết, Rằm Tháng Giêng cũng như những khóa tu học ngắn hạn hoặc dài hạn trong vòng từ 2 ngày đến 3 tháng. Số người Việt đi lễ chùa Viên Giác hằng năm độ 80.000 người và đặc biệt có khoảng 40.000 người Đức về chùa làm quen với Đạo Phật.

 

Có thể nói Chùa Viên Giác là ngôi chùa Việt Nam được thành lập đầu tiên tại xứ Đức và đã trở thành ngôi Tổ Đình của môn phong pháp phái Chúc Thánh nói riêng cũng như cho Phật Tử Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức nói chung.

 

Không những chỉ hoằng Pháp tại Đức mà vai trò hoằng pháp của HT Như Điển còn mở rộng ra bên ngoài xứ Đức. HT Như Điển nổi tiếng là một Tăng sĩ VN hải ngoại có thể giữ kỷ lục tham quan nhiều quốc gia nhất, gồm 73 nước tính từ sau năm 1975 cho đến nay 2018, trong đó nổi bật nhất là các quốc gia Âu Châu, Đông Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu là những nơi Ngài thường xuyên lui tới để hoằng Pháp.

 

Một quốc gia quen thuộc với Ngài nhất, đó là Úc Châu, vì rằng xứ sở Kangaroo này có sự hiện diện của bào huynh Ngài là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (hiện là Hội Chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan) và đặc biệt là có vị Giáo Thọ Sư của Ngài, đó là Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ (1934-2016), là Hội Chủ lãnh đạo GH Úc Châu trong 16 năm từ 1999 đến 2015. Có thể nói do công đức giới thiệu của HT Như Điển từ lúc ban đầu mà HT Như Huệ đã được Cộng Đồng PTVN tại Adelaide, Nam Úc cung thỉnh Ngài sang Úc định cư và làm việc cho đến ngày viên tịch.

 

Theo lời kể của HòaThượng, Ngài đến Úc lần đầu tiên vào năm 1979 do Hội PGVN New South Wales mời qua thuyết giảng và cố vấn cho Hội cách sinh hoạt, trong dịp này Hòa Thượng đã hướng dẫn thành viên Hội đóng góp định kỳ $10 Úc kim hằng tháng hoặc cho mượn Hội Thiện để Hội có kinh phí sinh hoạt và thuê mướn cơ sở.

 

Sau đó vì có bào huynh của Ngài là HT Thích Bảo Lạc, Trụ Trì chùa Pháp Bảo ở Sydney, Úc Châu, cho nên từ năm 2003, sau khi Ngài lên ngôi Phương Trượng Chùa Viên Giác,  mỗi năm 3 tháng vào mùa Đông giá lạnh tại Đức, Ngài đã rời Đức quốc đi Á Châu (Thái Lan và Ấn Độ) một tháng. Còn lại 2 tháng Ngài đã đến Sydney Úc Châu thăm  HT Thích Bảo Lạc, rồi lên núi đồi Đa Bảo để tĩnh tu nhập thất trong suốt 2 tháng liền, cho đến năm 2012 là đúng 10 năm. Trong 10 năm đó, những lần ở trên vùng núi đồi Đa Bảo tại Campbelltown hay Blue Moutain, đều là những ngày tháng vui khỏe, an lạc lạ thường của Ngài. Ngoài thời gian dành để viết hoặc dịch kinh sách, có lúc Ngài cũngcùng HT Bảo Lạc đi thăm thú đó đây quanh nước Úc, như cuối năm 2006, Ngài đi thăm Darwin, Perth, Alice Spring và núi đá đỏ Uluru. Và lúc đó trong một cuộc điện đàm thăm hỏi, Ngài đã cho biết rất mãn nguyện khi được viếng thăm núi thiêng Uluru, được xem là kỳ quan của xứ Úc.

Nhìn toàn cảnh Uluru, người ta sẽ thấy đó là khối đá khổng lồ và bóng nhẵn, tạo thành một khối thống nhất, trên khắp núi không có bất cứ loại cây cỏ nào. Chiều cao của Uluru lên tới 348m, dài 3km, chu vi chân núi khoảng 8,5km. Với kích thước lớn như vậy, nhìn xung quanh ngọn núi thiêng, du khách thấy mọi vật trở nên nhỏ bé. Một trong những điều kỳ lạ ở Uluru chính là khả năng tự biến đổi màu sắc tùy theo  thời gian và thời tiết trong ngày như đỏ sẫm, vàng cam, xanh thẫm hay tím. Tảng đá thiêng tuổi đời 600 triệu năm thường mang màu đỏ sẫm đặc trưng, nhưng khi thời tiết thay đổi, màu sắc của nó cũng biến đổi theo.

 

Rồi cuối năm 2010, tôi đã mời HT viếng thăm Tasmania ngay sau khi Ngài tham dự và giảng dạy tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 9 ở Sydney. Ngài và đệ tử thị giả của Ngài là ĐĐ Hạnh Định phải xuống Melbourne để cùngtôi và chú đệ tử người Úc, Quảng Từ Chris Dunk lên tàu Spirit Tasmania để bắt đầu chuyến tham quan. Tôi chọn Tasmania để mời Hòa Thượng tham quan Port Arthur, là một thị trấn nhỏ và là nhà tù cũ trên bán đảo Tasman, vì trong năm 2010, báo chí Úc đưa tin UNESCO đã chính thức ghi nhận địa điểm Port Arthur là di sản của thế giới, với 11 địa danh còn lại thuộc chuỗi nhà tù do đế quốc Anh xây dựng trong thế kỷ 18-19. Cho đến ngày nay, Port Arthur là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất của Úc, thu hút được hơn 250.000 du khách mỗi năm.


chet an lac-tai sanh hoan hy


  

Trong thời gian tham quan Tasmania, tôi và Hòa Thượng đã bàn thảo với nhau về nhiều vấn đề như sinh hoạt Phật sự trong GH, hoằng pháp và đặc biệt là chương trình dịch sách chung với nhau trong tương lai gần. Không ngờ sau chuyến viếng thăm đó, Thầy trò chúng tôi đã bắt tay vào việc ngay, hợp dịch 2 tập sách từ Anh Ngữ sang tiếng Việt. Lúc đầu tôi thỉnh Hòa Thượng dịch chung tác phẩm “Buddha & His Principal Disciples’s Relica” (Xá Lợi của Phật & Chư Vị Đại Đệ Tử của Ngài), nhưng sau đó phát hiện đã có người dịch tác phẩm này nên tôi thỉnh Hòa Thượng cùng dịch tập sách Chết An Lạc, Tái Sanh Hoan Hỷ, nguyên tác Anh ngữ “Peaceful Death, Joyful Rebirth” của Lạt Ma Tây Tạng, Tulku Thondup (thuộc phái Phật Giáo Nyingma). Sách dày 515 trang, tôi dịch từ chương 1 đến chương 5, Hòa Thượng dịch từ chương 6 đến chương 10 và 2 phụ lục.

Tôi chọn dịch sách này vì muốn cống hiến thêm cho kho tàng văn khố PGVN có thêm 1 tài liệu khác về PG Tây Tạng, vì cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, trình bày những giáo lý cốt lõi về Thiền, Mật tông và Tịnh độ, không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.


Tập sách thứ 2, tôi dịch chung với HT Như Điển và đã phát hành vào dịp Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 17 tại Portsea, Úc Châu, do tôi làm trưởng ban tổ chức vào cuối tháng 12-2017, là “Thiền Quán về Sống và Chết, Cẩm Nang Hướng Dẫn và Thực Hành” (The Zen of  Living and Dying – A Practical an Spiritual Guide), tôi dịch từ đầu sách đến trang 136 và Hòa Thượng dịch từ trang 137 đến cuối sách trang 251, nguyên tác Anh ngữ là của Thiền Sư người Mỹ, Philip Kapleau (1912-2004), Ngài cũng là tác giả của tập sách nổi tiếng The Three Pillars of Zen (Ba Trụ Thiền).

Tôi trình với Hòa Thượng về lý do chọn dịch tập sách này là có liên quan đến xứ sở Nhật Bản nơi Hòa Thượng từng du học từ 1972 đến 1978, và Lão Sư Philip Kapleau là đệ tử của Thiền Sư Bạch Vân (Nhật Bản), ông cũng đã đến Nhật vào tháng 3 năm 1047, làm thư ký Tòa án cho Quân sự Quốc tế tại Tokyo để xử các tội phạm chiến tranh thế chiến thứ 2. Ông so sánh với các phiên xử những tội phạm khủng bố của phát xít Đức ở Nuremberg thì phiên xử ở Tokyo dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn. Vì người Nhật biết chấp nhận hậu quả chiến tranh với sự điềm tĩnh và tự kiềm chế. Qua tìm hiểu, Kapleau biết rằng người Nhật chấp nhận quả khổ này là dựa trên "Luật nghiệp quả báo ứng" (The law of karmic retribution). Khái niệm về luật nhân quả này được hoạt động trên bình diện đạo đức kích thích sự chú ý của Kapleau, vì nó ngược lại hoàn toàn với sự tự bào chữa rất thường nghe ở Đức. Với sự tò mò về vấn đề nghiệp báo, cuối cùng Kapleau quy hướng PG và sau đó bỏ ngang công việc và phát tâm xuất gia tu học theo PG Nhật Bản.


Trước đây đã có rất nhiều sách báo viết về sự chết và hấp hối rồi, tại sao lại có thêm một cuốn sách nữa về sự chết và hấp hối nữa để làm gì? Mục đích chính của cuốn sáchThiền Quán về Sống và Chết” là giúp người đọc học cách sống một cách trọn vẹn với sự sống ở mọi thời điểm và chết một cách an lạc khi cái chết xảy đến. Sự chấp nhận này còn làm cho chúng ta sẵn sàng đối diện với cái chết một cách can đảm và tiếp nhận những gì liên quan đến cái chết ban cho mình, đó là cách thức thay thế cái thể xác cũ mòn, đau đớn này bằng một thân xác mới, và hơn nữa đây là cơ hội độc nhất trong đời sống này để chứng nghiệm giải thoát giác ngộ.

Cả hai dịch phẩm của hai Thầy trò, HT Như Điển đều vận động và ủng hộ ngân quỹ để ấn tống rộng rãi tại Đức, Úc và Hoa Kỳ. Con xin niệm ơn Hòa Thượng đã cho con có cơ hội cùng làm việc chung với Ngài để có được 2 đứa con tinh thần giá trị này.


thien-quan-song-va-chet-2017

 

Chúng ta còn được biết trong khoảng thời gian mười năm, chỉ với những lần đến Úc tĩnh tu mà Hòa Thượng đã có thêm 20 tác phẩm, dịch phẩm trong kho tàng văn khố của Ngài gồm khoảng 65 đầu sách. Đồng thời trong những năm này, HT đã tích cực đóng góp cho sự lớn mạnh của các Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu tại Úc.

 

Nói chung, Úc Châu là nơi Hòa Thượng đến thăm thường xuyên nhất trong đời của Ngài, Ngài từng kể tôi nghe, chỉ riêng để đến Úc Ngài đã trải qua hơn triệu cây số đường bay, vì chuyến bay từ Hannover đến Sydney là 35.000 cây số, nếu đem con số này nhân cho trung bình 38 lần bay của 38 năm (từ 1979 đến 1917) thì đã là 1.292.000 cây số rồi.

Một quốc gia khác mà HT Như Điển thường đến hoằng Pháp sau Úc Châu phải nói là Hoa Kỳ, quả thật từ năm 1979, Ngài đã bắt đầu đi Hoa Kỳ và đến nay 2018 trong gần 40 năm liên tục, HT đã có trên 50 lần đến quốc gia này để làm Phật sự, điều ấy có nghĩa là mỗi năm một lần và nếu có năm không đi Hoa Kỳ thì bù lại có năm đi 2, 3 lần để thuyết giảng, hay tham dự lễ khánh thành hoặc dự lễ tang của chư Tôn Đức.

 

Hoằng Pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”,  nghĩa là: “công cuộc hoằng truyền Chánh Pháp đến cho mọi người, mang lợi ích cho chúng sanh là nhiệm vụ, là hoài bảo, là bổn phận thiêng liêng của người xuất gia".  Người viết có duyên may được Hòa Thượng cho phép tháp tùng trong Phái Đoàn Hoằng Pháp của Ngài tại Hoa Kỳ từ 2006 đến 2012 (mỗi năm từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5), về sau này vì bận Phật sự tại bổn tự nên chúng tôi không tham dự nữa. Trong phái đoàn lúc đó thường có 10 vị, gồm có HT Như Điển (Trưởng Đoàn), TT Đồng Văn, TT Nguyên Tạng, TT Thông Triết, TT Hạnh Đức, TT Giác Trí, TT Hạnh Bảo, ĐĐ Thánh Trí, ĐĐ Thiện Đạo, ĐĐ Hạnh Thức, ĐĐ Viên Giác, ĐĐ Hạnh Tuệ, NS Minh Huệ…Hòa Thượng phân công cho chúng tôi mỗi vị giảng một đề tài chuyên môn theo khả năng khác nhau về cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền, về Thiền, Tịnh, Mật… tùy theo thính chúng mà uyển chuyển. Những địa phương mà Phái Đoàn đã đi gồm Nam Cali (Chùa Bát Nhã, Chùa Phật Tổ, Đạo Tràng Mắt Thương Nhìn Đời, Thiền Đường Ngọc Sáng, Liên Trì, Hiền Như Tịnh Thất…) và Bắc Cali (Chùa Đức Viên, Chùa An Lạc, Chùa Đại Nhật Như Lai, Chùa Kim Quang, Tịnh xá Quan Âm, NPĐ Fremont, Tịnh Thất Hòa Bình, Đạo Tràng Từ Bi Nguyện, Nhà Hàng Andy Nguyễn…) rồi từ đó đi Las Vegas (Chùa Liên Hoa, Chùa Phổ Quang..). Tiếp theo là Houston (Chùa Trúc Lâm, Chùa Phước Đức, Chùa Từ Bi…) Từ Houston đi Austin (Chùa Liên Hoa). Tiếp đến đoàn về Oklahoma (TV Chánh Pháp) rồi đi Philadelphia (Chùa Linh Quang, Chùa Phật Bảo, Chùa Hoa Nghiêm..). Tiếp đến đi Atlanta (Chùa Hải Ấn, Chùa Tây Phương, Tư gia Đạo Hữu Thị Phước); từ Atlanta bay đến Chicago (Chùa Trúc Lâm, Chùa Quang Minh, Chùa Phước Hậu…), rồi đi Michigan (Chùa Linh Sơn, Chùa Pháp Lâm, Chùa Việt Nam (St. Louis) , Chùa Quan Âm, Chùa Tịnh Tâm và Jacksonville (Chùa Hải Đức). Từ Jacksonville đi Orlando hay Gainsville. Điểm cuối cùng là Mineapolis (Chùa Phật Ân và Tu Viện Tây Phương). Từ đó bay sang Montreal, Canada (Tổ Đình Từ Quang, Chùa Quan Âm, Chùa Hiếu Giang, Chùa Từ Ân….)


ht nhu dien (4)

Anh Chị Trọng Nghĩa-Mộng Lan (Radio-Bolsa) phỏng vấn

Hòa Thượng Thích Như Điển, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng & Đại Đức Thích Viên Giác



ht nhu dien (8)

Ký giả Phạm Khanh (Little Saigon Tivi) phỏng vấn

Hòa Thượng Thích Như Điển & Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng


ht nhu dien-tt nguyen tang

Hòa Thượng Thích Như Điển & Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng

ký tặng sách quý Phật tử tại Cali, Hoa Kỳ.

 




Nếu chư Tôn Đức trong đoàn không có sức khỏe thì không ai có thể chịu đựng được trong 10 tuần lễ đi và làm việc liên tục như vậy. Phần lớn những thành phố, những tiểu bang mà phái đoàn đến là những nơi có chùa mà không có Tăng Ni lưu trú, trụ trì nên Phật tử cư sĩ những nơi này tha thiết cầu học giáo pháp để làm hành trang trên bước đường tu tập giải thoát. Đoàn cũng đã được báo chí tại địa phương Santa Ana phỏng vấn như Báo Viễn Đông, Báo Sài Gòn Times về hiện tình của GHPGVNTN cũng như việc hoằng pháp của Đoàn. Ngoài ra đài phát thanh ký giả Kiều Mỹ Duyên, anh Trọng Nghĩa và chị Mộng Lan cũng đã trực tiếp phỏng vấn Phái đoàn về nhiều lãnh vực khác nhau trên con đường hoằng pháp. Đài truyền hình Việt Nam tại San Jose – Cali Today do anh Nam làm giám đốc, cũng đã phỏng vấn và thu hình trực tiếp Phái đoàn về những việc liên quan với Giáo Hội cũng như Đoàn Hoằng Pháp.  Hoằng Pháp là bổn phận, lợi sinh là sự nghiệp, đó là mục đích của hàng đệ tử Phật, có thể nói mọi công việc hằng ngày của người xuất gia không đi ra ngoài công việc trên, vừa tu tập cho mình và mang ánh sáng giác ngộ, từ bi và trí tuệ đến cho người để giúp người bớt khổ tìm được nguồn vui.

 

Nhân sanh thất thập cổ lai hy”

“Bảy mươi tuổi xưa nay đã hiếm
Sống trăm năm có được mấy người
Dẫu rằng trăm tuổi được thôi
Nhịp cầu sanh tử ai rồi cũng qua
Trong biển khổ ái hà bơi lội 
Kể xiết bao nhiêu nỗi thăng trầm
Tranh giành cuộc sống trăm năm
Càng hơn càng chán móng mầm vô minh”.

Thật vậy, người thế gian sống qua cái tuổi xưa nay hiếm, tuy có may mắn nhưng họ vẫn còn tiếp tục quanh quẩn trong thế sự thăng trầm, đau khổ và hụp lặn trong danh vọng, địa vị, cơm áo, gạo tiền… chưa có ngày nào được chút thong thả, nhẹ nhàng và an lạc. Còn đối với HT Như Điển, sắp tới đây Ngài cũng bước sang tuổi 70, nhưng có thể nói rằng trong 70 năm trụ thế, 55 năm xuất gia tu tập hoằng pháp, 40 năm xây dựng đạo tràng Chùa Viên Giác tại Đức và 40 năm chung tay lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp trên khắp thế giới của Ngài, là một hành trình dài trọn vẹn, đẹp đẽ, thông suốt và mầu nhiệm. Kỳ thật, cuộc đời của Ngài quả là một tấm gương sáng chói, cả về đạo hạnh lẫn sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Ngài luôn thể hiện nếp sống của bậc chân tu thật học, thiểu dục tri túc, giới đức tinh nghiêm, gắn liền đời sống tu tập của mình với sự nghiệp trước tác, phiên dịch, ấn tống kinh sách, xuất bản báo Viên Giác, dạy dỗ Tăng chúng duy trì nếp sống thiền môn quy củ, hoằng pháp lợi sinh, tạo dựng đạo tràng, bảo tồn văn hóa dân tộc. Ngài đã hóa độ 45 đệ tử xuất gia và hơn 7.000 đệ tử tại gia, ai ai cũng thọ nhận được pháp lạc vi diệu từ nơi giáo hóa của Ngài. Không có ngôn ngữ nào có thể mô tả hết sự nghiệp giáo hóa độ sanh của Ngài. 

Được biết chúng đệ tử thân thương của Chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc đang chuẩn bị mọi thứ để kính mừng Ngài thượng thọ thất tuần vào mùa Hè năm 2019, chúng con xin mạo muội viết đôi hàng này để tán dương công hạnh của Ngài, đã tận hiến cả cuộc đời của mình cho công cuộc hoằng pháp lợi sinh nơi xứ người. Chúng con đê đầu đảnh lễ Ngài, kính chúc Ngài pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Mùa An Cư 2018

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5691)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5479)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5753)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11899)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11818)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6268)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6970)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7556)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8956)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 10232)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]