Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết III

02/05/201317:42(Xem: 7758)
Tiết III

TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA
HT. Thích Thiền Tâm
Soạn thuật
---o0o---

CHƯƠNG II

TIẾT III:PHẦN TRÌ-CHÚ VÀ NIỆM PHẬT

(Dặn:

1Hành-giả ngồi – hoặc kiết-dà, hoặc bán-dà(1) trước bàn PHẬT.

2. Dùng tâm thanh-tịnh tưởng chử Rảm

ram

sắc trắng (hoặc sắc đỏ, sắc xanh tùy theo ý-thích) hiện ra ở trên đầu, từ nơi chữ Rảm nầy phóng ra ánh sáng trắng (hoặc đỏ, hoặc xanh) rọi khắp thân thể.

3. Kế đó dùng KIẾT-TƯỜNG ấn (Quán-Âm ấn) vẽ chử Rảm

ram

(như trên) và chử Hùm

hum

cũng đều màu trắng (có thể dùng tâm tưởng các chử trên có màu hoặc đỏ, hoặc xanh theo ý thích) gia trì vào nơi hai lòng bàn tay và xâu chuổi - (Ðể cho tay và chuổi đều được tinh-sạch và thanh-tịnh) - mỗi nơi ba lần.

4. Kế nửa, tay trái cầm tràng chuỗi lên, tay mặt kết ấn KIẾT-TƯỜNG (như trên) để trên chuỗi, gia-trì chơn-ngôn sau đây nơi tràng chuỗi, xong búng tay ấn vào tràng chuỗi 3 lần, đoạn xả ấn nơi đảnh đầu.)

GIA-TRÌ SỔ-CHÂU CHƠN-NGÔN:

AUM, VAIROCANA MARA SVAHA. (21 lần)

(Ðọc theo âm Việt-ngữ):

(Um, vai rô ca na, ma ra, xóa ha).

HƯƠNG TÁN K

(Quỳ, chắp tay cung-kính đọc)

Nguyện mây hương mầu nầy,

Hiện khắp mười phương cõi.

Vô-số các Phật-độ,

Vô-lượng hương trang-nghiêm.

Ðầy-đủ Bồ-tát đạo,

Thành-tựu Như-lai hương.

(Chuông - 1 xá)

Nam-mô Hương Vân-Cái bồ-tát. (3 lần)

(Chuông - 1 xá).

(Vẫn quỳ, chắp tay tụng tiếp bài kệ tán-thán đức VÔ LƯỢNG-THỌ PHẬT (A-DI-ÐÀ) sau đây):

Quang, Thọ khó suy-lường,

Sáng lặng khắp mười phương.

Thế-tôn VÔ-LƯỢNG QUANG,

Cha lành cõi Liên-Bang.

Thần-lực chẳng tư-nghì,

Sống lâu A Tăng-kỳ.

A-DI-ÐÀ Như-lai,

Tiếp-dẫn lên liên-đài.

Cõi Cực-lạc thuần-tịnh,

Công-đức lạ trang-nghiêm.

Nơi tất-cả quần sanh,

Vượt lên ngôi bất-thối.

Mười phương hằng-sa PHẬT.

Ðều ngợi khen VÔ-LƯỢNG.

Cho nên hôm nay con,

Nguyện sanh về AN-DƯỠNG(Chuông)

Nam-mô Liên-Trì Hải-hội PHẬT, BỒ-TÁT(3 lần) (chuông - 1 lạy)

A. PHẦN TRÌ-CHÚ

(Dặn 1: 

- Hành-giả ngồi bán-dà theo cách Hàng-ma tọa, lưng ngay thẳng.

- Tay kết "CHUẨN-ÐỀ độc-bộ ấn".

- Tụng thần-chú Phổ thanh-tịnh sau đây):

PHỔ THANH-TỊNH CHƠN-NGÔN:

(Thần-chú khiến cho thanh-tịnh)

AUM! SVABHÀVA SUDDHA, SARVA DHARMA, SVABHÀVA SUDDHA. HÙM.

AUM, RAM RAM RAM(7 hoặc 21 lần)

(Ðọc theo âm Việt-ngữ)

( Um, xoa phà va sút-đa, sạt va đạt ma, xoa phà va sút-đa. Hùm. Um, rảm rảm rảm).

(Dặn 2 :

a. Sau đây là ẤN-QUYẾT (Cách kết Chuẩn-Ðề độc bộ ấn). Ấn nầy còn có tên khác nữa là "CHUẨN-ÐỀ BIỆT ẤN", muốn kết ấn nầy thì phải:

1. Cả hai bàn tay, dùng ngón CÁI nắm co đầu 3 ngón TRỎ, VÔ-DANH (tức là ngón áp út) VÀ ÚT.

2. Hai tay hiệp nhau lại, hai ngón GIỮA dụm đầu vào nhau, dựng đứng.

(Xem đồ hình ấn)

chuande

b. Sau khi tụng chú xong, xả ấn ngay trên đảnh đầu.

c. Công-dụng và ý-nghĩa của ẤN, CHÚ nầy như sau:

Chơn ngôn (thần-chú)nầy khiến cho:

1. Bên trong thì THÂN, KHẨU, Ý thanh-tịnh.

2. Bên ngoài thì ngay tại chỗ ở của mình và cuộc đất cùng hoàn cảnh chung quanh, rộng xa thảy đều thanh-tịnh.

Thần-chú nầy là sự phối hợp của hai thần-chú:

- Tịnh tam-nghiệp chơn-ngôn.

- Tịnh pháp-giới chơn-ngôn.

nên có công năng rất rộng-rãi. Do chú nầy, tội chướng đều được tiêu-trừ, có thể thành-tựu được các việc thù-thắng)

HỘ-THAÂN CHƠN-NGÔN:

(Thần-chú bảo-hộ thân)

AUM! VAJRA AGNI PRA NÀMBIDHÁYA SVAHA. AUM, SRAM SRAM SRAM

(7 hoặc 21 lần)

(Ðọc theo âm Việt-Ngữ):

(Um, va ji ra, a nghĩ ni, bờ-ra, nàm-bi đá-da, xóa-ha. Um, xỉ rảm, xỉ rảm, xỉ rảm)

Dặn:

Khi tụng chú nầy, hành-giả phải kết ấn "BỊ-GIÁP HỘ-THÂN".

Sau đây là ẤN-QUYẾT (Cách bắt ấn):

Muốn kết ấn nầy thì phải:

1. Hai ngón tay áp út và út nội-xoa (ngón tay co vào trong lòng bàn tay).

2. Hữu áp tả (ngón tay mặt đè lên ngón tay trái).

3. Hai ngón giữa chập vào sát nhau, dựng đứng.

4. Hai ngón cái áp vào lóng giữa của hai ngón giữa.

5. Hai ngón trỏ cong lại như móc câu (cách hai ngón giữa 1 phân)

(Xem đồ hình ấn)

hothanan

Thần-chú trên đây được kết-hợp giữa thần-chú HỘ-THÂN trong "Nghi-thức THẬP BÁT-ÐẠO" và "MẠN-THÙ NHẤT-TỰ chơn-ngôn". Khi kết ấn "Bị-giáp hộ-thân" và tụng thần-chú nầy, thân của hành-giả sẽ cảm được các sự thù-thắng sau đây:

1. Tự thân đương-nhơn liên được mặc (áo) giáp-trụ,

2. Oai đức tự tại,

3. Quanh thân phát ra hào-quang, ánh-sáng bao-phủ chói-ngời.

4. Tất-cả các loài ma làm chướng-ngại đều kinh-sợ, tan-rã bỏ chạy.

5. Sức của thần-chú nầy chẳng những bảo-vệ được cho bản-thân của hành-giả thôi, lại còn thừa sức bảo-vệ thêm cho tất-cả mọi người chung quanh nữa.

6. Tất-cả các ách-nạn như: Nước, lửa, cọp, sói, sư-tử, dao, gậy, gông-xiềng, v.v... thảy đều bị tiêu diệt.

Khi tụng chú nầy xong (từ 7 cho đến 21 biến) rồi liền xả ấn nơi đảnh-đầu.

Kế đến hai tay nắm lại, kết "KIM-CANG QUYỀN ẤN"

Sau đây là ẤN-QUYẾT (Cách bắt ấn):

1. Ngón tay cái bấm vào gốc của ngón vô-danh (tức là ngón áp-út)

2. Hai bàn tay nắm chặt lại, là ấn thành. 

(Xem đồ hình ấn)

kimcang

Kế đến đem ấn nầy in vào các nơi sau đây:

- Giữa trán, hai bên màng-tang, yết-hầu, hai bên vai, giữa ngực (Chớn thủy), rún, hai bắp đùi (vế), hai đầu gối, sau thận môn (chỗ thắt lưng)xương gu sau cổ, trên đỉnh đầu(ngay xoáy tóc).

DẶN:

(Trong khi để KIM-CANG QUYỀN ẤN in vào các chỗ vừ kể trên, cứ mỗi chỗ như vậy thì hành-giả phải miệng đọc lên 7 chữ "HÙM" liên-tiếp nhau - cho đến khi nào xả ấn mới thôi.

Ðây là pháp thức "trấn-huyệt" không cho tà ma xâm-nhập vào trong nội thân của hành-giả - vì các chỗ vừa kể trên là những "cửa ngỏ quan-yếu" mà tà-ma ưa dùng đó để làm nơi độn nhập vào trong cơ-thể của mình) 

Kế tiếp hành-giả (nhứt-tâm) xưng tụng thần-chú "VÔ-LƯỢNG THỌ NHƯ-LAI ÐÀ RA-NI" sau đây:

Namo ratnatrayaya - Namo Arya. Amitábàya. Tat-thagatáya. Arahati. Samyaksambuđhàya. Tadyatha ! Aum ! Amirti, Amirta nabàvé. Amirtá sambàvé, Amirtá gabé, Amirtá suddhé, Amirtá sité, Amirtá vicalanté, Amirtá vicalantá gàmini. Amirtá gàgana kiticali, Amirtá lodo visabhàti. Sarvarithá sadhàni, Sarva macali. Saksá yùcali. Svaha. 

Aum Bhrum, Hùm(49 lần trở lên)

(Sau đây là phần phiên-âm (theo lối) Việt-ngữ cho các Phật-tử dễ-dàng đọc tụng hơn).

Nam-mô rát na tờ ra da da. Nam-mô A ri da. A mi tá bà da. Tát tha ga tá da. A ra ha ti. Sam dắt sam bút đà da. Tát da tha. Um ! A mi ri ti. A mi ri ta na bà vê. A mi ri tá sam bà vê. A mi ri tá ga bê. A mi ri tá sút đê. A mi ri tá sít-tê. A mi ra tá vi ca lăn tê - A mi ri tá vi ca lăn tá gà mi-ni. A mi ri tá gà ga na kít ti ca li. A mi ri tá lô-đô vi sa phà li. Sạt va ri thá sa đà ni. Sạt va ma ca li. Sa khắc sá du ca li. Xóa ha.

Um, Bờ rum. Hùm.

Chơn-ngôn trên đây là "TAÂM-CHÚ" của đức A-DI-ÐÀ Như-lai, có công-năng (đại-lược) như sau:

1. Tụng một biến: Diệt các tội Tứ-trọng, ngủ-nghịch, Thập-ác trong tự thân.

2. Tất-cả tội-chướng đều tiêu-diệt.

3. Nếu các hàng xuất-gia tăng, Ni, hoặc tại-gia thiện-tín phạm giới căn-bản, nhứt-tâm tụng chú nầy bảy biến, xong thời liền được trở lại giới-phẩm thanh-tịnh.

4. Khi kết-ấn tụng chơn-ngôn nầy, liền cảm-giác được đức VÔ-LƯỢNG THỌ Như-lai (A-DI-ÐÀ-PHẬT)phóng hào-quang trụ nơi đỉnh-đầu của hành-giả.

5. Ðược PHẬT (A-DI-ÐÀ) nhiếp-thọ.

6. Tụng đến một vạn (10.000) biến thời Tâm Bồ-đề liền hiển-hiện trong thân không quên mất.

7. Người trì-niệm lần-lần thể-nhập được vào trong tịnh-tâm tròn, sáng, mát-mẻ, trong sạch như trăng mùa thu, tiêu-tan hết tất-cả phiền-não.

8. Khi lâm-chung, hành-giả liền được thấy đức Phật A-DI-ÐÀ cùng với vô-lượng trăm, ngàn, ức chúng Bồ-tát vây-quanh đến an-ủi, tiếp-dẫn.

9. Ðương-nhơn liền được sanh về phẩm sen THƯỢNG-THƯỢNG (Thượng-phẩm Thượng-sanh)nơi cõi Cực-lạc.

Còn riêng câu: "Aum Bhrum Hùm" đặt ở phía cuối sau của thần-chú trên, là chơn-ngôn "NHỨT-TỰ CHUYỂN-LUAÂN", có công-dụng như bánh xe nâng đở. Chơn-ngôn nầy khi được phối-hợp vào bất-cứ thần-chú nào, đều có công-năng làm cho các chơn-ngơn đó mau kiến-hiệu và chóng thành-tựu.

Khi tụng chú nầy, hành-giả nên kết ấn "VÔ-LƯỢNG LIÊN HOA".

(Và sau đây là phần ấn-quyết)

ẤN-QUYẾT(cách bắt ấn):


lienhoaan

Vô lượng Liên Hoa Ấn

1. Hai tay ngoại xoa. (hai bàn tay chập vào nhau, các ngón của bàn tay mặt đều áp vào lưng của bàn tay trái - Các ngón của bàn tay trái đều áp vào lưng của bàn tay mặt).

2. Hữu áp tả (các ngón tay mặt đè lên các ngón tay trái).

3. Hai ngón giữa cong lại, dụm đầu vào như hình như cánh hoa sen.

Là ấn thành.

Trên đây là pháp thức "TỊNH-ÐỘ của MẬT-GIÁO".

Các vị Mật-tông muốn được sanh về cõi Cực-lạc thì chỉ chuyên-tâm trì-tụng chú nầy.

Tệ nhơn tôi vì xét thấy có nhiều liên-hữu khi tu phần lớn đều bị các phiền-não và ma-nạn khuấy-rối, vì thế nên dùng các chơn-ngôn trên phối-hợp lại với nhau để làm tiên-phong dẹp các chướng-ngại, khiến cho thân-tâm dễ-dàng được thanh-tịnh, an-lạc trước khi niệm Phật.

(DẶN):

Tuy-nhiên ........

Chúng sanh túc-tập(1) và sở-háo(2) đều khác, nên nếu vị nào thích tụng chú "Ðại-Bi" hoặc "Chuẩn-Ðề" thì chỉ cần đổi lại bài kệ tán Ðại-bi, Chuẩn-đề ........ Sau khi tụng chú hộ-thân xong, kế đó tụng chú "LỤC-TỰ ÐẠI-MINH" rồi tiếp-tục tụng qua môn Ðà-ra-ni mà mình thích (hoặc Ðại-bi, hoặc Chuẩn-đề).

Lại nữa .......

Nếu hành-giả nào thích tụng-kinh hoặc Kim-Cang, hoặc Pháp-Hoa..vv... thì chỉ chỉ cần đổi đoạn trì-chú "VÔ-LƯỢNG-THỌ" thành ra kinh tụng ........, là được

Nhưng sau phần (trì tụng)nầy rồi thì nhất-định là phải niệm PHẬT, quyết không thể thiếu. Bởi vì:

- "VÔ-LƯỢNG-THỌ Như-lai Ðà-ra-ni" đây thuộc về "Bất tư-nghì thần-lực".

- Câu NIỆM-PHẬT thì thuộc về "Bất tư-nghì công-đức".

Cả hai:

- Một bên MẬT,

- Một bên HIỂN,

- Ðều cùng một nguồn-gốc, (3)

- Ðều có năng-lực đưa hành-giả về nơi Tịnh-độ.

Nếu phối-hợp lại, tất công-năng vãng-sanh lại càng thêm kiến-hiệu bội phần.

B. PHẦN NIỆM-PHẬT

Sau khi tụng chơn-ngôn "VÔ-LƯỢNG-THỌ NHƯ-LAI ÐÀ-RA-NI" xong. Hành-giả đứng ngay-ngắn chắp tay, cung-kính đọc lời nguyện PHÁT-TÂM VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ và bài kệ khen-ngợi tướng-hảo của đức A-DI-ÐÀ PHẬT như sau: 

- NGẢ KIMphổ-vị tứ-ân, tam-hữu cập pháp-giới chúng-sanh, CẦU Ư chư Phật. NHỨT THỪA VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ ÐẠOcố:

- Chuyên-tâm trì-niệm A-DI-ÐÀ PHẬT, Vạn-đức hồng-danh, CẦU SANH CỰC-LẠC.

- Duy-nguyện Từ-phụ A-DI-ÐÀ PHẬT, từ-bi gia-hộ, ai-lân nhiếp-thọ. (chuông - 1 lạy)

Tức là:

- CON NAY khắp vì bốn-ân, ba cõi, cùng pháp-giới chúng-sanh CẦU nơi QUẢ VỊ NHỨT THỪA VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ của PHẬT.

- Một lòng trì-niệm, hồng-danh muôn-đức, A-DI-ÐÀ PHẬT, cầu sanh CỰC-LẠC.

- Duy-nguyện cha lành, A-DI-ÐÀ PHẬT, từ-bi gia-hộ, xót thương tiếp-độ. (chuông - 1 lạy)

(DẶN:

Ðây là câu-nguyện phát-tâm VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ cầu thành PHẬT QUẢ, quyết-định không thể nào thiếu được cho người tu theo PHẬT đạo.

Quý Phật-tử hãy lưu-ý đến các chữ HOA trong câu nguyện tất sẽ thấy chủ-ý của soạn-giả - VÔ-NHẤT ÐẠI-SƯ - căn-dặn là:

-" NGẢ KIM ........ CẦU Ư NHỨT-THỪA VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ ÐẠO" ......

Nghĩa là:

- "CON NAY ...... CẦU NƠI QUẢ-VỊ NHỨT-THỪA VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ"........ của PHẬT.)

(Sau khi đọc lời phát-nguyện CẦU quả-vị VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ trên xong rồi. Quỳ, chắp tay xưng niệm tiếp bài kệ sau đây):

KỆ TÁN PHẬT:

(VIỆT-nghĩa)

Thân PHẬT DI-ÐÀ vàng rực-rỡ,

Tuyệt-vời xinh-đẹp tướng trang-nghiêm.

Năm Tu-di uyển-chuyển ngọc-hào,

Bốn biển lớn biếc xanh liên-mục.

Vô-biên hóa-PHẬT cùng Bồ-Tát,

Hiện đầy trong ánh diệu quanh-minh.

Nguyện lành bốn tám độ hàm-linh,

Chín phẩm sen vàng sanh Cực-lạc.

Nam-mô:

Tây-Phương Cực-lạc thế-giới, Ðại-từ, Ðại-bi tiếp-dẫn đạo-sư A-DI-ÐÀ-PHẬT.

(chuông - 1 lạy)

(Kế tiếp lần chuỗi niệm)

NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT.

(Niệm càng nhiều càng tốt - Tối thiểu phải từ 1000 câu trở lên).

(Sau đây cũng là bài kệ tán PHẬT trên, được diễn theo AÂm chữ Hán - Chư liên-hữu chỉ cần đọc tụng một trong hai bài nầy mà thôi, hoặc là theo Âm hoặc là theo nghĩa).

A-DI-ÐÀ Phật thân kim-sắc,

Tướng hảo quang-minh vô đẳng luân.

Bạch-hào uyển-chuyển ngũ Tu-di,

Hám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa PHẬT vô-số ức,

Hóa Bồ-Tát chúng diệc vô-biên.

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh,

Cửu phẩm hàm-linh đăng bỉ-ngạn.

Nam-mô:

Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ, Ðại-bi tiếp-dẫn đạo-sư A-DI-ÐÀ PHẬT.

(chuông - 1 lễ)

(Rồi lần chuỗi niệm như trên) : 

NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT.

(DẶN):

1. Nếu niệm nhiều, từ 1000 câu trở lên (đến)đôi ba chục ngàn, hoặc 1, 2 trăm ngàn câu (100.000 hay 200.000), hành-giả chỉ cần niệm bốn chữ:

A-DI-ÐÀ PHẬT

Cũng được, cho dễ nhiếp tâm hơn.

Công-đức niệm đủ 6 chữ:

NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT.

và bốn chữ:

A-DI-ÐÀ PHẬT.

vẫn y-nhiên đầy-đủ không kém-khuyết chút nào vì cùng đều là "NHỨT-TAÂM TRÌ-NIỆM" (như nhau) cả.

2. Chỉ chuyên trì-tụng thần-chú VÔ-LƯỢNG-THỌ NHƯ-LAI ÐÀ-RA-NI (và hồi-hướng)cũng được vãng-sanh Cực-lạc - Nhưng vì chơn-ngôn dài, khó nhiếp-tâm hơn sáu chữ hồng-danh, nên sau khi trì-chú xong rồi, phải tiếp theo niệm PHẬT.

3. Về cách trì-niệm, tệ-nhơn tôi phối-hợp với môn THIỀN của ngài Thiên-Thai TRÍ-GIẢ khiến cho THIỀN, TỊNH được dung hòa.

Pháp-thức nầy được chia ra làm bốn giai-đoạn, đi từ cạn đến sâu sau đây:

a. KÝ SỐ NIỆM:

Hành-giả lấy 10 câu niệm PHẬT làm một đơn-vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài thì có thể niệm suốt cả (10 câu) một lần, người hơi ngắn thì chia ra làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành-rẻ, rõ-ràng, nhiếp tâm lắng nghe (câu niệm), ghi nhớ từ MỘT đến MƯỜI câu

Vì cón có sự "ghi nhớ số" ấy, nên gọi là KÝ-SỐ.

b. CHỨNG SỐ NIỆM:

Khi niệm đã thuần rồi, thì không cần ghi nhớ từ MỘT đến MƯỜI nữa, bởi vì đến 10 câu thì hành-giả tự biết (là đủ) một cách hồn-nhiên.

Ðây gọi là "CHỨNG-SỐ".

Lúc nầy hành-giả được tự-tại hơn. Ý-niệm lại càng thêm chuyên nhứt.

c. CHỈ QUÁN NIỆM:

Lúc mới niệm, hành-giả phải dứt hết tất-cả tư-tưởng phiền-tạp, duy (có một việc là) yên-tĩnh lắng nghe (tâm mình)- Ðây gọi là - CHỈ

Khi yên-tĩnh đã lâu, tâm sắp-sửa muốn hôn-trầm, liền khởi lên ý niệm PHẬT tha-thiết tựa như con đang lâm vào trong vòng tội khổ, gọi cha-mẹ cứu-vớt vậy.

Sự khởi ý-tưởng đến PHẬT đó - Ðây gọi là - QUÁN.

Hai cách nầy thay-đổi lẫn nhau.

Tức là:

- Hễ "Tâm-loạn" thì dùng phép "CHỈ".

- Hễ "Hôn-trầm" thì dùng phép "QUÁN".

d. TỊCH-TĨNH NIỆM:

- Khi Chỉ-Quán đã thuần,

- Hôn-trầm, tán-loạn cũng đã tiêu-tan.

Hành-giả liền một niệm buông-bỏ tất-cả - Lúc ấy trong quên Thân, Tâm - Ngoài quên Thế-giới, đạo-lý diệu-huyền cũng xả bỏ, cho đến cái KHÔNG cũng trừ.

- Bấy giờ tâm-niệm vắng-lặng, sáng-suốt, chỉ còn hồn-nhiên - MỘT CAÂU NIỆM PHẬT MÀ THÔI

Ðến giai-đoạn nầy thì:

- TỊNH TỨC LÀ THIỀN,

- CÓ NIỆM ÐỒNG KHÔNG NIỆM.

Tạm đặt cho một tên là:

Trong đường tu-tập, sau nhiều năm bị chướng-ngại trong lúc hành-trì, tệ-nhơn tôi đã suy-tư, nghiên-cứu, tự vạch ra một đường lối để áp-dụng cho riêng mình và thấy có được rất nhiều kết-quả tốt đẹp.

Nay cũng mong nó đem lại ít, nhiều lợi-ích hơn cho các hàng liên-hữu.

C. PHẦN PHÁT-NGUYỆN VÀ HỒI-HƯỚNG

(DẶN):

(- Sau khi trì-danh (niệm PHẬT) đủ số định rồi, - Ðánh hai tiếng chuông - lạy 1 lạy. Ðến quỳ trước bàn PHẬT, chắp tay niệm):

- Nam-mô A-DI-ÐÀ PHẬT. (10 câu).(1lạy)

- Nam-mô QUÁN THẾ-AÂM Bồ-tát. (10 câu) (1 lạy)

- Nam-mô ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát. (10 câu) (1 lạy).

- Nam-mô THANH-TỊNH ÐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-tát. (10 câu) (1 lạy)

( Vẫn quỳ, chắp tay đọc tiếp bài kệ Phát-nguyện, hồi-hướng sau):

Nay con trì-chú, xưng niệm PHẬT,

Thệ phát lòng Bồ-đề rộng lớn.

Cúi xin xót thương nhiếp-thọ con,

Chứng-minh sám-hối và sở-nguyện.

(chuông - 1 lạy)

*

Về trước đến nay con tạo ác,

Ðều do vô-thỉ tham, sân, si.

Từ thân, miệng, ý phát sanh ra,

Tất cả chí-tâm xin sám-hối. (1 lạy)

*

Chúng-sanh vô-biên thề-nguyện độ,

Phiền-não vô-tận thề-nguyện dứt.

Pháp-môn vô-lượng thề-nguyện học,

Phật-đạo vô-thượng thề-nguyện thành. (1 lạy)

*

Con nguyện lâm-chung dự biết thời,

Dứt trừ tất-cả điều chướng-ngại.

Diện-kiến Tây-phương Tam-thánh tôn,

Liền được sanh về cõi Cực-lạc. (1 lạy)

*

Xin đem công-đức trì-niệm nầy,

Hồi-hướng bốn-ân và ba cõi.

Nguyện khắp pháp-giới các chúng-sanh,

Ðồng sanh Cực-lạc thành Phật-đạo. (1 lạy)

(Niệm to):

Nam-mô A-DI-ÐÀ PHẬT. (1 lạy)

(Năm bài kệ nầy tuy đơn-giản song đầy-đủ tất-cả ý-nghĩa. Tuy-nhiên hành-giả cũng có thể đọc bài nguyện-văn khác mà mình vẫn hằng ưa-thích, nhưng phải ÐÚNG VỚI Ý-NGHĨA PHÁT-NGUYỆN VÀ HỒI-HƯỚNG) (vãng-sanh Cực-Lạc).

(Xong rồi đứng lên, chắp tay xướng) :

Ðệ-tử sám-hối, phát-nguyện rồi,

Chí-tâm quy-mạng, đảnh-lễ:

- Nam-mô Ta-bà giáo-chủ, bổn-sư THÍCH-CA MAÂU-NI PHẬT, Tây-phương Cực-lạc thế-giới, Tiếp-dẫn đạo-sư A-DI-ÐÀ PHẬT, đại-bi QUÁN THẾ-AÂM Bồ-tát, đại-lực ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát, Thanh-tịnh ÐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-tát, Thập-phương tam-thế biến pháp-giới Tam-bảo. (3 tiếng chuông - 3 lạy)

CHUNG

KẾT-YẾU NGHI-THỨC HÀNH-TRÌ TRONG PHẦN II

Vì trong "Nghi-thức hành-trì" (ở trên)có pha lẫn lời chỉ-dẫn và giảng-dạy riêng của Ðại-sư. Người giải-thích tôi e-rằng các liên-hữu sẽ bị "rối-mắt" đi, không biết đâu là phần chánh (để trì-niệm)và đâu là phần-phụ(để hiểu rõ)nên qua phần nầy, tôi xin "kết lại" toàn-bộ nghi-thức từ ÐẦU đến CUỐI cho các liên-hữu dễ nhận-diện, dễ hành-trì hơn.

Sau khi xem và hiểu rõ phần PHÁP-NGHI & GIẢI-THÍCH ở trên xong rồi. Quyù liên-hữu nên theo toàn-bộ NGHI-THỨC được KẾT-YẾU lại dưới đây mà TRÌ-NIỆM. - cho dễ-dàng.

Nguyện cầu tất-cả cùng tinh-tấn.

Bái-bạch

THÍCH HẢI-QUANG.

TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA

MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI

ÐÀN PHÁP.

(Hành-giả phải chí-thành cung-kính. Hoặc đứng, hoặc quỳ. Chấp tay đọc bài kệ sau đây):

KỆ TÁN PHẬT:

(Bài kệ khen-ngợi PHẬT)

(VIỆT-nghĩa):

Sắc thân PHẬT mầu đẹp,

Trong đời không ai bằng.

Khó sanh-ví, nghĩ bàn,

Nên nay con đảnh-lễ. (chuông - 1 lạy)

Sắc thân PHẬT vô-tận,

Trí-huệ cũng như thế.

Tất-cả pháp thường-trú,

Nên con nay quy-y. (chuông - 1 lạy)

Bi, Trí, nguyện-lưïc lớn,

Ðộ khắp cả hàm-linh.

Khiến bỏ thân nhiệt-não,

Sanh về cõi thanh-lương. (chuông - 1 lạy)

Nay con tịnh ba nghiệp,

Quy-y và lễ-tán.

Nguyện cùng các hữu-tình,

Ðồng sanh về CỰC-LẠC. (chuông - 1 lạy)

PHỔ-LỄ CHƠN-NGÔN

(Kết Kim-cang Hiệp-chưởng ấn, tụng chú Phổ-lễ sau) :

AUM, VÀJRA MÙD. (21 lần)

(Um, va di ra, mật).

phole

(Ðứng ngay-ngắn, chắp tay đọc phần đảnh-lễ sau đây):

1. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:

Hoằng-dương môn Tịnh-độ,

Thích-Ca MÂU-NI PHAÄT.

Trăm, ngàn, ức hóa-thân,

Khắp pháp-giới chư PHẬT.

(chuông - 1 lạy) 

2. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:

Thường-tịch quang Tịnh-độ,

A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI.

Pháp-thân mầu thanh-tịnh,

Khắp pháp-giới chư PHẬT.

(chuông - 1 lạy) 

3. NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Thật-báo trang-nghiêm độ,

A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI.

Thân tướng hải vi-trần,

Khắp pháp-giới chư PHẬT.

(chuông - 1 lạy) 

4. NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Phương-tiện thánh cư độ,

A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI.

Thân trang-nghiêm giaûi-thoát,

Khắp pháp-giới chư PHẬT.

(chuông - 1 lạy) 

5. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

A-DI-ÐÀ Như-lai.

Thân căn-giới đại-thừa,

Khắp pháp-giới chư PHẬT.

(chuông - 1 lạy) 

6. NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

A-DI-ÐÀ Như-lai.

Thân hóa đến mười phương,

Khắp pháp-giới chư PHẬT.

(chuông - 1 lạy) 

7. NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

Giáo, hạnh, lý, ba kinh.

Y, chánh đều tuyên-dương,

Khắp pháp-giới tôn PHÁP.

(chuông - 1 lạy) 

8. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát.

Thân tử-kim muôn-ức,

Khắp pháp-giới Bồ-tát.

(chuông - 1 lạy) 

9. NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

ÐẠI THEÁ-CHÍ Bồ-tát.

Thân, Trí sáng vô-biên,

Khắp pháp-giới Bồ-tát.

(chuông - 1 lạy) 

10. NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

VĂN-THÙ đại Bồ-tát.

Thân thị-hiện trí mầu,

Khắp pháp-giới Bồ-tát.

(chuông - 1 laïy) 

11 NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

PHỔ-HIỀN đại Bồ-tát.

Thân Hạnh, Nguyện sát-trần,

Khắp pháp-giới Bồ-tát.

(chuông - 1 lạy) 

12 NHỨT-TAÂM ÐẢNH-LỄ:

Cõi Cực-lạc phương-Tây,

Thanh-tịnh đại-Hải chúng.

Thân Phước, Trí trang-nghiêm,

Khắp pháp-giới thánh-chúng.

(chuông - 1 lạy) 

(Quỳ xuống, chắp tay chí-thành, đọc bài kệ Sám-hối sau đây):

Quy-mạng mười phương PHẬT,

Tôn PHÁP, hiền thánh TĂNG.

Tam thánh cõi Cực-lạc,

Xin thương-xót chứng-minh:

Vô-thỉ kiếp đến nay,

Con mê lạc luân-hồi.

Do bởi tham, sân, si,

Từ nơi thân, khẩu, ý.

Tạo tứ-trọng, ngũ-nghịch,

Thập ác, vô-biên tội.

Nay đem tâm chí-thành,

Tỏ bày cầu sám-hối.

Nguyện nhờ sức gia-trì,

Thân, tâm đều thanh-tịnh.

Xin phát đại Bồ-đề,

Ðộ mình, người giải-thoát (1 lạy)

(Ðứng lên, chắp tay xướng):

Ðệ-tử ......... (pháp danh) ........ Sám-hối, phát-nguyện rồi. Chí-tâm quy-mạng, đảnh-lễ Tam-Bảo. (chuông - 1 lạy)

hangma

(Ngồi bán-dà, theo lối "Hàng ma tọa", tay trái cầm chuỗi, tay mặt kết ấn Kiết-tường. Tụng "Gia-trì sổ-châu chơn-ngôn" vào trong xâu chuỗi).

GIA TRÌ SỔ-CHAÂU CHƠN-NGÔN:--

Aum, vairocana mara svaha. (21 lần)

(Um, vai rô ca na, ma ra, xóa ha).

(Quyø, chắp tay đọc bài Hương tán sau đây):

HƯƠNG TÁN KỆ:

Nguyện mây hương mầu nầy,

Hiện khắp mười phương cõi.

Vô-số các Phật-độ,

Vô-lượng hương trang-nghiêm.

Ðầy-đủ Bồ-tát đạo,

Thành-tựu Như-lai hương. (1 xá)

Nam-mô:

HƯƠNG VAÂN CÁI BỒ-TÁT. (3 lần)

(Vẫn quỳ, chắp tay tụng bài kệ tán-thán Phật VÔ-LƯỢNG THỌ sau đây) :

Quang, Thọ khó suy-lường,

Sáng-lặng khắp mười phương.

Thế-tôn VÔ-LƯỢNG QUANG,

Cha lành cõi Liên-Bang.

Thần-lực chẳng tư-nghì,

Sống lâu A Tăng-kỳ.

A-DI-ÐÀ Như-lai,

Tiếp-dẫn lên liên-đài.

Cõi Cực-lạc thuần-tịnh,

Công-đức lạ trang-nghiêm.

Nơi tất-cả quần sanh,

Vượt lên ngôi bất-thối.

Mười phương hằng-sa PHẬT.

Ðều ngợi khen VÔ-LƯỢNG.

Cho nên hôm nay con,

Nguyện sanh về AN-DƯỠNG. (Chuông – 1 xá)

Nam-mô:

LIÊN-TRÌ HẢI-HỘI PHẬT, BỒ-TÁT. (3 lần) (chuông - 3 lạy)

PHẦN TRÌ-CHÚ

chuande

(Hành-giả ngồi bán dà, theo lối hàng-ma tọa. Tay kết CHUẨN-ÐỀ độc bộ ấn. Tụng chú sau đây) :

1. PHỔ-THANH-TỊNH CHƠN-NGÔN:

AUM! SVABHÀVA SUDDHA, SARVA DHARMA, SVABHÀVA SUDDHA. HÙM.

AUM, RAM RAM RAM (7 hoặc 21 lần)

( Um,xoa phà va sút-đa, sạt va đạt ma, xoa phà va sút-đa. Hùm. Um, rảm rảm rảm.)

2. HỘ-THAÂN CHƠN-NGÔN:

(Kết bị-giáp hộ-thân ấn)

hothanan

AUM! VAJRA AGNI PRA NÀMBIDHÁYA SVAHA. AUM, SRAM SRAM SRAM. (7, 21 lần)

(Um, vaji ra, a nghĩ ni, bờ-ra, nàm-bi đá-da, xóa-ha. Um, xỉ rảm, xỉ rảm, xỉ rảm)

3. VÔ-LƯỢNG THỌ NHƯ-LAI ÐÀ RA-NI.

(Kết Vô-Lượng Liên-Hoa ấn)

lienhoaan

Namo ratnatrayaya - Namo Arya. Amitábàya. Tat-thagatáya. Arahati. Samyaksambuđhàya. Tadyatha ! Aum ! Amirti, Amirta nabàvé. Amirtá sambàvé, Amirtá gabé, Amirtá suddhé, Amirtá sité, Amirtá vicalanté, Amirtá vicalantá gàmini. Amirtá gàgana kiticali, Amirtá lodo visabhàti. Sarvarithá sadhàni, Sarva macali. Saksá yùcali. Svaha. 

Aum Bhrum, Hùm. (49 lần trở lên)

(Nam-mô rát na tờ ra da da. Nam-mô A ri da. A mi tá bà da. Tát tha ga tá da. A ra ha ti. Sam dắt sam bút đà da. Tát da tha. Um ! A mi ri ti. A mi ri ta na bà vê. A mi ri tá sam bà vê. A mi ri tá ga bê. A mi ri tá sút đê. A mi ri tá sít-tê. A mi ra tá vi ca lăn tê - A mi ri tá vi ca lăn tá gà mi-ni. A mi ri tá gà ga na kít ti ca li. A mi ri tá lô-đô vi sa phà li. Sạt va ri thá sa đà ni. Sạt va ma ca li. Sa khắc sá du ca li. Xóa ha.

Um, Bờ rum. Hùm.

PHẦN NIỆM PHẬT

(Ðứng, chắp tay, chiêm-ngưỡng PHẬT, Kính-cẩn đọc lời nguyện phát-tâm VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ và bài kệ khen ngợi Phật A-DI-ÐÀ sau đây) :

CON NAY khắp vì bốn-ơn, ba cõi, cùng pháp-giới chúng-sanh CẦU nơi QUẢ VỊ NHỨT-THỪA VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ của PHẬT - Một lòng trì niệm, hồng-danh muôn-đức A-DI-ÐÀ PHẬT, cầu sanh CỰC-LẠC.

Duy-nguyện Từ-phụ, A-DI-ÐÀ PHẬT, từ-bi gia-hộ, xót-thương tiếp-độ. (chuông - 1 lạy)

KỆ TÁN PHẬT:

Thân PHẬT DI-ÐÀ vàng rực-rỡ,

Tuyệt-vời xinh-đẹp tướng trang-nghiêm.

Năm Tu-di uyển-chuyển ngọc-hào,

Bốn biển lớn biếc xanh liên-mục.

Vô-biên hóa-PHẬT cùng Bồ-Tát,

Hiện đầy trong ánh diệu quanh-minh.

Nguyện lành bốn tám độ hàm-linh,

Chín phẩm sen vàng sanh Cực-lạc.

Nam-mô,

Tây-Phương Cực-lạc thế-giới,

Ðại-từ, Ðại-bi.

Tiếp-dẫn đạo-sư,

A-DI-ÐÀ-PHẬT. (chuông - 1 lạy)

(Ngồi xuống ,theo lối Kiết-tường tọa, tay lần chuỗi niệm):

Nam-mô A-DI-ÐÀ PHẬT. 

(Niệm tối-thiếu cũng phải 1000 câu, hoặc nhiều hơn càng tốt).

Nam-mô QUÁN THẾ-AÂM Bồ-tát. 

(chuông) (10 câu)

Nam-mô ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát. 

(chuông) (10 câu)

Nam-mô THANH-TỊNH ÐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-tát. (chuông) (10 câu)

(Quỳ, chắp tay đọc bài kệ sau đây)

Nay con trì-chú, xưng niệm PHẬT,

Thệ phát lòng Bồ-đề rộng lớn.

Cúi xin xót-thương, nhiếp-thọ con,

Chứng-minh sám-hối và sở-nguyện.

(chuông - 1 lạy)

*

Về trước đến nay con tạo ác,

Ðều do vô-thỉ tham, sân, si.

Từ thân, miệng, ý phát sanh ra.

Tất-cả chí-tâm xin sám-hối.

(chuông - 1 lạy)

*

Chúng-sanh vô-biên thề-nguyện độ,

Phiền-não vô-tận thề-nguyện dứt.

Pháp-môn vô-lượng thề-nguyện học,

Phật-đạo vô-thượng thề-nguyện thành. 

(chuông - 1 lạy)

*

Con nguyện lâm-chung dự biết thời,

Dứt trừ tất-cả điều chướng-ngại.

Diện-kiến Tây-phương Tam-thánh tôn,

Liền được sanh về cõi Cực-lạc. 

(chuông - 1 lạy)

*

Xin đem công-đức trì-niệm nầy,

Hồi-hướng bốn-ân và ba cõi.

Nguyện khắp pháp-giới các chúng-sanh,

Ðồng sanh Cực-lạc thành PHẬT-đạo. 

(chuông - 1 lạy)

Nam-mô A-DI-ÐÀ PHẬT. 

(chuông - 1 lạy)

(Ðứng, hoặc quỳ, chấp tay xướng):

Ðệ-tử sám-hối, phát-nguyện rồi,

Chí-tâm quy-mạng, đảnh-lễ:

Nam-mô Ta-bà giáo-chủ, bổn-sư THÍCH-CA MAÂU-NI PHẬT, Tây-phương Cực-lạc thế-giới, tiếp-dẫn đạo-sư A-DI-ÐÀ PHẬT, đại-bi QUÁN THẾ-AÂM Bồ-tát, đại-lực ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát, Thanh-tịnh ÐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-tát, Thập-phương tam-thế biến pháp-giới Tam-bảo. (Ðánh 3 tiếng chuông - lạy 3 lạy, lui ra)

(Khóa lễ hết)

CHUNG

TỊNH-ÐỘ THI

KHUYÊN NIỆM PHẬT

Gởi ý ta về khách nẻo xa,

Khuyên nên hôm sớm niệm DI-ÐÀ.

TÍN tâm như nếu gìn lòng mãi,

HẠNH, NGUYỆN ngày kia sẽ nở hoa.

Cố-chí xóa-tan niềm tục-lụy,

Vững công lần bước đến liên-tòa.

Sáu chữ hồng-danh ghi-nhớ mãi,

CỰC-LẠC đâu ngoài bản-tánh ta.

Niệm Phật tăng,

Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG

------------------------

(1)- Bán-dà:Có 2 cách ngồi bán-dà.

a. Bàn chân mặt gát lên trên vế trái: Ðây là cách ngồi HÀNG-MA BÁN-DÀ TỌA. (Dùng cho các hành-giả chuyên tu Mật-tông).

b. Bàn chân trái gát lên trên vế mặt: Ðây là cách ngồi KIẾT-TƯỜNG BÁN-DÀ TỌA (Dùng cho các hành-giả chuyên tu niệm PHẬT).

(2)- Túc-tập:Căn tu tiền-kiếp còn sót lại.

(3)- Sở háo:Sự ưa-thích cá nhơn, riêng tư của mình.

(4)- Ðều do kim-khẩu của Phật thuyết ra, dẫn dạy.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2014(Xem: 14507)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
27/07/2014(Xem: 7858)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Tình thương yêu của Ôn luôn tưới tẩm và lan tỏa trong toàn thân con mỗi ngày khi được sống bên Ôn.
24/07/2014(Xem: 12015)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
22/07/2014(Xem: 32182)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
12/07/2014(Xem: 8576)
Thời gian mãi trôi qua, không gian chưa bao giờ ngừng sự chuyển động và con người cũng phải già thêm, vì không thể cưỡng lại định luật vô thường vốn tự có. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay dạy cho các vị đệ tử rằng: Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ, nhưng thật ra cái khổ nó cũng không có thật tướng, vì bản thể của mọi hiện tượng đều là không. Sở dĩ có, vì có ái và thủ chấp hữu, nên mới có những tướng sanh diệt. Khi nào không duyên vào bất cứ một hiện tượng hay hình thức nào bên ngoài, thì lúc ấy chúng ta sẽ chứng được thực tướng của Niết Bàn vô sanh vô diệt.
05/07/2014(Xem: 7012)
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về. Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).
01/07/2014(Xem: 9373)
Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy.
30/06/2014(Xem: 11919)
Video: Hòa Thượng Thích Huyền Quang Một Đời Thao Thức
19/06/2014(Xem: 14447)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]