Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Quốc Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ vị Đại Hộ pháp thời CS Vô thần cực đoan

06/01/202009:38(Xem: 3616)
Trung Quốc Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ vị Đại Hộ pháp thời CS Vô thần cực đoan



Phật pháp thường trụ thế gian, ngoài việc tích cực hoằng dương Chính pháp, đối với ngoại duyên Hộ pháp cũng tối cần thiết.

 

Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ (嚴寬祜居士) vị Đại Hộ pháp và phu nhân là nữ Cư sĩ Thôi Thường Mẫn (崔常敏居士), hai người đồng phát tâm thành lập “Hội Ấn hành Kinh điển tại Hồng Kông-香港佛經流通處” cùng tích cực gìn giữ và lưu thông Tạng Pháp bảo, quyết hộ trì Chính pháp Như lai, tránh nạn diệt vong bởi Chính sách Cộng sản vô thần cực đoan của lãnh tụ Mao Trạch Đông. 

 

Lão nữ Cư sĩ Thôi Thường Mẫn đã tiết lộ cho biết việc Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ, vị Đại Hộ pháp rất trân quý Pháp Bảo tạng (Phật điển), và thường cơ hội để thu mua Kinh Phật trong những rác giấy phế thải, hoặc tìm thu gom trong những đống rác bẩn (sự kiện này xảy ra vào thời Cách mạng Văn Hóa do Mao Chủ tịch, lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan).

 

Lão Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ, vị Đại Hộ pháp thời CS Vô thần cực đoan, đã an nhiên xả báo thân vào ngày 27/08/2014 (03/08/Giáp Ngọ). Hưởng Thượng thọ 90 Xuân.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Đại Hộ pháp suốt đời tâm quyết ”Duy Tuệ thị nghiệp-惟慧是業” , tích cự trong lĩnh vực Văn hóa, Giáo dục, Từ thiện Phật giáo, đa dạng hóa trong hoằng pháp lợi sinh.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ gắn bó nhiều năm với Đại lão Hòa thượng Tinh Vân  trong việc sáng lập Thánh địa Phật Quang Sơn, Đài Loan, trong quyển “Tinh Vân Nhật ký-星雲日記” tán thán Lão Cư sĩ Hộ pháp này.

 

Gần nửa thế kỷ như một ngày, đối với sự nghiệp hộ trì Chính pháp, Lão Nghiêm Cư sĩ, vị Đại Hộ pháp tín tâm, xả kỷ vì Đạo pháp, bất vi tiêu tai, bất vi phúc thọ, chỉ vì sự bảo vệ Chính pháp trường tồn bất diệt, những nỗ lực không ngừng để truyền bá Chân lý Phật đà, thật xứng đáng tôn vinh vị Cư sĩ Hộ pháp tuyệt vời.

 

Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ, bản danh Hổ Bang, Khoan Hổ là Pháp danh do Trưởng lão Thiền sư Hư Vân (1840-1959)  ban khi quy y Tam bảo.

 

Cư sĩ sinh năm 1924 tại Sán đầu, thành phố ven biển tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vốn  xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc.

 

Năm 20 tuổi, Nghiêm Cư sĩ tham gia “Giác Thế Phật học hội-覺世佛學會” tại thành phố Sán Đầu, và quy y Tam bảo, thụ giới Bồ tát tại gia là đệ tử Trưởng lão Thiền sư Hư Vân, Cư sĩ thường đến Đông Lâm Niệm Phật đường thính pháp văn kinh.

 

Sau khi hai mươi tuổi xuân, Lão Nghiêm Cư sĩ bắt đầu khởi nghiệp Kinh thương Nhập Khẩu Và Phân Phối, lốp xe, một loạt các Thương mại và Mậu dịch ở Cảng Sán Đầu, hải cảng lịch sử của Trung Quốc với vị trí duyên hải đắc địa. Thời gian Thương mại nơi đây khá thành công. Tháng 01 năm 1949 Bắc Bình bị Đảng Cộng sản chiếm mà không mất một viên đạn, những người Cộng sản lại đổi tên thành phố thành Bắc Kinh. Sán Đầu, Đại lục lần lượt suy thoái kinh tế, việc Kinh doanh của Lão Nghiêm Cư sĩ tạm dừng. Trong năm này, nhiều người nhập cư tìm đến Hồng Kông vì sợ sự ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều công ty ở Thượng Hải và Quảng Châu cũng chuyển hoạt động đến Hồng Kông.  Thuộc địa này đã trở thành nơi liên lạc duy nhất giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây khi chính quyền mới ở Trung Quốc tăng cường cô lập đất nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài. Thương mại với đại lục bị gián đoạn trong thời kì Chiến tranh Triều Tiên khi Liên Hiệp Quốc đã ra lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc.

 

Hinh 2: Năm 32 tuổi (1955), Lão Nghiêm Cư sĩ kết hôn với hiền thê Thôi Thường Mẫn.

 

Năm 1951, Lão Nghiêm Cư sĩ đã tỵ nạn sang Hồng Kông. Lão Nghiêm Cư sĩ tham gia vào Mậu dịch Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Hồng Kông, và dần dần đặt nền móng vững chắc. Năm 1955, Lão Nghiêm Cư sĩ thành lập Công ty Hữu Hạn Lợi Sinh Mậu Dịch “利生貿易有限公司” tại Hồng Kông, hoạt động Ngoại thương với các nước Thái Lan, Singapore rất thuận lợi.

 

Năm 1953, phu thê đồng thụ Bồ tát giới tại Đông Lâm Niệm Phật đường. Sau đó, Lão Nghiêm Cư sĩ cùng phu nhân, nữ Cư sĩ Thôi Thường Mẫn tại Hồng Kông, cùng hợp tác Phật sự với chư vị Pháp sư Đại lục hoằng pháp giảng kinh, phiên dịch, và Cư sĩ Nghiêm Hổ là người sáng lập “Hội Ấn hành Kinh điển tại Hồng Kông-香港佛經流通處” Cư sĩ là người làm Chủ tịch Hội đầu tiên.

 

Để khuếnh trương sự nghiệp văn hóa Phật giáo, vào cuối năm 1950 Cư sĩ Hộ pháp Nghiêm Khoan Hổ sáng lập “Hội Ấn hành Kinh điển tại Hồng Kông-香港佛經流通處” xuất bản, ấn hành lưu thông Phật hơn bách vạn bộ, thật xứng danh Cư sĩ Hộ pháp.

 

Trong giới Phật giáo Trung Quốc thời bấy giờ, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp “Đệ nhị Danh Cư sĩ Hộ pháp”. Năm 1959, Đại lão Hòa thượng Tinh Vân lãnh đạo một số vị Thanh niên Phật tử phát tâm thành lập một tổ chức  tại Đài Loan “佛教文化服務處-Phật giáo Văn Hóa phục vụ xứ” bước đầu giới Phật giáo đồ yêu cầu pháp vật phục vụ, Pháp sư Từ Trang, Pháp sư Từ Huệ phụ trách, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp lo phương thức thông tin liên lạc cấu mãi pháp vật, do nhân duyên này mà Lão Nghiêm Cư sĩ đến với Phật Quang Sơn.

 

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Đại lục, dưới khẩu hiệu “phá Tứ cựu, lập Tứ tân”(*) của Hồng Vệ binh phá hủy cơ sở Tự viện, tượng Phật, thiêu đốt kinh điển văn vật Phật giáo, cưỡng bức Tăng Ni hoàn tục, tham gia vào các dịch vụ lao động.

 

Các cơ sở Tự viện Phật giáo bị phá hủy, Tàng Kinh các đều bị tịch thu thiêu hủy ngay tại chỗ, hoặc lấy làm xưởng tái chế nguyên liệu giấy. Nơi biến cố cuồng phong hỏa tai, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp hướng nhân gian thu gom với trử lượng hàng tấn Thư tịch Phật giáo, vận chuyển về Hồng Kông thành lập  “Hội Ấn hành Kinh điển tại Hồng Kông-香港佛經流通處”, lo sợ tình hình chính trị bất ổn, lén vận chuyển 180 hòm Thư tịch Phật giáo (khoảng một vạn quyển” đến Hoa Kỳ, giao Cư sĩ Trầm Gia Trinh thành lập “Viện Nghiên cứu Tôn giáo thế giới-世界宗教研究院” để bảo quản và vận dụng.  Cư sĩ Trầm Gia Trinh thuê nhân viên phân loại, biên tập thư mục, từng bộ phận để cung cấp cho giới nghiên cứu Phật học tiện dụng.

 

Hinh 3: Cư sĩ Lão Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ và Trưởng lão Hòa thượng Tinh Vân, chụp ảnh lưu niệm tại Phật Quang Sơn, Đài Loan năm 1990.

 

Tháng 09 năm 1992, Đại lão Hòa thượng Tinh Vân quang lâm Ngọc Phật Tự, Hoa Kỳ, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp trình bày Tạng kinh bản gốc “高僧傳-Cao Tăng truyện” thời Tống, Minh kính dâng Ngài Tinh Vân, thời Minh Nam tạng, tức Minh Thái Tổ Hồng Vũ ngũ niên (1372), khắc bản tại Nam Kinh, tất cả 630 chữ, khắc mộc mẫu tự hương vị cổ đổng,  hầu hết kinh thư rất rời rạc, không hoàn chỉnh lắm, việc bảo tồn rất khó khăn.

 

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân tán thán Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp “Trong sự cúng dường, cung dường Pháp đệ nhất.

 

Thế giới ngày nay thực khó tìm thấy người thứ hai như Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp, xứng danh hạnh nguyện  Đại Bồ tát (諸供養中法供養第一世界上真的憖難再能抓到第二 個像嚴居士蔗蛘的大菩薩).

 

Năm 1967 tả phái nhân sĩ phát động bạo loạn Hồng Kông, Chính phủ Anh quốc trả Chính quyền Hồng Kông, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp cảm thấy tình hình Hồng Kông hỗn loạn, ý tưởng cùng gia đình di dân sang Hoa kỳ một cách tự nhiên. Sau khi làm thủ tục nhập cư hoàn thành, năm 1975 hiền thê Thôi Thường Mẫn cùng con Nghiêm Sùng Ân sang Texas, Hoa Kỳ. 


Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp phát hiện một số tiểu bang phụ cận không có tung tích Phật giáo, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp bắt đầu sự nghiệp triển khai Phật giáo một số địa phương này.


Mùa xuân năm 1978, Pháp sư Tịnh Hải từ New York đến Houston, để bày tỏ niềm hy vọng tâm nguyện hoằng pháp tại miền Nam Hoa Kỳ: “Tôi nghĩ mỗi thành phố, mỗi tiểu bang cần nên chính thức có một Đạo tràng Phật giáo.

 

Tuy nhiên, tôi biết việc thành lập Đạo tràng không phải dễ, nhưng tôi vẫn ý nguyện chịu gian khó, tôi hy vọng hữu duyên nỗ lực cùng cộng đồng, mọi thứ chỉ làm việc chẳng cần hỏi đến việc thu hoạch”.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp nghe rất xúc động bởi tâm nguyện này, và cung thỉnh Pháp sư Tịnh  Hải, Pháp sư Vĩnh Tinh, Trụ trì Tây Phương Tự, Hồng Kông cùng thành lập “Hội Phật giáo Texas” tại Houston vào năm 1978.

 

Sau đó, tín chúng tăng số lượng, Phật đường không đủ chỗ sử dụng, do đó mới hưng kiến Ngọc Phật Tự.


Năm 1990, Khai quang Lạc thành Ngọc Phật Tự, Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, chư sơn Trưởng lão, tịnh đức Tăng già, hơn 3.000 quan khách, Phật tử đến tham dự lễ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.

 

Tại buổi lễ Khai quang Lạc thành Ngọc Phật Tự, Wai Zhizeng, Thị trưởng thành phố Houston, Hoa Kỳ đặc biệt truy tặng “Công Dân Danh dự” và “Đại sứ Thân thiện”, Chứng thư cấp cho Pháp sư Vĩnh Tinh, Pháp sư Tịnh Hải, Pháp sư Hoành Ý, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp, và Tuyên bố ngày 02/06/1990 là “Ngày Phật giáo Houston".

 

Ickes, Dân biểu Texas, Clemons Đại diện Thống đốc bang Texas công bố ban tặng “Ngày Phật giáo Texas”, và được Nhà nước Hiệp  Chủng Quốc Hoa Kỳ chứng nhận Danh dự cho Giáo hội Phật giáo Texas, do Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp, Giám đốc Điều hành tiếp nhận.


Năm 1990, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp từ Texas cung thỉnh Đại lão Hòa thượng Tinh Vân quang lâm Dallas, Texas (Dallas) và Austin, thủ phủ của tiểu bang Texas thiết lập Đạo tràng Hoằng pháp lợi sinh, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp tài trợ 10 mẫu Anh để kiến tạo Đạo tràng Phật Quang Sơn, thời này do Cư sĩ Trần Đình Thắng làm Hội trưởng Hiệp hội Phật Quang Sơn Austin, do Đại lão Hòa thượng Tinh Vân quang phát khởi hưng kiến ngôi già lam “Hương Vân Tự”.

 

Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ (2)Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ (4)Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ (3)Cư sĩ Nghiêm Khoan Hổ (1)


Ngày 16/05/1992, Thành lập Tổng hội Quốc tế Phật Quang thế giới, triệu tập Đại hội tại Los Angeles, Hoa Kỳ, Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, Khai sơn Phật Quang sơn Tuyên bố chính thức Thành lập Tổng hội Quốc tế Phật Quang thế giới, đồng thời thụ Chứng minh cho Nghiêm Trưởng giả vi đường Giáo sư “Phó Tổng hội trưởng Hội Quốc tế Phật Quang thế giới”.

 

Năm 1992, nhân dịp Đại lão Hòa thượng Tinh Vân quang lâm Ngọc Phật Tự diễn giảng, Pháp sư Hoành Ý và Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp thỉnh Ngài  hoằng pháp tại Houston, đầu tiên Tuyên bố thành lập Hiệp hội Phật Quang sơn tại Dallas, sau đó Cư sĩ Cát Quang Minh cùng quý Phật tử gây quỹ xây dựng cơ sở hoằng pháp, xây dựng Giảng đường, Đại lâu tại Dallas, chỉnh tu trang hoàng, tháng 09 năm 1994 làm lễ Khai quang Lạc thành.

 

Tháng 09 năm 1994 chính thức Lạc thành Hương Vân Tự, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp cung thỉnh Đại lão Hòa thượng Tinh Vân chủ trì Nghi lễ Động thổ.

 

Ngày 10/09/1994, Ông Grand thay mặt Thị trưởng Austin Tuyên bố “Ngày Phật Quang Austin” và ban chìa khóa vàng cho Hương Vân Tự, trãi qua 6 năm kiến thiết, và hoàn công vào năm 2000.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp tuổi đã đại cửu tuần (90), đến Đại lục thấy nhân dân sinh hoạt khốn khổ, tài nguyên giáo dục nghèo nàn lạc hậu, sau đó Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp liền triển khai sự nghiệp Văn hóa, Từ thiện, hỗ trợ các địa phương để trùng kiến các trường Tiểu học, và để kỷ niệm Nghiêm Mẫu thân từ trần và Nhạc mẫu Thôi Phùng Thường Bảo Lão cư sĩ tại An Huy, Cam túc hai tỉnh hưng kiến “Tiểu học Từ kính”, và Tiểu học Thường Bảo”.

 

Ngoài ra, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp nhất tâm hy vọng để kiến tạo một Cơ sở Phật giáo với danh nghĩa Giáo dục Xã hội học, những nỗ lực để vượt qua muôn nghìn gian nan, và phát triển Cơ Kim hội Sự nghiệp Thanh thiếu niên hợp tác “Công trình Hy vọng”, hưng kiến “Hy vọng Tiểu học Phật Quang”, tại Đại lục để vi danh Giáo dục  “Phật Quang” , từ đó đến nay Phật Quang hội đã hưng kiến hàng trăm ngôi trường học tại Đại lục.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp và phu nhân Thôi Thường Mẫn luôn lo nghĩ, quan tâm đến việc giáo dục ở Trung Quốc, thấy thanh thiếu niên học sinh gia cảnh nghèo khổ, ảnh hưởng đến sự nghiệp học tập của các em, hy vọng các em đủ duyên học tập nâng cao tri thức, có cơ hội để cải biến vận mệnh.

 

Năm 1995, Thành lập “Hội Từ thiện Phúc Tuệ Hồng Kông”, để trợ cấp cho hàng nghìn học sinh nghèo vượt khó, cấp học bổng cho họ hoàn thiện học nghiệp Đại học.

 

Hình 4: Trường Tiểu học tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc được thiết lập vào năm 1997, do Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp, Chủ tịch Hiệp hội Phật Quang Sơn Hồng Kông chủ trì khai giảng lớp học. Tổng cộng có 16 trường tiểu học được quyên góp để kiến tạo. (Ảnh: Phật Quang Sơn

 

Sau đó, do Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp về quê nhà Trung Hoa đại lục phát tâm hưng kiến hơn 50 trường Tiểu học Phật Quang Sơn. Thường niên, Lão Cư sĩ này đã tài trợ cho 38 trường Cao đẳng Phật học, ở 18 tỉnh thành phố, cúng dường cho hơn 100 cơ sở Tự viện Phật giáo, pháp khí, ấn tống kinh sách. Tài trợ học bỗng đến nhiều triệu Mỹ kim cho các trường Đại học. Thành lập “Nghiêm Khoan Hỗ Văn Hóa Cơ Kim Hội-嚴寬祜文教基金會” tại Đài Loan, góp phần hoằng pháp lợi sinh, và góp phần hoằng dương Chính pháp Phật đà tại quê nhà Trung Hoa đại lục.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp cùng với phu nhân Thôi Thường Mẫn cứ mỗi năm hơn 10 lần về quê hương thăm Đại lục Trung Hoa, quan tâm các trường Đại học Thượng Hải, Thiên Tân, các Trường Tiểu học ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc, những hương trấn xa phía Bắc Đại Giang Nam.  “Hội Từ thiện Phúc Tuệ Hồng Kông” của Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp từng xuất bản các ấn phẩm “Tự nguyện”, Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp viết rằng: “Trong quá trình trợ học kiến giáo, tôi rất cảm động bởi tình thương dâng trào, khi thấy các em học sinh vơi đi mặc cảm, vượt khó thoát nghèo, phấn đấu vươn lên trong học tập, chúng luôn tỏ lòng tri ân với những tấm lòng vàng bằng những giọt nước mắt nụ cười hiền hòa trìu mến, mỗi chuyến viếng thăm chia sẻ, chu cấp cho học sinh, chúng tôi đầy lòng xúc cảm vô vàn. Tiếp tục cống hiến sự nghiệp Văn hóa Giáo dục Từ thiện không biết mệt mõi”.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp tích cực Hộ trì Phật Quang Sơn thúc đẩy sự nghiệp Phật giáo, tặng phẩm “星雲日記-Tinh Vân Nhật ký” cho tù nhân cácc trại giam ở Đài Loan, tán trợ Đại học Phật Quang, các Phật học hội, ngoài ra Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp còn hỗ trợ Văn hóa Cơ Kim hội 735 quyển “傳燈-Truyền Đăng”, trợ cấp toàn quốc 147 Sinh viên Đại học Đồ Thư quán.

 

Lão Nghiêm Cư sĩ Hộ pháp từng là Phó Tổng hội trưởng Hội Quốc tế Phật Quang thế giới, sau đó cùng hợp tác với Phật Quang sơn, hưng kiến các Trường Tiểu học nhiều địa phương và Bệnh viện. 

 

Lão Cư sĩ Nghiêm đã xả báo thân vãng sinh Lạc quốc, sự nghiệp khai sáng Văn hóa, Giáo dục, Từ thiện mãi mãi với non sông đất nước Trung Hoa và Đài Loan. Cư sĩ Di Sương Nghiêm và Lão nữ Cư sĩ Thôi Thường Mẫn vẫn tiếp tục duy trì hoài bão của Lão Nghiêm Cư sĩ, quyết tâm chăm lo cho học sinh nghèo. Lão nữ Cư sĩ Thôi Thường Mẫn chia sẻ rằng: “Việc đầu tư giáo dục cho trẻ em là cấp bách, chủ động trong việc tài trợ học bổng cho các em học sinh, để chúng nó tiếp tục vui tươi học tập, và thường xuyên chia sẻ chăm sóc, động viên chúng trong sự học hành, hướng dẫn các em trong tinh thần "Tứ cấp" (cho người niềm tin, hoan hỷ, hy vọng, phương tiện) dung nhập vào cuộc sống đời thường, dùng sức lực thực hành một cách thực tiễn, làm cho phật pháp sinh hoạt hóa, và “Tam hảo” (Làm điều tốt, nói việc tốt, giữ tâm tốt), tự giác làm việc Phật, rộng kết thiện duyên, tịnh hóa nhân tâm, khiến cho gia đình hòa thuận, nhân ngã hòa kính, xã hội hòa hợp, thế giới hòa bình, cùng nhau thúc đẩy đưa Phật giáo vào nhân gian”.


https://www.youtube.com/watch?v=7yuMS364vck
https://www.youtube.com/watch?v=vZX9MEqobII


Vân Tuyền

(Nguồn: Nhân Gian Phúc Báo)

 

(*)Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ di sản tinh hoa của đất nước. Những di sản này bị khép vào tội là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại” nên phải tiêu hủy.

 

Các Cơ sở Tự viện Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại của Hồng vệ binh Trung Cộng. 1000 pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh bị đập phá tan tành.

 

Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời Đông Hán ở thành phố Lạc Dương. Trong chiến dịch ‘phá tứ cựu’ ngôi chùa này bị đập phá tan tành. Những bức tượng Mười tám vị La Hán bằng đất sét hơn 1000 năm tuổi được làm trong triều đại nhà Liêu đã bị phá hủy. Kinh Bối Diệp do một vị cao tăng người Ấn Độ mang đến Trung Quốc 2000 năm trước đã bị đốt.

 

Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật. Các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong ngôi Già lam Đại chiêu tự (Jokhang tempel-大昭寺) ở trung tâm phố cổ Lhasa, nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000, bị hủy mất khuôn mặt; Thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….

 

Văn hóa là linh hồn của dân tộc, sự phát triển văn hóa định ra nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó.

 

Chính vì thế mà sau khi ‘Cách mạng văn hóa’ tại Trung Quốc phá hủy văn hóa dân tộc, cắt liên hệ với trời đất, thì đạo đức người Trung Quốc càng ngày càng tụt trên dốc lớn, khiến người với người trở thành vô cảm.

 

Chủ trương ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’ đã phá vỡ tan trái tim của người Trung Quốc khiến con người với nhau trở nên vô cảm.

 

Không chỉ quan hệ giữa con người với nhau là vô cảm, mà toàn bộ xã hội cũng đều trở thành giả tạo.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]