Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Một đối thoại với chết

18/07/201103:41(Xem: 3163)
16. Một đối thoại với chết

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

16

Một đối thoại với chết

Trong vài năm vừa qua K đã không thể ở tại Vasanta Vihar khi anh đến Madras bởi vì Rajagopal đang khẳng định nó thuộc tài sản của KWINC, thay vì vậy anh ở nhà một phụ nữ Ấn độ trên đường Greenways gần bên. (Mãi đến năm 1975 Vasanta Vihar mới được nhượng lại cho India Foundation.) Lúc này K bắt buộc phải cắt đứt quan hệ với Madhavachari, cánh tay phải của Rajagopal, người mà K phát giác vẫn còn trung thành với Rajagopal. Mùa đông 1973 – 74 đó, một bác sĩ người Ấn độ từ bệnh viện trong khu vực trường Rajghat tại Varanasi, bây giờ được gọi là Benares, Dr T. K. Parchure, bắt đầu đi cùng K bất kỳ nơi nào anh đi ở Ấn độ, và cả Parameshwaran, đầu bếp chính tại Rishi Valley, người đã chăm sóc anh khi anh gần chết ở Kashmir năm 1959. Cùng với bệnh viện miễn phí trong khu đất của Rajghat, giúp đỡ sự chữa trị cho những nhu cầu của hai mươi ngôi làng chung quanh, có một trường cao đẳng của phụ nữ đã trưởng thành cùng một khu ăn ở tập thể, một nông trại và một trường nông nghiệp. Trường Rajghat có khoảng 300 nam nữ học sinh, có tuổi từ bảy đến mười tám.

Cũng vậy, tại Rishi Valley ngoài một trường học còn có một trung tâm nông thôn miễn phí nơi bảy mươi trẻ em từ những ngôi làng phụ cận được giáo dục và được chăm sóc y tế. Năm đó khi nói chuyện cùng những giáo viên tại Rishi Valley, K đã nói điều gì đó khi trả lời câu hỏi, ‘Sự đau khổ không làm đờ đẫn cái trí hay sao?’ câu trả lời đó gây xúc động cho tôi rất nhiều khi sau đó tôi đọc nó: ‘Đúng ra tôi phải nghĩ ngược lại rằng sự tiếp tục của đau khổ làm đờ đẫn cái trí, không phải tác động va chạm của đau khổ . . . Nếu bạn không giải quyết đau khổ ngay tức khắc chắc chắn nó phải làm đờ đẫn cái trí.’ Một trường đồng giáo dục ban ngày của Krishnamurti vừa được bắt đầu ở Madras. Được gọi đơn giản là The School, nó thâu nhận 112 trẻ em từ ba đến mười hai tuổi. Lúc này K rất nôn nóng muốn bắt đầu một trường tại Ojai mà không cần chờ đợi sự thu xếp với KWINC. Một kiến trúc sư được tư vấn và một Hiệu trưởng được chọn, làm mất tinh thần những ủy viên của American Foundation vì không có đủ tiền quỹ cho dự án liều lĩnh đó, nhưng K không bao giờ cho phép những tính toán như thế cản đường điều gì anh thực sự muốn làm. May thay vụ kiện đã được thu xếp vào tháng chín trước khi mảnh đất thích hợp được tìm ra. Trong thời gian đó vào tháng năm K đi cùng Mary Zimbalist đến San Diego, mười tám đối thoại liên tục về những chủ đề khác nhau giữa anh và Dr Allen Anderson, giáo sư Giáo dục tôn giáo tại San Diego State College, được quay video màu.57Hai bàn luận cuối cùng nói về thiền định. Trong chủ đề này ba lần K nhấn mạnh rằng thiền định bao phủ ‘toàn lãnh vực của sự tồn tại’ và tất cả những nỗ lực để thiền định là một phủ nhận của thiền định. Một trong những đoạn văn hay nhất về thiền định có trong một nói chuyện anh đã thực hiện vài năm trước:

Thiền định là một trong những nghệ thuật vĩ đại nhất trong sống – có lẽ vĩ đại nhất, và người ta không thể học hỏi nó từ bất kỳ người nào khác. Đó là vẻ đẹp của nó. Nó không có phương pháp kỹ thuật và vì vậy không có uy quyền. Khi bạn học hỏi về chính bạn, nhìn ngắm chính bạn, nhìn ngắm cách bạn đi đứng, nhìn ngắm cách bạn ăn uống, bạn nói điều gì, những bàn tán, hận thù, ghen tuông, nếu bạn tỉnh thức được tất cả những điều đó trong chính bạn, mà không chọn lựa, đó là thành phần của thiền định. Vậy là thiền định có thể xảy ra khi bạn đang ngồi trong một xe buýt hay đang dạo bộ trong một cánh rừng đầy ánh sáng và những cái bóng, hay lắng nghe tiếng chim hót hay nhìn khuôn mặt của người vợ bạn hay người con của bạn.58

Ngay sau San Diego, K nói chuyện tại Santa Monica lần cuối cùng. Tại một trong những nói chuyện này anh được hỏi: ‘Tôi đã lắng nghe ông nhiều lần nhưng không thay đổi nào đã xảy ra. Có điều gì sai trái đây?’ K trả lời cho câu hỏi này:

Đó không phải vì rằng bạn không nghiêm túc hay sao? Đó không phải vì rằng bạn không lưu tâm hay sao? Đó không phải vì rằng bạn có quá nhiều vấn đề đến nỗi bạn bị trói buộc trong nó, không còn thời gian, không còn nhàn nhã để ngừng lại, đến nỗi bạn không bao giờ nhìn ngắm bông hoa đó? . . . Thưa bạn, bạn đã không trao trọn sống của bạn cho nó. Chúng ta đang nói về sống, không phải những ý tưởng, không nói về những lý thuyết, những luyện tập, những kỹ thuật – nhưng nhìn tổng thể của sống mà là sống của bạn.

Tại thời điểm này K nói với Mary rằng anh phải sống mười hay mười lăm năm nữa bởi vì vẫn còn có quá nhiều việc phải được làm. Anh nói, thân thể của anh đang suy sụp (anh bảy mươi chín tuổi), mặc dù ‘bộ não của anh không bị ảnh hưởng’. Mùa hè năm đó, một ít buổi sáng sau khi đến Chalet Tannegg, anh thức dậy nói rằng ‘cái gì đó lạ thường đã xảy đến cho anh, cái gì đó đang trải rộng để thâu nhận vũ trụ’. Cùng buổi sáng đó anh đọc một lá thư cho Mary về ngôi trường mới tại Ojai: ‘Nó phải sản sinh những con người được đặt nền tảng vững vàng trên tôn giáo đến độ họ sẽ mang chất lượng đó theo cùng họ bất kỳ việc gì họ làm, bất kỳ nơi nào họ đi, bất kỳ nghề nghiệp nào họ sẽ theo đuổi.’ Thời tiết rất nóng tại Gstaad, và tại họp mặt Saanen K thường xuyên ‘rất xa xôi’ và bộ đầu của anh nặng nề lắm. Thậm chí anh đã trở nên nhạy cảm hơn nhiều và không thể chịu nổi nếu bị chạm vào người, nhưng anh đang có ‘những thiền định kỳ diệu’. Anh kể cho Mary, ‘Cái trí của tôi cảm thấy như thể nó đã được tẩy uế, sạch sẽ, lành mạnh – và còn nhiều hơn thế – một ý thức lạ thường của hân hoan, của ngây ngất.’

Tháng mười một đi máy bay một mình đến Delhi, K phát giác chính anh đang ở cùng tầng tinh thần như Maharishi (Mahesh Yogi) mà xuất hiện rạng rỡ để nói chuyện với anh, mang theo một bông hoa. Sự kinh tởm những đạo sư và những hệ thống thiền định của K ngay tức khắc đã kết thúc cuộc nói chuyện của họ. (Sau đó K nói với chúng tôi rằng anh thích tầng cân bằng của anh.)

Tháng mười một tại Rajghat, K được yêu cầu định nghĩa lời giảng riêng của anh. Đầy kinh ngạc anh trả lời, ‘Bạn đang hỏi tôi? Bạn đang hỏi tôi Lời giảng là gì? Chính tôi cũng không biết. Tôi không thể diễn tả nó trong một vài từ ngữ, đúng chứ? Tại cơ bản tôi nghĩ ý tưởng về người thầy và người được dạy là sai lầm, ít nhất đối với tôi nó là như vậy. Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề của đang chia sẻ chứ không phải đang được dạy.59

Bởi vì chính tôi cũng muốn đặt cùng câu hỏi đó khi viết quyển thứ hai của tiểu sử anh ấy, tôi đã viết ra một câu ngắn bắt đầu, ‘Cốt lõi cách mạng của lời giảng Krishnamurti . . .’ và gửi nó cho anh để đề nghị chấp thuận. Như tôi đã hy vọng trước, anh viết lại toàn bộ nó, để lại một từ duy nhất ‘cốt lõi’. Dưới đây là điều gì anh đã viết:

Cốt lõi của lời giảng Krishnamurti được bao hàm trong câu nói anh đề cập năm 1929 khi anh nói ‘Sự thật là một Mảnh đất không lối vào’. Con người không thể đến được nó qua bất kỳ tổ chức, qua bất kỳ tín điều, qua bất kỳ giáo điều, giáo sĩ hay nghi lễ, không qua bất kỳ hiểu biết triết lý hay kỹ thuật tâm lý. Anh ấy phải tìm ra nó qua cái gương của sự liên hệ, qua sự hiểu rõ những nội dung của cái trí riêng của anh ấy, qua sự quan sát và không qua sự phân tích thuộc trí năng hay sự mổ xẻ nội tâm. Con người đã dựng lên trong chính anh ấy những hình ảnh tinh thần như một ý thức của an toàn – thuộc tôn giáo, chính trị, cá nhân. Những hình ảnh tinh thần này biểu lộ như những biểu tượng, những ý tưởng, những tin tưởng. Gánh nặng của những cái này chi phối sự suy nghĩ, những liên hệ và cuộc sống hàng ngày. Đây là những nguyên nhân gây ra những vấn đề của chúng ta bởi vì chúng phân chia con người khỏi con người trong mọi liên hệ. Nhận biết về sống của anh ấy được định hình bởi những ý tưởng đã thiết lập sẵn trong cái trí của anh ấy. Nội dung của ý thức anh ấy là ý thức này. Nội dung này là chung đối với tất cả loài người. Tánh cá thể là danh tính, hình dáng và văn hóa trên bề mặt mà anh ấy kiếm được từ môi trường sống của anh ấy. Tánh đơn nhất của cá thể không nằm trong những điều trên bề mặt nhưng trong sự tự do tổng thể khỏi nội dung của ý thức.

Tự do không là một phản ứng; tự do không là sự chọn lựa. Chính là tánh tự phụ của con người khi suy nghĩ rằng bởi vì anh ấy có sự chọn lựa anh ấy được tự do. Tự do là sự quan sát thuần khiết mà không có phương hướng, mà không có sợ hãi bị trừng phạt hay được tưởng thưởng. Tự do là không có động cơ; tự do không ở khúc cuối của sự tiến hóa con người nhưng nằm trong bước đầu tiên của sự tồn tại con người. Trong quan sát người ta bắt đầu khám phá sự thiếu vắng tự do. Tự do được tìm ra trong tỉnh thức không chọn lựa được sống hàng ngày của chúng ta.

Tư tưởng là thời gian. Tư tưởng được sinh ra từ trải nghiệm, từ hiểu biết, mà không thể tách rời khỏi thời gian. Thời gian là kẻ thù thuộc tâm lý của con người. Hành động của chúng ta được đặt nền tảng trên hiểu biết và thế là thời gian, vì vậy con người luôn luôn là một nô lệ cho quá khứ.

Khi con người trở nên tỉnh thức được chuyển động thuộc ý thức riêng của anh ấy, anh ấy sẽ thấy sự phân chia giữa người suy nghĩ và suy nghĩ, người quan sát và vật được quan sát, người trải nghiệm và trải nghiệm. Anh ấy sẽ phát giác rằng sự phân chia này là một ảo tưởng. Lúc đó chỉ còn có sự quan sát thuần túy mà là thấu triệt và không có bất kỳ cái bóng nào của quá khứ. Thấu triệt không thời gian này tạo ra một thay đổi cơ bản thăm thẳm trong cái trí.

Sự phủ nhận tổng thể là bản thể của tích cực. Khi có sự phủ nhận tất cả những sự việc không là tình yêu đó – ham muốn, vui thú – vậy là tình yêu hiện diện, cùng từ bi và thông minh của nó.

Đoạn văn này còn nhiều hơn một câu phát biểu ngắn, nhưng liệu nó có thể được diễn đạt chính xác nhiều hơn hay giải thích rõ ràng nhiều hơn hay sao? Có lẽ anh đã không nhấn mạnh đầy đủ trong đoạn tóm tắt này ý tưởng về sự tạo tác-hình ảnh tinh thần. Tất cả chúng ta đều tạo tác những hình ảnh về chính chúng ta và về lẫn nhau và chính những hình ảnh này gặp gỡ, phản ứng và bị tổn thương. Chính những hình ảnh này ngăn cản những liên hệ trung thực giữa những con người – ngay cả những liên hệ gần gũi nhất.

Tháng hai năm 1975 anh từ Ấn độ quay trở lại Malibu và, nguyên một ngày K đi cùng Mary để tham quan Arya Vihara và Pine Cottage mà, từ khi giải quyết xong vụ kiện, đã trở thành tài sản của American Foundation; họ cũng dạo bộ cùng gia đình Lillifelt trên mảnh đất gần Oak Grove nơi ngôi trường sẽ được xây dựng. Mười lăm ngày sau khi K quay lại, anh cảm thấy bầu không khí của Pine Cottage, mà trước kia có ý cự tuyệt anh trong chuyến viếng thăm đầu tiên của anh, đã thay đổi rồi. Ngày 1 tháng tư anh tiếp tục lại nhật ký mà anh đã bắt đầu tại Brockwood năm 1973 và hàng ngày đều viết trong suốt ba tuần lễ. Ngày 12 tháng tư, một ngày đẹp trời không mây, anh thực hiện nói chuyện đầu tiên trong bốn nói chuyện ở Oak Grove nơi anh đã không nói chuyện từ tháng mười năm 1966.

Tháng năm khi K cùng Mary đến lại Brockwood, tôi đi xuống thăm và đưa anh xem một ấn bản được đưa trước của quyển đầu tiên trong ba quyển tiểu sử của anh, một chuyện kể về sống của anh cho đến khi giải tán Order of the Star. Tự nhiên đầu tiên anh nhìn những minh họa, chăm chăm thật lâu vào những hình ảnh của Nitya. Sau đó anh cứ hỏi tôi rằng quyển sách này sẽ tác động vào một người ngoài cuộc hoàn toàn như thế nào, ‘một người mua bán cổ phiếu bình thường’ sẽ nghĩ gì về nó? Tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi không tưởng tượng ‘một người mua bán cổ phiếu bình thường’ có thể đọc nó. Tuy nhiên, nhận xét từ những sự phê bình, câu chuyện lạ kỳ này có vẻ cuốn hút quá nhiều người mà trước kia người ta sẽ không mong chờ họ sẽ có bất kỳ hứng thú nào, và nhiều lá thư tôi nhận được thể hiện rằng nó đã giúp đỡ hàng tá người được hiểu rõ thêm nữa về K, mặc dù nó là một cú choáng váng vô cùng cho những người trước kia không có ý tưởng nào về sự dạy dỗ từ Theosophy của anh. Khi Mary Zimbalist, sau khi đọc quyển này, hỏi anh tại sao, nếu Những Bậc Thầy có tồn tại, lúc đó họ đã nói nhưng không còn nói bây giờ nữa, anh gợi ý, ‘Bây giờ không cần họ bởi vì Chúa ở đây.’ Người ta sẽ phải nghe âm điệu giọng nói của anh trước khi kết luận liệu đây là một câu trả lời nghiêm túc hay không.

Sinh nhật lần thứ tám mươi của K rơi vào ngày 11 hay 12 tháng năm. Ngày 11, Dr Parchure từ Ấn độ đến Brockwood để trải qua vài tuần lễ ở Châu âu theo dõi sức khỏe của K. Giữa tháng David Bohm có mặt ở đó và thực hiện bốn của cái gì sẽ được gọi là mười hai bàn luận cùng K. Bohm vừa đọc xong quyển tiểu sử và hỏi K liệu đã có một khoảnh khắc của thay đổi cho anh. K nói không; sự đau đớn thân thể trong suốt ‘cái tiến trình’ đã khiến anh nhạy cảm hơn và sự đau khổ vì cái chết của người em cũng thế nhưng ‘gặp gỡ cái đó một cách trọn vẹn đã không để lại những dấu vết nào’.

Tại họp mặt Saanen năm đó K dành riêng một trong bốn nói chuyện của anh cho điều gì anh gọi là một chủ đề rất nghiêm túc – liệu có thể có được sự tự do tổng thể khỏi sợ hãi thuộc tâm lý? Anh vạch rõ, ‘Nếu người ta muốn được tự do khỏi sợ hãi, người ta phải được tự do khỏi thời gian. Nếu không có thời gian người ta sẽ không có sợ hãi. Tôi tự hỏi không hiểu bạn có thấy điều đó? Nếu không có ngày mai, chỉ có ngay lúc này, sợ hãi, như một chuyển động của tư tưởng, kết thúc.’ Sợ hãi nảy sinh từ sự ham muốn có an toàn. Nếu có sự an toàn tâm lý hoàn toàn không có sợ hãi’, nhưng không bao giờ có thể có sự an toàn tâm lý ‘nếu người ta đang mong muốn, đang khát khao, đang theo đuổi, đang trở thành’. Anh tiếp tục:

. . . tư tưởng luôn luôn đang cố gắng tìm một nơi nó có thể ở lại, ở lại trong ý nghĩa của giam cầm. Điều gì tư tưởng tạo tác, bởi vì phân chia, là không-an toàn tổng thể. Vì vậy có an toàn hoàn toàn trong tuyệt đối không làgì – mà có nghĩa không là một sự việc được tạo tác bởi tư tưởng. Để tuyệt đối khônglà gì có nghĩa một trái ngược hoàn toàn đối với mọi sự việc mà bạn đã học hỏi . . . Bạn biết không là gì có nghĩa gì không? Không tham vọng – mà không có nghĩa rằng bạn như cây cỏ – không hung hăng, không kháng cự, không những rào chắn được thiết lập bởi sự tổn thương? . . . Sự an toàn mà tư tưởng đã tạo tác là không-an toàn. Đó là một sự thật tuyệt đối.

K được thuyết phục không đi đến Ấn độ mùa đông đó bởi vì tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố bởi Mrs Gandhi vào tháng sáu; trong suốt thời gian này, không gì có thể được xuất bản hay được nói ngoài công chúng mà không đệ trình cho Ủy ban Kiểm duyệt. Điều cuối cùng mà K phải sẵn sàng chấp nhận là giảm bớt sự phản đối kịch liệt của anh về uy quyền và chuyên chế; đi đâu cũng chẳng ích lợi gì nếu anh không nói và sẽ có một nguy hiểm phải vào tù nếu anh nói. Vì vậy, sau họp mặt Brockwood, anh quay lại Malibu, trải qua mỗi kỳ nghỉ cuối tuần tại Pine Cottage, nói chuyện với phụ huynh và giáo viên tại trường Oak Grove tương lai.

Mùa đông sau mặc dù tình trạng khẩn cấp do Mrs Gandhi tuyên bố vẫn còn hiệu lực, K quyết định đến Ấn độ sau một bảo đảm từ Pupul Jayakar, người bạn thân nhất của Mrs Gandhi, rằng anh sẽ được cho phép nói bất kỳ điều gì anh muốn trong những nói chuyện của anh. Anh ở New Delhi cùng Pupul, bây giờ đang sống trên cùng con đường như Mrs Gandhi. Ngay sau khi anh đến, anh đã có một nói chuyện riêng rất lâu với Mrs Gandhi. Người ta không thể không thắc mắc liệu có bất kỳ liên hệ nào giữa nói chuyện này và quyết định gây ngạc nhiên của bà khi đồng ý tổ chức một tổng tuyển cử vào năm 1977. Chính K cũng nghĩ điều đó có lẽ đúng.

Theo yêu cầu của K những đại diện của Krishnamurti Foundations gặp gỡ tại Ojai vào tháng ba năm 1977. Lúc này anh muốn càng có bao nhiêu người trong số họ luôn luôn ở cùng anh càng tốt. Anh đặc biệt muốn những người ở Mỹ và Châu âu chưa bao giờ đến Ấn độ sẽ ở cùng anh trong những năm tương lai. Anh tin rằng người ta càng trông thấy nhau nhiều bao nhiêu người ta càng trở nên gần gũi và thương yêu nhau nhiều bấy nhiêu. Sự ganh ghét và ganh đua quá xa lạ đối với anh đến độ anh thực sự không bao giờ hiểu rõ chúng nơi những người khác. Tại một trong những gặp gỡ của những ủy viên này ở Ojai anh nói, ‘Nếu người ta đến đây và hỏi, “ Sống cùng người đàn ông này như thế nào?” liệu bạn có thể chuyển tải nó cho họ? Nếu có bất kỳ những môn đồ nào của Phật còn sống, người ta sẽ không đi đến tận cùng quả đất để gặp họ, để tìm ra từ họ nó sẽ như thế nào khi sống trong sự hiện diện của Phật?’ Sự đề cập này về Phật và những môn đồ của Phật là sự đề cập gần gũi nhất mà K đã từng nói để liên đới anh với Phật, tuy nhiên rất khó khăn khi phải chuyển tải cho bất kỳ người nào không biết anh hiểu rõ được sự so sánh này được thực hiện mà hoàn toàn không có tự làm quan trọng cho chính anh. Khi cái tôi không còn không thể có tánh tự phụ. ‘Người đàn ông này’ mà anh nói không là nhân cách riêng của anh. Cũng vậy, làm thế nào người ta hòa hợp điều này với sự lặp lại liên tục của anh rằng không ai có bất kỳ thẩm quyền nào để đại diện anh sau khi anh chết và rằng sự liên hệ môn đồ-đạo sư là một điều kinh tởm? Điều đó hoàn toàn không đơn giản? Trong yêu cầu những ủy viên ở cùng anh càng nhiều bao nhiêu càng tốt, chắc chắn anh đang hy vọng rằng ít ra một hay hai người trong số họ có lẽ được trao tặng chiều sâu của trực nhận để tạo ra một thay đổi tâm lý hoàn toàn trong chính họ mà sẽ làm tự do chính họ khỏi anh cũng như khỏi tất cả những cái nạng khác? Điều này rất khác biệt với sự tôn sùng đạo sư của những môn đồ. Nếu có bất kỳ người nào đã từng khẳng định đủ thẩm quyền để nói nhân danh K, người ta sẽ biết rằng anh ấy hay chị ấy đã không được thay đổi.

Trước thời gian này người ta đã quyết định rằng Mary sẽ bán ngôi nhà của bà tại Malibu và xây một ngôi nhà kề cận Pine Cottage mà sẽ trao lại American Foundation sau khi bà chết. Tại Pine Cottage, K sẽ ở gần trường, trái lại ngôi nhà Malibu cách Ojai khoảng sáu mươi dặm.

Ngày 9 tháng năm, K trải qua một giải phẫu tuyến tiền liệt tại Cedars – Sinai Medical Center ở Los Angeles. Anh báo trước cho Mary rằng bà phải canh chừng và không để anh ‘thoát đi’, và cũng nhắc nhở anh phải canh chừng chính anh, nếu không, sau ‘năm mươi năm (nói chuyện trước công chúng) anh có lẽ cảm thấy nói thêm là không cần thiết nữa.’ Anh kể với bà rằng anh ‘luôn luôn sống với một đường ranh giới mỏng giữa sống và chết’. Anh nhận thấy chết dễ dàng hơn sống. Mười lăm ngày trước ca giải phẫu anh đã được đưa đến bệnh viện để lấy gần nửa lít máu riêng của anh vì sợ phải cần đến sự truyền máu khi giải phẫu. Anh khước tù bị gây mê toàn thể, tin rằng ‘thân thể sẽ không bao giờ chịu nổi nó’. Ngay cả một gây mê vùng, tạo ra một ngăn chặn cột sống, cũng có lẽ quá mạnh cho ‘thân thể’. K luôn luôn có ý thức tách rời hoàn toàn này giữa chính anh và thân thể của anh.

Khi ngày đó đến Mary theo cùng anh đến bệnh viện và ở trong một căn phòng gần bên. Anh đi quanh cả hai phòng, sờ vào những bức tường, điều gì đó anh thực hiện cho bất kỳ căn phòng mới nào anh ở và chắc chắn anh cũng đang thực hiện cho Mary nữa. Tại sao anh làm việc này không bao giờ được tiết lộ. Có vẻ nó là một phương tiện của tẩy uế, của trục xuất người lạ nào đó, mặc dù không nhất thiết phải là một quỷ dữ, gây ảnh hưởng và vô đầy căn phòng riêng của anh. Mary yêu cầu người gây mê nói chuyện với anh trong suốt ca mổ để giữ cho anh tỉnh táo nếu không anh sẽ ‘lẻn đi’. Trông anh rất vui vẻ khi được đẩy xe đưa về phòng sau hai tiếng đồng hồ và nhờ tìm một quyển truyện trinh thám để đọc, nhưng đến chiều tối anh rất đau đớn. Anh được cho một liều thuốc giảm đau mạnh của trẻ em mà nửa chừng không thể được tiếp tục bởi vì nó gây choáng váng và buồn nôn. Anh ‘đi khỏi’ khoảng một tiếng đồng hồ và nói chuyện về Nitya và sau đó có điều gì anh gọi là ‘một đối thoại với chết’. Ngày hôm sau anh đọc cho Mary một chuyện kể về trải nghiệm này:

Nó là một giải phẫu mau chóng và không đáng nói, mặc dù có sự đau đớn đáng kể. Trong khi cơn đau tiếp tục tôi trông thấy hay phát giác rằng thân thể hầu như đang bềnh bồng nổi trong không gian. Nó có lẽ là một ảo tưởng, loại ảo giác nào đó, nhưng một vài phút sau có sự nhân cách hóa – không phải một con người – nhưng nhân cách hóa của chết. Quan sát hiện tượng kỳ lạ này giữa thân thể và chết, dường như có một loại nói chuyện giữa họ. Dường như chết đang nài nỉ thân thể và thân thể đang trơ trơ không nhượng bộ điều gì chết muốn. Mặc dù có mọi người trong phòng hiện tượng này tiếp tục, chết mời mọc, thân thể khước từ.

Không phải bởi vì một sợ hãi chết đang làm cho thân thể khước từ những đòi hỏi của chết, nhưng bởi vì thân thể nhận ra rằng nó không chịu trách nhiệm cho chính nó, có một thực thể khác đang chi phối, mạnh mẽ hơn, sinh động hơn chính chết. Chết mỗi lúc một đang khăng khăng thêm, đang quả quyết thêm và thế là thực thể khác can thiệp. Sau đó có một đối thoại hay một nói chuyện giữa không chỉ thân thể, nhưng còn thực thể khác này và chết. Vì vậy có ba thực thể trong nói chuyện.

Anh đã cảnh báo, trước khi anh đến bệnh viện rằng, có lẽ có một tách rời với thân thể và vì vậy có lẽ chết chen vào. Mặc dù cái người (Mary) đang ngồi ở đó và một y tá đến và đi, nó không là một tự-dối gạt hay một loại ảo giác. Nằm trên giường anh thấy những đám mây đầy nước mưa và những cửa sổ sáng lên, thị trấn phía dưới vươn dài nhiều dặm. Đang có tiếng lộp độp của mưa trên ô cửa kính và anh thấy rõ ràng dung dịch muối đang nhỏ giọt, giọt này tiếp theo giọt khác, vào các cơ quan thân thể. Người ta cảm thấy rất chắc chắn và rõ ràng rằng nếu thực thể khác không can thiệp, chết sẽ thắng.

Nói chuyện này bắt đầu trong những từ ngữ cùng tư tưởng đang vận hành rất rõ ràng. Có sấm sét và nói chuyện tiếp tục. Bởi vì không có sợ hãi gì cả, không có ở phía thân thể hay thực thể khác – tuyệt đối không có – người ta có thể nói chuyện tự do và sâu sắc. Luôn luôn rất khó khăn khi đưa một nói chuyện thuộc loại đó thành những từ ngữ. Lạ lùng thay, bởi vì không có sợ hãi, chết không đang trói buộc cái trí vào những sự việc của quá khứ. Điều gì hiển hiện từ nói chuyện rất rõ ràng. Thân thể đang bị đau đớn đáng kể và không bị sợ hãi hay lo lắng và thực thể khác đang rất sáng suốt vượt khỏi cả hai. Như thể là thực thể khác đang hành động như một trọng tài trong một trò chơi nguy hiểm mà thân thể không nhận biết được đầy đủ.

Dường như chết luôn luôn hiện diện nhưng chết không được phép mời mọc. Điều đó sẽ là tự tử mà sẽ vô cùng ngu xuẩn.

Trong suốt nói chuyện này không có ý thức của thời gian. Có thể toàn nói chuyện kéo dài chừng một tiếng đồng hồ và thời gian dựa vào đồng hồ không hiện diện. Những từ ngữ không hiện diện nhưng có một thấu triệt tức khắc vào điều gì mỗi thực thể đang nói. Dĩ nhiên nếu người ta gắn bó đến bất kỳ thứ gì – những ý tưởng, những niềm tin, tài sản hay con người, chết sẽ không đến để có một nói chuyện với bạn. Chết trong ý nghĩa của kết thúc là sự tự do tuyệt đối.

Chất lượng của nói chuyện là lịch sự và hòa nhã. Không có bất kỳ sự cường điệu nào thuộc cảm xúc, cảm tính, không có bất kỳ sự biến dạng nào về sự kiện tuyệt đối của kết thúc thời gian và của mênh mang không biên giới, khi chết là thành phần thuộc sống hàng ngày của bạn. Có một cảm thấy rằng thân thể sẽ chịu đựng được nhiều năm nữa nhưng chết và thực thể khác sẽ luôn luôn cùng nhau cho đến khi các cơ quan thân thể không còn hoạt động. Có một ý thức hài hước vô cùng trong ba thực thể và người ta hầu như có thể nghe những tiếng cười đùa ngặt nghẽo. Và vẻ đẹp của nó theo cùng những đám mây và cơn mưa.

Âm thanh của nói chuyện này đang lan rộng vô tận và âm thanh giống hệt như khi khởi đầu và không có kết thúc. Nó là một bài hát không một khởi đầu hay một kết thúc. Cùng nhau chết và sống rất gần gũi, giống như tình yêu và chết. Giống như tình yêu không là một hồi tưởng, cũng vậy chết không có quá khứ. Sự sợ hãi không bao giờ chen vào nói chuyện này bởi vì sợ hãi là tối tăm và chết là ánh sáng.

Nói chuyện này không là ảo tưởng hay tưởng tượng. Nó giống như tiếng xào xạc trong gió nhưng tiếng xào xạc lại rất rõ ràng và nếu bạn lắng nghe bạn có thể nghe nó; sau đó bạn có thể là bộ phận của nó. Vậy là cùng nhau chúng ta có thể chia sẻ nó. Nhưng bạn sẽ không lắng nghe nó. Bởi vì bạn quá gắn bó với thân thể riêng của bạn, những tư tưởng riêng của bạn và những phương hướng riêng của bạn. Người ta phải xóa sạch tất cả điều này để thâm nhập vào ánh sáng và tình yêu của chết.

Mùa hè đó một ngoại lệ duy nhất cho chương tình thường lệ của K là trước chuyến đi máy bay một mình đến Ấn độ, anh cùng Mary tới Janker Clinic tại Bonn trong ba đêm để tư vấn Dr Scheef. Theo bác sĩ, nhiều thí nghiệm khác nhau chỉ rõ rằng anh ‘thật kỳ diệu’ với tuổi tác của anh.

Một số trong những ủy viên của English and American Foundations tham gia cùng anh ở Madras vào đầu năm 1978 và sau đó đi cùng anh đến Rishi Valley nơi một vài thay đổi đã được thực hiện trong trường. G. Narayan, người con trai lớn nhất của người anh lớn nhất của K, bây giờ đã trở thành Hiệu trưởng sau sự từ chức của Dr Balasundaram. Narayan đã dạy học được hai mươi lăm năm, đầu tiên tại Rishi Valley và sau đó tại một trường Rudolph Steiner ở Anh. Vợ của ông đã là một giáo viên tại Brockwood hầu như từ khi bắt đầu có trường và người con duy nhất của họ, Natasha, là một học sinh tại Brockwood. K không lưu tâm đến sự liên hệ máu mủ với Natasha và dường như không thương yêu Natasha khác hơn bất kỳ em học sinh trẻ sáng sủa nào khác. Anh thương yêu tất cả trẻ em và hầu hết những người trẻ tuổi. Những học sinh từ trường Rishi Valley đã được khuyến khích đi học tại Brockwood trong một thời gian ngắn; lúc này K đang nghi ngờ sự khôn ngoan của việc này. Rất dễ dàng bị hư hỏng bởi phương Tây. Những người trẻ ở Ấn độ vẫn còn biểu lộ sự kính trọng những người lớn tuổi hơn và một háo hức để học hành, coi sự giáo dục như một đặc ân.

Khi K quay lại Ojai mùa hè đó, ngôi nhà phụ kế cận Pine Cottage được hoàn tất và anh cùng Mary đến đó ở. Thật khó khăn cho Mary khi phải từ bỏ ngôi nhà đẹp của bà tại Malibu, mà K cũng nhớ lắm, nhưng bà đã sửa chữa Pine Cottage thành một ngôi nhà cũng đẹp bằng như thế, giữ nguyên vẹn ngôi nhà nơi K ngủ và nối liền nó với một ngôi nhà phụ bởi một lối đi. Dần dần K và Mary yêu quý ngôi nhà mới này. K cảm thấy thú vị khi lau chùi cái ấm điện và những mặt kệ trong nhà bếp, như anh đã làm ở West Wing tại Brockwood và giúp đỡ lập nên một cái vườn nhỏ mới. Anh luôn thích tưới cây và sắp dọn chén đĩa vào máy rửa. Anh sợ Mary sẽ bị kiệt sức cả tại Ojai lẫn Brockwood. Bà làm thư ký và tài xế của anh, đi mua sắm cũng như giặt ủi quần áo của anh. Khi bà quay về nhà đầy những túi đựng những món đồ mua được, anh háo hức xem thử bà đã mua những món gì. Tuy nhiên, anh sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ người nào thu xếp quần áo ra đi của anh mà anh rất hãnh diện. Trong những năm đó khi Mary không theo cùng anh đến Ấn độ, bà có ba tháng nghỉ ngơi ở California.

Vào tháng sáu trên đường đến Gstadd, K đi cùng Mary đến khám bệnh lại tại Janker Clinic. Nơi tất cả những thí nghiệm anh trải qua đều tốt đẹp cả. Quay lại Brockwood vào tháng chín, sau họp mặt Saanen, anh bắt đầu đọc cho Mary những lá thư mười lăm ngày gởi tới trường học của anh, mà anh tiếp tục thực hiện không đều đặn lắm cho đến tháng ba năm 1980 – tất cả ba mươi bảy lá thư, mỗi lá ba trang. Hầu hết nhiều lá thư đều được đọc liên tục trong cùng một thời gian, nhưng được gửi đi mỗi mười lăm ngày, không phải chính xác ngày chúng được đọc.60Đó là một cách để giữ liên lạc với tất cả những trường học của anh. Trong lá thư đầu tiên anh phát biểu rất rõ ràng dự tính của anh cho trường là: ‘Chúng sẽ quan tâm đến sự vun quén con người tổng thể. Những trung tâm giáo dục này phải giúp đỡ những học sinh và những người giáo dục được nở hoa một cách tự nhiên.’ Và trong một lá thư sau: ‘Chính sự quan tâm của những trường học này là tạo ra một thế hệ mới của những con người được tự do khỏi hành động tự cho mình là trung tâm. Không trung tâm nào khác quan tâm đến việc này và nó là trách nhiệm của chúng ta, như những người giáo dục, phải tạo ra một cái trí không có sự xung đột trong chính nó .’

Một bản sao của mỗi lá thư được trao cho mỗi giáo viên và học sinh. Điều gì K mong chờ mỗi giáo viên thực hiện dường như không thể xảy ra được – thấy rằng sợ hãi trong bất kỳ hình thức nào không nảy sinh trong những học sinh (và để có được điều này những giáo viên rất cần thiết phải nhổ bật gốc rễ những sợ hãi riêng của họ) và giúp đỡ học sinh ‘không bao giờ bị tổn thương phần tâm lý, không chỉ trong khi em học sinh còn là bộ phận của trường học mà con xuyên suốt cuộc đời’. Ganh đua là một trong những điều xấu xa nhất trong giáo dục: ‘Khi trong trường học của bạn bạn so sánh B với A, bạn đang hủy hoại cả hai.’

Trong những lá thư này K lặp lại rằng dạy học là tiếng gọi cao quý nhất và rằng ‘Những Trường học tồn tại chính yếu để tạo ra một thay đổi sâu thẳm trong những con người’. Anh cũng đào sâu rất kỹ càng vào sự khác biệt giữa sự học hành và sự tích lũy của hiểu biết; sự tích lũy chỉ làm cằn cỗi cái trí: ‘biết là không biết và hiểu rõ sự thật rằng hiểu biết không bao giờ có thể giải quyết những vấn đề của con người là thông minh.’

Trong một quyển sách được xuất bản năm sau, K giải thích anh có ý gì qua cụm từ ‘không bao giờ bị tổn thương phần tâm lý’. Anh đang bàn luận sâu về ‘sống cùng đau khổ’ và sau đó tiếp tục:

Chúng ta đang thấy sự kiện, ‘cái gì là’, mà là đau khổ . . . Tôi bị đau khổ và cái trí đang làm mọi việc nó có thể làm được để tẩu thoát khỏi nó . . . Vì vậy, đừng tẩu thoát khỏi đau khổ, mà không có nghĩa rằng bạn trở nên bi ai, sầu thảm. Hãy sống cùng nó . . . Điều gì xảy ra? Nhìn ngắm. Cái trí rất rõ ràng, nhạy bén. Nó đối diện sự kiện. Chính sự đau khổ đó được chuyển đổi thành đam mê là sự việc quá lạ thường. Từ đó nảy sinh một cái trí không bao giờ có thể bị tổn thương. Chấm hết. Đó là điều bí mật.61

Trong lá thư của anh gửi đến những trường học vào ngày 1 tháng năm 1979, K bắt đầu một đoạn: ‘Thượng đế là vô-trật tự.’ Nếu người ta tiếp tục đọc, ý nghĩa của anh trở nên rõ ràng một cách hoàn hảo: ‘Hãy suy xét về vô số những thần thánh mà con người đã sáng chế . . . và quan sát sự hỗn loạn mà điều này đã tạo ra trong thế giới, những chiến tranh nó đã gây ra.’ Phụ huynh của một học sinh Brockwood đem lá thư này về nhà trong kỳ nghỉ, đã đọc câu nói trơ trụi ‘Thượng đế là vô-trật tự’ và bị tức giận đến độ họ suy xét việc không cho con học ở đó nữa. Quá nhiều những câu nói trơ trụi của K gây choáng váng mọi người: ‘Những lý tưởng là những việc tàn nhẫn’ (câu này có cùng ý nghĩa như câu ‘Thượng đế là vô-trật tự’); ‘Không có sự việc như là tình yêu bất hạnh’; ‘Nếu bạn thực sự thương yêu con cái của bạn sẽ không có những chiến tranh’; ‘Tất cả tư tưởng đều gây bại hoại’ hay ‘là sự bại hoại’. Câu cuối là câu khó khăn nhất khi giải thích cho người ta. Anh thường giải thích nó rất dài trong những nói chuyện của anh. Ví dụ, anh giải thích trong một nói chuyện: ‘Chúng ta đang sử dụng từ ngữ cái trí để hàm ý những giác quan, khả năng suy nghĩ, và bộ não mà lưu trữ tất cả những kỷ niệm như trải nghiệm, như hiểu biết . . . Hiểu biết gây bại hoại cái trí. Hiểu biết là chuyển động của quá khứ, và khi quá khứ tỏa bóng lên cái thực tế, sự bại hoại xảy ra . . . Chúng ta đang sử dụng từ ngữ sự bại hoại để có nghĩa rằng cái mà bị vỡ vụn, cái mà không được thâu nhận như một tổng thể.’62

Tháng mười năm 1978, Mary Zimbalist theo cùng K đến Ấn độ, và sau đó trong cùng năm nhiều ủy viên của English and American Foundations lại cùng tham gia với K và những ủy viên của India Foundation ở Madras. Vào ngày 8 tháng giêng 1979, Mrs Gandhi đến gặp K tại Vasanta Vihar. Tháng mười hai bà bị vào tù trong bốn ngày mà gây ra những hỗn loạn trong nhiều vùng của Ấn độ. Rõ ràng rằng nói chuyện với K có ý nghĩa nhiều đối với bà. Anh có được cảm tưởng rằng bà là một phụ nữ bất hạnh mà có thể ‘không bao giờ thoát khỏi con cọp’, như anh diễn tả nó.

Một trường Krishnamurti khác, trường cuối cùng của những trường ở Ấn độ, đã được mở cửa mùa hè đó trong một thung lũng cách trung tâm Bangalore mười dặm. Tòa nhà và mảnh đất một trăm mẫu là quà tặng của một người. Được gọi là Valley School, nó là một trường nội trú ban ngày đồng giáo dục với trên một trăm trẻ em, có tuổi từ sáu đến mười ba. K đã thăm nó trước khi anh rời Ấn độ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567