Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời và tác phẩm của Jamgon Kongtrul Lodro Taye liên quan với việc nhập thất

11/12/201116:31(Xem: 5099)
Cuộc đời và tác phẩm của Jamgon Kongtrul Lodro Taye liên quan với việc nhập thất
jamgonkongtrul_lodrotaye
CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM CỦA
JAMGON KONGTRUL LODRÖ TAYE
LIÊN QUAN VỚI VIỆC NHẬP THẤT
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Jamgon Kongtrul Lodrö Taye
(1813-1899)

QUAN ĐIỂM KHÔNG-BỘ PHÁI CỦA KONGTRUL VÀ CHƯƠNG TRÌNH NHẬP THẤT CỦA NGÀI

Trong đời ngài, Jamgon Kongtrul đã thành công trong việc đại chúng hóa một cái nhìn hợp nhất của Phật giáo đem lại sức sống mới cho đời sống tâm linh của vùng Hy mã lạp sơn. Xã hội Tây Tạng dần dần quen thuộc với cách suy nghĩ rằng Phật giáo Tây Tạng được phân chia thành bốn truyền thống chính: Nyingma, Kagyu, Sakya, và Gayluk. Sự đơn giản hóa có thể hiểu được này được dựa trên sự kiện là vào thế kỷ mười chín, bốn truyền thống này đã tượng trưng cho những cấu trúc tổ chức tôn giáo vượt trội sau mười thế kỷ của những đấu tranh quyền lực chính trị. Bản liệt kê ngắn này bao gồm những hệ thống tu viện hiện hữu nhưng không bao gồm các truyền thống học thuật và thiền định mang lại hứng khởi cho việc thiết lập của chúng.

Ý định ban đầu của các tu viện là cung cấp nơi trú ngụ cho việc tu tập, cả học thuật lẫn thiền định, trong những hệ thống phát triển tâm linh đã từ Ấn Độ đến vùng Hy mã lạp sơn. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, một vài tu viện dần dần vượt quá vai trò của các trung tâm tôn giáo đơn thuần: chúng đã trở thành những lãnh địa tầm thường sử dụng quyền lực thế tục và thoái hóa thành những nơi trú ẩn của mưu đồ chính trị và chủ nghĩa bộ phái tư lợi. Việc giải thích lịch sử Phật giáo chủ yếu từ quan điểm phát triển và duy trì những thể chế này được Kongtrul coi là hiểm họa tâm linh.

Kongtrul thích nhìn lịch sử phát triển tâm linh trong vùng Hy mã lạp sơn từ quan điểm thực hành thiền định và nghiên cứu triết học và tâm lý học. Trong tác phẩm của ngài, ngài luôn luôn mô tả Phật giáo Mật thừa từ viễn cảnh của các dòng giáo huấn của nó; ngài chỉ ngẫu nhiên nhắc đến bốn hệ thống tu viện. Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử “từ mái vàng của các ngôi chùa đến tấm nệm thiền.” (1) Ý tưởng này không mới nhưng nó sử dụng thẩm quyền và thiện xảo tâm linh của Kongtrul và những người đương thời với ngài để truyền bá một cách hiệu quả quan điểm nổi danh là rimay(ris med) – quan điểm không bộ phái, không thiên vị, hay chung nhất. Thông điệp của quan điểm này có vẻ là coi bản thân ta và những người khác chính là những thành viên của các thể chế tôn giáo để dẹp bỏ các rào cản giả tạo giữa con người, như thể việc sáp nhập vào một giáo đoàn thì đồng nghĩa với việc thuộc về một đảng chính trị. Thay vào đó, tự coi mình là một hành giả của một hay nhiều hệ thống phát triển tâm linh Phật giáo, tất cả các hệ thống đó chia sẻ những nguồn gốc và mục tiêu, mở thông cho ta để cảm nhận sâu sắc sự cảm hứng từ tất cả những hệ thống đó và vì thế làm cho việc truyền thông và hợp tác giữa các thiền giả Phật giáo được thuận lợi.

Quan điểm không bộ phái này cắt đứt khuynh hướng bộ phái buồn tẻ và thể chế ôn hòa trong hiện tại trong thời đó để vươn tới cốt lõi của thực hành Phật giáo Mật thừa, đó là tám dòng thực hành. Tám truyền thống riêng biệt của thiền định Phật giáo Mật thừa Ấn Độ đến vùng Hy mã lạp sơn trong thời kỳ trao đổi tôn giáo giữa hai miền. Chính tám dòng truyền thừa này đã tạo nên nền tảng của Phật giáo Mật thừa Hy mã lạp sơn. (2) Trong tám dòng truyền thừa, chỉ có dòng thứ nhất là chia sẻ danh hiệu của một hệ thống các tu viện hiện hữu:

  1. Dòng Giáo huấn Cổ truyền (Nyingma, rnying ma)
  2. Dòng Giáo huấn Lời Dạy của Đức Phật (Kadampa, bka’ gdams pa)
  3. Dòng Giáo huấn Con Đường và Quả (Lam Dray, lam ‘bras)
  4. Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của Marpa (Marpa Kagyu, mar pa bka’ brgyud)
  5. Dòng Giáo huấn Shangpa (Shangpa Kagyu, shangs pa bka’ brgyud)
  6. Những Dòng Giáo huấn Làm An dịu Đau khổ (Sheejay, zhi byed) và Cắt đứt (Chö, gcod)
  7. Dòng Giáo huấn Kim Cương Du Già (Dorjay Naljor, rdo rje rnal ‘byor)
  8. Dòng Giáo huấn Thực hành Miên mật của Ba Kim Cương (Dorjay Sum Gyi Nyen Drup, rdo rje gsum gyi bsnyen sgrub)

Chương trình nhập thất ba năm của Kongtrul là một phản chiếu quan điểm không bộ phái của ngài; các giáo lý từ bảy trong tám dòng thực hành được bao gồm trong đó. Trong đoạn sau đây ngài nói như một vị hộ trì của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của các Đức Karmapa và được trang bị một sự biện hộ lưu loát cho chương trình của ngài dựa trên lịch sử thực hành thiền định trong dòng truyền thừa đó. Ngài thảo luận chủ đề - những gì tạo nên một chương trình thực hành thiền định hiệu quả - và nhìn nó từ một số góc độ trước khi trình bày kết luận của ngài: một phô bày bao quát, vô tư nhiều loại thiền định khác nhau tạo nên giải pháp tốt nhất.

Mặc dù ngài nói như thể ngài sẽ chết sớm (“tôi hiện đang ở cuối đời mình”), ngài viết những dòng này năm 1864 (ở tuổi 51), vào cuối khóa nhập thất ba năm lần đầu tiên tại trung tâm của ngài. Ngài đã sống thêm ba mươi lăm năm nữa.

Dường như cách khôn ngoan nhất là tập trung chương trình nhập thất ba năm sáu tuần vào một truyền thống của các thiền định thuộc giai đoạn phát triển và thành tựu, [có những người nhập thất] hết sức nỗ lực để làm cho các giáo lý đó đạt được hiệu quả. Nhìn từ quan điểm đó, dường như tốt nhất là không có quá nhiều bài cầu nguyện và trì tụng phức tạp, như một chương trình đơn giản không đưa ra quá nhiều khó khăn cho những người có năng lực (căn cơ) và khí lực thấp. Tuy nhiên, một vài cá nhân kiệt xuất đã từng thực hành thiền định trong những đời trước dường như không bị ảnh hưởng bởi độ dài của thời gian hay mức độ nỗ lực được đưa ra cho việc thiền định. Những dấu hiệu sâu xa của việc hoàn toàn thấu suốt các phương diện tương đối và tối thượng của tâm giác ngộ (Bồ đề tâm) và thông suốt hai giai đoạn thiền định đã trở thành hiển nhiên nhờ năng lực của sự hiểu biết, lòng từ bi và khả năng giúp đỡ người khác của các ngài. Những phô diễn rõ ràng và công khai khả năng bẩm sinh của các ngài thì vượt quá sự hiểu biết của những cá nhân quy-ngã tầm thường.

Do hoàn cảnh sống hư hỏng hiện nay, hầu hết mọi người – kể cả những người đã nhận danh hiệu “bậc chứng ngộ” hay “bậc thành tựu” sau khi đã dành nhiều năm tháng trong đời cho việc thiền định và trì tụng các bài nguyện và thần chú – đã không nhập tâm một cách đúng đắn ngay cả các giáo huấn nền tảng là bốn suy niệm chuyển hóa tâm thành cuộc đời tâm linh (3) và hầu như bận tâm tới các nhu cầu của cuộc đời này. Vì thế thật hiếm khi tìm thấy một người có kinh nghiệm cả hai giai đoạn thiền định Mật thừa như được mô tả trong các bản văn thực hành. Cho dù một ít người đã phát triển một phần nhỏ bé của sự chứng ngộ đó, dường như không thể tìm ra người dồi dào kinh nghiệm siêu vượt giai đoạn này.

Nói chung, thực hành thiền định đơn giản chỉ riêng về tâm thức đòi hỏi ta phải nhận ra bản tánh của nó, dồi dào kinh nghiệm, thành tựu sự kiên định, và hoàn thiện sự tinh thông của ta. Không có đủ bốn điều này, ta sẽ không đạt được mục đích. Ngày nay, các thiền giả không vượt qua được sự nhận thức hết sức lập lờ về tâm thức; thực hành của họ không có hiệu quả trong lúc khó khăn, khi họ thấy mình tìm kiếm sự an toàn trong sự tiên tri, nghi lễ, và những việc tương tự như vậy. Đây là một ví dụ về việc làm thế nào ta có thể dần dần đánh mất sự quyết tâm kiên định sau nhiều năm thực hành mãnh liệt một thiền định riêng rẽ. Sự thiền định và chú tâm của ta đi theo những con đường riêng biệt của chúng và ta hoàn toàn mê mải trong sự xao lãng vô ích và những trò tiêu khiển tiêu cực. Hơn nữa kinh nghiệm mà ta có trong thiền định, ngay cả niềm tin và nhiệt tâm chân thành mà ta có lúc bắt đầu thực hành thiền định đã bị mất đi. Ta xuất hiện trước công chúng như một kẻ kiêu ngạo và khoác lác không thể chịu đựng nổi. Dường như thực hành như thế khó mang lại được điều gì ngoại trừ những người có cái thấy thanh tịnh và sự ràng buộc với những bận tâm thế tục dần dần giảm bớt.

Ngay cả những cá nhân đặc biệt, nổi tiếng là những vị lãnh đạo của các truyền thống tâm linh cũng có phần giống như các thiền giả được mô tả ở trên theo cách riêng của họ. Họ chỉ bận tâm đến việc nghiên cứu, thiền định, giảng dạy, và đẩy mạnh những truyền thống của riêng họ mà không tìm kiếm việc giáo dục ở truyền thống nào khác. Cho dù họ cố gắng học một chút về truyền thống khác, chẳng bao giờ họ trợ giúp cho hoạt động giác ngộ của truyền thống đó được tiếp tục. Những người bị thu hút vào việc truyền bá những truyền thống của riêng họ trải nghiệm sự thành công giống như một vụ thu hoạch ngũ cốc chín muồi, nhưng trong lúc đó một vài dòng truyền thừa thiền định vô cùng cao cấp gần như biến mất vào hư không.

Trái lại, dòng thực hành thiền định tôn quý của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của các vị Karmapa trong vùng này là một sự hòa hợp trọn vẹn các suối nguồn của hai dòng truyền – dòng của Gampopa và dòng Giáo huấn Cổ truyền. Sự hợp nhất này được bắt đầu bởi Đạo sư thành tựu Karma Pakshi và Rangjung Dorjay toàn trí [Karmapa thứ hai và thứ ba]. Đặc biệt là Đức Rangjung Dorjay tôn quý được Vimalamitra gia trì trong một linh kiến và sau đó truyền bá Tâm-Yếu của Karmapa, một thiền định vẫn còn được thực hành. Các bản văn kho tàng của các vị khám phá kho tàng vĩ đại của truyền thống chúng ta cũng dần dần trở thành một phần của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền này. Các bản văn kho tàng này bao gồm các kho tàng được khám phá của Sang-gyay Lingpa vĩ đại; Pháp Vương Rinchen Phuntsok; Jatson Nyingpo; Chöjay Lingpa; Mingyur Dorjay; Rolpay Dorjay; Dorjay Drakpo; Chok-gyur Daychen Lingpa, và những vị khác. Hơn nữa, Karmapa và những vị thừa kế tâm linh của ngài đã gánh vác việc bảo vệ và đã thiết lập những hệ thống thực hành cho các giáo lý kho tàng của hầu hết những nhà khám phá kho tàng vĩ đại, trong đó có Pháp Vương Ratna Lingpa; Shikpo Lingpa; và Taksham Samten Lingpa, và đây mới chỉ liệt kê một số vị.

Đặc biệt là Karma Chakmay, hiện thân của Bồ Tát Thấu suốt Mọi sự Đầy Năng lực [Avalokiteshvara; Chen-ray-zee, spyan ras gzigs dbang phyug, Quán Thế Âm], đã đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh sự hợp nhất truyền thống lâu đời với các Dòng Giáo huấn Cổ truyền và Khẩu truyền. Những năm sau này, Đức Karmapa thứ mười bốn Tekchok Dorjay và Đức Tenpa Nyinjay [cũng được gọi là Tai Situpa Chökyi Jungnay], hiện thân toàn trí của Bồ Tát Từ-Ái [Maitreya; Jampa, byams pa, Di Lặc], qua những loạt hóa thân của ngài, thậm chí đã truyền bá truyền thống này xa rộng hơn nữa. Kết quả là nguồn mạch trông thường của thị kiến triết học, sự hoạt động, và thiền định của các Dòng Giáo huấn Cổ truyền và Khẩu truyền tiếp tục không đứt đoạn cho tới ngày nay.

Theo một cách thế tương tự, vị y sĩ vô song xứ Dakpo [Gampopa] lúc ban đầu là một môn đồ của Dòng Giáo huấn Lời Dạy của Đức Phật (Kadampa). Từ thời đại của ngài, nền tảng căn bản của thiền định trong Dòng Giáo huấn Khẩu truyền là Các Giai đoạn của Con Đường cho Ba Loại Ngườicủa Dòng Giáo huấn Lời Dạy của Đức Phật (Kadampa). Xin đưa ra ví dụ khác, Đức Phật thứ hai, Đức Rangjung Dorjay tôn kính, là vị thừa kế chính của những trao truyền Sáu Nhánh Ứng dụng [từ Dòng Giáo huấn Kim cương Du già], Dòng Giáo huấn Làm Nguôi dịu Đau khổ, Dòng Giáo huấn Cắt đứt và những dòng khác. Kết quả là sự tương tục của truyền thống đặc biệt được gọi là Dòng Giáo huấn Khẩu truyền Cắt đứt tiếp tục không đứt đoạn cho đến ngày nay. Kunga Namgyal, vị Trungpa vĩ đại của Tu viện Zurmang, (4) đã đẩy mạnh sự tiến bộ của Dòng Giáo huấn Làm An dịu Đau khổ, như đấng thấu biết mọi sự Chökyi Jungnay đã làm cho Sáu Nhánh Ứng dụng của Dòng Giáo huấn Kim Cương Du Già. Đức Karmapa thứ tư Dzamling Rolpay Dorjay làm cho giáo thuyết của Dòng Giáo huấn Shangpa trở thành cốt lõi của việc thiền định và giáo lý của ngài. Kể từ thời ngài, một loạt Karmapa toàn trí đã duy trì và bảo hộ một cách kiên định Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của Dakpo (Gampopa) và Dòng Giáo huấn Shangpa cùng một lúc. Sự Thực hành Miên mật Ba Dòng Giáo huấn Kim Cương tự nó là một truyền dạy riêng biệt của Orgyenpa, một thành tựu giả vĩ đại, một thành viên của chuỗi hạt vàng các vị hộ trì dòng truyền thừa của truyền thống chúng ta.

Các vị hộ trì trước đây của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của các Karmapa kể cả Pháp Vương Rangjung Dorjay tôn kính (Karmapa thứ ba), Karmapa thứ bảy (ChödrakGyatso); KachöWangpo chứng ngộ (Sharmapa thứ hai); Sokon Rikpa Raldri; Goshri Paljor Döndrub (Gyaltshab Rinpochay thứ nhất); Karma Trinlaypa; Chökyi Döndrub vĩ đại, vinh quang (Sharmapa thứ tám); Chökyi Jungnay toàn trí (Tai Situpa thứ tám) và những vị khác đã nghiên cứu và thiền định mọi giáo huấn tâm linh có thể tìm được ở Tây Tạng. Hơn nữa, trong khi mỗi vị phụng sự như vị lãnh đạo của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của chúng ta [trong thời của các ngài], các ngài đã truyền bá không chút phân biệt những truyền thống giảng dạy và thực hành thiền định này. Theo cách này, các ngài mang lại lợi lạc vô song cho giáo lý của Đức Phật.

Làm thế nào những người như chúng ta, những kẻ không thể nắm bắt ngay cả một phần của con đường tâm linh, có thể duy trì khuôn mẫu của những cuộc đời giải thoát như thế? Đây là lúc tôi phải đi theo vết chân các ngài, ước muốn chân thành học tập một cách tôn kính công hạnh của các ngài trong tôi không suy giảm. Nhờ sức mạnh bẩm sinh của thái độ chân chính này, tôi không bao giờ cảm thấy mình đã sử dụng đầy đủ chất cam lồ giáo huấn tâm linh; tôi không bao giờ có đủ xác tín để phán đoán những giáo lý của Đức Phật mà tôi đã coi là hoàn toàn như nhau là đúng hay sai, tốt hay xấu; và chẳng bao giờ tôi tự trói mình trong những gông cùm chật hẹp của sự đua tranh ích kỷ. Vì thế, mặc dù giờ đây tôi đang ở cuối cuộc đời, tôi vẫn tìm kiếm những giáo huấn tâm linh với thái độ vô tư, không thiên vị. Năng lực tốt lành của động lực cao quý này, được củng cố bởi áo giáp nhiệt tâm của tôi, và sức mạnh mãnh liệt của chút ít thiện hạnh trong nhiều đời trước đã có kết quả. Đặc biệt là năng lực không lỗi lầm của thị kiến giác ngộ của các Đạo sư tâm linh và Tam Bảo đã bảo đảm rằng những ước nguyện của tôi hoàn toàn được chấp nhận nhờ lòng đại bi toàn khắp của các Đạo sư lẫy lừng của tôi, các Đức Phật Kim Cương Trì thứ hai. Các ngài đã chấp nhận những ước nguyện của tôi bằng cách ban những giáo huấn sâu xa và rộng lớn của các con đường thuộc tám dòng thực hành vĩ đại của vùng Hy mã lạp sơn. Những hệ thống thiền định này hoàn toàn không bị ô nhiễm bởi ảnh hưởng của những cam kết Mật thừa bị vi phạm, không bị lu mờ bởi những lời dối trá lọc lừa, và không bị suy giảm năng lực đối với việc gây truyền kinh nghiệm và sự chứng ngộ. Những dòng truyền kinh nghiệm thiền định này tiếp tục không bị đứt đoạn và cường độ gia trì của chúng không bị tiêu mòn.

Tôi đã trở thành người vẫn còn giữ được vài mẩu nhỏ xíu dòng truyền các giáo huấn làm thuần thục và giải thoát, nhưng tôi không bị vinh danh bởi những cái tên nghe thật dễ chịu là “thành tựu giả” hay “bậc chứng ngộ,” tôi cũng không trở thành một bậc lão thông hay một người có thẩm quyền về các thực hành của một dòng giáo huấn tâm linh nào. Tuy nhiên, giờ đây khi mọi tâm thức của các Đạo sư vĩ đại trong quá khứ đã hoàn toàn thị tịch trong cõi vô cùng, tôi hy vọng mang lại một ít lợi lạc để giáo lý được tương tục và là một mẫu mực tốt lành cho thế hệ kế tiếp của những Đạo sư hữu duyên và thông tuệ. Sự may mắn của riêng tôi thì hết sức giới hạn vì thế có lẽ tôi không thể giúp đỡ bất kỳ ai, nhưng như Dolpopa toàn trí đã nói:

Mặc dù bạn không thể gánh vác
Những vật nặng nề hay phiền toái,
Ít nhất hãy cảm thấy lo âu
Về sự suy tàn của Phật giáo!

Tôi không lãnh đạm ruồng bỏ tâm yếu sâu xa của Phật giáo và tôi hy vọng rằng ý hướng giúp đỡ người khác của tôi sẽ không vô dụng. Vì thế, tôi đã tạo một nối kết tích cực với các thiền định thuộc giai đoạn phát triển và các thiền định thuộc giai đoạn thành tựu Mật thừa sâu xa cho những người an trú trong hai trung tâm nhập thất Palpung (5) bằng cách giới thiệu với họ các kiểu mẫu nói chung trong tất cả tám dòng thực hành thiền định, ngoại trừ thực hành của Dòng Giáo huấn Con Đường và Quả. Những giáo huấn sâu xa của truyền thống đặc biệt này khó có thể giảng dạy và thực hành một cách đúng đắn cùng rất nhiều điều nữa trong chương trình. Nhưng bởi nửa vùng Hy mã lạp sơn tràn ngập những vị hộ trì truyền thống này nên tôi cảm thấy an tâm là giáo huấn (Con Đường và Quả) này có thể vắng mặt trong các chương trình nhập thất.

Hiện nay, trong một thời gian nào đó, chương trình của trung tâm nhập thất rộng lớn đã tập trung vào các thiền định thuộc giai đoạn phát triển và thành tựu sâu xa và rộng lớn của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của Đạo sư Marpa, và thực hành Cắt đứt. Tôi đã lập ra tục lệ bổ túc chương trình này bằng các thực hành làm thuần thục và giải thoát của Dòng Giáo huấn Làm An dịu Đau khổ. Ở đây trong trung tâm nhập thất này, chúng tôi duy trì các truyền thống của toàn bộ giáo khóa thiền định từ Dòng Giáo huấn Shangpa; Sáu Nhánh Ứng dụng của Dòng Giáo huấn Kim Cương Du già [được bổ túc bằng giáo huấn trong] Thực hành Miên mật của Dòng Giáo huấn Ba Kim Cương; và Đại Viên Mãn [Dzok Chen, rdzogs chen], cốt tủy sâu xa của Dòng Giáo huấn Cổ truyền, cùng với bí mật sâu xa của nó, các thực hành Tâm Yếu. Trong cả hai trung tâm nhập thất, cẩm nang được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường cho Ba Loại Ngườitạo thành nền tảng cho các thực hành chuẩn bị. Như vậy, giữa hai trung tâm này, bảy hay tám hệ thống thực hành thiền định được trình bày đầy đủ. (Danh mục, trang 94b-97b)

CUỘC ĐỜI CỦA KONGTRUL VÀ QUAN ĐIỂM KHÔNG-BỘ PHÁI

Kongtrul nổi danh là một trong những Đạo sư lỗi lạc của quan điểm không-bộ phái; tuy nhiên ngài nói rõ trong tiểu sử của ngài rằng ngài sẽ không có được cái nhìn này nếu trước tiên ngài không kinh nghiệm một cách nhìn hạn cục thật đáng tiếc.

Kongtrul sinh trong một gia đình không theo Phật Giáo: cha mẹ ngài là tín đồ của đạo Bön. Mặc dù ngay từ khi còn bé, Kongtrul đã cảm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ với các Đạo sư Phật Giáo đến nỗi bị những người bạn theo đạo Bönchọc ghẹo là “thầy tu Phật giáo,” ngài đã được dạy dỗ trong truyền thống của đạo Böntrong thời thơ ấu. Đây là lần đầu nhưng không phải là lần cuối cùng Kongtrul đã để cho những cảm xúc riêng tư của mình bị áp đảo bởi những người có tính quyết đoán hơn ở quanh ngài (trong trường hợp này là cha dượng của ngài). Như ngài nhận xét:

Khoảng thời gian này [khoảng mười tuổi], tôi cảm thấy hết sức ngưỡng mộ những người được cho là đã chứng ngộ bản tánh của tâm. Giống như một người khát thèm nước, tôi khao khát được gặp một Đạo sư có thể ban cho tôi giáo huấn liên quan đến tâm, nhưng tôi còn quá trẻ và yếu đuối. Cha mẹ tôi không giúp tôi tìm kiếm một vị Thầy, vì thế tôi đã từ bỏ ý tưởng này.

Nói chung, cha tôi rất nghiêm khắc. Khi tôi học đọc và viết, tham dự một buổi lễ, hay trong những dịp khác, ông đánh tôi dữ dội nếu tôi xử sự còn trẻ con, bởi thế tôi không thể làm điều gì trừ việc cư xử cho phải phép. Thậm chí tôi không thể đi ra ngoài nếu không xin phép ông trước. Ông kể lại nhiều tấm gương của những người đánh nhau, ăn uống quá độ, ăn cắp, nói dối v.v.. và cuối cùng bị loại trừ khỏi xã hội và ông bảo chúng tôi: “Lũ trẻ các con sẽ trở nên giống như họ!” Ông luôn luôn là một người độc đoán và lúc đó tôi đau khổ, buồn bã và tuyệt vọng. Khi nhớ lại về thời thơ ấu, tôi cho rằng nhờ thiện tâm của người cha đáng kính của tôi nên tôi mới có thể bước chân vào xã hội con người. Ông vô cùng tử tế với tôi và tôi nghĩ ngày nay thật khó tìm được một người trung thực và tận tâm như thế. (Autobiography-Tự truyện - trang 9b-10a)

Kongtrul giảng nghĩa bản tánh dễ thương nhưng dễ bị tác động của ngài như sau:

Ngay từ khi còn rất nhỏ tôi đã có tánh e thẹn và hiền lành. Bất cứ ai yêu cầu tôi làm điều gì đó, tôi cũng chú tâm đến những ước muốn của họ cho dù tôi có khả năng làm điều họ yêu cầu hay không. Vì thế, mọi người trong bất kỳ địa vị xã hội nào cũng đều cảm kích và đối xử tử tế với tôi. (sách đã dẫn, trang 12b)

Người cha nghiêm khắc và độc đoán của Kongtrul bị tống giam vì dính dáng đến một cuộc tranh luận ở địa phương khi Kongtrul đang tuổi thiếu niên. Ngài rời khỏi nhà với sự khuyến khích của mẹ và cuối cùng một tu sĩ Phật giáo, người trở thành cố vấn và có lẽ là một người lãnh đạo của ngài, đã mướn ngài làm thư ký. Nhờ vị Thầy này ngài gặp một Lạt ma của một tu viện Phật giáo:

Jikmay Losal, một Lạt ma ở Shaychen (một tu viện Nyingma) đến và yêu cầu tôi thuật lại những câu chuyện về đạo Bön. Vị Lạt ma nói tôi có một tâm thức trong trẻo và có biện tài. Vị Thầy cố vấn của tôi nhận xét rằng tôi thông minh và thầy cho rằng tôi nên học các khoa nghệ thuật và nghiên cứu Phật giáo. Thầy hỏi Lạt ma điều gì là tốt nhất cho tương lai của tôi và vì thế đã đi đến quyết định là tôi nên ở với ÖntrulRinpoche của Tu viện Shaychen. (sách đã dẫn, trang 13a)

Cuộc gặp gỡ này đã đánh dấu việc Kongtrul đi vào Phật Giáo. Năm mười sáu tuổi, ngài đi cùng với Lạt ma đến tu viện và gia nhập tu viện năm 1829. Ngài có thể tiếp tục cuộc sống ở đó thật hạnh phúc nhưng bởi vị Thầy cố vấn của ngài quá tham vọng đối với Kongtrul và nằng nặc yêu cầu ngài phải rời Shaychen để đến Palpung, một tổ chức tu viện Kagyu. Cuộc di chuyển này vào năm 1833 khi Kongtrul 20 tuổi nhanh chóng dẫn đến kinh nghiệm tiêu cực đầu tiên của Kongtrul về các tổ chức tôn giáo, bởi ngài đã bị ép buộc phải thọ lại giới nguyện tu sĩ:

Thầy cố vấn nói với tôi rằng khi vị nương tựa và bảo hộ của chúng tôi [Tai Situpa, Payma Nyingjay Wangpo] đến, điều hết sức quan trọng là tôi phải khẩn cầu được thọ Cụ túc giới. Cùng với lời khuyên này, thầy cho tôi mọi vật phẩm cần thiết của một tu sĩ. Tôi giải thích với thầy là tôi đã thọ giới tại Shaychen. Thầy rầy la tôi bằng những lời lẽ nặng nề và nói rằng tôi phải thọ giới nguyện tu sĩ từ đấng chiến thắng và những vị thừa kế tâm linh của ngài [ám chỉ Karmapa và các Đạo sư hóa thân chính yếu của truyền thống này]. (sách đã dẫn, trang 18a)

Khi vấn đề lại được đặt ra, Kongtrul cố gắng một lần nữa để tác động đến tình huống, với những kết quả có thể tiên đoán được:

Thầy cố vấn lại bảo rằng tôi phải thọ Cụ túc giới. Tôi thuật lại cách thức tôi đã thọ những giới nguyện này tại Tu viện Shaychen từ ÖntrulRinpochay và những giáo huấn của Lạt ma này dành cho tôi, tuy nhiên thầy đã trả lời: “Con bắt buộc phải nhận những giới nguyện ở đây. Nếu ngài Öntrulnghe nói con đã hoàn trả những giới nguyện trước đây thì như thế cũng đủ rồi.” Vì thế tôi không bao giờ chính thức hoàn trả những giới nguyện của tôi. Sau đó, bởi các ngài ban một vài điều quan trọng ở đây cho những bằng hữu tâm linh nên tôi không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc gia nhập hàng ngũ [các tu sĩ tương lai] khi có một vài hóa thân quan trọng cùng nhận giới nguyện. Vào lúc thọ giới, tôi quá bận tâm với những tư tưởng về các giới nguyện trước đây đến nỗi tôi không bao giờ có cảm tưởng là mình đã thực sự thọ các giới nguyện mới. (Sách đã dẫn, trang 18b-19a)

Tuy nhiên điều tệ hại đã xảy ra: để có thể ở lại tu viện, Kongtrul được “thừa nhận” là một hóa thân của một Đạo sư của tu viện này trong quá khứ. Theo Tiến sĩ Gene Smith trong dẫn nhập tuyệt hảo cho ấn bản Tây Tạng Tự điển Bách khoa Phật Giáocủa Kongtrul, một tu viện có thể được yêu cầu gởi bất kỳ ai trong các tu sĩ có nhiều triển vọng của họ vào lúc nào đó để phục vụ trong tổ chức tu viện hay chính trị khác cao cấp hơn. Có một ngoại lệ là các Đạo sư hóa thân của tu viện thì được miễn việc tập trung như thế. Palpung đã sử dụng chỗ sơ hở đó để bảo vệ Kongtrul thoát khỏi những kẻ quan liêu săn người ở Dergay, thủ phủ hành chính của quận. Những thủ đoạn chính trị này được thầy cố vấn của Kongtrul xúi dục:

Thầy rất yêu mến tôi và rất hy vọng ở sự nghiệp của tôi. Vì thầy sợ tôi bị lạc vào tổ chức khác nên thầy nói với Pháp Vương của sự quy y [Tai Situpa] rằng bởi tôi có thể thình lình được lệnh phải rời tu viện do những hoàn cảnh không thể tránh khỏi, như bị mời làm thư ký cho ban quản trị Dergay, điều cần yếu là tôi phải được ban danh hiệu của một trong những Đạo sư hóa thân của tu viện. Bởi điều này được cho là thích đáng, tôi được ban cho danh hiệu của một Lạt ma hóa thân từng là đệ tử của Tai Situpa quá cố. Tuy nhiên, Pawo Tsuklak Gawa và Kardruk Rinpochay tích cực phản đối, tranh cãi rằng nếu tôi được ban các danh hiệu của bất kỳ vị nào trong ba Đạo sư trước đây – Alo Kunkyen, Tsewang Kunkyab hay Tamdrin Gonpo – và nếu tôi được tu viện khẳng định trên căn bản đó, điều này là sai lầm dù có bào chữa thế nào chăng nữa và sẽ gây ra những vấn đề lớn hơn sau này. Mặc dù sự phản kháng này,… người ta quyết định rằng nếu tôi được ban cho danh hiệu hóa thân của Kongpo Vamteng Trulku, một thị giả và đệ tử của Tai Situpa cuối cùng trong thời niên thiếu của đời ngài, điều đó sẽ tạo nên một nối kết tốt lành với vị Đạo sư này. Tin tức được loan báo trong nội bộ rằng tôi là hóa thân này vì thế từ giờ trở đi tôi được gọi là “Kongtrul” [những âm đầu và thứ hai-cho tới-âm cuối cùng của danh hiệu]. (sách đã dẫn, trang 19a-b)

Những thủ tục như thế hẳn là một sự thức tỉnh khiếm nhã và làm nản lòng đối với Kongtrul. Mặc dù ngài nổi danh là “Kongtrul,” ngài không hề sử dụng danh hiệu đó trong bất kỳ tác phẩm nào của ngài. Trong cẩm nang nhập thất của ngài, ngài nhắc đến bản thân ngài là “Jamgon Lama,” và ký tên đó khi sử dụng một trong bốn danh hiệu khác ngài thường dùng để nhận mình là một tác giả. “Kongtrul” không phải là một danh hiệu trong số này.

Chẳng bao lâu vị tu sĩ rụt rè và hiền lành nhận thấy những thái độ của mình bị định hình bởi các thành kiến bè phái phổ biến trong tu viện mới của ngài. Ngài đưa ra một phác họa ngắn gọn về điều này trong quyển tự truyện. Đó là năm 1836, ngài hai mươi ba tuổi:

Có lần tôi đi lên đỉnh một ngọn núi, sau đó nhận ra rằng tôi đang mơ. Tiếp tục giấc mơ, tôi ước muốn đi đến cõi thuần tịnh của Guru Rinpochay, Đảo Tail-Fan, và sau đó bay qua không trung. Phía sau nhiều ngọn núi tạo thành một vòng tròn giống như những ngọn núi sắt ở bên rìa thế giới, tôi thấy một ngọn núi giống như viên ngọc màu đỏ tía chỉ nhìn thấy một nửa. Chỗ thắt lại của nó có thể thấy được một phần nhưng đỉnh thì bị mây bao phủ. Khi tiếp tục đến gần tôi nghĩ rằng mình nên cầu nguyện. Vào lúc đó, tôi cảm thấy như thể có một lượng nước khủng khiếp đổ xuống phía trên tôi và tôi quên là mình đang mơ. Tôi hoảng sợ và tỉnh dậy.

Vào lúc đó lòng kính ngưỡng của tôi đối với Dòng Giáo huấn Cổ truyền hơi lơi lỏng và suy giảm bởi tôi cảm thấy “tôi thuộc về Dòng Giáo huấn Khẩu truyền.” Tôi tin chắc rằng các nghiệp chướng của tôi là do bởi thái độ này và về sau do ân hận nên tôi đã sám hối lỗi lầm này. (sách đã dẫn, trang 23b).

Trong quyển sách khác Kongtrul đưa ra một tường thuật dài và chi tiết hơn về chứng bệnh tâm linh và thể xác của ngài mà ngài cho là do thành kiến bộ phái và về việc hàn gắn dần dần mối quan hệ của ngài với các bản văn kho tàng. Tường thuật lên đến cực điểm với việc ngài được chính thức xác nhận là một vị khám phá những bản văn kho tàng được ẩn dấu:

Năm mười lăm tuổi, tôi gặp Guru Rinpoche trong một giấc mộng và nhận sự gia hộ của Ngài. Sau đó, tôi nghĩ đến việc biên soạn nhiều quyển sách, trong đó có những bản văn thực hành. Đặc biệt là khi đang sống trong Tu viện Shaychen, tôi đã biên soạn các nghi lễ làm nguôi dịu Thiên nữ Vinh quang [Lhamo Palchenmo, lha mo dpal chen mo] và các bản văn khác… Sau khi hoàn tất các bản văn này, tôi soạn một bản văn thực hành cho Vajra Hammer [Búa Kim cương - Dorjay Bay-chon, rdo rje be con]… [và các bản văn khác liên quan đến quỷ ma và các vị bảo hộ]. Tôi cho ÖntrulRinpochay xem các bản văn này. (6) Cái nhìn thiêng liêng của ngài vô cùng rộng rãi: ngài tán thán công trình của tôi. Ngài khẩn cầu việc truyền đọc (khẩu truyền) bản văn đó, thực hành các bản văn trong một thời gian ngắn và đã nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng về kết quả tốt lành của chúng. Ngài bình luận rằng việc Thiên nữ Vinh quang nguôi dịu sẽ làm giảm bớt bệnh tật của con người cũng như thú vật của họ trong hiện tại, trong khi thực hành Búa Kim cương thì rất hữu hiệu để làm suy giảm tác dụng che chướng do các cam kết Mật thừa bị vi phạm trong thời đại suy hoại này.

Trong thời kỳ này của đời tôi, tôi đã nỗ lực để đẩy mạnh việc nghiên cứu và tinh tấn tu tập tới độ vứt bỏ mọi chuyện khác. Bởi thực hành thiền định là phương diện quan trọng nhất của việc tu tập này, tất cả thời giờ của tôi được dùng vào việc thiền định. Tôi thấy rất rõ một nơi cất dấu các bản văn kho tàng trong vùng đó; tuy nhiên tôi không làm gì hết.

Sau này tôi đi tới Tu viện Palpung, ở đó tôi nhận giới nguyện xuất gia. Có lần tôi đi qua cánh cửa dẫn tới các giáo huấn tâm linh của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền cao quý, tôi đi đến chỗ chấp nhận lời khuyên dạy của các Đạo sư của dòng đó và các thiện tri thức của tôi thì có giá trị hơn tất cả những người nào khác. Kết quả là sự thiên vị và dính mắc của tôi đối với Phái Tân Dịch đã phát triển mạnh mẽ và tôi trải nghiệm điều gì đó giống như sự nhàm chán đối với các bản văn kho tàng hão huyền và những gì thuộc loại đó. Hơn nữa, một vài Lạt ma cao cấp đọc các bản văn tôi biên soạn trước đó đã công khai chỉ trích chúng. Sau đó tôi đốt tất cả những quyển sách của mình và soạn một bản văn ngắn về khát khao và các giới nguyện.

Những sự kiện này đã làm cho những giấc mơ và những biểu hiện hiển nhiên của tôi mỗi lúc một rối loạn hơn và tôi bị một cơn sốt trầm trọng không có ở trong ba mươi loại được biết vào thời đó. (7) Mỗi ngày tôi đều nghĩ là mình sắp chết. Một đêm trong thời gian đó tôi có một kinh nghiệm mà tôi không thể xác định được là thực hay mơ: tôi đã chết và gặp Đức Guru Rinpochay cùng vị phối ngẫu của ngài. Sau khi tôi nhận được lời đáp cho vài câu hỏi, các ngài ban cho tôi một mệnh lệnh mạnh mẽ là phải tái sinh một lần nữa và tôi thấy mình xuất hiện trong giường tôi. Kết quả là trong vài ngày sau đó có những lúc tôi đoan chắc rằng tôi đang ở trong thời kỳ giữa cái chết và sự tái sinh.

Tôi bán toàn bộ của cải ít ỏi mà tôi có và làm những biểu tượng của thân, ngữ, và tâm Phật. Những biểu tượng chính yếu trong số này là mười ba bức tranh quán tưởng dành cho Thị kiến Tinh túy của Đạo sư Tâm linh[những thiền định xuất phát từ các bản văn kho tàng]. Điều này làm cho sức khỏe của tôi dần dần khá hơn. Sau đó tôi nhập thất để thực hành thiền định. Mặc dù thể xác tôi yếu ớt do một chứng bệnh về khí lực bên trong, những kinh nghiệm và giấc mơ của tôi thật tốt.

Vào thời điểm sức khỏe của tôi bị rối loạn nhất, Đạo sư tôn quý Jamyang Kyentsay Wangpo đã nhận xét [trong một lá thư?] từ Dzongsar rằng sự nguôi dịu của Thiên nữ Vinh quang được viết ra trước đây dường như là điều then chốt cho việc hồi phục của tôi. Hơn nữa, trong một giấc mơ, đệ tử trung thành của tôi là Karma Nyi Öđã nói với tôi rằng tôi sẽ khó hồi phục nếu không cử hành nghi lễ làm nguôi dịu thiên nữ mà tôi đã biên soạn. Tuy nhiên, bản văn làm nguôi dịu đó đã vĩnh viễn biến mất. Một bản văn tên là Một Lễ Cúng dường cho Thiên nữ Tốt lànhxuất hiện trong tâm tôi. Vào ngày tôi viết bản văn này, biểu hiện hết sức kiết tường là cầu vồng giống như chiếc lều hình tròn đã xuất hiện chói lọi trên bầu trời xanh thẳm. Sau khi tôi tụng bài nguyện cúng dường ít phút, sức khỏe của tôi dần dần tốt hơn.

Sau này vị khám phá kho tàng Kundrol Sangwa Tsal (thường được gọi là Tsewang Drakpa) xuất hiện trong vùng lân cận. Bởi chúng tôi cùng quê hương, tôi tự hỏi không biết có nên đến gặp ngài không. Tôi khẩn cầu Jamyang Kyentsay Wangpo làm một tiên tri để giúp tôi quyết định. Ngài trả lời: “Vị khám phá kho tàng này chân chính nhưng bởi sự cuồng nhiệt thái quá của ngài, ngài chỉ có phẩm chất trung bình. Mặc dù điều đó, nếu ông gặp ngài, điều này sẽ hàn gắn sự nối kết đã bị tổn hại trước đây của ông với các bản văn kho tàng.” Tuy nhiên tôi không thể gặp ngài vào lúc đó.

Năm tôi ba mươi bảy tuổi là một thời điểm đặc biệt đầy những chướng ngại và tôi đã mắc phải vài chứng bệnh. Tôi đã thực hiện nhiều thực hành miên mật. Trong thời gian tôi đang tu tập thực hành miên mật về Thị kiến Tinh túy của Đạo sư Tâm linhthì tôi mơ thấy được gặp Guru Rinpochay. Với sự vô cùng tôn kính, tôi lễ lạy và khẩn cầu ngài gia hộ. Ngài đã ban sự gia trì cùng một vài thần chú và Pháp ngữ. Sau đó ngài nói: “Ta sẽ quét sạch những chướng ngại cho đời con trong năm nay. Trong ít năm kể từ bây giờ con sẽ thực sự gặp ta trong cuộc đời và vào lúc đó con có thể dần dần hiểu được những điều con cần biết.” Sau này, năm bốn mươi tuổi, khi tôi gặp vị khám phá kho tàng vĩ đại Chok-gyur Daychen Lingpa lần đầu tiên, tôi có cảm tưởng như một đứa con được hợp nhất với cha nó. (8)

Từ lúc đó trở đi, vị khám phá kho tàng lừng danh và chân thực thật hiển nhiên này đã hướng dẫn cho tôi về nhiều phương diện dựa trên các bản văn kho tàng mà ngài đã tìm được trước và sau cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Vào lúc ấy, mặc dù tôi đã bắt đầu công việc biên soạn Kho tàng các Giáo lý được Tái khám phá, có một nguyên nhân chính đáng để quan tâm về những trở ngại cho cuộc đời tôi. Ngài đã tiên tri rằng nếu những bữa tiệc kim cương cho một tập hội càng đông càng tốt được cúng dường không trì hoãn.., thì cuộc đời tôi sẽ đi đến những giới hạn của nó. Tôi đã làm điều này không chút do dự.

Đặc biệt là vào lúc thánh địa tại Dzong Shö được khám phá, Jamyang Kyentsay Wangpo toàn trí, vị khám phá kho tàng vĩ đại Chok-gyur Daychen Lingpa, tôi và những người khác đã thực hiện thực hành vĩ đại của Tám Đại Bổn Tôn. Tại Chitta Sang Puk [“Hang động Tâm yếu Bí mật”], ngay sau khi chúng tôi chấm dứt thực hành, hai vị khám phá kho tàng đã làm được một Pháp tòa cao bằng đá và được phủ bằng một chiếc nệm. Các ngài tặng cho tôi những biểu tượng của thân, ngữ, và tâm Phật cũng như vật cúng dường tượng trưng của vũ trụ trong hình thức của viên ngọc nguyên sơ. Kế đó các ngài ban cho tôi danh hiệu Orgyen Chimay Tennyi Yungdrung Lingpa [“Ấn Kiên cố Bất tử của Hai Giáo lý”] do Guru Rinpochay ban tặng. Các ngài nhấn mạnh rằng từ lúc đó trở đi tôi nên sử dụng danh hiệu và sửa chữa mối liên hệ bị tổn hại với những bản văn kho tàng sâu xa. Kế đó các ngài cử hành một buổi lễ để tăng trưởng sự trường thọ của tôi. (Cam lồ Xuất hiện trong một Ảo ảnh, trang 32b-34b).

Tường thuật này kể lại việc Kongtrul đi nghịch lại cảm xúc của chính mình và việc ngài dần dần quay về mái nhà của đời sống tâm linh của riêng ngài. Ngài đã học tập bằng những kinh nghiệm gian khổ để liên tục mở rộng những chân trời của ngài mà không loại bỏ những gì đã từng quan trọng đối với ngài trong quá khứ. Câu chuyện này không phải là một chuyện kể về việc Kongtrul từ bỏ Dòng Giáo huấn Khẩu truyền để theo dòng khác. Ngài thường viết về bản thân ngài như một thành viên của dòng truyền thừa đó và luôn luôn coi Đạo sư tâm linh chính yếu của ngài là Tai Situpa, Payma Nyinjay Wangpo, vị lãnh đạo Tu viện Palpung và một Đạo sư hóa thân của Dòng Kagyu của các vị Karmapa.

Theo Kongtrul, hậu quả trầm trọng nhất của sự thành kiến bộ phái là nó tạo nên hành vi hết sức tiêu cực của việc bác bỏ giáo lý của Đức Phật. Mặc dù mỗi Phật tử phải quyết định xem các phương pháp phát triển tâm linh nào là có ý nghĩa cho bản thân mình trong đại dương giáo lý được Đức Phật ban cho, việc bác bỏ hay xem thường những chọn lựa riêng tư hết sức khác biệt từ cùng một giáo lý của những Phật tử khác thì đồng nghĩa với việc bác bỏ lời Phật dạy. Kongtrul hết sạch những dấu vết cuối cùng của thành kiến bộ phái của ngài vào năm bốn mươi tuổi (1853) như kết quả của việc ngài tiếp xúc với Jamyang Kyentsay Wangpo, một Đạo sư hóa thân của hệ thống tu viện Sakya, là vị Thầy mà cái nhìn không-bộ phái rộng rãi đã có một ảnh hưởng sâu xa đến Kongtrul. Sau khi cung cấp một liệt kê dài những quán đảnh mà ngài đã nhận từ Kyentsay vào thời gian đó, ngài bình luận như sau:

Ngày nay, các Lạt ma, học giả, và các tu sĩ nổi tiếng chỉ đánh giá cao truyền thống thực hành của riêng họ và một ít bản văn gốc Phật giáo căn bản. Cái nhìn thiêng liêng của họ đối với sự toàn vẹn của Phật pháp bị giới hạn và quan điểm của họ hết sức hạn hẹp. Những người thuộc mọi tầng lớp thường thiếu sự hiểu biết và kinh nghiệm về giáo lý của Đức Phật.

Đặc biệt là mới đây, những người thiếu sự trung thực và một cái nhìn thuần tịnh đối với Phật giáo hành xử như thể họ có một vài quyền lực. Họ bày tỏ nhiều điều liên quan đến phẩm tính của các truyền thống tâm linh và sự thanh tịnh của các dòng truyền thừa. Hơn nữa, ngoài việc không quan tâm đến những dòng giáo huấn khác, họ có sự đối kháng vô cùng mạnh mẽ hay tránh né việc thực hành một cách vô lý, ngay cả trong truyền thống của riêng họ. Họ tràn đầy hoài nghi như một con yak mù chạy trốn những nỗi sợ hãi do chính nó tưởng tượng ra.

Đối với bản thân tôi, tôi chân thành ước muốn thực hành các giáo huấn để phát triển tâm linh; tuy nhiên bởi tôi không bao giờ đạt được sức mạnh tinh thần đến từ cam kết kiên cố, ý chí của tôi yếu ớt và tôi không thành tựu các ước muốn của mình. Tuy nhiên, từ bây giờ trở về sau, đóa hoa đức tin vô phân biệt đối với tất cả các giáo lý và Đạo sư của Phật pháp đã dần dần nở rộ trong tôi ở muôn phương. Hơn nữa, kinh nghiệm của tôi trong việc thực hành các giáo lý đã trở nên càng lúc càng tốt đẹp hơn. Như vậy sự kiện tôi tránh không phạm vào việc bác bỏ giáo lý của Đức Phật - một hành vi vô cùng nghiêm trọng - chính là nhờ thiện tâm của vị Đạo sư tôn quý này. (Tự truyện, trang 66b-67a)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM NHẬP THẤT CỦA KONGTRUL

Lúc đầu Kongtrul không có ý định trở thành nhà sáng lập của một trung tâm nhập thất; ngài chỉ muốn thực hành thiền định. Trước tiên, năm hai mươi hai tuổi, ngài dự một khóa nhập thất dài hạn. Ngài bắt đầu khóa nhập thất ba năm, sáu tuần của Tu viện Palpung trong tháng mười âm lịch năm 1835. Tuy nhiên ngài không thể nhập thất trọn thời gian:

[Cuối năm 1836,] Karmapa thứ mười bốn Tekchok Dorjay đến miền này và gởi một lá thư cho bậc thủ hộ của sự quy y [Tai Situpa], yêu cầu phái tôi đến dạy văn phạm Phạn ngữ cho ngài. Tai Situpa nói rằng tôi không thể không đi, vì thế tôi đã rời khóa nhập thất. (Tự truyện, trang 25b-26a)

Trước khi Kongtrul đi tới trụ xứ của Karmapa, Tai Situpa ban cho ngài một số giáo huấn trong đó có một giáo huấn mà sau này Kongtrul đã nhận ra là tiên tri việc ngài trở thành vị hộ trì chính yếu của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền của các vị Karmapa:

Ngài giảng rằng giáo huấn độc nhất vô nhị này bao gồm yếu nghĩa của hàng trăm và hàng ngàn giáo huấn do Guru Rinpochay giảng dạy liên quan đến bản tánh của tâm. Trong quá khứ đấng tôn quý Tai Situpa thứ tám Chökyi Jungnay đã ban nó cho đấng chiến thắng đầy uy lực DüdulDorjay, như một giáo huấn chỉ thẳng bản tánh của tâm, và sau đó phó chúc dòng truyền thừa của ngài cho vị này. Vị Đạo sư này, Karmapa thứ mười ba tôn quý, tiếp tục ban giáo huấn trực chỉ này và sau đó phó chúc dòng truyền thừa cho ngài [Tai Situpa thứ chín Payma Nyinjay Wangpo]. Dường như có một lý do [khiến ngài ban cho tôi giáo huấn này]. (Tự truyện, trang 26a)

Sáu năm sau, ở tuổi hai mươi chín, cuối cùng Kongtrul quyết định rời tu viện để nhận một trụ xứ cô tịch tại một địa điểm nhập thất bị bỏ quên. Mặc dù ngài không nhắc đến cái chết của Thầy cố vấn của ngài vào đầu năm đó (1842) đối với quyết định rời Palpung của ngài nhưng dường như có một sự tương quan nào đó. Tất cả những gì ngài cần vào lúc này để có thể nhập thất là được phép của Payma Nyinjay Wangpo, Đạo sư của ngài:

Tôi đã xin bậc thủ hộ của sự quy y cho phép tôi sống ở nơi nhập thất [của Tai Situpa đời trước] và thỉnh thoảng ở lại trong ẩn thất ở đó. Lúc đầu có vẻ là ngài khó có thể đồng ý; cuối cùng ngài hứa là tôi có thể ở đó trong ba năm.

Sau đó tôi vứt bỏ mọi của cải lớn hay nhỏ mà tôi có được, đổi chúng thành vật liệu cần thiết để làm những biểu tượng của thân tướng giác ngộ - mười một bức tranh Thị kiến Tinh túy của Đạo sư Tâm linh lớn và đẹp, kể cả những vị bảo vệ giáo lý đó; các biểu tượng của ngữ giác ngộ - một quyển sách Sự Toàn thiện củaTrí tuệ trong Tám Ngàn Dòngđược viết bằng vàng; và những biểu tượng của tâm giác ngộ - một trăm ngàn tsa-tsa[những kiểu mẫu bảo tháp nhỏ].

Dường như trong thời đại của Chökyi Jungnay một trung tâm nhập thất và tu viện thực hành đã tồn tại ở địa điểm ẩn thất của tôi. Tuy nhiên, về sau nơi này trở thành vô chủ và bị bỏ phế sau khi ÖntrulWanggi Dorjay thành lập trung tâm nhập thất thấp hơn ở Palpung. Giờ đây không còn sót lại điều gì ngoại trừ những khu nhà hư nát, vì thế một hôm vào cuối thu tôi đi khảo sát và cúng dường khói thơm cho các vị trời. Vào lúc đó không có con đường riêng dẫn đến địa điểm nhưng khi tôi đến phía sau trung tâm nhập thất [thấp], một con chim kên kên bay lên ở đó và tôi đi theo hướng của nó…Nó quay về hướng đông và bay vút lên: tôi nhìn bao quát theo hướng đó và thấy địa điểm nhập thất. Khi lên đến đó, tôi đã cử hành lễ cúng dường khói thơm; những dấu hiệu và điềm báo tốt lành cho tương lai đã xuất hiện. Về sau hai tu sĩ ở nơi khác nhận thức sâu sắc điều tôi đang làm đã giúp tôi xây dựng một công trình giống như một ngôi nhà nhỏ trong đống đổ nát của nơi từng là trụ xứ của các Lạt ma lãnh đạo. (Tự truyện, trang 41a-b)

Chuẩn bị cuối cùng của Kongtrul cho ẩn thất là khẩn cầu Đạo sư của ngài ban quán đảnh cho thiền định mà ngài sắp làm. Đồng thời ẩn thất của ngài được ban danh hiệu, nhờ đó nó trở nên nổi danh:

Tôi đã nhận quán đảnh Tích tập các Châu báu nhiều lần nhưng tôi muốn nhận lãnh dòng truyền thừa đặc biệt của các vị Tai Situpa vì thế tôi đã khẩn cầu và thọ nhận quán đảnh từ bậc thủ hộ tôn quý của sự quy y. Vào lúc đó ngài đặt tên cho ẩn thất là “Trụ xứ Phổ Hiền của Đại Lạc Chói lọi” [Kunzang Daychen ÖselLing]. Khi đến ẩn thất tôi chẳng sở hữu điều gì ngoại trừ những bộ quần áo rách rưới, một phần tư bánh trà, và năm phần lúa mạch và sữa chua; tuy nhiên, vào ngày mười lăm của tháng Đức Phật từ các cõi trời trở về [sau khi giảng dạy cho thân mẫu của Ngài ở đó, có nghĩa là tháng chín âm lịch năm 1842], tôi bắt đầu nhập thất. (Tự truyện, trang 44a)

Lần này Kongtrul có thể an trụ trong thất và sống độc lập. Ngài đã chấm dứt ba năm trong thất như đã dự định nhưng không trở lại tu viện sau thời gian đó: ẩn thất nhỏ bé mà ngài xây dựng đã trở thành trụ xứ của ngài. Hai mươi năm sau, ngài nhìn lại:

Ngay khi tôi đã nhận quán đảnh và sự truyền đọc từ bậc thủ hộ của sự quy y, trước hết tôi trải qua ba năm để thiền định về toàn bộ phạm vi các thực hành chuẩn bị và chính yếu của Tích tập các Châu báu. Tiếp theo việc này, tôi đã thực hiện những thực hành khác nhau từ Các Kho tàng Mới và Cũ của Dòng Giáo huấn Cổ truyền, chẳng hạn như Bí Mật Cốt tủy [thiền định về Đạo sư tâm linh], Thị kiến Tinh túy của Đạo sư Tâm linh, và Tập hội các Đấng Hỉ lạc của Tám Bổn Tôn Vĩ đại; và những thực hành từ các tantra cao và thấp của Tân Dịch; chẳng hạn như Cực Lạc Luân [Chakrasamvara], Hỉ Kim Cương [Hevajra], và Đại dương các Đấng Chiến Thắng [Gyalwa Gyatso, rgyal ba rgya mtsho]. Tôi đã thực hiện thực hành miên mật của mỗi tantra này, cùng với thiền định thuộc giai đoạn thành tựu tương ứng. Đặc biệt là khi nghỉ ngơi trong bản tánh của tâm, cốt lõi của thiền định Đại Ấn [Mahamudra], tôi đã vay mượn từ các tác phẩm của những vị khác để biên soạn bất kỳ luận thuyết nào thích hợp. (9)

Đã hai mươi mốt năm từ khi tôi đến đây. Trong thời gian này, mọi bệnh tật họa hại tôi trải nghiệm do hậu quả của những hành vi tiêu cực trong quá khứ của tôi phát khởi hay bởi hậu quả tối ám của việc tiếp xúc với những người vi phạm các cam kết Mật thừa v.v… đã hoàn toàn được chữa lành nhờ lòng bi mẫn của Đạo sư tâm linh và Tam Bảo. Ngoài bệnh tật, không có bất hạnh nào xảy ra; trái lại, khía cạnh tích cực trong việc thực hành của tôi đã tăng trưởng.

Đặc biệt là tôi đã cảm thấy lòng kính ngưỡng đối với Guru Rinpochay từ thời thơ ấu và niềm tin đối với các thực hành đó là những gì bao gồm tinh túy của một triệu thiền định mà ngài đã giảng dạy. Thực hành tinh tấn của tôi về các thiền định này đã mang lại những dấu hiệu đáng tin và cụ thể: Đấng toàn trí Dorjay Ziji Tsal [Jamyang Kyentse Wangpo], là Vimalamitra xuất hiện trong thân tướng của một thiện tri thức, và Orgyen Chok-gyur Daychen Lingpa, đại diện của Đạo sư vĩ đại xứ Oddiyana, sứ giả của ngài hiện thân cho hòa bình thế giới, đã cùng thường xuyên đến nơi này, trong quá khứ và mới đây, để khai mở kho tàng bí mật của một đại dương các giáo lý Mật thừa. Các ngài đã ban cho tôi nhiều chất liệu được hiến cúng và những vật vô cùng linh thiêng như các pho tượng, giấy da vàng [của các bản văn kho tàng], v.v... và các ngài đã tạo ra vô số những nối kết tốt lành tích cực. (Danh mục, trang 11a-b)

Từ tường thuật của ngài, dường như Kongtrul đảm đương trụ xứ trong một trung tâm nhập thất bị bỏ phế là bởi nó đã được thành lập bởi Chökyi Jungnay, một trong những Đạo sư mang lại cảm hứng cho ngài. Khi thời gian trôi qua, ngài bắt đầu hoài nghi và nhận những chỉ dẫn từ những người khác rằng địa điểm thì còn quan trọng hơn là ngài tưởng.

Khắp Ấn Độ và vùng Hy mã lạp sơn có những vùng thánh địa, những nơi được các Đạo sư vĩ đại trong quá khứ hiến cúng cho việc thiền định. Một số vùng đó rất nổi tiếng: chẳng hạn như những nơi được Guru Rinpochay gia hộ và những nơi Đức Milarepa đã thiền định. Những địa điểm khác được Guru Rinpochay hiến cúng và để lại một kho tàng được cất dấu sẽ được khám phá khi vùng đất trở nên vô cùng lợi lạc cho thế giới. Kongtrul thấy mình ở một nơi như thế: nó hoàn toàn có thể sử dụng được và mọi người có thể nhìn thấy nhưng không ai biết là nó có một ý nghĩa đặc biệt. Chính Kyentsay là người đầu tiên xác nhận cho trực giác của Kongtrul về trụ xứ của ngài và Chokling đã chính thức công khai tuyên bố nó là một thánh địa:

Năm 1856, Kyentsay tuyên bố rằng địa điểm tuyệt vời này là Devitroki thứ ba, một biểu lộ bên ngoài của con mắt trí tuệ ở tột đỉnh của kinh mạch trung ương. Tôi ngạc nhiên về lời tuyên bố này bởi không ai biết tên gọi đó (của địa điểm này). Sau này tôi hỏi ngài vì sao ngài nói thế. Ngài trả lời rằng vào lúc đó ngài có một kinh nghiệm thiền định trong trẻo, trong đó ngài nghe nhắc đến cái tên này trong một bài ca bí mật của các dakini trí tuệ. (10) (Tự truyện, trang 82a)

Devikotricó nghĩa là “Cung điện ‘Thiên nữ’”; Devikotri thứ nhất ở Ấn Độ, Devikotri thứ hai ở miền trung Tây Tạng. Cả hai đều nổi danh là các thánh địa.

Sau này nhận xét của Kyentsay đã gợi ý cho Kongtrul về năm tháng để yêu cầu Chokling mô tả những đặc điểm của vùng đất trụ xứ của ngài. Chính sau sự kiện này mà Chokling bắt đầu gọi vùng đất là Tsadra Rinchen Drak, hiện nay là tên thông dụng nhất. Tsalà một phát âm sai trong tiếng Tây Tạng âm đầu tiên của từ Phạn ngữ Charitra(“Bốn nơi Nương tựa”), (11) tên của một trong những vùng quan trọng nhất của thánh địa ở phía đông nam của miền Trung Tây Tạng. Dra(tiếng Tây Tạng) có nghĩa là “tương tự như” hay “giống như.” Như thế tên Tsadrangụ ý rằng miền ẩn thất của Kongtrul thì tương đương với Charitra về ảnh tưởng tâm linh. Rinchen Drakcó nghĩa là “vách ngọc.” Trong hai mươi lăm thánh địa ở miền đông Tây Tạng, nó tượng trưng cho cốt lõi của các phẩm tính giác ngộ.

Kongtrul mô tả các giai đoạn của việc tiết lộ thánh địa của Chokling và những sự kiện đã đưa Kongtrul đến việc chuyển hóa cuộc đời ngài từ một thiền giả và tác giả cô tịch trong một ẩn thất nhỏ xíu thành một nhà xây dựng và Đạo sư của một trung tâm thiền định:

Tôi đã khẩn cầu Chokling biên soạn một bản chỉ dẫn những đặc điểm linh thánh trong vùng đất của quê hương tôi. Ngài trả lời rằng vùng đất là một trong hai mươi lăm thánh địa của miền Do-Kham: vì thế không cần phải soạn một hướng dẫn như thế bởi trước đây rất lâu nó đã được cất dấu như một kho tàng. (Tự truyện, trang 85b)

Năm 1857 khi Kongtrul bốn mươi tư tuổi, cố gắng đầu tiên của Chokling nhằm tiết lộ về vùng đất đã kết thúc trong sự thất bại:

Ngài bắt đầu đi bộ, định giới thiệu với chúng tôi những đặc điểm của trung tâm của vùng đất; tuy nhiên vị bảo hộ của vùng đất, Nữ Bảo hộ Thần chú [Ekajati], xuất hiện thật rõ ràng trước ngài. Đối với những người khác thì ngài có vẻ ngất đi. (The Guide to the Sacred Ground of Tsadra Rinchen Drak- Cẩm nang Hướng dẫn đến Thánh Địa Tsadra Rinchen Drak, trang 15a)

Trong tường thuật khác về cùng sự kiện này, Kongtrul thuật lại rằng Chokling “ngất đi nhiều lần” bởi những thị kiến mãnh liệt về Nữ Bảo hộ Thần chú. (12) Kongtrul tiếp tục tường thuật:

Trong giấc mơ và những tư tưởng lan man của tôi, tôi tự hỏi địa điểm này có phải là một vùng thánh địa không. Cũng thế, khi tôi đang cử hành các buổi lễ cúng dường dành cho các thực hành của các tantra cũ và mới, chẳng hạn như Thị kiến Cốt tủy của Đạo sư Tâm linh, tôi không biết có nên xây một ngôi chùa nhỏ ở đây không bởi không gian sử dụng trong nhà tôi quá nhỏ. Tuy nhiên tôi hiểu rằng bất kỳ việc xây dựng nào được thực hiện vào lúc này cũng sẽ bị phí phạm sau thời gian tôi cư trú ở đây. Vì thế tôi đã chấp nhận lối sống đơn giản.

Một thời gian sau, nơi nương tựa và bảo hộ của chúng tôi, Đức Phật Kim Cương Trì [Tai Situpa] nói: “Đấng tôn quý trước đây [Tai Situpa] đã rất bận tâm về địa điểm nhập thất này nhưng từ đó đến nay nó đã bị hư hỏng. Bây giờ thật là tốt nếu nó được tái thiết bằng việc xây dựng một ngôi chùa và một trung tâm nhập thất. Chắc hẳn dự án này sẽ được thực hiện thật sôi nổi!” Mặc dù ngài ra lệnh như vậy, tôi không làm được điều gì cụ thể để hoàn thành dự án đó bởi một trong những lý do là Đạo sư sắp viên tịch. (13)

Năm 1859 [khi hóa thân mới của Tai Situpa, Payma Kunzang, đã xuất hiện]… tôi nguyện rằng cho dù tôi có làm điều gì khác, tôi bảo đảm là sẽ xây dựng một ngôi chùa nhỏ tại địa điểm này. Đạo sư, vị khám phá kho tàng vĩ đại [Chok-gyur Daychen Lingpa], đã xuất hiện vào thời điểm đó… Ngài thốt ra những lời kim cương: “Nếu một ngôi chùa và trung tâm nhập thất được xây dựng tại mỗi một trong hai mươi lăm thánh địa vĩ đại ở Do-Kham [miền đông Tây Tạng], điều này sẽ làm yên dịu mọi điều rắc rối, đặc biệt là những cuộc chiến tranh biên giới, trong vùng Hy mã lạp sơn nói chung và vùng Do-Kham nói riêng, và đặc biệt là ở riêng từng địa hạt. Những vùng thuộc thánh địa này là các địa điểm (14) năng lực làm an bình này. Một người xây dựng những tòa nhà này sẽ xuất hiện trong sự nối kết với mỗi một vùng thánh địa. Ở địa điểm này thì ông sẽ là người làm việc đó. Để bắt đầu, điều thiết yếu là ông thực hiện một pho tượng của Yangdak Heruka vinh quang. Vật liệu để tạo nên hình thể và những vật liệu đặt ở trong đó để hiến cúng có lẽ được cất dấu như những kho tàng trong vùng lân cận này.” Mặc dù tôi không có của cải để tạo nên những tòa nhà vĩ đại, tôi nhận thức sâu sắc những hoàn cảnh đặc biệt và hứa sẽ làm đúng y theo lệnh của ngài.

Cùng với ÖntrulRinpochay của Tu viện Palpung, một lần nữa tôi khẩn cầu ngài Chokling tiết lộ kho tàng của thánh địa này. Chúng tôi nhận được lá thư trả lời sau đây, có đóng dấu ấn riêng của ngài:

Để đáp lại việc ông thỉnh cầu vùng thánh địa Tsadra Rinchen Drak tại Palpung được tiết lộ, tôi yêu cầu ông làm như được giải thích trong Tiên tri của các Dakini về Ba Cội nguồn:

Tsadra, thánh địa siêu phàm này, tâm giác ngộ,

Được thiết lập giống như tám nan kinh mạch của trái tim.

Khi ngôi chùa của heruka (15) vinh quang ở cổng phía đông được bắt đầu

Và điện thờ và pho tượng của vị bảo hộ địa phương đã hoàn tất,

Thì thánh địa có thể được tiết lộ: hãy nhập tâm điều này!

và trong Công bố các Tiên tri:

Một ngôi chùa trong Thung lũng Uk (16) sẽ được xây dựng bởi hiện thân này

Là người sẽ đi đến Mi-go Tsek ở phía đông.

Shakya và Lodru, các hiện thân của Bero,

Sẽ xây dựng một ngôi chùa tại Tsadra, đồi ngọc;

Một pho tượng của Heruka vinh quang

Là pho tượng giải thoát nhờ thấy, nghe, nghĩ tưởng hay xúc chạm;

Một ẩn thất cho ba tantra nội

Nơi người tinh tấn sẽ bảo đảm đạt được giải thoát.

và trong Sự Trao truyền Bí mật của các Dakini:

Lửa chắc chắn sẽ làm tu viện bị hủy hoại:

Hãy xây dựng ngôi chùa của herukavinh quang ở phương bắc!

Như có nói trong các bản văn, một người có tâm linh ưu việt sẽ xuất hiện tại trung tâm của mỗi một trong hai mươi lăm vùng thánh địa, những vùng đất thiêng liêng chính yếu của miền này. Nếu mỗi người trong những vị này xây dựng tu viện, sẽ không cần làm gì thêm để bảo đảm cho hạnh phúc của Tây Tạng và Kham.

Trong trường hợp này, một ngôi chùa của heruka phải được xây dựng ở phía đông của thánh địa, tượng trưng cổng phía đông dẫn vào kinh mạch trí tuệ. Gốc của cây như ý là vật hỗ trợ cho Nữ Bảo hộ Thần chú. Trong sự nối kết với điều này, một điện thờ dành cho nữ bảo hộ này nên được thiết lập tại cổng phía đông. Bởi những chuẩn bị này cần thiết cho việc tiết lộ thực sự vùng đất thiêng, xin thảo luận với các huynh đệ tâm linh [của Tai Situpa], những người giữ kho tàng và những vị tổng thư ký quản lý tu viện để xem những điều này có thể thực hiện được hay không. Xin gởi cho tôi một phúc đáp rõ ràng về điều này.

Ngài cũng tuyên bố rằng giấy da vàng [các bản văn kho tàng] và những tiên tri bí mật nói rõ ràng rằng trung tâm tu viện này [Palpung] đang có nguy cơ bị lửa hay kẻ thù tiêu hủy. Giải pháp để đối phó với điều này là xây dựng một ngôi chùa được hiến dâng cho đấng vinh quang vĩ đại [Yangdak Heruka] ở phía bắc của ngọn đồi. Nếu điều này được thực hiện, sẽ không có tai họa nào xảy đến cho Palpung. Ngài cảnh báo rằng lúc này nếu không tận dụng được hoàn cảnh tốt lành và nếu công việc bị chậm trễ thì sẽ chẳng ích lợi gì: ngôi chùa phải được hoàn tất trong năm nay!

Trước đây tôi không thu thập gỗ và những vật liệu khác có thể dùng cho việc xây dựng và tôi sống nhờ việc khất thực trong vùng: tôi không có gì trong tay để xây tu viện. Vì thế tôi đã hỏi ÖntrulRinpochay, một cột trụ của giáo lý dòng thực hành, là ban quản trị tu viện có bảo trợ cho việc xây dựng bên ngoài tu viện không. Nếu họ làm điều đó thì tôi sẽ bán mọi vật có giá trị mà tôi có để dần dần hoàn thành các khu nhà khác và những pho tượng lớn nhỏ ở bên trong. Bởi rất quan tâm đến Phật giáo nên ngài đã đồng ý. Ngay khi ngài cho phép bằng cách chỉ dẫn cho các thành viên của ban quản trị, mọi người quyết định rằng ngôi chùa sẽ được xây dựng.

Mối bận tâm của tôi vào lúc này là mặc dù tự thân ngôi chùa được hoàn thành, nếu nó không có sở hữu chủ cụ thể thì người sở hữu nói chung, ban quản trị tu viện, sẽ khó có thể bảo quản địa điểm trong thời gian dài. Vì thế tôi tự hỏi liệu có phải là một ý tưởng hay không khi bắt đầu một trung tâm nhập thất nhỏ được nối kết với ngôi chùa ở đây. Tôi khẩn cầu Dabzang Rinpochay, một Đạo sư vô cùng uyên bác, thực hiện một tiên tri về vấn đề này. Ngài đã thông báo những giấc mơ hết sức tốt lành cho thấy một trung tâm như thế sẽ mang lại lợi lạc cho Phật giáo. Tôi cũng khẩn cầu Đạo sư toàn trí Dorjay Ziji Tsal [Kyentsay]: ngài đã cho biết là ngài có một linh kiến đặc biệt báo trước sự thành công. Dựa trên sự tái cam đoan của ngài, tôi đã thực hiện đầy đủ việc xây dựng các nhà nhập thất và nhà phụ cận. (Danh mục, trang 11b-14a)

Năm 1859 một lần nữa Chokling cố gắng khánh thành thánh địa và thành công. Sự kiện này dọn đường cho việc thành lập trung tâm nhập thất ba năm tại Tsadra Rinchen Drak.

Kalu Rinpochay đã thuật lại về sự thôi thúc lúc ban đầu của Kongtrul nhằm tìm kiếm một trung tâm thiền định, được Lạt ma Drubgyu Tenzin ở Canada phiên dịch:

Có lần, Jamgon Kongtrul vĩ đại, một Lạt ma quan trọng của Tu viện Palpung, đã tu tập trong một ẩn thất được niêm kín. Trong khóa nhập thất này ngài nghe nói Lạt ma Norbu [Shenpen Özer], vị hộ trì chính của Dòng Giáo huấn Shangpa viếng thăm Tu viện Palpung. Kongtrul đã quen thuộc với truyền thống Shangpa và có sự tôn kính sâu xa đối với những giáo lý này. Ngài cảm thấy đây là cơ hội để nhận sự trao truyền trực tiếp từ vị hộ trì thực sự của dòng truyền thừa này, là một bậc vô cùng hiếm có, và vì thế đã quyết định dừng khóa nhập thất để gặp vị Thầy này.

Khi nghe Lạt ma Norbu đến, Kongtrul rời ẩn thất và đi tới nhà khách để đảnh lễ và xem có thể nhận sự trao truyền từ vị Thầy này không. Khi đến phòng của Lạt ma Norbu, Kongtrul nhận thấy mình hoàn toàn không được để ý tới. Mặc dù là một trong những Lạt ma chính của tu viện, nhưng ngài như thể không hề hiện hữu! Trước sự hoàn toàn sửng sốt của Jamgon Kongtrul, chừng nào ngài còn ở lại, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy ngài từng hiện diện.

Hết sức bối rối trước diễn biến này, Kongtrul trở về phòng riêng. Ngài quán chiếu về sự bất hạnh của mình, và tự hỏi chắc là trước đây ngài đã phạm vào những hành động tiêu cực đến độ bẻ gẫy mối nối kết của ngài với truyền thống Shangpa và vị hộ trì dòng truyền thừa. Ngài không hề nuôi dưỡng tư tưởng phê phán Lạt ma Norbu mà liên tục quán sát bản thân để thấy rõ những lỗi lầm của riêng mình. Ngài lo lắng đến nỗi cả đêm đó ngài không ngủ mà thức trắng để quán chiếu về những khiếm khuyết của mình, sám hối và tịnh hóa, và trì tụng thần chú của Đức Vajrasattva.

Khi trời sắp rạng đông thì một ý tưởng xuất hiện trong tâm Kongtrul. Có lẽ bằng cách đề nghị thiết lập một trung tâm nhập thất được dành riêng để truyền bá giáo lý của truyền thống Shangpa, ngài có thể chuộc lỗi và như thế có thể tạo lập một nối kết riêng thật tốt đẹp với những giáo lý này! Càng nghiền ngẫm về ý tưởng này ngài càng trở nên xác quyết về sự thích đáng của nó.

Sau đó, vào lúc sáng sớm, một lần nữa ngài đến phòng của Lạt ma Norbu với ý tưởng này trong tâm. Khi ngài bước vào phòng, trước khi ngài có thể nói một lời, Lạt ma Norbu nói với ngài: “Đó là một ý tưởng tuyệt vời! Vào lúc này tôi không có thời gian để ban cho ngài mọi trao truyền, nhưng ngài nên tiến tới với dự án này và tôi sẽ trở lại càng sớm càng tốt để trao truyền toàn bộ giáo khóa Shangpa.”

Mặc dù câu chuyện này không xuất hiện trong tự truyện của Kongtrul, ngài thuật lại là đã gặp vị Lạt ma này lần đầu tiên năm 1840 (năm hai mươi bảy tuổi) và chỉ được ban một ít giáo huấn trong dịp đó. Ngài đã nhận sự trao truyền đầy đủ của Dòng Giáo huấn Shangpa từ Lạt ma Norbu vào năm 1843.

KHÓA NHẬP THẤT BA-NĂM TẠI TSADRA RINCHEN DRAK VÀ PHẦN ĐỜI CÒN LẠI CỦA KONGTRUL

Khóa nhập thất ba năm sáu tuần đầu tiên tại Tsadra Rinchen Drak bắt đầu năm 1860; Kongtrul bốn mươi bảy tuổi. Tám người sống trong một cộng đồng nhỏ: một Đạo sư kim cương, năm người nhập thất (trong đó một người là Lạt ma của ngôi chùa bảo hộ), một người nấu bếp, và một người đốn củi. Các khóa nhập thất trong tương lai trong đời của Kongtrul cũng có từng đó người tham dự.

Việc bắt đầu khóa nhập thất đã đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ vô cùng hữu ích trong đời của Kongtrul. Trước tiên ngài ban những quán đảnh và giáo huấn vào lúc bắt đầu khóa nhập thất và biên soạn cẩm nang nhập thất mà ở đây dịch là Cẩm nang Nhập Thất của Jamgon Kongtrul. Trong những năm tiếp theo ngài đã sử dụng hầu hết thời gian để sống trong vùng Palpung và sắp xếp để hoàn tất một số lượng sách thật đáng kinh ngạc. Chính trong thời gian này Jamyang Kyentsay Wangpo đã tiên đoán rằng Kongtrul sẽ hoàn tất tác phẩm mà Kyentsay gọi là “Năm Kho tàng.” Kongtrul đã hoàn thành Kho tàng những Giáo huấn Mật thừa của Dòng Giáo huấn Khẩu truyền, một tác phẩm bắt đầu vào năm 1853 và hoàn thành năm 1855, và ngài đang bận rộn biên soạn Kho tàng các Giáo lý được Tái khám phá. Chính trong thời gian của khóa nhập thất đầu tiên ngài đã biên soạn tác phẩm khác của những kho tàng, đó là Tự điển Bách khoa Phật giáo. Tác phẩm này đáng lưu ý trong bối cảnh này bởi Kongtrul đã làm cho nó trở thành bản văn mà những người nhập thất sau này bắt buộc phải đọc. Năm 1862, Kongtrul bốn mươi chín tuổi:

Vào lúc này Lạt ma Ngaydon nài nỉ tôi viết một luận thuyết cho ba giới luật. (17) Ngài hứa rằng nếu tôi viết bản văn gốc, ngài sẽ biên soạn một luận giảng cho nó. Tuy nhiên tôi quán chiếu rằng các luận thuyết về ba giới luật thì rất phổ thông và thêm vào một luận thuyết như thế, một giải thích đầy đủ về con đường Phật giáo sẽ lợi lạc cho những người không quen thuộc với nó. Với tư tưởng đó trong tâm, tôi đã soạn một bản văn gốc mô tả ba sự tu tập được gọi là Hoàn thiện Mọi Tri thức trong thời gian rảnh rỗi giữa các khóa thiền. (18) Sau này tôi đưa bản văn này cho Đạo sư tâm linh tôn quý của tôi [Jamyang Kyentsay Rinpoche] xem, ngài kêu lên: “Đúng là nhờ những gia hộ của Đạo sư tâm linh và nhờ các dakini khai mở các kinh mạch bên trong của ông mà có tác phẩm này! Nó phải được coi là quyển đầu trong Năm Kho tàng. Ngài phải bảo đảm là sẽ soạn một luận giảng cho tác phẩm này. Thật là tuyệt vời.” (Tự truyện, trang 100b-101a)

Một năm sau, Kongtrul biên soạn luận giảng cho bản văn:

Từ lúc này [gần cuối tháng tư năm 1863] cho đến cuối tháng bảy, tôi có thể viết luận giảng cho bản văn gốc Tự điển Bách khoa Phật giáo nhờ sự trợ giúp hữu hiệu của Đạo sư uyên bác Tashi Özernhư người thư ký. (Tự truyện, trang 105a)

Quyển Tự điển Bách khoa Phật giáo này mà Jamgong Kongtrul đề cập được biên soạn không đầy bốn tháng, gồm có hai phần: toàn bộ một bản văn gốc gồm 160 trang viết bằng văn vần được gọi là Hoàn thiện Mọi Tri thức và một luận giảng 2.000 trang được gọi là Đại dương Tri thức Bao la. Đối với hầu hết học giả, để hoàn tất một tác phẩm sâu rộng như thế có thể phải mất phần lớn đời người.

Vào lúc kết thúc khóa nhập thất đầu tiên, Kongtrul khuyên các người nhập thất sau này đọc luận thuyết trước khi khóa nhập thất bắt đầu:

Trước khi bước vào một trong hai khóa nhập thất [có nghĩa là khóa nhập thất của riêng ngài và khóa nhập thất tại tu viện Palpung], những người nhập thất nên nghiên cứu toàn bộ Tự điển Bách khoa Phật giáo, hay nếu nhiều việc nghiên cứu và quán chiếu không thực hiện được thì ít nhất họ nên hiểu biết về mục thứ năm của quyển sách, trong đó giải thích những đặc tính của Đạo sư và đệ tử và cách nương tựa Đạo sư, và cung cấp đầy đủ chi tiết của ba giới luật. (Danh mục, trang 97b).

Những dòng này được viết năm 1864 khi thời gian của khóa nhập thất ba năm sáu tuần đầu tiên sắp kết thúc. Vào cuối đời ngài, ít nhất là bảy và có thể là tám khóa nhập thất như thế đã hoàn tất trong Trụ xứ Phổ Hiền của Đại Lạc Chói lọi. Kongtrul đã soạn hầu hết các tác phẩm của ngài ở đó, và xem xét từ số bản văn mà ngài nói là được soạn vì lợi lạc của những người nhập thất, ngài đã tìm thấy ở khóa nhập thất một suối nguồn cảm hứng không vơi cạn cho việc biên soạn của ngài.

Mặc dù trở thành giám đốc của một trung tâm nhập thất và một Đạo sư mỗi lúc một quan trọng hơn, Kongtrul không theo phong cách của các Lạt ma cao cấp. Ngài thích sống đơn giản, không có đồ chúng hay thị giả vây quanh, như ngài nhận xét trong tự truyện của ngài khi hối tiếc về căn bệnh trầm trọng của cô cháu gái Rigdzin Drönma, vào năm 1870:

Từ khi tôi sống trong ẩn thất nghiêm ngặt, tôi không giữ thị giả ngoại trừ khi hết sức cần thiết. Không có tu sĩ nào thường xuyên ở đây để làm nhiệm vụ đó. Sau này, ngay cả khi công việc xây dựng [ngôi chùa và các pho tượng] phát triển mạnh mẽ, thân mẫu tôn quý của tôi đã chăm sóc những nhu cầu nhỏ bé của những người trong nhà. Ngoại trừ bà, ở đây chưa có ai được gọi là người giữ kho hay tổng thư ký, như tục lệ dành cho các Lạt ma cao cấp hay trong việc quản trị tu viện. Nếu vị tu sĩ đang ở địa vị đó là một Lạt ma cao cấp hơn tôi, tôi sẽ thấy mình bị ông sai sử; nếu ông ta có đẳng cấp thấp hơn, ông sẽ phải tính đến việc ăn cắp hay nói dối v.v… và vì thế không thích hợp. Các vị tu sĩ ngang hàng với tôi không thể thận trọng do bởi tánh khí của thời đại và chẳng bao giờ tôi tìm được người nào có thể là một bạn đồng hành lâu dài có thể tin cậy. Tôi không tìm kiếm tu sĩ thị giả nào; sau khi thân mẫu tôi qua đời, cháu gái tôi thay thế vị trí của bà. (Tự truyện, trang 119a-b)

Năm 1870 hẳn là một năm khó khăn đối với Kongtrul: Chok-gyur Daychen Lingpa, một trong những Đạo sư tâm linh và nguồn cảm hứng chính yếu của ngài, đã qua đời vào năm bốn mươi mốt tuổi. Kongtrul phải chứng kiến sự hoàn thành lời tiên tri của ngài là Kongtrul sẽ sống lâu hơn Chokling và Kyentsay. Có lần các ngài đã tranh đua với nhau trong một cuộc đua ngựa mà Chokling thắng, Kyentsay về thứ nhì và Kongtrul về cuối. Kongtrul bắt đầu kêu lên ở vạch kết thúc, điều đó làm các khán giả nói: “Thật không! Đó chỉ là trò chơi!” Kongtrul đáp lại câu nói đó: “Không! Đó là dấu hiệu cho thấy ai sẽ đến Núi Màu-Đồng Đỏ (cõi thuần tịnh của Guru Rinpochay) trước nhất. Tôi sẽ phải trơ trọi ở đây một mình!”

Niềm vui mà Kongtrul được hưởng với cuộc đời ngài ở Tsadra Rinchen Drak và ẩn thất được biểu lộ rõ ràng trong một vài quyển sách ngài biên soạn vào đầu thập niên 1860, cuối cùng đã bị phai tàn. Tuy nhiên, sự thay đổi thái độ này không dính dáng gì đến việc nhập thất. Bắt đầu vào năm 1873, một nhóm tu sĩ ở Palpung đã om sòm kiện tụng ngài và ÖntrulRinpochay, đặc biệt là ÖntrulRinpochay. Có lẽ Tai Situpa tái sinh còn quá nhỏ nên không tác động được gì cho hoàn cảnh. Ở tu viện, tình trạng của vấn đề trở nên kích động đến nỗi ÖntrulRinpochay thình lình viên tịch năm 1874. Kongtrul bị suy sụp. Ngài thận trọng giải thích rằng ngài biết là chỉ có một ít tu sĩ chịu trách nhiệm về thảm kịch, trong khi những người còn lại hoàn toàn không có lỗi. Nhưng tự thân việc rắc rối và sự ngoan cố khước từ của các tu sĩ trong việc chấp nhận sai lầm và mở lời xin lỗi đã ảnh hưởng sâu xa đến ngài:

Việc họ đáp lại lòng tốt của ÖntrulRinpochay bằng một cách thế lầm lạc như thế khiến tôi cảm thấy khiếp sợ tất cả các Lạt ma và tu sĩ ở đó. Trong mười bốn năm sau thảm kịch này, tôi không bao giờ đến tu viện. Ngay cả việc ban các giáo huấn v.v… của tôi tại trung tâm nhập thất Palpung cũng bị cắt giảm bởi những cảm xúc mạnh mẽ của tôi. Trong khi tôi có thể đi đến bất kỳ tu viện lớn hay nhỏ nào của các Trường phái Cựu và Tân, tôi đã quyết định ở đây để đáp lại những cam kết mà tôi đã lập ra một cách riêng tư với Payma Nyinjay Wangpo và các huynh đệ tâm linh của ngài. (Tự truyện, trang 133a-b)

Ngay cả trong những năm sau đó, năm 1892, khi ngài suy niệm về cuộc đời và cái chết của Namgyal Dorjay, một trong những hành giả nhập thất trẻ tuổi của ngài, nỗi buồn của ngài về sự việc vẫn còn tồn tại:

Lần đầu tiên cậu ta đến thăm tôi khi cậu vừa mới bắt đầu biết nói; cậu học cách tụng đọc cho đúng Lời Khẩn nguyện Guru Rinpoche Bảy-Dòng. Về sau cậu tỏ ra sáng dạ và có khuynh hướng thực hành thiện hạnh một cách tự nhiên. Cậu đã hoàn tất bốn trăm ngàn tích tập các thực hành chuẩn bị đối với thiền định Đại Ấn và đã tu tập một vài thiền định. Cậu đã hoàn tất những thực hành miên mật của thiền định Kim Cương Phổ Ba của Ratna Lingpa, cũng như các thực hành thiền định Bí Mật Cốt tủy về lòng Đại Bi. Cậu đã nhập thất khi dự kiến tiếp tục thực hành và tôi đã hy vọng cậu sẽ là người mang lại lợi lạc cho bản thân và những người khác. Nhưng bởi ảnh hưởng tiêu cực của việc vi phạm những cam kết Mật thừa trong tu viện này trước đó và tánh khí nói chung của thời đại, tất cả chúng tôi, kể cả bản thân tôi, đã không chống cự nổi sức mạnh của các chướng ngại, cho dù chúng tôi có tốt lành đến đâu chăng nữa. Điển hình là cậu thanh niên này đã không thể sống hơn hai mươi ba tuổi. (Tự truyện, trang 184b-185a)

Năm 1892 cũng là năm Kyentsay viên tịch ở tuổi bảy mươi hai. Giờ đây Kongtrul bảy mươi chín tuổi và vẫn còn rất nhanh nhẹn, vì thế ngài đã soạn một tiểu sử tráng lệ của Đạo sư và các bạn hữu của ngài. Tự truyện của ngài hoàn tất năm 1894 nhưng ngài tiếp tục biên soạn những quyển sách ngay cả trong năm 1899, là năm cuối cùng của đời ngài, trong thời gian đó sức khỏe của ngài chỉ cho phép ngài đọc cho người khác chép. Mặc dù thế, ở tuổi tám mươi sáu, tâm ngài vẫn đủ sáng suốt để sáng tác những luận thuyết dài và chi tiết cũng như những mô tả về các thiền định phức tạp bằng văn vần. Cho đến cuối đời, cốt lõi của đời sống tâm linh và mối quan tâm chính yếu của ngài là thiền định. Những lời sau đây được viết ở gần cuối tự truyện của ngài:

Về cuộc đời tôi nói chung, trước tiên tôi có được hoàn cảnh đặc biệt này – cuộc đời làm người quý báu và phong phú, có đầy đủ những tính chất đặc biệt của bảy phẩm tính của các hiện hữu cao cấp và bốn chu trình vĩ đại. (19) Tôi đã mang lại cho cuộc đời tôi ý nghĩa đích thực của nó bằng cách bước vào cánh cổng dẫn đến giáo lý quý báu của Đức Phật. Hơn nữa, tôi đã gặp được Con Đường Kim cương của Mật Chú là điều chưa từng xuất hiện trước đó, không xuất hiện trong hiện tại và sẽ chẳng bao giờ xuất hiện một lần nữa. (20) Cuộc đời tôi giống như một cuộc hành trình đến một hòn đảo đầy vàng và châu báu, ở đó tôi có thể lấy bất kỳ thứ gì tôi chọn, một cơ hội dường như không thể có trong thế gian này. Tuy nhiên bởi thế lực áp đảo của nghiệp chín muồi (21) và bởi tôi mất đi sự độc lập trong việc hướng dẫn người khác, tôi đã trắng tay với những gì tôi mong muốn – dấn mình vào cốt tủy của thực hành thiền định – và tôi đã bị xao lãng bởi công việc mà tôi không có trong tâm – những chu trình hoạt động bất tận. (Tự truyện, trang 189a)

Sự khiêm tốn sâu xa thường xuyên hiện diện trong những quyển sách của ngài có vẻ chân thật, nhưng theo sau những lời này là một bản tóm tắt đầy đủ và chính xác việc nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn, và thiền định mà ngài đã thực hiện trong đời ngài. Nó khiến cho người đọc nín thở. Như Tashi Chöpel, một trong những đệ tử thân thiết nhất của ngài, đã nhận xét thật xác đáng:

Đạo sư cao quý này nỗ lực nghiên cứu mọi chủ đề. Ngài bắt đầu bằng một nền giáo dục trong việc đọc và viết trong bối cảnh của việc nghiên cứu những nghệ thuật và khoa học thông thường, và ngài tiếp tục theo đuổi một nền giáo dục cao hơn [trong Phật giáo]. Không có điều gì ngài không học: từ ba tuyển tập (Tam Tạng) Phật giáo cho đến Con Đường Kim cương phi thường, các việc nghiên cứu của ngài bao gồm ngay cả những quán đảnh, truyền dạy, giáo huấn thiền định, những cách giải thích, và các phương pháp thực tiễn nhỏ bé nhất của bốn cấp tantra. Hồ sơ đầy đủ về việc giáo dục của ngài kéo dài đến hai quyển sách. Việc nghiên cứu điều này cho ta cảm tưởng là ngài đã sử dụng toàn bộ cuộc đời để nghiên cứu. Phạm vi của việc ngài ban truyền những quán đảnh, truyền đọc, và những giáo huấn từ những giáo lý Kinh điển và kho tàng của các Trường phái Cựu và Tân cho ta cảm tưởng là ngài dùng trọn đời mình để giảng dạy. Đạo sư này không giống như những người chấm dứt việc nghiên cứu và quán chiếu của mình bằng một sự hiểu biết thô thiển về các chủ đề. Kế đó họ muốn biên soạn và sáng tác, và gọi một ít từ ngữ mà họ viết bằng một tinh thần tranh đua và khao khát tiếng tăm là “Tuyển tập Tác phẩm của tôi.” Không như những người này, tác phẩm của vị Đạo sư này đẩy mạnh sự liên tục của toàn bộ giáo lý của Đức Phật vào lúc nó sắp kết thúc. Phạm vi của những giáo huấn tâm linh của ngài chủ yếu được bao gồm trong tác phẩm kỳ diệu Năm Kho tàng, chứa đầy chín mươi quyển sách. (22) Khi ta nghĩ về phương diện này của cuộc đời giải thoát của ngài, ta có cảm tưởng là ngài đã dùng trọn cuộc đời để biên soạn. Một khảo sát về cách ngài đã thực hiện những thực hành miên mật một đại dương các thiền định từ những Kinh điển và tantra (Mật điển) của các Trường phái Cựu và Tân cho ta cảm tưởng là toàn bộ cuộc đời ngài được dùng để thiền định trong một phòng thiền được niêm phong nghiêm ngặt. Chỉ có những bậc giác ngộ mới có thể hiểu được cuộc đời giải thoát (23) của Đạo sư này; còn đối với những người như chúng ta thì đó là điều không thể nghĩ bàn. Tường thuật này không phải là một sự thổi phồng thiếu trung thực được biên soạn theo ký ức của Đạo sư của tôi; mà nó là một tường thuật phản ánh toàn bộ chân lý. Tính chân thực của nó sẽ thật hiển nhiên đối với người minh triết. (Những Ngày Cuối cùng, trang 6a-b)

Để kết luận, Kongtrul không bao giờ quan tâm đến việc trở thành một thế lực chính trị qua việc tích lũy đất đai, dinh thự, và các môn đồ. Ngài không có bất kỳ nỗ lực nào để phá hủy những thể chế (tổ chức) hiện hữu hay tạo lập những thể chế mới, ngoại trừ trung tâm nhập thất nhỏ xíu của ngài. Các ý tưởng và việc biên soạn của ngài là sự giải thoát cho những ai ước muốn cùng chia sẻ một cách tự do mọi sự phong phú của các truyền thống kinh viện và thiền định Phật giáo. Bản thân ngài đã trải qua một cuộc đời lâu dài trong việc thực hành và nuôi dưỡng những điều này bằng cách từ bỏ mọi sự một cách phi thường và nhất tâm.

TRUNG TÂM NHẬP THẤT CỦA KONGTRUL SAU KONGTRUL

JamgonKintrul-02

Kalu Rinpoche (1905-1989)

Như Kongtrul đã hy vọng, trung tâm nhập thất của ngài tiếp tục hoạt động sau khi ngài mất. Trách nhiệm của việc dẫn dắt trung tâm được những người khác gánh vác, mặc dù khó tìm được một ghi chép về danh tánh các Đạo sư đã làm việc đó. Năm 1920, Norbu Döndrub là Đạo sư nhập thất đã đón chào một thiếu niên vào thất. Đó là con trai của Ratok Tulku, một Đạo sư hóa thân từng là đệ tử của Kongtrul. Norbu Döndrub đã xác nhận Karma Drubgyu Tenzin, cậu bé mười sáu tuổi đó, trở thành vị hộ trì các giáo huấn mà ông đã nhận từ Kongtrul và hai vị trong những đệ tử chính của Đạo sư này (Tashi Özervà Tashi Chöpel, đã được đề cập ở trên). Khi kết thúc khóa nhập thất thật mỹ mãn, cậu thiếu niên, bây giờ được gọi là Lạt ma Kalu (một cách rút gọn tên ngài) đã ra đi để theo đuổi việc nghiên cứu xa rộng hơn và sau này nhập thất trong mười hai năm.

Norbu Döndrub tiếp tục là Đạo sư nhập thất cho đến giữa thập niên 1940, khi ngài quyết định lui về. Từ ẩn thất, Lạt ma Kalu được mời đến để thay thế Đạo sư của ngài, theo lệnh của Tai Situpa, Norbu Döndrub, và Đức Karmapa thứ mười sáu, khi đó đang viếng thăm tu viện Palpung. Theo một thành viên của cộng đồng tôn giáo Palpung vào lúc đó là Lạt ma Tsondru, sự chọn lựa này gây nên sự sửng sốt giữa các Lạt ma tại Palpung: với rất nhiều Lạt ma trong số họ để chọn lựa, vì sao một người ngoài lại được bổ nhiệm làm Đạo sư nhập thất? Đức Karmapa đã tuyên bố rằng thực ra Lạt ma Kalu là một hóa thân của Jamgon Kongtrul nhưng việc ban cho ngài sự xác nhận chính thức sẽ tạo ra các chướng ngại cho sự hoạt động và trường thọ của ngài. Tuy nhiên Đức Karmapa đã thừa nhận không chính thức nhân thân của Lạt ma này, là người sẽ nổi danh là Kalu Rinpochay. Trong một bài cầu nguyện trường thọ cho Kalu, Đức Karmapa viết: “Ngài tiếp tục cuộc đời giải thoát của Lạt ma Jamgon trong thời hiện đại.”

Kalu Rinpochay sống tại trung tâm nhập thất với Kyentsay Özer, hóa thân khác của Jamgong Kongtrul. Các ngài thường cùng nhau thiền định trong một khu vườn nhỏ phía trên trung tâm nhập thất, ở đó mỗi ngài trồng một cây thông. Những cây này vẫn còn đứng vững đến ngày nay. Sau khi khóa nhập thất đầu tiên hoàn tất dưới sự hướng dẫn của ngài, Kalu Rinpochay quyết định xây dựng lại và mở rộng trung tâm nhập thất. Trung tâm mới có đủ phòng cho hai mươi lăm người. Giữa thập niên 1950, Kalu Rinpochay đã rời trung tâm nhập thất đi Lhasa và sau đó đi Bhutan và Ấn Độ. Trung tâm bị bỏ phế và bị phá hủy trong thập niên 1960.

Theo phác họa của Kalu Rinpochay, một cấu trúc mới được xây dựng giữa thập niên 1980. Giữa năm 1991, một khóa nhập thất ba năm sáu tuần đã hoàn tất tại trung tâm mới và một khóa khác sắp bắt đầu. Hiện khóa nhập thất nằm dưới sự hướng dẫn của một người cháu lớn tuổi của Norbu Döndrub, Đạo sư tâm linh chính yếu của Kalu Rinpochay.

Chú thích:

1. Trang 89-91 của Journey Without Goal(Hành trình Không Mục đích - Boston: Shambhala, 1981) của Chögyam Trungpa Rinpoche là sự quan tâm đặc biệt liên quan đến Kongtrul và phong trào không-bộ phái.

2. Tám dòng thực hành (drub gyu shing ta gyay, sgrub brgyud shing rta brgyad) theo nghĩa đen là tám cỗ xe hay tám thừa của các dòng thực hành. Bản liệt kê được đưa ra ở đây do Kongtrul cung cấp trong Tự điển Bách khoa Phật giáovà những tác phẩm khác. Các bản liệt kê của những vị Thầy khác có thể khác biệt đôi chút.

3. Bốn suy niệm chuyển hóa tâm thành đời sống tâm linh là suy niệm về sự vô cùng may mắn mà ta có khi được sinh làm người có đầy đủ sự tự do và thuận lợi, về lẽ vô thường và sự không thể tránh khỏi của cái chết, về những hậu quả của các hành động của ta, và về sự bất lợi của việc sống trong những trói buộc của những điều được gọi là “hiện hữu luân hồi,” thị kiến Phật giáo về thế giới như một trận quyết đấu lớn lao.

4. Zurmang (zur mang, “Nhiều-Góc”) là một tổ chức tu viện ở miền Đông Tây Tạng. Dòng hóa thân của vị sáng lập tổ chức đó, các Trungpa Rinpochay, là các bậc lão luyện trong các thực hành Cắt đứt và Làm An dịu Đau khổ.

5. Tu viện Palpung (dpal spungs, “Đồi Vinh quang”), trụ xứ chính của dòng hóa thân Tai Situpa, được Tai Situpa thứ tám, Chökyi Jungnay, thành lập vào cuối thế kỷ mười tám. Ở đó có một trung tâm nhập thất ba năm; Kongtrul gọi nó là trung tâm nhập thất lớn. Trung tâm nhập thất riêng của Kongtrul cách trung tâm này một quãng ngắn. Palpung ở gần thành phố Dergay trong vùng Kham, ngày nay là một phần của Tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên), Trung quốc. Nó tiếp tục đóng vai trò của một tổ chức tu viện.

6. Có hai vị ÖntrulRinpochay trong đời Kongtrul. Đây là lần đề cập cuối cùng tới vị thứ nhất, một Đạo sư của Tu viện Shaychen. Tất cả những lần đề cập sau này về ÖntrulRinpochay ám chỉ một Đạo sư cư trú ở Tu viện Palpung.

7. Trong bản văn viết là bro nad; có vẻ là một lỗi in của từ dro nad, cơn sốt.

8. Văn cảnh của phát biểu này và sự khiêm tốn tự nhiên của Kongtrul làm tôi tin rằng trong trường hợp này ngài cảm thấy bản thân ngài là đứa con, và Chokling là người cha. Một người quan sát cuộc gặp gỡ này giữa một người bốn mươi (Kongtrul) và một thanh niên hai mươi bốn tuổi (Chokling) có thể dễ dàng hiểu sự việc theo cách khác.

9. Việc đạo văn đã và đang phổ biến trong học thuật Tây Tạng, là nơi điều đó có vẻ được nhìn một cách thiện cảm như cách biểu lộ lòng tôn kính của một tác giả đối với các Đạo sư trong quá khứ. Dẫn giải này của Kongtrul chắc là được viết trong một thái độ khiêm tốn hơn là một thú nhận về hành vi sai trái.

10. Trong bản văn này, dakini (Phạn ngữ) ám chỉ một phụ nữ giác ngộ, là một người đã đạt được thành tựu siêu việt hoặc là một thiên nữ ở một cõi Phật thuần tịnh.

11. Cách dịch Charitralà “Bốn nơi Nương tựa” phù hợp với Kunkyen Payma Karpo trong tác phẩm Guide Book of Holy Place Charitra[Cẩm nang Hướng dẫn đến Thánh Địa Charitra] (Darjeeling: Lama Sherab Gyatso, 1982).

12. Trong tuyển tập các bức họa của các Đạo sư thuộc Dòng Giáo huấn Khẩu truyền, bức họa của Kongtrul cho thấy Kyentsay và Chokling ngồi ở phía trước Kongtrul. Đức Phật Kim Cương Tát Đỏa bay trong không trung phía trên ba người, bên cạnh phác họa của các nghệ sĩ về ngôi chùa chính và các khu nhà phụ cận tại Tsadra Rinchen Drak. Vị bảo hộ này, Nữ Bảo hộ Thần chú, được vẽ ở dưới ngai của Kongtrul.

13. Ở đây Kongtrul sử dụng một cách thức lịch sự khi nói tới việc Đạo sư của ngài viên tịch: “Ngài đang tiến gần đến thời điểm ngài quyết định để giúp đỡ chúng sinh.” Nói cách khác, tái sinh trong những hoàn cảnh khác.

14. Trong trường hợp này, từ được sử dụng trong tiếng Tây Tạng để chỉ “địa điểm” (may tsa, me btsa’) thì tương đương về mặt địa lý với một vị trí châm cứu trên thân thể.

[1]5. Heruka(một từ Phạn ngữ) ám chỉ các Bổn tôn Mật thừa phẫn nộ hay bán-phẫn nộ nói chung. Đặc biệt là trong văn cảnh này, một pho tượng của Yangdak Heruka, một trong những Bổn Tôn chính yếu của các Tantra thuộc Cựu Dịch, là pho tượng chính trong ngôi chùa được xây dựng tại Tsadra Rinchen Drak.

16. Ở đây ám chỉ Shakya Jungnay (1002-1062), một Đạo sư vĩ đại của Dòng Giáo huấn Cổ truyền, người đã xây dựng một ngôi chùa trong Thung lũng Uk. Kongtrul được coi là một hóa thân của Đạo sư này cũng như Berotsana và nhiều vị khác. Khi tôi phàn nàn với Tsa-tsa Drubgen Rinpochay ở Kanding, Trung quốc, rằng đoạn kệ này khó hiểu, ngài đã nhận xét: “Đây là một bài kệ tiên tri: các tiên tri được cho làtối nghĩa!”

17. Ba giới luật (dompa sum, sdom pa gsum) ám chỉ các giới nguyện giải thoát cá nhân, các cam kết của con đường Bồ Tát, và những bắt buộc của thực hành Mật thừa.

18. Kongtrul đã bao gồm một giải thích dài và triệt để về ba giới luật trong Tự điển Bách khoa Phật giáo – Phần Năm của tác phẩm đó. Mặc dù việc nghiên cứu vấn đề của Kongtrul, chính Lạt ma Ngaydon đã soạn một bản văn gốc cho một luận thuyết về ba giới luật và Tashi Chopel, một trong ba đệ tử chính của Kongtrul, đã soạn một luận giảng cho bản văn. Ba sự tu tập là tu tập giới hạnh, thiền định và trí tuệ.

19. Bảy phẩm tính của các hiện hữu cao cấp là một gia đình tốt lành, hình tướng dễ ưa, trường thọ, không bị bệnh tật, gặp may mắn, giàu có, và thông tuệ. Bốn chu trình vĩ đại là sống trong một miền đất an hòa, nương tựa một bậc có tâm linh cao cấp, tạo nên những khát khao tích cực, và vun trồng công đức.

20. Con Đường Kim cương của Mật chú (Sang Ngak Dorjay Tekpa, gsang sngags rdo rje theg pa) là hệ thống cao nhất trong ba hệ thống của sự phát triển tâm linh do Đức Phật giảng dạy – Con Đường Thấp, Con Đường Lớn, và Con Đường Kim cương. Trong tất cả chư Phật, rất ít vị Phật nào được nói là giảng dạy Con Đường Kim cương. Một chày kim cương tượng trưng cho tánh Không và sự bất khả phân (không thể phân chia); việc trì tụng các thần chú tạo nên một phần chính của nhiều thiền định trong hệ thống này.

21. Bản văn ở đây viết là smon(khát khao); tôi tin rằng chữ đó là smin, chín muồi.

22. Ấn bản hiện đại của Năm Kho tàng, được xuất bản dưới sự đỡ đầu của Dingo Khyentse Rinpochay, trải rộng hơn một trăm quyển sách. Ngoài ra, một số luận thuyết lớn của Kongtrul không được bao gồm trong ấn bản này.

23. Cuộc Đời giải thoát(nam tar, rnam thar) là một thuật ngữ được dùng để mô tả cuộc đời của một Đạo sư vĩ đại hay để chỉ câu chuyện được ghi lại về cuộc đời đó. Kongtrul đưa ra định nghĩa giáo khoa của thuật ngữ vào lúc bắt đầu nam tar, có nghĩa là tự truyện của ngài:

Nam tartrong Phạn ngữ là vimoksha, có nghĩa là sự tự do hoàn toàn hay giải thoát toàn triệt. Đó là việc thuật lại câu chuyện về sự thành tựu tự do viên mãn. Trong trường hợp của một người bình thường, đó là việc hoàn toàn thoát khỏi những hiện hữu khốn khổ, đạt được nhờ niềm tin thuần tịnh. Trong trường hợp của một người trên mức trung bình, đó là việc hoàn toàn thoát khỏi đại dương luân hồi, đạt được nhờ sự giải thoát thanh tịnh khỏi những bận tâm thế tục. Trong trường hợp của một người phi thường, đó là sự hoàn toàn thoát khỏi những cực đoan của hiện hữu luân hồi và sự an bình viên mãn, đạt được nhờ động lực thanh tịnh cao cả để giúp đỡ những người khác. Tóm lại, một nam tarlà câu chuyện kể về tiểu sử tuyệt vời nhất – câu chuyện về việc đạt được sự hoàn toàn thoát khỏi đau khổ và những nguyên nhân của nó và những hành động theo sau, đó là giải thoát chúng sinh khỏi những giới hạn của họ. (trang 4a)

Trích dịch từ nguyên tác “Jamgon Kongtrul’s Retreat Manual”
Ngawang Zangpo dịch sang Anh ngữ và viết lời giới thiệu
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]